Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam - Chương 8: Tổng lược lịch sử Phật giáo vào thời nhà Trần (1225 - 1400) - II. Thiền phái Trúc Lâm - 3. Tam tổ Trúc Lâm

Đã đọc: 3629           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Sau đây, chúng ta tìm hiểu sơ qua về hành trạng của ba vị Tổ đầu tiên của phái thiền Trúc Lâm (Ngữ lục của chư Tôn đức và Tam Tổ Trúc Lâm được trình bày đầy đủ hơn trong sách : “Lịch sử Phật giáo thời Nhà Trần” của Nguyễn Hiền Đức).

C. TAM T TRÚC LÂM

 

Phái thiền Trúc Lâm nổi tiếng với ba vị Tổ đầu tiên:

- Trúc Lâm Đầu Đà (Trần Nhân Tông).

- Tôn giả Pháp Loa.

- Tôn giả Huyền Quang.

Sau đây, chúng ta tìm hiểu sơ qua về hành trạng của ba vị Tổ đầu tiên của phái thiền Trúc Lâm [Ngữ lục của chư Tôn đức và Tam Tổ Trúc Lâm được trình bày đầy đủ hơn trong sách : “Lch s Pht giáo thi Nhà Trn ca Nguyn Hin Đức].

 

1. HÀNH TRNG SƠ T TRÚC LÂM

(TRÚC LÂM ĐẦU ĐÀ - TRN NHÂN TÔNG : 1258-1308)

 

Trúc Lâm Đầu Đà hay Hương Vân Đại Đầu Đà, còn gọi là Điều Ngự Giác Hoàng, tức vua Trần Nhân Tông, là vị khai sáng phái thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, tên thật là Trần Khâm, con của vua Trần Thái Tông và Hoàng hậu Thiên Cảm (em của Thượng sĩ Tuệ Trung và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn), sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258), dung mạo có sắc thái như vàng, thần khí tinh anh tươi sáng của bực thánh nhân. Thượng hoàng Trần Thái Tông, Hoàng Thái hậu, cùng vua Trần Thánh Tông và Hoàng hậu đều cho là lạ, thường gọi là “Kim Tiên đồng tử“, trên vai bên trái có nốt ruồi đen (đảm đang việc lớn), có tài đức, dũng cảm, cùng mộ đạo Phật từ nhỏ.

Ngay từ nhỏ, Trần Khâm không muốn làm vua, có ý muốn xuất gia tu hành và muốn nhường địa vị “Đông cung Thái tử “ cho em, nhưng vua cha không chịu. Dù vậy, một hôm, vào lúc nửa đêm, Trần Khâm trốn ra khỏi hoàng thành, định lên núi Yên Tử để tu, đến chùa ở núi Đông Cứu (thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay) thì trời sáng, trong người lại quá mệt nhọc, nên vào ẩn trong tháp để nghỉ. Vị sư trụ trì chùa nhìn thấy tướng mạo khác thường nên làm cơm khoản đãi. Vua Trần Thánh Tông và Hoàng hậu Nguyên Thánh sai quần thần đi tìm kiếm khắp nơi, bất đắc dĩ Hoàng tử phải về.

Tháng chạp năm Giáp Tuất (đầu năm 1275), vua Trần Thánh Tông sách phong Hoàng trưởng tử Trần Khâm làm Hoàng Thái tử (lúc mới 17 tuổi), lấy con gái của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm phi cho thái tử (sau này là Hoàng hậu Khâm Từ). Vua cử Thiếu sư Lê Phụ Trần làm Giáo thọ và chọn những đại thần tài đức dạy Thái tử (Nguyễn Sĩ Cố, Nguyễn Thánh Huấn…).

Ngày mùng 01 tháng 04 năm Đinh Sửu (1277), Thượng hoàng Trần Thái Tông băng ở cung Vạn Thọ (Thượng hoàng biết trước ngày chết một năm).

Ngày 22 tháng 10 năm Mậu Dần (1278), vua Trần Thánh Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông.

Dù ở ngôi vua, nhưng Trần Nhân Tông vẫn giữ cuộc sống thanh tịnh, tu tập thiền định, nghiên cứu kinh sách Phật giáo và thường đến chùa Tư Phúc ở cạnh Hoàng cung trong hoàng thành để tham học. Một hôm, ngủ trưa ở chùa Tư Phúc, vua nằm mộng thấy trên rún của mình nở ra một hoa sen lớn như bánh đa, trên hoa sen có một đức Phật bằng vàng, có một người đứng bên cạnh vua và hỏi: “Biết đức Phật ày không? Đó là đức Phật Biến Chiếu“. Vua thức dậy, kể giấc chiêm bao cho Thượng hoàng nghe, ai cũng cho là việc kỳ đặc. Từ đó, vua thường ăn chay, không ăn thịt cá, thân thể ốm gầy. Thượng hoàng thấy thế nên hỏi nguyên nhân, vua trình với cha, Thượng hoàng Thánh Tông khóc bảo: “Nay ta đã già, trông cậy vào mỗi mình con, nếu con làm như thế thì làm sao nối được thịnh nghiệp của tổ tiên?“. Vua nghe dạy cũng rơi nước mắt.

Vua thông minh lại hiếu học, đọc hết các sách, thông suốt cả kinh sách Phật và các sách ngoài Phật giáo. Những khi nhàn rỗi việc triều chính, vua vẫn thường mời các vị thiền khách đến cung điện để tham cứu thiền học. Vua cũng thường tham học thiền với cậu là Thượng sĩ Tuệ Trung. Vua kính trọng Thượng sĩ Tuệ Trung như thầy dạy đạo.

Năm 1285, quân Nguyên xâm lăng Đại Việt, vua Trần Nhân Tông đành phải tạm xếp việc tu hành học Phật pháp để cùngThượng hoàng lãnh đạo quân dân chống giặc. Nhờ tướng sĩ tài giỏi và quân dân đoàn kết chiến đấu anh dũng nên đánh bại giặc, quân Nguyên lại chuẩn bị đánh phục thù.

Trong khi ngoài biên giới, quân Nguyên rốt ráo tổ chức xâm lăng Đại Việt, tháng 2 năm Đinh Hợi (1287), Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm băng. Thượng hoàng Trần Thánh Tông bận lo ở triều đình, vua Nhân Tông phải về An Bang để mời cậu là Thượng sĩ Tuệ Trung về dự tang lễ. Trên đường về kinh đô bằng thuyền, có thời gian để vua tham hỏi thêm về Thiền học với Thượng sĩ Tuệ Trung. Vua nhớ đến việc Thượng sĩ Tuệ Trung ăn mặn trong buổi tiệc do Thái hậu khoản đãi trong cung điện: Trong buổi tiệc đó, Thái Hậu dọn ăn có đủ món mặn và món chay, Thượng sĩ ăn cả món chay và món mặn. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?”. Thượng sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần Phật, Phật cũng không cần anh. Em không nghe các bực cổ đức từng nói: Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao!”. Lúc đó, vua Nhân Tông có dự, nhưng vẫn chưa hiểu ý nghĩ cao sâu trong câu nói của Thượng sĩ. Vì vậy, nhân dịp này, vua mới hỏi Thượng sĩ: “Thưa cậu, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt, uống rượu thì làm sao thoát khỏi tội báo của nghiệp lực?”.

Thượng sĩ đáp: “Nếu như có một người xoay lưng đứng lại, bất ngờ có nhà vua đi qua phía sau lưng, người kia không biết, lỡ cầm vật gì đó ném trúng mình vua ở phía sau, lúc đó người ấy có sợ bị bắt tội không? Và vua có giận mà bắt tội hay không? Nên biết, hai việc đó không dính dấp gì với nhau cả”.

Rồi Thượng sĩ đọc tiếp cho vua nghe hai bài kệ :

Vô thường các pháp hiện,                    :           (vô thường chư pháp hành,

Tâm ngờ tội liền sanh,                        :           Tâm nghi tội tiện sanh,

Xưa nay không một vật,                   :           Bổn lai vô Nhứt vật,

Không giống cũng không mầm.       :           Phi chủng diệt phi manh.

Ngày ngày khi đối cảnh,                      :           Nhựt nhựt đối cảnh thời,

Cảnh cảnh theo tâm xuất,                  :           Cảnh cảnh tòng tâm xuất,

Tâm cảnh vốn là không,                      :           Tâm cảnh bổn lai vô,

Khắp nơi là “Niết bàn“.                       :           Xứ xứ Ba la mật).

Vua suy nghĩ giây lâu nhưng vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa cao sâu của Thượng sĩ nên lại hỏi Thượng sĩ: “Tuy là như vậy, nhưng tội và phước rõ ràng thì thế nào? “. Thượng sĩ biết là Nhân Tông chưa hiểu nên đọc thêm một bài kệ để chỉ bảo rõ hơn:

Aên chay cùng ăn thịt,             :           (Khiết thảo dử khiết nhục,

Chúng sanh tùy sở thích,                      :           Chúng sanh các sở thuộc,

Xuân về cây cỏ tươi,                :           Xuân lai bách thảo sanh,

Chổ nào thấy tội phước!                     :           Hà xứ kiến tội phúc).

Vua lại hỏi: “Như vậy, việc công phu giữ giới tinh nghiêm không chút lơi lỏng là để làm gì?”.

Thượng sĩ chỉ cười mà không đáp câu hỏi, vua cố nài nỉ, Thượng sĩ đọc hai bài kệ ấn tâm vua:

* Trì giới và nhẫn nhục,                     :           (Trì giới kiêm nhẫn nhục,

   Chuốc tội chẳng chuốc phúc,          :           Chiêu tội bất chiêu phúc,

   Muốn biết không tội phúc,  :           Dục tri vô tội phúc,

   Không nhẫn nhục trì giới.              :           Phi trì giới nhẫn nhục).

* Như người đang leo cây,                  :           (Như nhân thượng thọ thì,

   Đang yên lại tìm nguy,                    :           An trung tự cầu nguy,

   Như người không leo cây,              :           Như nhân bất thượng thọ,

   Gió trăng làm được gì.                      :           Phong nguyệt hà sở vi?).

Và liền ngay khi đó, Thượng sĩ cẩn thận dặn kỹ vua: “Đừng nói những lời này với những người không hiểu biết “ (vật thị phi nhân).

Từ đó, vua mới biết được môn phong thiền học của Thượng sĩ Tuệ Trung cao thâm siêu việt.

Một hôm khác, vua hỏi Thượng sĩ Tuệ Trung về “yếu chỉ của Thiền Tông “ và muốn biết được bí quyết giác ngộ mà Thượngsĩ được Thiền sư Tiêu Dao trao truyền. Thượng sĩ ứng khẩu đáp: “Hãy quay về tự quán xét ngay chính bản thân mình chứ không thể nhờ một người nào khác mà đạt được! (Phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tòng tha đắc).

Nhờ vào lời dạy thâm sâu bí yếu này củaThượng sĩ Tuệ Trung mà vua Trần Nhân Tông ngộ được yếu chỉ của Thiền tông và thấy được đường vào đạo. Từ đó, vua hết lòng tôn kính Thượng sĩ và thờ Thượng sĩ làm thầy.

Ngày 14 tháng 11 năm Đinh Hợi (1287), quân Nguyên tiến chiếm ải Phủ Lương ở biên giới, mở đầu cuộc xâm lăng Đại Việt lần thứ ba. Thượng hoàng Thánh Tông và vua cùng triều thần hết lòng đoàn kết quân dân chống giặc, đánh đuổi được quân giặc. Nhưng vua Nguyên là Hốt Tất Liệt vẫn còn ý định chuẩn bị lực lượng để đánh chiếm Đại Việt một lần nữa. Vua Trần Nhân Tông vẫn phải lo chuẩn bị quân đội và dự trữ lương thực… Mãi đến khi vua Hốt Tất Liệt chết (tháng 12 năm 1294), vua kế vị mới bỏ ý định xâm lăng Đại Việt.

Ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông băng ở cung Nhân Thọ. Trong thời gian để tang, vua Nhân Tông vẫn dùng kiệu, Ngự sử Đại phu Đỗ Quốc Kế tâu rằng: “Khi để tang không nên làm tổn thương người, bệ hạ dùng kiệu là phạm, vì vậy xin cỡi ngựa “. Vua nghe theo, chẳng những thế, khi cỡi ngựa, vua không dùng yên bằng da mà dùng yên bằng gỗ.

Ngày mùng 1 tháng 4 năm Tân Mão (1291), Thượng sĩ Tuệ Trung  mất, vua Trần Nhân Tông có bài kệ ca tụng:

Nhìn càng thêm cao,                :           (Vọng chi di cao,

Khen càng thêm cứng,                        :           Tán chi di kiên,

Bỗng nhiên ở sau lưng,                      :           Hốt Nhiên tại hậu,

Nhìn lại thì trước mặt,                       :           Chiêm chi tại tiền,

Chính đó mới là,                                  :           Phù thị chi vị,

Thiền của Thượng sĩ!.                       :           Thượng sĩ chi Thiền!).

Ngoài ra, vua cũng làm bài tụng “Đốt hương báo ân“ để tri ân Thượng sĩ. Sau này, mỗi khi lên đàn nói pháp, vua đều nhớ đến ơn dạy Thiền của Thượng sĩ Tuệ Trung, nên cho họ lại chân nghi ngài để dâng cúng và làm bài tụng như sau:

Lão cổ chùy ấy,                                   :           (Giá lão cổ chùy,

Sâu xa khó tả,                         :           Nhân nan danh mạc,

Thước của Lương Hoàng,                  :           Lương Hoàng khúc xích,

Chuông xe Thái Đế,                           :           Thái Đế đạc lịch,

Vuông được tròn được,                        :           Năng phương năng viên,

Dày được mỏng được,              :           Năng hậu năng bạc,

Biến pháp “Một mắt “                       :           Pháp hải “Độc nhãn”

Rừng thiền “Ba góc “.                       :           Thiền Lâm “Tam giác“.

Vua Nhân Tông có ý định xuất gia tu hành từ lâu, nhưng việc nước trọng đại, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lăng của quân Nguyên, nên vua vừa lo việc triều chính, vừa lo tu tập, vẫn tham học kinh điển Phật và thiền định.

Ngày mùng 9 tháng 3 năm Qúi Tỵ (1293), vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, lên làm Thái Thượng hoàng. Từ đó, Thượng hoàng bớt việc triều chính, nên tu tập rốt ráo hơn và lo cho thế nước được vững mạnh hơn hầu có thế, yên tâm xuất gia tu hành.

Ngày 13 tháng 9, Thái hậu Khâm Từ Bảo Thánh băng ở Lỗ Giang, phủ Long Hưng. Tháng 8 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Nhân Tông đem quân đánh dẹp giặc Ai Lao, sau đó Thượng hoàng vẫn đóng quân ở biên giới Việt-Lào để bình định biên giới, Thượng hoàng lập hành cung ở làng Vũ Lâm, huyện Yên Khang (sau này là huyện Yên Khánh) thuộc phủ Trường Yên (vùng kinh đô Hoa Lư thời nhà Đinh và Tiền Lê, nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), để chuẩn bị xuất gia tu hành.

Nơi đây vào thời trước, Thượng hoàng Trần Thái Tông đã lập chùa trong động núi để tu hành (chùa Thái Vi). Thượng hoàng Trần Nhân Tông tu tập ở đây đến tháng sáu năm Ất Mùi (1295) mới trở về kinh.

Ngày mùng một tháng hai năm Ất Mùi (1295), sứ giả Nguyên là Tiêu Thái Đăng sang Đại Việt, vua Anh Tông sai Viên ngoại lang Trần Khắc Dụng, Phạm Thảo cùng đi theo sứ giả để thỉnh bộ Đại Tạng kinh của nhà Nguyên (đem về tàng trữ ở phủ Thiên Trường và sau này cho khắc bản in để lưu hành trong nước). Trong sách Đại Vit thông sưû, mục “Nghệ văn chí“, Lê Quý Đôn cho biết: Đại Tạng kinh nhà Nguyên thỉnh về gồm có 2.565 quyển, có lẽ đến khi Lê Quý Đôn tìm thấy, chỉ còn lại bao nhiêu đó; thực ra, bộ Đại Tạng kinh được nhà Nguyên in ở chùa Hoằng Pháp tại Bắc Kinh từ năm 1277 đến năm 1294, gồm 7.182 quyển, thời vua Nguyên Thế Tổ (1264 – 1294).

Trong thời gian ở Vũ Lâm, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đi viếng nhiều nơi có phong cảnh đẹp, có bài thơ “Vũ lâm thu vãn“:

Họa Kiều đảo ảnh trám khê hoành,

Nhất mạt tà dương thủy ngoại minh,

Tịch tịch thiên sơn hồng điệp lạc,

Thấp vân như mộng viễn chung thanh.

( Băng Thanh dch: Chiu Thu Vũ lâm.

Lòng khe in ngược bóng cầu hoa,

Hắt sáng bờ khe vệt nắng tà.

Lặng lẽ nghìn non, rơi lá đỏ,

Mây giăng như mộng, tiếng chuông xa).

Trong thời gian ở Vũ Lâm và ở phủ Thiên Trường để chuẩn bị xuất gia (1294-1299), Thượng hoàng Nhân Tông tự giữ giới hạnh như một “sơn tăng “ (vị sư ở núi). ở phủ Thiên Trường, Thượng hoàng ngự ở điện Trùng Quang và chùa Phổ Minh ở cạnh đó. Thượng hoàng có vịnh bài thơ “Đề Ph Minh t thy t“ (Đề nhà thy t chùa Ph Minh) như sau:

Huân tận thiên đầu mãn tọa hương,

Thủy lưusơ khởi bất đa lương,

Lão dung ảnh lý tăng quan bế,

Đệ nhất thiền thanh tống tịch dương.

Tm dch:

Ngàn hương đốt hết, thơm ngào ngạt,

Làn nước lăng tăng, gió lạnh qua,

Dưới bóng đa già, chùa vắng vẻ,

Ve sầu khởi tiếng, tiễn chiều tà.

Tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng cho lập am Ngự Dược trên núi Yên Tử.

 Tháng 8 năm đó, Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường xuất gia lên núi yên Tử tu khổ hạnh.

Sách Đại Vit s ký toàn thư chỉ ghi vắn tắt như thế. Tuy nhiên, trong thực tế, chắc chắn là lễ xuất gia của Thượng hoàng Trần Nhân Tông phải tổ chức theo nghi lễ hết sức long trọng. Nhưng rất tiếc là không còn sách nào ghi chép về buổi lễ đó. Thượng hoàng Trần Nhân Tông tôn kínhThượng sĩ Tuệ Trung là thầy, nhưng theo nghi lễ xuất gia của tăng sĩ Phật giáo là phải có giới đàn và có đủ “tam sư, thất chứng “ tức là phải có ba Hòa thượng và bảy vị sư khác chứng minh. Trong buổi lễ đó là ai? Hay là Thượng hoàng Trần Nhân Tông tổ chức nghi lễ khác, không theo nghi thức đó?

Dù Thượng hoàng thừa nhận Thượng sĩ Tuệ Trung là thầy, nhưng Thượng sĩ vẫn là cư sĩ, chưa phải là thiền sư, vì vậy, trong buổi lễ xuất gia đó, Hòa thượng Đường đầu có thể là thiền sư Huệ Tuệ là sư huynh của Thượng sĩ Tuệ Trung, đồng thời là vị Tổ trụ trì sơn môn Yên Tử lúc đó.

Hiện cũng chưa biết là buổi lễ xuất gia của Thượng hoàng Trần Nhân Tông tổ chức ở chùa nào? Tuy nhiên, có thể buổi lễ được tổ chức ở một trong chùa quan trọng liên hệ với triều đình và sơn môn Yên Tử là chùa Phổ Minh ở cạnh điện Trùng Quang nơi Thượng hoàng ngự tại phủ Trường Yên (làng Tức Mặc, tỉnh Nam Định ngày nay).

Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia với pháp hiệu là “Hương Vân Đại Đầu Đà“, tu hành khổ hạnh theo hạnh “Đầu đà“ theo gương của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (trưởng tử của Phật Thích Ca Mâu Ni). Sau đó, đổi pháp hiệu lại là “Trúc Lâm Đầu Đà“ hay được gọi là “Trúc Lâm Đại sĩ “.

Để kỷ niệm lễ xuất gia của Thượng hoàng, cũng như là để ban hành một “nghi lễ thống nhất “ cho một tổ chức Phật giáo thống nhứt đầu tiên của Đại Việt, do Trúc Lâm Đầu Đà thành lập, đó là “phái thiền Trúc Lâm“, vua Trần Anh Tông cho ban hành sách “Pht giáo pháp s đo tràng tân văn công văn cách thc (sách lch triu hiến chương loi chí của Phan Huy Chú viết là sách “Pháp S tân văn). Có lẽ cuốn sách này ban hành các nghi lễ Phật giáo như lễ thọ giới, cầu an, cầu siêu, khánh thành chùa, đàn chẩn tế… cùng các bài văn, sớ, tấu, điệp… dùng trong các buổi lễ đó.

Ngay sau khi xuất gia, lên núi Yên Tử hoằng hóa ở chùa Vân Yên, Trúc Lâm Đầu Đà hoạt động tích cực trong việc lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thống nhứt mới tổ chức vào thời nhà Trần.

Ngoài việc thuyết giảng Phật pháp để tiếp độ tăng ni và Phật tử ở chùa Vân Yên, chùa Long Động ở núi Yên Tử, chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường, chùa Báo Ân, chùa Siêu Loại, Vĩnh Nghiêm…, Trúc Lâm đầu Đà còn lập nhiều chùa chiền, tịnh xá… Trúc Lâm Đầu Đà cùng với khoảng mười đệ tử theo hầu, cũng thường vân du hoằng hóa khắp nơi trong nước, từ thành thị đến nông thôn, rừng núi…

Năm 1301, Trúc Lâm Đầu Đà vân du về phương nam, đến tận biên giới phía Nam của Đại Việt, lập am Tri Kiến ở châu Bố Chánh (Quảng Bình ngày nay).

Trong các cuộc vân du hoằng hóa, Trúc Lâm Đầu Đà khuyên dân chúng thực hành giáo lý “Thập thiện “ của Phật giáo, bỏ các luật lệ cúng bái tà thần và dâm thần. Với vai trò Thượng hoàng của triều đình và Trúc Lâm Đầu Đà của Phật giáo, chắc hẳn là những lời khuyên bảo, giảng dạy của Ngài có tác dụng to lớn và sâu rộng khắp từng lớp dân chúng trong nước. Và nhờ thế, Phật giáo đã phát triển rộng rãi và mạnh mẽ khắp nước.

Trúc Lâm Đầu Đà mun ly giáo lý Thp thin ca Pht giáo làm nn tng căn bn cho đo đc xã hi Đại Vit. Giáo lý “Thập thiện“ là giáo lý căn bản nhập thế của Phật giáo, dạy cho con người thực hành mười điều thiện trong cuộc sống hằng ngày và hoạt động xã hội:

1- Không sát sanh: chẳng những không sát hại sanh mạng người hay thú mà còn tha thứ và phóng sanh.

2- Không trộm cắp, ăn cướp, mà còn bố thí.

3- Không tà dâm: không lấy vợ, con của người mà còn phải tôn trọng phụ nữ.

4- Không nói láo, mà phải ăn nói thành thật, ngay thẳng .

5- Không chửi bới thô tục, có lời nói ác mà phải có lời nói ôn hòa, nhơn nghĩa.

6- Không dùng lời nói đâm thọc làm cho người ta thù hận nhau, mà phải nói cho người hòa hiệp, thương yêu nhau.

7- Không nói thô tục, trái đạo nghĩa, mà phải nói lời có ích cho mọi người.

8- Không tham lam xảo quyệt, mà phải giúp người.

9- Không hờn giận, sân hận, thù hằn, mà cần phải có lòng từ bi biết thương người và vật.

10- Không si mê, mê muội, mà phải sáng suốt, phân biệt chánh tà, làm theo điều chánh đáng.

Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), Trúc Lâm sang Chiêm Thành. Hiện không biết mục đích chính của việc vân du này là gì và các hoạt động của Trúc Lâm ở Chiêm ra sao? Chỉ biết Trúc Lâm sang Chiêm Thành với tư cách một du tăng vì Ngài đi với một số tăng sĩ tùy tùng. Không biết các vị thiền sư nào đã đi cùng với Trúc Lâm?

Trong sử chỉ cho chúng ta biết được một việc là: Trúc Lâm đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành với điều kiện đổi lấy hai châu Ô và Lý làm sính lễ.

Không biết Trúc Lâm có những hoạt động nào ở chiêm Thành mà mãi đến tháng 11, Trúc Lâm mới trở về Đại Việt? Có thể trong thời gian đó, Trúc Lâm đã qua nước Chân Lạp ở phía nam của Chiêm Thành?.

Rằm tháng 01 năm Qúi Mão (1303), Trúc Lâm Đầu Đà về phủ Thiên Trường, mở hội Vô Lượng Pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc, chẩn cấp cho dân nghèo trong nước, thuyết giảng Phật Pháp và khuyên dân thực hành “Thập thiện“.

Sau lễ hội đó, Trúc Lâm vân du hoằng hóa: kinh thành Thăng Long, chùa Sùng Nghiêm ở núi Chí Linh, Hải Dương…

Năm Giáp Thìn (1304), khi du hành đến huyện Nam Sách (trấn Hải Dương), Đồng Kiên Cương (1284-1330) xin xuất gia quy y thọ giáo, Trúc Lâm dẫn về viện Kỳ Lân ở núi Linh Sơn, huyện Chí Linh làm lễ thọ giới Sa di, đặt pháp danh là Thiện Lai. Sau đó, Trúc Lâm gởi Thiện Lai theo học với Hòa thượng Tánh Giác ở chùa Quỳnh Quán (?).

Thiện Lai đã hỏi Hòa thượng nhiều câu hỏi, nhưng Hòa thượng chưa khai thị cho ông được. Thiện Lai học kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn A Nan hỏi Phật bảy lần về “Tâm ở đâu?“ và đoạn nói về “Khách trần“ thì bỗng thấy có chỗ sở ngộ, Thiện Lai từ tạ Hòa thượng tánh Giác để đến tham yết với Trúc Lâm. Khi về đến chùa, gặp lúc Trúc Lâm đang thăng đường cử bài tụng “Thái Dương Ô Kê“, Thiện Lai thưa hỏi thêm và nhờ đó được tỉnh ngộ. Trúc Lâm nhận biết, nên cho Thiện Lai theo hầu bên mình (thị giả). Một hôm, Thiện Lai trình bày một bài tụng về “Tam Yếu“, bị Trúc Lâm gạch một gạch dài từ trên xuống dưới, Thiện Lai thỉnh cầu Trúc Lâm giải thích bốn lần mà Trúc Lâm không chỉ giáo gì cả, mà chỉ bảo rằng: “Phải tự tham khảo lấy”. Đêm ấy, Thiện Lai nỗ lực dụng công thiền quán, quá nửa đêm, nhận thấy tim đèn tàn rụng xuống, bất ngờ Thiện Lai ngộ được yếu chỉ. Thiện Lai đến trình sở ngộ, được Trúc Lâm Đầu Đà ấn chứng. Từ đó, Thiện Lai phát nguyện tu hành theo mười hai hạnh Đầu đà theo gương của Trúc Lâm.

Cuối năm này, vua Trần Anh Tông thỉnh Trúc Lâm về kinh thành làm lễ thọ giới Bồ tát.

Năm Ất Tỵ (1305), Trúc Lâm làm lễ thọ giới Tỳ kheo và thọ giới Bồ tát cho Thiện Lai, đặt pháp hiệu là Pháp Loa tại viện Kỳ Lân. Cũng trong năm đó, sứ giả Chiêm Thành sang cầu hôn công chúa Huyền Trân.

Mùng 9 tháng 01 nhuần năm Bính Ngọ (1306), Trúc Lâm thuyết pháp ở viện Kỳ Lân, Trúc Lâm cử Tỳ kheo Pháp Loa làm giảng chủ ở chùa Báo Ân (huyện Siêu Loại). Thiền sư Bảo Phác cử đệ tử là Huyền Quang làm thị giả cho Trúc Lâm thay Pháp Loa.

Tháng sáu năm này, vua Chế Mân cho rước Huyền Trân về Chiêm Thành và dâng cho vua Trần Anh Tông hai châu Ô và Lý. Sau đó vua Anh Tông cho đổi châu Ô và châu Lý thành châu Thuận và châu Hóa (Thuận Hóa là vùng đất các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên và Quảng Nam ngày nay).

Mùa Hạ năm Đinh Mùi (1307), Trúc Lâm Đầu Đà mở khóa kiết hạ ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Trúc Lâm đã giảng “Đại tuệ ngữ lục “ cho Pháp Loa và 6 đệ tử khác ở am Quán Trú.

Tháng 5, vua Chế Mân chết, công chúa Huyền Trân đã sanh Thế tử Chế Đa Da. Tháng 9, Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê dâng voi trắng cho vua Anh Tông. Tháng 10, vua Anh Tông cử Tả bộc xạ Trần Khắc Chung và An phủ Đặng Văn sang Chiêm Thành tìm cách cứu Công chúa Huyền Trân về nước (sợ công chúa bị hỏa thiêu cùng với vua Chiêm, theo tục lệ Chiêm Thành).

Mùng Một Tết năm Mậu Thân (1308), Trúc Lâm Đầu Đà truyền bài kệ phó chúc và y bát cho Pháp Loa, trong buổi lễ hết sức long trọng tại chùa Báo Ân (huyện Siêu Loại) để chánh thức trao truyền cho Pháp Loa làm Tổ thứ hai của phái thiền Trúc Lâm và kế thế trụ trì chùa Báo Ân, với sự tham dự của vua Trần Anh Tông cùng triều thần và chư tăng. Buổi lễ này được ghi lại trong “Tam T thc lc như sau:

“Bắt đầu buổi lễ, Trúc Lâm cùng Pháp Loa và chư tăng lễ Tổ ở Tổ đường chùa Báo Ân, đại nhạc tấu lên, các loại danh hương được xông đốt… Sau khi lạy xong, xuống trai đường để ăn cháo sáng. Xong buổi triêu thực (ăn sáng), nhạc tấu lên, trống lớn nổi lên, triệu tập chư tăng vào pháp đường Cam Lộ. Vua Trần Anh Tông ngự giá tới chùa, được mời ngồi ở ghế khách tại pháp đường, Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Tảng cùng các đại thần của triều đình đứng phía ngoài sân“.

Trúc Lâm thăng đường thuyết pháp, thuyết giảng xong, Trúc Lâm rời pháp tòa đến dẫn Pháp Loa đến pháp tòa, Trúc Lâm đứng chắp tay đối diện với Pháp Loa làm lễ thăm hỏi, Pháp Loa đáp bái lại. Trúc Lâm trao pháp y cho Pháp Loa, Pháp Loa khoác y xong, Trúc Lâm đi đến ngồi ở ghế Khúc Lục ở một bên pháp tòa để nghe Pháp Loa thuyết pháp. Pháp Loa giảng xong, Trúc Lâm chánh thức trao cho Pháp Loa vai trò vị Tổ thứ hai của phái thiền Trúc Lâm và kế thế trụ trì chùa Báo Ân.

Buổi lễ này được tổ chức long trọng với sự tham dự của vua Anh Tông và triều thần, các đại thần phải đứng ngoài sân để hầu lễ, trong lúc chỉ có Trúc Lâm và vua ngồi ghế, có lẽ Trúc Lâm muốn rằng vua Anh Tông và các đại thần trong triều đình phải chánh thức tôn kính Pháp Loa như “bực thầy“ giống như tôn kính Trúc Lâm. Ngoài ra, Trúc Lâm cũng muốn cho biết rằng: Từ vua, triều thần cho đến tất cả chư tăng ni, Phật tử cả nước phải công nhận Pháp Loa là vị Tổ thứ hai, thay thế Trúc Lâm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo thống nhất từ thời Trần, tức lãnh đạo phái thiền Trúc Lâm do Trúc Lâm Đầu Đà khai sáng.

Tháng 4 năm đó (Mậu Thân-1308), trúc Lâm lại trao chức trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm ở Đức La, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) cho Pháp Loa trong lễ “Kết hạ“ tại chùa. Trong trường hạ này, Trúc Lâm giảng “Truyn đăng lc cho đại chúng. Ngoài ra, Trúc Lâm còn mời Quốc sư Đạo Nhất giảng kinh Pháp Hoa.

Sau khi hết hạ (giải hạ), Trúc Lâm trở về chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Trúc Lâm chỉ cho 12 thị giả thường theo hầu ở lại chùa, còn tất cả các người khác trong chùa đều phải xuống núi hết. Trúc Lâm lập Ngộ Ngữõ viện, là một ngôi nhà đá (thạch thất) ở am Tử Tiêu. Tại đây, vào tháng bảy, Trúc Lâm chỉ truyền giảng riêng cho Pháp Loa “Truyn đăng lc (có thể Trúc Lâm giảng cho Pháp Loa “Thượng sĩ ng lc để Pháp Loa biên chép lại), lúc đó chỉ có Bảo Sát theo hầu hạ Trúc Lâm mà thôi.

Tháng 8, công chúa Huyền Trân về đến Thăng Long, lên Yên Tử thăm Trúc Lâm. Sau đó Huyền Trân xuất gia đi tu hành ở chùa Nộn Sơn trên núi Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam (nay là xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam).

Tháng 9, Trúc Lâm với Bảo Sát theo hầu, đi viếng hết khắp các hang động trên núi Yên Tử. Bảo Sát hỏi rằng: “Bạch Điều Ngự, Ngài tuổi đã cao, già yếu rồi mà còn dầm dãi sương gió như thế này lỡ có mệnh hệ nào thì mạng mạch Phật giáo biết trông cậy vào ai?”. Trúc Lâm bảo: “thời tiết đã đến, ta đang tính việc đi lâu dài đây”.

Ngày mùng 5 tháng 10, công chúa Thiên Thụy cho gia đồng lên núi Yên Tử, tâu với Trúc Lâm rằng: “Công chúa bị bệnh nặng, muốn được gặp em trước khi nhắm mắt từ giã cuộc đời”. Trúc Lâm bùi ngùi nói: “Đây chng qua là thi tiết mà thôi”, Trúc Lâm chống gậy xuống núi, chỉ có một đệ tử theo hầu.

Mồng 10, Trúc Lâm về đến kinh thành Thăng Long, đến thăm công chúa Thiên Thụy và bảo: “Nếu ch đã đến ngày đến gi thì c đi, âm ph có hi thì tr li rng: xin đi mt chút, em tôi là Trúc Lâm Đại sĩ s ti ngay (Đại Việt sử ký toàn thư).

Ngày rằm tháng 10, Trúc Lâm rời Thăng Long, đi bộ về Yên Tử. Trên đường đi, Trúc Lâm ghé nghỉ đêm ở chùa Siêu Loại (chùa Pháp Vân?). Sáng sớm hôm sau, Trúc Lâm lên đường, ghé chùa Cổ Pháp (chùa Lục Tổ?), tự tay viết lên vách bài kệ sau:

Thế số nhứt tức mặc                         :           Số đời một hơi thở,

Thời tình lưỡng hải ngân                    :           Tình đời hai biển trăng,

Ma cung hồn quản thậm                   :           Cung ma đâu đáng kể,

Phật quốc bất thăng xuân                   :           Đất Phật xuân đời đời.

Ngày 17, Trúc Lâm nghỉ đêm ở chùa Sùng Nghiêm (Chí Linh). Hoàng Thái hậu Tuyên Từ thỉnh về am Bình Dương thọ trai, Trúc Lâm nhận lời cười nói: “Đây là buổi cúng dường cuối cùng“.

Ngày 18, Trúc Lâm lên đường về yên Tử, hai vị Tỳ kheo chùa Sùng Nghiêm là Tử Dinh và Hoàn Trung đi theo hầu Ngài, khi lên đến am Tú Lâm trên núi Kiết Đặc (núi Phụng Hoàng) ở Yên Sinh, Trúc Lâm nghe nhức đầu và mỏi mệt, Trúc Lâm nói với hai tỳ kheo: “Ta muốn về am Ngọa Vân ngay, nhưng sức khỏe quá yếu, làm thế nào bây giờ?“. hai tỳ kheo nói: “Chúng con xin đưa Ngài đi”. khi đến am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong (thuộc núi Yên Tử), Trúc Lâm cám ơn hai sư và nói: “Quý vị xuống núi về chùa ráng lo tu hành, chớ xem thường sự sanh tử”. Tại am chỉ có hai vị thị giả Pháp Đăng và Pháp Không.

Ngày 19, Trúc Lâm bảo Pháp Không lên am Tử Tiêu gọi Bảo Sát về am Ngọa vân gấp. Pháp Không đến nơi lúc trời tối, Bảo Sát phải đợi sáng sớm hôm sau (ngày 20) mới lên đường. Đi được nửa đường đến suối Doanh (Doanh tuyền) mưa đen phủ đầy núi và mưa rơi như thác đổ, nước suối dâng cao, không có cách gì đi được, phải tạm trú ở một quán trọ (sơn điếm) gần đó. Đêm đó, Bảo Sát rất nóng lòng, bức rức, nằm ngủ chiêm bao thấy những điềm không lành. Sáng ngày 21, bớt mưa, Bảo Sát lên đường về am Ngọa Vân, đến nơi vào lúc trưa, Trúc Lâm thấy Bảo Sát thì cười và nói: “Ta sắp đi rồi, sao ngươi đến chậm thế? có chỗ nào trong Phật pháp mà ngươi chưa hiểu thì hãy hỏi đi”. Bảo Sát hỏi: “Ngày xưa, khi Tổ sư Mã Tổ trong người bất an (bị bịnh), sư trụ trì đến thăm hỏi: Tổ cảm thấy thế nào? Tổ sư nói: Ngày đối diện Phật, đêm đối diện Phật! Như thế là Tổ muốn nói gì?”. Trúc Lâm lớn tiếng nói: “Tam hoàng, Ngũ đế là vật gì? “. Bảo Sát hỏi tiếp: “Hoa nở rực rỡ, gấm phô sắc màu, tre phương Nam, gỗ phương Bắc “ là thế nào? Trúc Lâm nói: “Mắt ngươi mù rồi!”. Bảo Sát rất mừng và không hỏi nữa. Bảo Sát cùng Pháp Không, Pháp Đăng hầu hạ bên cạnh Trúc Lâm, không rời am một bước. Mấy hôm sau, trời mưa gió liên tiếp, mây đen đầy nước phủ kín, cây cối u ám, chim kêu vượn hú rất bi thảm.

