Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bánh chưng bị mốc có ăn được không?

Ngày 14/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bánh chưng là món ăn truyền thống vào ngày Tết của nước ta. Mặc dù là món ăn được yêu thích nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản bánh chưng, từ đó dẫn đến hiện tượng bị mốc. Vậy bánh chưng bị mốc có ăn được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Thông thường, bánh chưng ngày Tết thường sẽ bị mốc trước một phần góc nhỏ, sau đó mới lan rộng ra. Nhiều gia đình thường cắt bỏ phần góc bị mốc và tiếp tục dùng phần còn lại. Vậy cách làm này có tốt không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin nhé!

Bánh chưng có tác động đến sức khoẻ như thế nào?

Bên cạnh là món ăn truyền thống ngày Tết, bánh chưng còn mang lại nhiều giá trị về sức khỏe như:

  • Giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể: Nguyên liệu làm bánh chưng có chứa đậu xanh, do đó bánh chưng có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, khiến da mịn màng. Ngoài ra, gạo nếp - thành phần chính của bánh chưng còn có thể trị chứng ra mồ hôi, chóng mặt
  • Bổ sung chất đạm: Thịt lợn ở phần nhân của bánh chưng là nguồn cung cấp chất đạm (protein) cho mọi người.
  • Kháng khuẩn, kháng nấm: Hạt tiêu là một trong những nguyên liệu làm nên bánh chưng. Tiêu chứa oleoresin, giúp cơ thể kháng khuẩn và kháng nấm, hỗ trợ quá trình đông máu.
  • Ngừa chứng đầy bụng: Bên cạnh tiêu thì hành cũng là một trong những thành phần của bánh chưng. Hành giúp sát trùng, ngừa đầy bụng ợ hợi, khó tiêu, viêm đường ruột.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, lợi tiểu: Lá dong có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra, lá dong còn hỗ trợ giúp bánh chưng giữ được lâu và khai vị kích thích tiêu hoá.
Bánh chưng bị mốc có ăn được không? 1
Bánh chưng là món ăn truyền thống vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Bánh chưng bị mốc có ăn được không?

Bánh chưng là thực phẩm có độ ẩm cao. Nguyên nhân là do bánh được gói trong lá dong và cần đem đi luộc, hấp chín. Ngoài ra, bánh chưng cũng chứa nhiều thịt heo, chất béo nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc tấn công, kết hợp với thời tiết nóng ẩm ở nước ta thì bánh chưng lại càng dễ bị mốc.

Nhiều trường hợp do tiếc mà người ta vẫn ăn bánh chưng bị chua, ôi thiu và có nấm mốc, chảy nhớt dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Nhiều người cho rằng bánh chưng mốc lá, mốc phần góc thì chỉ cần cắt chỗ đó đi là vẫn có thể dùng phần còn lại bình thường. Tuy nhiên theo chuyên gia, đối với các loại thực phẩm có tính mao mạch thì khi một phần bị hỏng thì các mao mạch đã dẫn vi khuẩn lan sang các phần lành khác. Vì vậy dù cắt phần hỏng nhưng thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc hoàn toàn.

Bánh chưng bị mốc có ăn được không? 2
Bánh chưng bị mốc tốt nhất là không nên ăn

Do vậy, khi bánh chưng bị mốc lá hay mốc một góc thì không nên ăn. Độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh có thể gây ngộ độc nếu không may ăn phải.

Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc dù đã chết vẫn tiết ra độc tố có thể gây ra ngộ độc cho ai ăn phải. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, đối với những chiếc bánh chưng bị mốc nhiều, chua, đắng… thì bạn nên kiên quyết bỏ cả cái bánh. Còn đối với những chiếc bánh mới bị mốc chút ít bên ngoài, bạn có thể cắt lấy phần bánh còn nguyên, sau đó đem hấp hoặc rán lại.

Song, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, Long Châu khuyên bạn khi bánh chưng bị mốc lá, mốc một góc thì cũng không nên ăn mà hãy bỏ hoàn toàn. Nấm mốc có thể sinh ra độc tố aflatoxin, thậm chí dù bạn hấp hay chiên rán cho chúng chết thì chúng cũng có thể tiết ra những chất độc tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Cách bảo quản bánh chưng để hạn chế nấm mốc

Bảo quản bánh chưng với điều kiện thường

Để bảo quản bánh chưng ở môi trường bên ngoài, bạn hãy để bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Như vậy bạn sẽ bảo quản bánh được tầm 7 - 10 ngày. Tốt nhất bạn nên treo bánh lên cao để hạn chế các loại côn trùng ăn.

Ngoài ra, nếu bánh chưng do tự làm thì sau khi nấu chín, bạn có thể rửa sơ bánh với nước sạch cho lá bớt nhựa, sau đó mang đi hong khô bề mặt lá, dùng một tấm bìa gỗ đặt lên nhằm ép nước ra ngoài. Từ đó bánh sẽ khô ráo hơn, giữ được độ dẻo và cũng tăng thời gian sử dụng.

Bảo quản bánh chưng trong ngăn mát tủ lạnh

Nếu nhà bạn có tủ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh chưng trong ngăn mát. Khi bảo quản bạn cũng cần nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị mốc hay không để xử lí kịp thời.

Mỗi lần ăn bánh chưng bạn nên hâm nóng bánh bằng lò vi sóng hoặc hấp, chiên. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chiên bánh chưng từ 1 đến 2 lần để đảm bảo cho sức khỏe.

Bánh chưng bị mốc có ăn được không? 3
Sau khi lấy bánh chưng từ tủ lạnh có thể chế biến thành bánh chưng rán

Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn cũng có thể bảo quản bánh chưng trong ngăn đông. Thời gian bảo quản có thể lên đến 20 ngày. Khi cần dùng bạn chỉ cần rã đông bánh chưng ở nhiệt độ thường rồi mang đi hấp lại là có thể thưởng thức.

Trên đây là một vài thông tin về bánh chưng cũng như giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc: “Bánh chưng bị mốc có ăn được không?”. Hy vọng qua bài viết trên, quý độc giả đã có thêm thông tin để cân nhắc xem có nên ăn bánh chưng bị mốc hay không để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân.

Thảo Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin