New customer?

Tìm hiểu ngay sự tích tết trung thu ở các nước châu Á?

Download and print this article in an easy-to-read format.
Save as PDF

Năm sự tích tết trung thu nổi tiếng ở châu Á

Ở các nước châu Á như Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, hay Philippines, tết Trung Thu có vai trò vô cùng quan trọng gắn liền với nền văn minh lúa nước ở khu vực này. Mỗi quốc gia sẽ có những sự tích tết trung thu khác nhau phản ánh văn hóa khác nhau của các quốc gia này đấy.
Download Arrow
Download FREE teacher-made resources covering 'sự tích tết trung thu ở các nước châu Á'

Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Từ khoảng những năm 2000 trước Công Nguyên, nền văn minh lúa nước nông nghiệp đã trở thành một phần không thể tách rời trong tâm thức người nông dân châu Á. Lúa nước trở thành một phần trong cuộc sống của họ, chính vì vậy họ vẫn có một lòng ngưỡng mộ nhất định dành cho cây lúa nước. Hàng năm và ngày trăng tròn của tháng Tám Âm Lịch, người nông dân vẫn thường tổ chức những buổi thưởng trà nhỏ cùng gia đình. Họ quây quần ngắm trăng, làm lễ cảm tạ thần lúa và các vị thần nắng gió khác vì đã cho họ một vụ mùa bội thu, vượt qua những tháng mùa đông sắp đến. Chính vì vậy, ở các nước châu Á, với nền văn minh lúa nước hưng thịnh, ngày rằm tháng Tám âm lịch trở thành một ngày lễ hội vô cùng quan trọng, kết hợp giữa lễ cảm tạ đất trời và hội vui chơi ngắm trăng.

Vui tết Trung thu tại làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Trung Thu đã trở thành một ngày lễ quan trọng trong tâm thức người Á Đông)

Cùng với thế giới quan sinh động, con người nông dân đã dùng trí tưởng tượng của mình để kể về những câu chuyện cổ tích gắn liền với ngày lễ hội này. Sự tích tết trung thu đã ra đời từ đó. Có những sự tích tết trung thu được kể thuộc thể loại cổ tích, do tính chất thần thoại hoàn toàn do trí tưởng tượng của con người kiến tạo nên. Trong đó, sự tích tết trung thu từ Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc là nổi tiếng nhất trong khu vực.

1. Sự tích tết trung thu ở Trung Hoa

Sự tích tết trung thu ở Trung Hoa có liên quan đến sự tích khác của Trung Hoa, ấy là sự tích Hậu Nghệ xạ nhật. Ngày ấy trên bầu trời có đến 10 mặt trời, khiến cho mặt đất nóng đến mức không thể trồng lúa nữa. Hậu Nghệ đã dùng tài xạ thủ của mình và bắn rơi 9 mặt trời, vì vậy chàng được trao tặng một nơi ở trên mặt trăng hoặc mặt trời, cùng với lọ nước thần giúp trường sinh bất lão. Nhưng rồi vì thương vợ và không muốn bất tử một mình, Hậu Nghệ đã để lọ nước thần lại cho vợ mình, là Hằng Nga.

Sự tích chị Hằng Nga - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc

Khi Hậu Nghệ đi vắng, học trò của ông đã đến nhà và uy hiếp Hằng Nga, ép buộc nàng phải giao ra lọ nước thần. Trong tình thế ấy, Hằng Nga đã uống hết lọ nước thần, và vì vậy nàng đã bay lên cung trăng, vì nàng tin rằng mặt trăng ở gần mặt đất, nàng sẽ tiếp tục được ở gần chồng của mình. Hậu Nghệ biết chuyện, bèn bày ra những món bánh kẹo mà thường ngày Hằng Nga vẫn thích ăn để cúng cho nàng, rồi lòng đau như cắt mà tự vẫn.

2. Sự tích tết trung thu thứ hai của Trung Hoa

Bên cạnh đó, cũng có một sự tích tết trung thu khác, được ghi trong sách Hoài Nam Tử, một bộ sách quan trọng của Đạo Giáo Trung Hoa. Truyện kể rằng, Hằng Nga và Hậu Nghệ là những vị thần bất tử trên thượng giới. Vì giết đi 9 người con trai, vốn là 9 mặt trời trên trời, Ngọc Hoàng đã đày Hậu Nghệ xuống trần, theo đó Hằng Nga cũng theo đó mà xuống mặt đất, làm phàm nhân cùng chồng.

Sau đó, Hậu Nghệ trên đường tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử đã gặp được Tây Vương Mẫu, và được bà ban cho một viên thuốc. Bà cũng dặn chàng rằng, chỉ cần một nửa viên là đã đạt được trạng thái bất tử. Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp và sau đó rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian. Giống như Pandora trong truyền thuyết Hy Lạp, Hằng Nga trở thành người tò mò, Nàng mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc ngay khi Hậu Nghệ quay lại nhà.

Sợ rằng Hậu Nghệ có thể nhìn thấy mình đang lục lọi chiếc hộp, nên vô tình Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời do thuốc quá mạnh. Mặc dù Hậu Nghệ muốn bắn Hằng Nga để tránh không cho nàng bị lơ lửng trên bầu trời, nhưng chàng không thể nhằm mũi tên vào nàng.

Bạn cũng có thể tìm thấy tranh vẽ Hậu Nghệ xạ nhật trong tuyển tập tranh vẽ tết trung thu tại Twinkl này nhé!