Nhưng đêm mùng 01 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), đến nửa đêm thì tự nhiên trời hết mưa bất ngờ, gió hết thổi, Bảo Sát ra nhìn trời, sao sáng giăng khắp trời! Bảo Sát trở vào am thì Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là giờ gì?”. Bảo Sát thưa: “Bạch Thầy, giờ Tý!” Trúc Lâm lấy tay đẩy cánh cửa sổ, nhìn ra trời đầy sao nói: “Đến giờ ta đi rồi đây!“. bảo Sát hỏi: “Tôn đức đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói kệ đáp:

Mọi pháp đều không sanh,                 :           (Nhứt thiết pháp bất sanh,

Mọi pháp đều không diệt,                   :           Nhứt thiết pháp bất diệt,

Nếu hiểu được như thế,                     :           Nhược năng như thị giải,

Chư Phật đều trước mặt,                    :           Chư Phật thường hiện tiền,

Cần gì biết đến, đi!                             :           Hà khứ lai chi liễu giả!).

Bảo Sát hỏi tiếp: “Còn khi bất sanh bất diệt rồi thì sao?”. Trúc Lâm khoát tay nói: “Thôi đừng nói mê nữa!”. Nói xong Trúc Lâm nằm như kiểu sư tử nằm mà tịch.

Theo di chúc viết trước khi tịch hai ngày, Trúc Lâm dặn rằng: Ngài là người xuất gia của sơn môn Yên Tử nên Ngài chỉ muốn chính đệ tử của Ngài làm lễ hỏa táng theo nghi thức đơn sơ của Phật giáo, chứ không muốn có một lễ quốc táng do triều đình tổ chức. Trúc Lâm còn dặn kỹ rằng: dựïng dàn hỏa ngay trong am Ngọa Vân và làm lễ hỏa thiêu xong rồi, mới báo về triều đình cho vua biết. Đễ tránh việc triều đình làm khó dễ sơn môn, Trúc Lâm đã tự tay thảo di chúc để lại.

Suốt ngày mùng hai, Bảo Sát cùng Pháp Không, Pháp Đăng lo đốn gỗ thơm để dựng hỏa đàn. Đêm mùng hai, Bảo Sát cùng vài huynh đệ trên núi làm lễ hỏa táng nhục thân Trúc Lâm. Mùi hương thơm bay khắp núi, trên hư không nghe như có tiếng nhạc của chư Thiên trỗi lên vang lừng, có đám mây ngũ sắc bao phủ am Ngọa Vân.

Bảo sát sai Pháp Không về kinh đô thông báo cho Pháp Loa và vua Trần Anh Tông biết sự việc. Pháp Loa ở chùa Báo Ân nghe tin, lập tức cùng chư tăng lên núi Yên Tử, Pháp Loa và chư tăng lên đến am Ngọa Vân, Pháp Loa sai nấu nước thơm rưới lên hỏa đàn và làm lễ thu xá lợi, được hơn ba ngàn hạt xá lợi năm màu (ngũ sắc), trong đó có 500 hạt cỡ lớn.

Pháp Loa thỉnh xá lợi và linh cốt của Trúc Lâm đem về triều đình. Nhưng trong buổi lễ nhận xá lợi ở chùa Tư Phúc, thiếu mất mấy hạt, vua Anh Tông nghi ngờ Pháp Loa đã lấy bớt, vài đại thần triều đình đề nghị vua bắt tội Pháp Loa. Nhưng trong lúc đó, Thái tử Trần Mạnh đứng hầu cạnh (mới có 9 tuổi), thấy có mấy hạt xá lợi có ánh sáng bay vào trong tay áo, nên lấy đưa ra cho mọi người xem. Nhưng vừa lấy ra thì lại bay vào(1) lúc đó vừa xúc động vừa phát khóc, mới hết nghi ngờ Pháp Loa và vua mới quyết định sẽ lập Trần Mạnh làm Thái tử để truyền ngôi.

Nguyên trước đó, vua Trần anh Tông có Hoàng hậu Thuận Thánh (con của Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng) và hoàng phi họ Trần (con của Bảo Nghĩa đại vương Trần Bình Trọng), cùng thứ phi họ Phạm (con của Đại tướng Phạm Ngũ Lão). Chỉ có hoàng phi có con là Hoàng tử Mạnh, Hoàng hậu và thứ phi chưa có con. Vua định chờ Hoàng hậu có con trai mới lập làm Thái tử cho nối ngôi, chứ không chịu lập Trần Mạnh làm Thái tử.

Nhưng cái điềm “xá lợi bay vào tay áo“của Hoàng tử Trần Mạnh khiến cho vua Anh Tông tin rằng: Thượng hoàng muốn lập Trần Mạnh làm Thái tử, nên vua nguyện rằng: “Con xin tuân theo mệnh của Thượng hoàng, chọn Trần Mạnh làm Thái tử để truyền ngôi“. Chừng đó, lấy xá lợi từ trong tay áo Trần Mạnh ra thì xá lợi mới không bay trở vào nữa. Nhờ vậy, sau này Thái tử Trần Mạnh lên ngôi, hiệu là Minh Tông. Sau đó Hoàng hậu Thuận Thánh có sinh con trai nhưng cũng bị chết. Thứ phi họ Phạm thì xin xuất gia tu hành, pháp danh là Tĩnh Huệ (năm 1399).

Ngày 16 tháng 9 năm Canh Tuất (1310), linh cữu (ngọc cốt) của Trúc Lâm Đại sĩ được đưa về táng ở lăng Qui Đức, phủ Long Hưng, xá lợi thờ trong tháp Huệ Quang được dựng ngay am Ngọa Vân trên núi Yên Tử, một phần xá lợi được thờ ở Phổ Minh (phủ Thiên Trường). Thiền sư Trí Thông ở chùa Siêu Loại về tháp Huệ Quang để phụng hầu Trúc Lâm Đại sĩ. Ngày trước, khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia lên núi Yên Tử tu hành, sư Trí Thông tự đốt cánh tay mình (từ bàn tay đến khuỷu tay) vẫn ung dung không biến sắc.  Thượng hoàng đến xem, sư Trí Thông lạy và nói: “Thần Tăng đốt đèn đó!“. đốt đèn xong, sư về viện ngủ tự nhiên như thường, nhưng khi tỉnh dậy thì chỗ lửa làm phỏng phồng lên đã hết. Khi nhập tháp thờ Trúc Lâm trên núi Yên Tử, thiền sư Trí Thông theo hầu ngay bảo tháp. đến triều đại vua Trần Minh Tông (1314-1329), thiền sư Trí Thông tự thiêu mà chết. Tháp này có lẽ bị hủy hoại khi nhà Minh xâm lăng Đại Việt (1407-1427). Tháp Huệ Quang thờ Trúc Lâm Đại sĩ (vua Trần Nhân Tông) ở chùa Vân Yên ngày nay, mới được lập vào thời nhà Lê trung hưng, có lẽ do Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ Thượng hoàng Lê Thần Tông) xin với cha là chúa Trịnh Tráng cho xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, sau khi Thái hậu qui y với Hòa thượng Chuyết Công và Thiền sư Minh Hành-tại Tại.

Đại sĩ trúc Lâm có những đệ tử nổi danh sau:

- Pháp Loa, Pháp Không, Pháp Đăng, Pháp Tràng, Pháp Cổ…

- Bảo Sát, Bảo Phác…

- Hương Tràng, Hương Sơn, Huệ Nghiêm, Mật tạng…

Đại sĩ Trúc Lâm có những tác phẩm:

- Đại hương hi n thi tp.

- Thch tht m ng.

- Tăng già toái s.  

- Hành trng Thượng sĩ Tu Trung (viết trong sách “Tu Trung ng lc).

- Trn Nhân Tông thi tp (người đời sau biên tập lại).

- B Trung hưng thc lc (Trần Nhân Tông ra lịnh cho các đại thần biên soạn).

Các tác phẩm của Trúc Lâm đã bị thất lạc, hiện chỉ còn thấy: hành trng Thượng sĩ Tu Trung trong sách “Tu Trung ng lc, hơn 30 mươi bài thơ, đặc biệt nhứt là hai bài “Cư trn lc đo phú“ Đắc thú lâm tuyn thành đo ca (viết bằng chữ Nôm), cùng một số ngữ lục (những câu vấn đáp về Thiền học).

(xem thêm về “Tư tưởng thin hc và các tác phm ca Trn Nhân Tông trong “Lch s Pht giáo đi Trn của Nguyễn Hiền Đức).

Đại sĩ Trúc Lâm đã mở ba giới đàn:

- Tại chùa Chân Giáo trong đại nội.

- Tại chùa Báo Ân ở huyện Siêu Loại.

- Tại chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường.

Vua Trần Anh Tông đúc hai tượng của Trúc Lâm bằng vàng, thờ ở chùa vân yên và chùa Báo Ân (huyện Siêu Loại).

 

2. HÀNH TRNG TÔN GI PHÁP  LOA(1284 - 1330)

 

Tôn giả Pháp Loa là Tổ thứ hai của phái thiền Trúc Lâm, tên là Đồng Kiên Cương, còn có hiệu là Thiện Lai, được gọi là “Phổ Tuệ Tôn giả“ hay “Phổ Tri Tôn giả“, sanh ngày mùng 7 tháng 5 năm Giáp Thân (1284), niên hiệu Thiện Bảo thứ sáu, đời vua Trần Nhân Tông, ở thôn Đông Hòa, hương Cửu la (xã Phù Vệ), huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Lộ Lạng Giang, sau này là trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng), cha họ Đồng pháp danh Thuận Mậu, mẹ họ Vũ hiệu Từ Cứu. Trước khi sanh Kiên Cương, bà mẹ nằm chiêm bao thấy có người trao cho thanh kiếm thần, bà rất thích nên nhận lấy, sau đó bà có thai. Trước đó, bà sanh một loạt tám người con gái liên tiếp, nay có thai, bà sợ sanh con gái nữa nên bà uống thuốc phá thai ba bốn lần nhưng đều không có kết qủa, đến khi sanh ra con trai, bà mừng lắm, mới đặt tên là Kiên Cương. Lúc sanh, mùi thơm lạ lan khắp cả nhà, một thời gian lâu mới tan hết mùi hương.

Đồng Kiên Cương thiên tư đĩnh ngộ, miệng không nói câu nào tạo ác, không thích ăn thịt cá và cả chất cay nồng.

Năm Giáp Thìn (1304), Trúc Lâm Đầu Đà vân du Hoằng hóa ở các miền thôn quê, phá bỏ các việc thờ cúng dâm thần và tà thần, bỏ tục dùng các dâm từ…, khi đến huyện Nam Sách, Đồng Kiên Cương đến xin thọ giới xuất gia (lúc đó mới 21 tuổi). Trúc lâm dẫn về viện Kỳ Lân ở Linh Sơn thuộc huyện Chí Linh làm lễ thọ giới Sa di, đặt pháp danh là Thiện Lai, theo học với Hòa thượng Tánh Giác ở chùa Quỳnh Quán. thiện Lai hỏi Hòa Thượng Tánh Giác nhiều câu hỏi về Phật pháp và Thiền học nhưng Hòa thượng không khai thị được. Khi đọc kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn A Nan hỏi Phật Thích Ca bảy lần về vị trí của tâm và đoạn nói về “khách trần“, thì bỗng thấy có chổ sở ngộ.

Thiện Lai xin phép Hòa thượng Tánh Giác để về tham yết Trúc Lâm Đầu Đà. Gặp lúc Trúc Lâm đang thăng đường thuyết pháp, đọc bài tụng “Thái Dương Ô Kê”, Thiện Lai chợt tỉnh ngộ. Trúc Lâm biết Thiện Lai đã ngộ được thiền cơ, nên cho đi theo bên mình. Một hôm Thiện Lai trình Trúc Lâm một bài tụng về “Tam yếu“, bị Trúc Lâm gạch một gạch dài từ trên xuống dưới. Thiện Lai thỉnh cầu Trúc Lâm giảng giải đến bốn lần mà Trúc Lâm vẫn không chỉ dạy, mà bảo phải về tự tham khảo lấy. Thiện Lai về thất chí tâm thiền quán, đến quá nửa đêm, nhân thấy hoa đèn rụng. Thiện Lai chợt được đại ngộ, đến trình với Trúc Lâm chỗ sở ngộ và được ấn chứng.