Bộ tài liệu tranh tô màu Tết Trung Thu cho học sinh Mầm non & Tiểu học

3. Sự tích tết trung thu ở Việt Nam

Có lẽ cũng là một đất nước gần kề, nên là sự tích tết trung thu ở Việt Nam cũng có phần tương đồng với Trung Quốc. Tuy vậy, biến thể câu chuyện lại diễn ra với những nhân vật hết sức quen thuộc với làng quê Việt Nam, là hình ảnh chú cuội và chị Hằng Nga.

Tương truyền, chú cuội là một chàng tiều phu nghèo, trong một lần đi vào hang cọp, vì sợ hãi mà chàng đã ra tay giết chết những chú cọp con. Đến khi cọp mẹ về nhà, nó tru tréo và toan giết chú cuội. Chú cuội cũng vì thế mà nhảy lên cây cao để tránh cọp.

Trên cây lúc ấy, chú cuội mới thấy một hình ảnh lạ kỳ: cọp mẹ đi một lúc rồi đem về một ít lá nhai nát rồi mớm cho các con, chỉ một lúc sau những chú cọp con đã khỏe mạnh trở lại. Cuội chờ cho cọp mẹ tha con đi rồi thì mới tìm đến cái cây và mang nó về nhà.

Lời kể và ý nghĩa câu chuyện cổ tích chú Cuội cung trăng

Nhờ vào pháp thuật cải tử hoàn đồng, chú Cuội đã cứu sống được biết bao dân làng. Chàng còn có một người vợ tên Hằng Nga, vô cùng xinh đẹp. Thế nhưng một hôm, bọn cướp ghé sang nhà đã giết chết nàng, bao nhiêu lá thuốc cũng không thể khiến nàng tỉnh dậy. Ấy thế, chú cuội bèn nặn một bộ ruột đất sét, rồi mớm thuốc cho Hằng Nga. May mắn sao, nàng đã tỉnh dậy nhưng trí nhớ thì lại không còn như xưa.

Một hôm, Hằng Nga quên mất lời dặn của chồng, đã tưới nước bẩn vào cái cây quý khiến nó bật gốc bay lên trời. Chú cuội thấy thế bèn ôm lấy cây, nhưng rồi cả người và cây đều bay lên trời. Từ đó ở cung trăng, chú cuội ngồi dưới gốc đa nhìn xuống trần gian, đến tết trung thu lại ngó xuống mà lòng thì buồn hiu.

Tô màu chủ đề Tết Trung Thu (teacher made) - Twinkl

(Ở Việt Nam, bánh trung thu là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền này)

4. Sự tích tết trung thu ở Nhật Bản

Dưới sự ảnh hưởng sâu rộng của văn minh Trung Hoa, nhiều nước trong khu vực cũng bắt đầu có tập tục ăn tết Trung Thu, trong đó có Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cũng thường hay kể nhau nghe về một câu chuyện cổ tích, nói về sự tích tết trung thu cũng như lý giải hình ảnh thỏ ngọc trên cung trăng mà chúng ta thường nghe tới.

Chuyện kể rằng một hôm, vị thần Nguyệt Ông từ cung trăng muốn thử thách sự tử tế của ba loài động vật, gồm có cáo, thỏ và khỉ. Ông giả dạng làm một gã ăn xin, và tiếp cận ba loài động vật ấy, xin một tí đồ ăn để mang theo bên mình. Trong khi khỉ mang đến rất nhiều trái cây cho ông lão, cáo thì mang cá, thỏ ta không có gì cho ông, bèn nhảy vào biển lửa để dâng hiến thân mình cho ông lão. Nhưng trước khi thỏ kịp nhảy vào, ông lão đã biến hình thành Nguyệt Ông và cứu lấy thỏ. Hành động tử tế của thỏ đã làm ông cảm động, nên Nguyệt Ông quyết định mang thỏ về cung trăng cùng sống với mình.

Trung Thu đọc sự tích Thỏ ngọc giã bánh Mochi trên cung trăng của Nhật bản

Từ đó, người Nhật Bản tin rằng thỏ ngọc thực chất có nguồn gốc từ cung trăng, hằng ngày giã nếp làm bánh dày nên mặt trăng mới có đôi chỗ bị lõm như thế

5. Sự tích tết trung thu ở Thái Lan

Người Thái thường gọi ngày 15 tháng 8 Âm Lịch là lễ cúng trăng, khác với các quốc gia châu Á khác, người Thái tin rằng ngày tết trung thu có ý nghĩa rất đặc biệt, gắn liên với một câu chuyện thú vị được kể qua nhiều đời.

Tương truyền, vào ngày 15 tháng 8 Âm Lịch, Bát Tiên (8 vị tiên bất tử) đã cùng nhau tề tựu tại cung trăng, để chúc mừng sinh nhật Bồ Tát Guanyin. Mỗi người không chỉ mang theo những lời chúc tốt đẹp, họ còn mang theo những chiếc bánh trung thu hình trái đào, mang ý nghĩa “trường thọ”. Cũng chính vì thế, ở Thái Lan, mâm cúng bánh trung thu thường có hình quả đào, khác hẳn hình ảnh bánh trung thu chúng ta thường thấy đấy.

Sự Thật Thú Vị Về Tết Trung Thu Thái Lan - Hamper Vietnam

(Mâm đồ cúng vô cùng đặc sắc của người Thái Lan)

Teach difficult concepts with ease, with the help of our weekly newsletter...
Sign up
Are you sure?
You don't have to sign out unless you're on a shared or public computer.
Sign Out Anyway Stay Signed In