Từ đó, Thiện Lai quyết theo gương Trúc Lâm Đầu Đà, tu theo hạnh “Đầu đà“.

Năm Ất Tỵ (1305), Thiện Lai được Trúc Lâm cho pháp danh là Pháp Loa tại liêu Kỳ Lân.

Năm Bính Ngọ (1306), Pháp Loa được Trúc Lâm cử làm Giảng chủ chùa Báo Ân ở huyện Siêu Loại. Đây là một trường hợp rất đặc biệt và hiếm có, mới thọ giới Sa di chưa đầy một năm thì được thọ giới Tỳ kheo và chưa đầy ba tuổi đạo mà đã được cử làm giảng chủ (tương đương với giáo thọ). Nhân thấy Huyền Quang đi theo Bảo Phác đến chùa nghe thuyết pháp, Trúc Lâm bảo Huyền Quang theo làm thị giả cho mình.

Năm Đinh Mùi (1307), Trúc Lâm tổ chức kết hạ trên núi Yên Tử cho bảy đệ tử, Pháp Loa giỏi nhứt, nên được Trúc Lâm thuyết giảng cho bộ sáchĐại Hu ng lc ở am Thiên Bảo (vào tháng 4). Tháng 5, Trúc Lâm lên am Đỉnh Trú ở đỉnh núi Ngọa Vân. Vào rằm tháng 5, sau khi làm lễ “bố tát“ xong (lễ tụng giới và phát lồ sám hối), Trúc Lâm Đầu Đà bảo hết các đệ tử xuống, chỉ cho một mình Pháp Loa ở lại để truyền y bát và tâm kệ phó chúc.

Ngày mùng Một Tết năm Mậu Thân (1308), Trúc Lâm Đầu Đà cho tổ chức một buổi lễ hết sức long trọng ở chùa Siêu Loại để truyền cho Pháp Loa kế thế Trúc Lâm Đầu Đà lãnh đạo phái thiền Trúc Lâm và chánh thức trụ trì chùa Báo Ân, Pháp Loa trở thành vị tổ thứ hai của phái thiền Trúc Lâm, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Đại Việt, trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông và sự hầu kính của cả triều thần (chỉ có vua Anh Tông được ngồi ghế trong giảng đường, tất cả các đại thần của triều đình đều phải đứng dàn hầu trang nghiêm ở phía ngoài sân trước giảng đường).

Trước đó, Đại sư Thống Chính cúng cho chùa Siêu Loại một vườn cau. Trúc Lâm bảo vua Anh Tông đổi vườn cau bằng 100 mẫu ruộng và canh phu.

Năm ấy Pháp Loa phụng chiếu truyền giới xuất gia Bồ tát cho Thái hậu Tuyên Từ và hoàng phi của vua là Công chúa Thiên Trinh.

Giờ Tý đêm Mùng Một tháng 11 năm Mậu Thân (1308), Trúc Lâm Đầu Đà viên tịch ở am Ngọa Vân, trên ngọn Tử Phong, núi Yên Tử. Sau khi được tin, Pháp Loa cùng chư Tăng từ chùa Báo Ân lên am Ngọa Vân, nhặt xá lợi được ba ngàn hạt, Pháp Loa cung nghinh xá lợi và linh cữu đựng tro xương còn lại đưa về kinh đô Thăng Long, quàn tại chùa Tư Phúc. Khi về đến kinh đô, xá lợi bị mất hết mấy hạt, vua và các quan định kết tội Pháp Loa, nhưng bất ngờ, mọi người lại thấy mấy hạt xá lợi dính trong tay áo của Hoàng tử Mạnh (sau lên ngôi là vua Trần Minh Tông), chừng đó vua Anh Tông mới hối lỗi vì nghi oan cho Pháp Loa.

Tháng Mười năm Mậu Thân, sau khi làm lễ ở kinh đô xong, Pháp Loa trở về chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, biên soạn lại những bài tụng, kệ của Trúc Lâm Đầu Đà ở Thạch Thất, làm thành sách “Thạch Thất mị ngữ “.

Lễ Vu Lan năm Kỷ Dậu (1309), Pháp Loa cho tổ chức trai đàn cầu nguyện cho Trúc Lâm Đầu Đà ; Pháp Loa gọi Huyền Quang đến bảo : “Những điều mà Điều Ngự Giác Hoàng dặn dò, nhà ngươi đã quên hết rồi sao ?”. Từ đó Huyền Quang phải theo Pháp Loa để phụ giúp việc điều hành Giáo hội, hoằng dương Phật Pháp, phát triển phái thiền Trúc Lâm. (Sau khi Trúc Lâm Đầu Đà viên tịch,  Huyền Quang về Hoằng hóa ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, chư Tăng theo học đông đến hàng ngàn người).

Ngày 16 tháng 9, Pháp Loa phụng chiếu đưa linh cốt của Trúc Lâm về an táng ở lăng Qui Đức (phủ Long Hưng), xá lợi còn được thỉnh về thờ ở tháp Huệ Quang tại am Ngoạ Vân Yên trên núi Yên Tử, thờ ở tháp Phổ Minh trước chùa Phổ minh (phủ Thiên Trường), và thờ ở chùa Phổû Từ (phủ Long Hưng).

Năm Canh Tuất (1310), vua Anh Tông ban chiếu cho độ tăng ba năm một lần trong lễ Vu Lan cúng chay Trúc Lâm, Pháp Loa giảng Yếu chỉ kinh Hoa Nghiêm.

Năm Tân Hợi (1311), Tôn giả Pháp Loa giao cho sư huynh là thiền sư Bảo Sát chủ trì việc khắc bản để in Đại Tạng kinh ở chùa Phổ Minh (phủ Thiên Trường). Công việc này có lẽ đã bắt đầu từ khoảng năm 1295-1296, việc in kinh bị tạm ngưng khi Trúc Lâm Đầu Đà viên tịch, bây giờ mới tiếp tục (?).

Đại Tạng kinh được khắc bản lại ở đây là bản Đại Tạng kinh của nhà Nguyên, được khắc in từ năm 1277 đến năm 1294, tại chùa Hoằng Pháp ở Bắc Kinh, gồm 7.182 quyển, (bản Đại Tạng kinh này được vua Trần Anh Tông theo lệnh của Thượng hoàng Trần Nhân Tông sai Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo theo sứ giả nhà Nguyên là Tiêu Thái Đăng sang Trung Quốc thỉnh năm 1295).

Tháng Tư năm này, Pháp Loa giảng Truyn đăng lc tại chùa Siêu Loại. Sau đó Huyền Quang trình kiến giải, đều được Pháp Loa chấp nhận.

Năm Nhâm Tý (1312), Pháp Loa được vua Trần Anh Tông thỉnh vào chùa Tư Phúc (hay chùa Thiên Phúc) trong đại nội (hoàng thành) để giảng Đại tu ng lc và vua trao cho Pháp Loa 5 vạn quan tiền và lụa để bố thí cho người nghèo. Pháp Loa không nhận, vua bảo người thân cúng dường Tam bảo 500 mẫu ruộng.

Tháng 9 năm Quí Sửu (1313), Pháp Loa phụng chiếu vua đến chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La, phủ Lạng Giang (nay thuộc Bắc Giang), định chức cho Tăng đồ và lập sổ bộ cho chư Tăng. Đây có thể nói là thành lập Giáo hội Phật giáo đời Trần. Đồng thời Pháp Loa cũng cho mở Đại giới đàn, độ cho một ngàn vị tăng thọ giới xuất gia. Vì số Tăng đồ quá đông rồi nên Pháp Loa định lệ là cứ 3 năm mới mở Đại giới đàn để độ Tăng xuất gia. Mùng Một tháng Hai năm này, thiền sư Long Đoàn ở chùa Na Già thỉnh Tôn giả Pháp Loa về chùa giảng Thin lâm thiết chy ng lc, Tu Trung Thượng sĩ ng lc Kinh Duy Ma.

Ngày 18 tháng 3 năm Giáp Dần (1314), Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng hoàng, nhường ngôi cho vua Minh Tông. Thượng hoàng giúp Pháp Loa trùng tu chùa Siêu Loại, xây điện Phật, gác kinh, gồm 33 sở và đúc ba tượng Phật đều cao 17 thước.

Năm Bính Thìn (1316), Thượng hoàng Anh Tông thọ giới Bồ tát với tôn giả Pháp Loa.

Tháng Hai năm Đinh Tị (1317), Pháp Loa bị bịnh nặng, đem pháp y của Trúc Lâm Đầu Đà và viết bài kệ phó chúc trao cho Huyền Quang; pháp khí và gậy trao cho Cảnh Ngung, phất tử trao cho Cảnh Huy, tích trượng (gậy tre) trao cho Huệ Quán; pháp thơ và pháp cú trao cho Huệ Nhiên; linh vàng trao cho Hải Ấn, chày vàng trao cho Huệ Chúc. Nhưng sau đó ít hôm thì Pháp Loa hết bịnh, Huyền Quang từ khước việc phú chúc này. Năm này Pháp Loa khai sơn chùa Bảo Sơn Vương tại Cổ Thành, họa sĩ Hứa Khắc Thành phụng chiếu vẽ chân dung đứng của Pháp Loa.

Năm Mậu Ngọ (1318), Thượng hoàng Anh Tông có ý muốn xuất gia, nên ra lệnh cho các cung nhân ăn chay. Các cung nhân đều ngần ngại, chỉ có nữ quan Nguyễn Thị Diên chặt ngón tay đem dâng. Thượng hoàng ngợi khen ban cho 40 mẫu ruộng làm lương để ăn khi xuất gia. Quả thực, bà xuất gia với pháp danh là Tịnh Quang và tu hành cho đến khi mất.

Thượng hoàng mời Pháp Loa về am Thường Lạc ở cung Thiên Trường để giảng Truyn đăng lc và Tuyết Đậu ng lc. Sau khi giảng xong, Thượng hoàng Anh Tông tặng cho Pháp Loa tôn hiệu là “Phổ Tuệ Tôn giả“ (sách Đại Nam nht thng chí viết là “Phổ Tri Tôn giả“) và chính Thượng hoàng viết bốn chữ đó để tặng cho Ngài. Thái hậu, Hoàng hậu, phi tần, cung nữ, công chúa, các đại thần trong triều đình hầu hết đều thọ giới xuất gia hoặc thọ giới Bồ tát với tôn giả Pháp Loa. Thượng hoàng Anh Tông còn thỉnh Pháp Loa biên tập sách “H quc nhân vương nghi qu , tức là sách chỉ dạy đường lối tu học và hành động của một vị vua để hộ trì Phật pháp và giúp an dân lợi nước. Thượng hoàng, vua, hoàng gia, vương hầu, quan tướng… đều tôn kính Tôn giả Phổ Tuệ, bỏ tiền của vàng bạc ra để lập chùa, đúc tượng, in kinh… Cũng trong năm này, Trưởng lão Vô Phương, hiệu Trí Tuệ, từ Hồ Nam (Trung Quốc) đến Đại Việt, tôn giả Pháp Loa phụng chiếu đón tiếp.

Năm Kỷ Mùi (1319), nước lụt, nạn đói xảy ra, vua Trần Minh Tông nhờ Pháp Loa tổ chức cứu trợ, vua xuất kho giao cho Pháp Loa 100 lượng vàng và 500 lượng bạc.

Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Tảng thỉnh Pháp Loa về phủ An Hoa giảng Đại Tu ng lc. Nhân lúc nghỉ ở chùa Báo Thiên, Công chúa Hoa Dương thỉnh tôn giả Pháp Loa thuyết pháp và truyền giới Bồ tát tại gia cho công chúa và các người khác.

Tháng Chạp năm Kỷ Mùi (đầu năm 1320), tôn giả Pháp Loa kêu gọi Phật tử hiến máu để in Đại tạng kinh. Bộ Đại tạng kinh gồm hơn 5.000 quyển, Đại Tạng kinh được tàng trữ ở chùa Quỳnh Lâm và có thể là ở các chùa Phổ Minh, Tư Phúc, Báo Ân (huyện Siêu Loại), Vĩnh Nghiêm… Thượng hoàng Anh Tông cùng cung phi trích máu viết Đại Tạng kinh cỡ nhỏ, gồm 20 hộp ban cho Pháp Loa.

Thiền sư Bảo Sát không cho khắc in nguyên văn bộ Đại Tạng kinh của nhà Nguyên là 6.010 quyển, mà đã bỏ bớt một số kinh, đồng thời lại thêm vào một số kinh sách của các tăng sĩ Việt Nam (Đại Việt) từ trước tới lúc đó, có thể có cả sách của Mâu Bác, Khương Tăng Hội, các thiền sư đời Lý (Vạn Hạnh, Thông Biện, Viên Chiếu, Thường Chiếu…), các Tăng và cư sĩ nổi danh đời Trần (vua Trần Thái Tông, Thượng sĩ Tuệ Trung, Trúc Lâm Đầu Đà…). Tôn giả Pháp Loa viết bài bạt cho bộ Đại Tạng kinh này (năm 1321) theo chiếu chỉ của Thượng hoàng Trần Anh Tông.

Nhưng tiếc thay, khi nhà Minh xâm lăng Đại Việt (1400-1427), vua nhà Minh đã ra lệnh tịch thu mang về Trung Quốc hoặc thiêu hủy hết kinh sách của Đại Việt, vì vậy, bộ Đại Tạng kinh được in vào đời Trần đã bị thất lạc hết, hiện không còn tìm thấy một quyển nào còn lại cả.

Bộ Đại Tạng kinh này có thể còn lại trong kho tàng nhà Trần mà Thượng hoàng Trần Nghệ Tông cho đem chôn giấu trong núi Thiên Kiện, núi Khuẩn Mai, và khám Khã Lãng (ở Lạng Sơn) vào khoảng năm 1379, khi vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân đánh chiếm kinh thành Thăng Long.

Năm Canh Thân (1320), Thái hậu Bảo Từ thỉnh Tôn giả Phổ Tuệ mở hội quán Đỉnh ở chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường.

Ngày 16 tháng 3 năm này, Thượng hoàng Trần Anh Tông băng  ở cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường (táng ở Thái Lăng trên núi An Sinh), khi nhập kim quan và hạ huyệt, Tôn giả Pháp Loa đều có pháp ngữ, Đại vương Tuệ Nhân thỉnh tôn giả về chùa Vũ Đinh truyền giới Bồ đề tâm cho ông.

Cuối năm Tân Dậu (1321), triều đình mở khoa thi cho các tăng nhân, hỏi về kKinh Kim Cang, Hoài Ninh hầu Trịnh Trọng Tử đúc một tượng Quan Thế Âm ngàn tay ngàn mắt và xin thọ giới Bồ đề tâm với tôn giả Pháp Loa.

Năm Nhâm Tuất (1322), Pháp Loa vận động đúc cho Giáo hội Trúc Lâm 1.000 tượng Phật, với sự đóng góp của hoàng gia và các đại thần trong triều đình: Thái hậu Bảo Từ, Quốc mẫu Bảo Huệ, Công chúa Bảo Vân, Văn Huệ vương. Trần Quang Triều (con của Trần Quốc Tảng), Uy Huệ vương, Hoài Ninh hầu, Đoàn Như Hài,… Theo đề nghị của vua Trần Minh Tông, Pháp Loa viết sách “Tham thin yếu ch , vua khen ngợi và ban hiệu là “Minh Giác “. Theo lời thỉnh của Huyền Quang, Tôn giả Pháp Loa về chùa Báo Ân ở Siêu Loại giảng kinh Hoa nghiêm (hồi thứ 29). Sau đó Đại vương Huệ Nhân lại thỉnh tôn giả về chùa Thịnh Quang giảng kinh Hoa Nghiêm. Cũng trong năm này, Văn Huệ vương Trần Quang Triều, hiệu là Vô Sơn Ông xuất gia với tôn giả Pháp Loa. Ông đã mời Pháp Loa đến chùa An Long giảng kinh Lăng Nghiêm, sau đó lại nhờ Pháp Loa duyệt lại sách Tứ Phần luật và chú thích để đem in ra 5.000 quyển cúng dường cho tăng sĩ học tập. Pháp Loa nhờ hai sư huynh là Tông Cảnh và Bảo Phác về chùa Siêu Loại dạy luật Tứ Phần cho Tăng sĩ.

Năm Quí Hợi (1323), Văn Huệ vương và Uy Huệ vương thỉnh Pháp Loa đến chùa Báo Ân tại Siêu Loại để thọ giới Bồ tát và làm phép Quán Đỉnh. Cũng trong năm này, Công chúa Bảo Vân thỉnh Tôn giả Pháp Loa về chùa Siêu Loại giảng kinh Hoa Nghiêm, (hồi thứ ba và thứ tư). Tiếp theo đó, Thái hậu Bảo Từ và Tư đồ Trần Quang Triều mời Tôn giả về chùa Quỳnh Lâm giảng kinh Hoa Nghiêm (hồi thứ năm).

Năm Giáp Tý (1324), Hoàng Thái Phi Chiêu Từ  xuất gia với Pháp Loa và thỉnh tôn giả giảng kinh Hoa Nghiêm (hồi thứ sáu). Sau đó Tôn giả Pháp Loa đến chùa Phổ Quang ở Nghĩa trụ dự lễ hội khánh tán điểm nhãn 1000 tượng Phật đã được Thiền sư Trừng Chiếu lo đúc.

Tháng sáu, Tôn giả pháp loa tạo hai bộ tượng phật A Di Đà công đức bằng sơn mài, mỗi bộ có ba tượng.

Tháng chạp, Quốc mẫu Bảo Huệ mời Tôn giả Pháp Loa vào cung Dưỡng Phúc giảng kinh Hoa Nghiêm (hồi thứ bảy). Đồng thời ,khởi tạo mô hình tượng Phật Di Lặc cao một trượng sáu, vì trước đó Văn Huệ vương Trần Quang triều và các cung phi của vua cùng công chúa Thượng Trân đã cúng 900 lượng vàng để đúc tượng này. Ngoài ra, Thái hậu Bảo Từ cúng thêm 22 mẫu đất  tại phủ An Hoa và cư sĩ Di Loan (con của công chúa nhựt Trinh ) cúng 33 mẫu ruộng tại phủ Thanh hoa để công việc sớm hoàn thành.

Tư Đồ Trần Quang Triều còn cúng cho viện Quỳnh Lâm hơn một ngàn ruộng đất, cùng hơn một ngàn người canh tác.

Mùng một tháng giêng năm Ất Sửu (1325), Quốc mẫu Bảo Huệ mời Tôn giả Pháp Loa vào cung Dưỡng Phúc giảng kinh Kim Cương Niệm tụng. Tôn giả lại phụng chiếu vào chùa Tư Phúc trong đại nội giảng Tuyết đu ng lc. Tháng ba, Đại sư Tá Thánh và công chúa Hoa Dương thỉnh Tôn giả Pháp Loa về chùa Thiên Quang giảng kinh Hoa Nghiêm (hồi thứ tám) .Sau đó, Tôn giả lại phụng chỉ của thái hậu Bảo Từ đến viện Quỳnh Lâmgiảng kinh Hoa Nghiêm( hồi thứ chín), rồi thiết lễ hội Thiên phật bảy ngày đêm và xây hai ngôi tháp bằng gạch và bằng đá tại viện Quỳnh lâm.

Ngày mùng một tháng chín, Tôn giả Pháp Loa phụng chiếu vào chùa Tư Phúc trong đại nội giảng kinh Viên Giác. Tháng này trời hạn, có chiếu thỉnh Tôn giả cầu mưa. Tôn giả giao cho một vị sư cầu, được ứng nghiệm.Trong năm này, Văn Huệ vương Trần Quang Triều hiệu Vô Sơn (ông là anh vợ của Thượng hoàng Trần Anh Tông), một đệ tử thành tâm và hộ pháp đắc lực cho Tôn giả Pháp Loa, mất, thọ 39 tuổi.

Ngày 22 tháng 2 năm Bính dần(1326), Tôn giả Pháp Loa phụng chiếu đến chùa Vân Yên trên núi Yên tử tôn trí xá lợi cuả Trúc Lâm đầu Đà vào kim tháp Huệ Quang.          

Tháng 3, Thượng Vị Chương Văn hầu thỉnh Tôn giả Pháp Loa về chùa Kinh Hào thuyết pháp. Ngày 30, Tôn giả lại phụng chiếu vào điện Động Thiên trong cung vua truyền giới Bồ tát cho Hoàng Thái hậu Chiêu Từ và truyền giới Bồ đề tâm cho các cung nhân.

Tháng 4 đại hạn, vua ban chiếu cho Tôn giả Pháp Loa làm lễ cầu mưa. Tôn giả sai Sa môn Thu Tử cầu được ứng nghiệm lập tức(1).

Ngày mùng một tháng 5, Thượng hoàng Trần Minh Tông và cung phi của vua mời Tôn giả Pháp Loa vào chùa Tư Phúc trong đại nội truyền pháp Quán Đỉnh.

Ngày mùng 7 tháng 3 năm Đinh Mão (1327), Tôn giả Pháp Loa đúc đại tượng Di Lạc và Thánh Tăng ở viện quỳnh Lâm. Tháng 10, Tôn giả sáng lập thêm các am An Mã, Thị Khê và Hạc lai.

Tháng 3 năm Mậu Thìn (1328), Thái hậu Bảo Từ và Quốc mẫu Bảo Huệ mời Tôn giả Huyền Quang đến viện Quỳnh Lâm tập hợp chư tăng mười phương thiết lễ Đại trai đàn tụng kinh mười ngày đêm để cúng Thượng hoàng Trần Anh Tông và Quốc khảo Hưng Nhượng vương trần quốc tảng. Nhân lúc Thượng hoàng Trần Minh Tông đến dự lễ, Tôn giả Pháp Loa tâu xin quân cấm vệ rước đại tượng Di Lạc lên bảo tòa thếp vàng trong điện Phật.

Tháng 9, Thượng hoàng xuống chiếu nhờ Tôn giả Pháp Loa soạn sách “Nhân vương h quc nghi qu để tiện việc tu thân.

Tháng 7 năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Khai Hựu thứ nhứt (1329), Tôn giả Pháp Loa xây dựng chùa Côn Sơn và chùa Thanh Mai ở huyện Chí Linh. Tháng 8, Tôn giả truyền giới xuất gia cho công chúa Tuyên Chân (con của Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn). Tháng 9, Tôn giả lại truyền giới xuất gia cho công chúa Lệ bảo (con của Chiêu Huân vương). Tháng 11, Tôn giả lập đàn tràng ở viện Quỳnh Lâm, làm lễ điểm nhãn tượng Phật Di Lạc và thỉnh một phần xá lợi của Trúc Lâm tại tháp Thắng Tư Thiên đưa vào thờ ở trong tháp bằng đá ở viện Quỳnh Lâm.

Đầu năm Canh Ngọ (1330), Tôn giả Pháp Loa mở hội giảng kinh Hoa Nghiêm ở An Lạc tăng viện do thiền sư Kiện Đức trụ trì. Ngày mùng 3 tháng hai, Pháp Loa bị bịnh phải nhờ Trưởng lão Bích Phong giảng tiếp. Ngày mùng 5, bịnh nặng, Huyền Quang đến thăm và ở lại đây chăm sóc. Ngày 11, Pháp Loa trở bịnh nặng hơn; nửa đêm, Pháp Loa ngủ mê bị phát ra tiếng Hư! Hư! Huyền quang liền hỏi: “Thức với ngủ đã là một chưa?”. Pháp Loa đáp:

- Thức với ngủ là một, là khi y không bịnh.

Huyền Quang hỏi: “Vậy thì bịnh với không bịnh đã là một chưa?”.

Pháp Loa nói: “Bịnh hay không bịnh đều không can hệ gì đến y!”.

Huyền Quang hỏi tiếp: “Thế thì tại sao có tiếng nói thốt ra?”.

Pháp Loa đáp: “Gió thổi vào cây, cứ mặc kệ nó, quan tâm làm gì”.

Huyền Quang nói: “Tiếng gió thổi vào cây người nghe không bị lầm, nhưng lời nói trong lúc ngủ mê có thể làm mê hoặc người”.

Pháp Loa: “Kẻ si mê vẫn có thể bị tiếng gió thổi vào cây làm mê lầm lắm”.

Huyền Quang: “Chỉ có tật đó mà đến chết vẫn không chừa!”.

Pháp Loa liền lấy chân đạp Huyền Quang một cái!

Huyền Quang bỏ đi ra, từ đó bịnh của Pháp Loa thuyên giảm dần. Đến ngày 13, Pháp Loa được Huyền Quang đưa về chùa Quỳnh Lâm, nằm nơi phương trượng cũ (Pháp Loa trụ trì chánh thức ở chùa này).

Ngày 19, ban đêm trở bịnh nặng, Tôn giả Pháp Loa lấy cà sa và đem tâm kệ củaTrúc Lâm Đầu Đà truyền lại giao  cho Huyền Quang, bảo phải gìn giữ, Tôn giả cũng viết kệ cho Cảnh Huy, Cảnh Ngung, Vô Tế và các đệ tử lớn . Môn đồ vào xin kệ, Tôn giả đều viết giao cho.

Ngày mùng một tháng Ba, Thượng hoàng đến thăm bệnh và ra lệnh cho Thái y đến chữa trị. Ngày mùng hai, Tôn giả Pháp Loa sai sa môn Thu Tử đến thuyền vua Hiến Tông trình lên vua pháp kệ và di chúc. Nhưng đến đêm mùng ba tháng 3 năm Canh Ngọ (1330), Pháp Loa trở bệnh nặng. Nửa đêm, Huyền Quang thấy bệnh của Pháp Loa trở nên nguy kịch, Huyền Quang nói : “Xưa nay những bậc giác ngộ, khi giờ phút đến, muốn ở lại thì ở, muốn đi thì đi !”.

Pháp Loa nói : “Tất cả đều không có điều chi là can hệ”.

Huyền Quang hỏi tiếp : “Nếu tất cả đều không can hệ thì thế nào?”.

Pháp Loa bảo : “Tùy xứ Tát bà ha!”.

Đệ tử đồng đến xin với Pháp Loa : “Các bậc cổ đức khi sắp tịch đều có phó chúc dạy kệ cho đệ tử, sao tôn giả lại không có?”. Pháp Loa quở trách họ. Giây lâu sau, Pháp Loa ngồi dậy, bảo đem giấy bút lại, viết bài kệ :

Muôn duyên cắt đứt tấm thân nhàn,

Hơn bốn mươi năm như mộng ảo,

Giã biệt ! xin đừng theo hỏi nữa,

Bên kia trăng gió rộng thênh thang !

(Vạn duyên tiệt đoạn nhất thân nhàn

Tứ thập niên dư mộng huyễn gian

Trân trọng chư nhân hưu tá vấn

Náù biến phong nguyệt cánh năn khoan ! )        

Viết xong,Tôn giả buông bút xuống, an nhiên thị tịch, thọ 47 tuổi .

Đệ tử theo lời phó chúc, đưa nhục thân của pháp loa lên nhập tháp ở chùa núi Thanh Mai.

Tôn giả Pháp Loa còn được thờ ở chùa Hương Hải tại quê nhà (xã Phù vệ, huyện Chí Linh), tương truyền chùa rất linh thiêng.

Pháp Loa có rất đông đệ tử, trong số 15.000 người xuất gia trong các giới đàn do phái thiền Trúc Lâm tổ chức, có đến hơn 3.000 vị theo học hoặc cầu pháp với Tôn giả Pháp Loa được đắc pháp, trong số đó có những vị nổi danh như : Cảnh Huy, Quế đường, kim Sơn,Trí Như, Cảnh Ngung, Tuệ Nhiên,Tuệ Quán,Tuệ Chúc,Hải Ấn, Huyền Giác, Hoàng Tuế, Cảnh Trưng, Vô Sơn Ông, vua Trần Anh Tông, Nguyên Ức, Nguyên Sưởng….

Tác phẩm của Pháp Loa gồm có:

-Thch tht m ng nim tng: những bài tụng viết về sách Thch tht m ng của trúc lâm Đầu Đà.

- Tham thin yếu ch (soạn năm 1322).

- Kim Cang Trường ĐàLa Ni khoa chú.

- Pháp hoa kinh khoa s.

- Bát nhã Ba La Mt đa Tâm kinh khoa s.

- Lăng già kinh khoa s.

-Pháp s khoa văn.

- Nhân vương h quc nghi qu (soạn cho vua Trần minh Tông).

-Đon sách lc.

- Pht môn công văn tr thành: các nghi thức về cúng đàn chân tế.

- Tu Trung Thượng sĩ ng lc (biên chép lại những ngữ lục của Thượng sĩ Tuệ Trung và các bài tán tụng thượng sĩ của các thiền sư trong phái thiền Trúc Lâm).

- Bài bạt trong bộ Đại Tạng kinh (in 1311-1320), soạn năm 1321.

Ngày 11 tháng 3 năm canh ngọ, Thượng hoàng Trần Minh Tông đến viếng tháp của tôn giả Pháp Loa ở chùa núi Thanh Mai, ngự bút ban thụy hiệu cho Pháp Loa là:’ Tịnh Trí Tôn giả”, đặt tên tháp là”Viên Thông” và cảm tác bài thơ:

 

Vãn Pháp Loa Tôn gi đ Thanh Mai t.

Thùy thủ trấn hòan dĩ  liễu duyên,

Giác Hoàng kim lũ đắc nhân Truyền.

Thanh sơn man thảo quan tàng lý,

Bích thụ thâm sương xác thoát thiền.

Dạ yểm giảng đường kim cổ nguyệt,

Hiểu mê trượng thất hữu vô yên.

Tương đầu châm giới ta phi tích,

Trác tựu ai chương thế lệ huyền.

Tạm dịch:

Viếng Tôn Gi Pháp Loa, Đề Chùa Thanh Mai

Đã hết nghiệp trần thỏng tay đi,

Tơ vàng Giác Hoàng được truyền y.

Phủ cỏ núi xanh, dép trong hòm,

Cây xanh sương phủ, ve lột xác.

Giảng đường dọi bóng trăng kim cổ,

Thiền thất mờ sương khói “có, không “.

Thương mến biết bao, ôi luyến nhớ,

Nhớ gương giáo hóa, lệ đầy mi!

 

3. TÔN GI HUYN QUANG (1254 - 1334)

 

Tôn giả Huyền Quang là vị Tổ thứ ba của phái thiền Trúc Lâm của Đại Việt. Các tài liệu xưa ghi hành trạng của Huyền Quang, và trong bia ở đền Trạng Nguyên tại thôn Phúc Lộc, xã Vạn Tư, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc); “Đệ Tam Tổ Lý Trạng Nguyên hành trạng“ do phó bảng Nguyễn Phẩm, tự Tôn Phủ, hiệu Vạn Xuyên, soạn năm Tự Đức thứ 18 (1865), cho chúng ta biết về gia tộc của Huyền Quang như sau:

Tiên tổ của Lý Đạo Tái là Lý Ôn Hòa, giữ chức Hành khiển dưới triều vua Lý Thần Tông (1128-1138). Ôn Hòa sinh Lương, Lương sinh Nhượng, Nhượng sinh Minh Doãn, Minh Doãn sinh Khâm, Khâm sinh Quang Dụ, Lý Quang Dụ đậu tiến sĩ đời nhà Trần, làm quan đến chức Chuyển vận sứ. Lý Quang Dụ sinh 04 trai: trưởng là Tráng, thứ là Tướng và Thành (đều đậu tiến sĩ), út là Huệ (tự Huệ Tổ) đậu cử nhân, là giám sinh trường Quốc tử giám theo đại quân đánh Chiêm Thành, có công, lấy vợ là bà họ Lê. Huyền Quang là con của Huệ Tổ và bà họ Lê.

Lý Ôn Hòa

 

Lý Lương

 

Lý Nhượng

 

Lý Minh Doãn

 

Lý Khâm

 

Lý Quang Dụ (tiến sỉ)

 

                              Tráng      Tướng     Thành    Huệ (Huệ Tổ)

 

                                                         Lý Đạo Tái (Huyền Quang).

HÀNH TRNG TÔN GI HUYN QUANG (1254-1334)

Tôn giả Huyền Quang là Tổ thứ ba của phái thiền Trúc Lâm ở Đại Việt, tên thật là Lý Đạo Tái hay Lý Tải Đạo, sinh năm Giáp Dần (1254) ở làng Vạn Tải, huyện Vũ Ninh, lộ Bắc Giang (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc).

Thân phụ là Lý Huệ, được gọi là Huệ Tổ, đậu thái học sinh (cử nhân), làm quan có công trong việc đánh Chiêm Thành, nhưng không ưa thích công danh, chỉ ưa ngao du sơn thủy, viếng danh lam thắng cảnh. Thân mẫu họ Lê, trước làm thủ từ ở chùa Ngọc Hoàng ở bản xã, là người hiền đức. Nhà ở phía Đông nam chùa này. Một hôm bà vào núi Chu Sơn hái thuốc, ngồi nghỉ ở miếu Ma Cô Tiên, chợp mắt chiêm bao thấy một con khỉ mặc áo vàng, bưng vầng mặt trời ném vào bụng bà. Về nhà bà thuật lại cho một vị tôn túc, vị nầy đoán là điềm có mang “quý tử “. Sau đó bà sinh đặt tên là Lý Đạo Tái.

Vào đêm sanh Lý Đạo Tái, trụ trì chùa Ngọc Hoàng là sư Huệ Nghĩa tụng kinh xong xuống phòng ngồi trên ghế trường kỷ chợt ngủ quên, nằm chiêm bao thấy trên chùa đèn đuốc sáng trưng, chư Phật tụ hội đông đủ, Kim cang, Long thần, Hộ pháp chật nứt, đức Phật chỉ Tôn giả A Nan bảo: “Ngươi thác sinh làm pháp khí cõi Đông“. Bỗng có tiểu đồng gõ cửa, sư Huệ Nghĩa chợt tỉnh giấc, làm bài kệ viết trên vách chùa:

Người mà vì đạo chớ tìm đâu,

Tâm minh Đức Phật, Phật đức tâm.

Mộng thấy điềm lành là cảm ứng,

Đời nầy ắt gặp bạn tâm đầu!

(Nhơn chi vi đạo khởi ta tầm,

Tâm đức Phật hề Phật đức tâm,

Huệ địch kiết tường vi ảnh hưởng,

Thử sanh tất kiến hảo tri âm !).

Thuở nhỏ Đạo Tái có dung mạo kỳ lạ, chí khí của bậc vĩ nhân cha mẹ rất yêu quý, dạy học văn chương, nghe một biết mười, có tài như bậc Á thánh (Nhan Hồi), nên được gọi là Tải Đạo.

Năm chín tuổi đã biết làm thơ văn, theo nho học để thi ra làm quan. năm 19 tuổi bắt đầu học thêm kinh sách Phật giáo.

Năm 20 tuổi (1273), Đạo Tái đậu kỳ thi hương (cử nhân). Năm sau, niên hiệu Bảo Thù thứ hai (1274), đời vua Trần Thánh Tông, Lý Đạo Tái đậu trạng nguyên. Trước đó, cha mẹ định cưới vợ cho ông nhưng ông không chịu, bấy giờ vua định gả công chúa Liễu Nữ, cháu của An Sinh vương Trần Liễu, ông cũng từ chối.

Lý Đạo Tái được bổ làm việc ở Hàn lâm viện. Ông giỏi văn chương, điển tích, trích dẫn kinh nghĩa chính xác và ứng đối mau lẹ, thường được cử tiếp đón sứ giả Trung Hoa, sứ giả phải nể phục. Ông cũng từng được cử đi sứ sang Trung Quốc.

Làm quan dưới ba triều vua Trần Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông suốt ba mươi năm, ông đệ đơn xin từ quan để tu hành mấy lần nhưng vua Anh Tông không chấp thuận.

Cuối năm Giáp Thìn (1304), Trúc Lâm Đầu Đà từ chùa Vân Yên trên núi Yên Tử về kinh thành để làm lễ thọ giới Bồ tát cho một số người trong Hoàng tộc và triều thần. Có lẽ trong dịp này, Huyền Quang xin từ quan và xuất gia thọ giới ở chùa Lễ Vĩnh, sau đến thọ giới với Thiền sư Bảo Phác ở chùa núi Vũ Ninh ở huyện nhà, pháp danh là Huyền Quang.

Năm Bính Ngọ (1306), Trúc Lâm Đầu Đà cử Pháp Loa làm giảng chủ chùa Báo Ân tại huyện Siêu Loại, trong buổi lễ chánh thức và long trọng, thiền sư Bảo Phác và Sa di Huyền Quang đều được tham dự. Vì vậy, Trúc Lâm Đầu Đà chọn Huyền Quang thay thế Pháp Loa theo giúp Phật sự cho Trúc Lâm.

Huyền Quang theo Trúc Lâm vân du hoằng hóa khắp nước, viếng các danh lam thắng cảnh, khuyên dân chúng hành “Thập Thiện“ (làm 10 điều thiện), bỏ các tục lệ thờ cúng tà thần và dâm thần…

Trúc Lâm Đầu Đà giao cho Huyền Quang biên soạn và hiệu chỉnh một số kinh sách cần thiết cho Giáo hội Phật giáo, tức phái thiền Trúc Lâm. Huyền Quang biên soạn các sách:

- Chư phm kinh: Tuyển tập những phẩm kinh trong các bộ kinh thiết yếu và thực dụng.

- Công văn tp: Tuyển tập các bài sớ, điệp… dùng trong các nghi lễ Phật giáo.

Trúc Lâm rất bằng lòng việc biên soạn sách của Huyền Quang, Trúc Lâm bút phê vào sách Thích khoa giáo, khen ngợi như sau: “Phàm các sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn (hay hiệu khảo rồi) thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa“. Trúc Lâm cho khắc in các sách này. Có lẽ các sách này cũng được in vào bộ Đại Tạng kinh đời nhà Trần.

Năm 1308, Trúc Lâm Đầu Đà viên tịch, Huyền Quang phụng mệnh vua, thay thế trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. trong thời gian ở chùa này, Huyền Quang sáng tác tác phẩm rất nổi tiếng là “Vịnh Vân Yên tự phú “ (bài phú vịnh chùa Vân Yên) và An Tử sơn cư am (ở am núi Yên Tử):

Am bức thanh tiêu lãnh,

Môn khai vân thượng tầng.

Dĩ can Long Động Nhật,

Do xích Hỗ Khê băng.

Bảo chiết vô dư sách,

Phù suy hữu sấu đằng.

Trúc Lâm đa túc điểu,

Qúa bán bạn nhàn tăng.

(Am lạnh lẽo cao ngất,

Cửa mở tận tầng mây.

Mặt trời soi Long Động,

Tuyết dầy che Hổ Khê.

Vụng về không mưu lược,

Gậy mây đỡ thân gầy.

Trúc Lâm nhiều chim ngủ,

Quá nửa bạn tăng nhàn).

Rằm tháng giêng năm Quý Sửu (1313), Tôn giả Huyền Quang về kinh đô Thăng Long thăm vua Trần Anh Tông, rồi đến chùa Báo Ân ở huyện Siêu Loại giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Sau đó, Tôn giả Huyền Quang dâng biểu xin phép vua cho về thăm cha mẹ và lập chùa Đại Bi ở phía Tây nhà, nằm về phía Đông chùa Ngọc Hoàng.

Trong việc xây dựng chùa Đại Bi, từ vua, quan cho đến dân chúng đều góp công đức bằng vàng bạc, tiền của rất nhiều. Khi chùa hoàn thành, Tôn giả Huyền Quang mở pháp hội bảy ngày đêm, dân chúng khắp nơi về tham dự hàng vạn người. Sau khi pháp hội hoàn mãn, Tôn giả đem tiền của còn lại cúng dường cho tăng ni các đạo tràng, bố thí cho những người nghèo khổ, lại mở một tiệc nhỏ mời họ hàng thân thích trong làng và bạn bè cố cựu, rồi biếu họ vàng bạc, vải vóc. Ngay sau bữa tiệc đó, Tôn giả trở về chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, bạn bè chí thân làm thơ đưa tiễn hơn 30 bài.

Chư Tăng ni theo học với Huyền Quang ở chuà Vân Yên đông đến hàng ngàn người. Trong thời gian Huyền Quang trụ trì chùa Vân Yên, nhiều người kính trọng đạo hạnh của ngài, nhưng có một vài cá nhân có vẻ ganh tỵ khi thấy Huyền Quang được Thượng hoàng Nhân Tông và vua Anh Tông thán phục nên có nhiều lời dị nghị, nhân đó nho thần Mạc Đỉnh Chi tâu với vua rằng : “Vẽ cọp thì vẽ da, làm sao vẽ tới xương được, biết người thì chỉ biết bề ngoài, làm sao biết được trong tâm. Xin bệ hạ cho lập kế thử nghiệm”. Vua liền sai cung nhân Điểm Bích hiệu là Tam Nương giả bộ lên chùa tu để tìm cách chinh phục Huyền Quang, thử xem có bị động tâm hay không ? Điểm Bích là cung nữ có sắc đẹp lại thông bác kinh sử. Vua nói : “Huyền Quang là vị sư có giới hạnh cao nghiêm, chưa từng có ý sắc dục, nhà ngươi đến chùa tìm hiểu. Nếu sư còn quyến luyến tình dục thì ngươi hãy dụ mà xin cho được kim tử bằng vàng đem về đây cho ta, nếu man trá thì bị tội “. Kim tử này là vật báu mà vua đã tặng cho Huyền Quang ngày trước. Năm Quí Sửu (1313), Điểm Bích cùng một tiểu tỳ lên chùa Vân Yên gặp một ni sư già, Bích xin xuất gia học đạo, Ni sư chấp chận cho ở lại tập sự, sai bảo trà nước sớm trưa.

Một hôm, tôn giả Huyền Quang thấy dung mạo Điểm Bích biết Bích không phải là người có tâm theo học đạo, tu hành nên gọi Ni sư lên quở trách. Điểm Bích thấy Tôn giả có giới hạnh nghiêm minh, khó dùng sắc đẹp để chinh phục, nên nảy sinh ra mưu kế khác. Một hôm, Điểm Bích khóc than với Ni sư nói rằng : Cô là con quan huyện Thừa, thâu thuế xong thì bị ăn cướp đoạt hết số tiền thuế, nếu đến kỳ hạn không có đủ tiền đền thì sẽ bị tội và bị tịch biên gia sản. Ni sư kể lại sự việc cho chư tăng ni ở chùa nghe, Tôn giả Huyền Quang định về triều đình xin tội cho cha Điểm Bích nhưng có một sư nói : “Pháp luật là pháp luật, để mất của công thì phải chịu tội, không nên vì tình riêng mà can thiệp, như vậy pháp luật không còn được tôn trọng. Tốt hơn hết là chúng ta quyên tiền giúp cho cô ấy”. Đồ chúng trong chùa, ai cũng góp tiền cho, Huyền Quang lấy Kim tửû mà vua đã ban đưa cho Điểm Bích.

Sau khi nhận được Kim tử, Điểm Bích trở về cung vua, tâu với vua sự việc khác đi như sau : “Thần thiếp đến chùa xin tu, Ni sư cử thiếp hầu trà nước cho sư Huyền Quang. Một tháng trôi qua, Sư chưa từng nhìn hỏi thiếp. Một đêm kia, Sư lên chánh điện tụng kinh đến khuya, Sư và đại chúng về tăng phòng nghỉ, thiếp đến cạnh tăng phòng của sư để nghe động tịnh, thì nghe Sư ngâm bài thơ Nôm như sau :

Vằng vặc trăng mai ánh nước,

Hiu hiu gió trúc ngâm sênh,

Người hòa tươi, tốt cảnh hòa lạ,

Màu Thích Ca nào thử hữu tình.

Sư ngâm bài này ba lần, thiếp vào phòng xin tạ từ về thăm cha mẹ, nói rằng năm tới sẽ lên học đạo. Sư lưu thiếp lại một đêm, tặng thiếp Kim tử.

Vua nghe xong không vui, tự trách: Việc này nếu xảy ra đúng sự thật thì chính ta là người thả lưới bắt chim, còn nếu sự việc xảy ra không đúng thật như thế thì không thể nào tránh được sự nghi ngờ về Tôn giả Huyền Quang.

Vua liền mở đại hội Vô Già thỉnh Huyền Quang về làm chủ lễ. Trên bàn cúng bày đầy đủ lễ vật, lục phẩm, ngũ cúng, ca sa, pháp y và cả các tạp vật như vàng bạc châu báu… Huyền Quang biết mình bị hàm oan, nhưng vẫn thản nhiên khai đàn, ngửa mặt lên trời thổi một hơi, lên đàn ba lượt, xuống đàn ba lượt, vọng bái thánh hiền mười phương, tay trái cầm bình bạch ngọc, tay phải cầm nhành dương xanh, mật niệm thần chú rưới nước khắp trên dưới pháp điện. Bỗng thấy một đám mây đen hiện lên, bụi bay đầy trời, không gian mù mịt. Một lát trời sáng lại, mọi tạp vật như vàng bạc châu báu đều bị bay mất hết, chỉ còn lại hương đăng và lục cúng. Ai ai cũng thất sắc kinh hoàng. Vua thấy đạo pháp của tôn giả Huyền Quang thấu cả trời đất, liền rời chỗ ngồi quỳ lạy tạ lỗi… Từ đó vua càng thêm tôn kính Tôn giả.

Khoảng năm 1313, Tôn giả Huyền Quang về trụ trì chùa Ninh Phúc (hiện nay được gọi là chùa Bút Tháp hay chùa Nhạn Tháp), cho trùng tu lại chùa, xây tháp chín từng gọi là: “Tòa Cửu phẩm Liên hoa “. Tháp có tám mặt có thể xoay quanh trục, phật tử đi kinh hành quanh tháp vừa trì chú hay niệm Phật vừa quay tháp xung quanh trục (hình thức Mật tông và Tịnh độ).

Sau đó Tôn giả Huyền Quang về trụ trì chùa Thanh Mai sáu năm. Tiếp theo đó Tôn giả Huyền Quang về trụ trì chùa Tư Phúc hay chùa Hun ở Côn Sơn (huyện Chí Linh ) được lập từ đời nhà Lý, Trúc Lâm Đầu Đà và Pháp Loa đã từng thuyết pháp, hoằng hóa ở chùa này.

Năm 1330, Tôn giả Pháp Loa thị tịch ở chùa Quỳnh Lâm, Tôn giả Huyền Quang kế thế Pháp Loa lãnh đạo phái thiền Trúc Lâm trở thành vị tổ thứ ba, nhưng vẫn trụ trì chùa Tư Phúc cho đến ngày viên tịch.

Tôn giả Huyền Quang ở chùa Côn Sơn những năm cuối cùng của cuộc đời. Cảnh thanh tịnh và tươi đẹp của Côn Sơn đã là đề tài cho nhiều vua chúa và nhà thơ nổi tiếng, Tôn giả Huyền Quang cũng có bài thơ thất ngôn tứ tuyệt trác tuyệt như sau :

Đức bạc thường làm kế Tổ đăng,

Không giao Hàn Thập khởi oan tăng,

Tranh như trục bạn qui sơn khứ,

Điệp chương trùng loan vạn vạn tăng

( Thẹn mình đức mỏng nối Đèn Tổ,

Luống cho Hàn Thập sinh oán hờn,

Cùng với bạn đạo về non vắng,

Rừng núi phủ quanh vạn vạn từng).

Ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334), Tôn giả Huyền Quang tịch ở chùa núi Côn Sơn, thọ 81 tuổi. Vì vậy ở chùa Hun từ xưa đến nay đều mở lễ hội giỗ tổ vào ngày 23 tháng Giêng, Phật tử khắp nơi về dự lễ rất đông.

Ngày 24 tin đó mới về đến quê nhà. Vì vậy, chùa Đại Bi ở làng Vạn Tải, nơi quê nhà, cúng giỗ Tổ Huyền Quang vào ngày 24 tháng Giêng.

Thượng hoàng Trần Minh Tông phong hiệu cho Huyền Quang là : “ Trúc Lâm đệ tam đại“, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn giả.

Đồ chúng xây tháp trên núi Côn Sơn thờ cúng.

Tác phẩm của Tôn giả Huyền Quang :

- Ngọc Tiên tập

- Một số bài thơ được chép lại trong sách “Vit Âm thi tp của Phan Phù Tiên (3 bài), “Toàn Vit thi lc của Lê Quí Đôn (24 bài), “Hoàng Vit thi tuyn của Bùi Huy Bích (7 bài).

- Chư phm kinh

- Ph Tu ng lc ( biên soạn lại các ngữ lục của Tôn giả Pháp Loa).

- Bo đnh hành trì bí ch toàn chương (hay Bo đnh hành trì) hay Thích th Bo Đỉnh Hành Trì Bí Ch Toàn Chương.

- Pht môn công văn tr thành: Tôn giả Huyền Quang biên lục theo định bản của Tôn giả Pháp Loa.

- Thích khoa giáo

-Đon sách lc: Trong sách này có bản niên phổ ghi chép về hành trạng của Tôn giả Pháp Loa do Huyền Quang khảo đính và thị giả Trung Minh sao chép lại.

Hành trạng của Tôn giả Huyền Quang được ghi chép trong sách “T gia thc lc. Nhưng vào thời nhà Minh đô hộ Đại Việt, Thượng thư Hoàng Phúc qua cai trị, lấy đem về Trung Quốc. Sau đó, Hoàng Phúc thường nằm mơ thấy Tôn giả Huyền Quang bảo phải gởi trả sách này lại cho bản quốc. Nhưng cho đến đời con cháu của Hoàng Phúc cũng chưa gặp cơ hội thuận tiện để gởi trả sách này. Do đó, nguyện xin lập chùa “An Nam Thiền sư Huyền Quang tự “ tại làng mình để thờ. Chùa này rất linh ứng, cầu đảo đều được ứng nghiệm. Mãi đến khoảng niên hiệu Gia tĩnh nhà Minh (1522-1528), cháu bốn đời của Hoàng phúc là Hoàng Thừa Tổ cũng thường nằm mộng thấy Tôn giả Huyền Quang bảo phải gởi trả sách về nước nên đã cho Tô Xuyên hầu Lê Quang Bí đem về. Tô Xuyên hầu đi sứ sang nhà Minh bị giữ lại Trung Quốc 19 năm mới được cho về. Trình Tuyền hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân đến chúc mừng đoàn sứ giả về nước, nhận được sách này. Sau đó, Trình Tuyền hầu có làm văn chú thích sách này.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập