Academia.eduAcademia.edu
Ðại học Quốc gia Hà Nội Trường Ðại học Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Văn học / Bộ môn Hán Nôm Phùng Minh Hiếu Tuần Cai biệt thự hợp tập (Q.10) Bước đầu khảo sát, phiên dịch, chú thích, giới thiệu văn bản và nhận xét về phong cách nghệ thuật Khoá luận tốt nghiệp Ngành Hán Nôm Khoá 2000 - 2004 Hệ Chính qui MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Đối tượng nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Kết quả bước đầu đạt được của khoá luận 5. Bố cục khoá luận CHƯƠNG 1: QUYỂN THƠ SỐ 10 TRONG “TUẦN CAI BIỆT THỰ HỢP TẬP” CỦA QUÂN BÁC, VÀI NÉT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN BẢN HỌC Lời dẫn 1. Xuất xứ, lai lịch văn bản 2. Quyển thơ số 10 với những quyển thơ khác 3. Vấn đề dịch thuật và công bố văn bản quyển thơ 10 CHƯƠNG 2: BƯỚC ĐẦU TIẾP CẬN “TUẦN CAI BIỆT THỰ HỢP TẬP” (Q.10) VỚI TƯ CÁCH MỘT VĂN BẢN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ Lời dẫn 1. Về thể loại, vần thơ và luật bằng trắc 2. Về từ ngữ và một số nét liên quan đến nội dung thơ Quân Bác 3. Một vài suy nghĩ về cách tổ chức các lượng ngữ nghĩa trong những bài thơ của quyển thơ 10 2 2 5 6 7 8 9 9 25 29 35 37 47 64 PHẦN KẾT LUẬN 77 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 1. Bản chụp nguyên bản chữ Hán quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập của tác giả Quân Bác (Bản in A.2985/3) 2. Công bố bản dịch và chú giải cho toàn bộ 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 3. Bảng tra từ ngữ cho 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 86 86 86 86 2 • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • PHẦN MỞ ĐẦU Với tư cách là sinh viên đại học năm thứ tư, chúng tôi đi vào thực hiện khoá luận này nhằm hoàn thành chương trình đào tạo Đại học 4 năm chuyên ngành Hán Nôm hệ chính qui. Thời gian từ khi tiếp cận đề tài cho đến lúc khoá luận hoàn thành là 3 tháng (từ ngày 24/02/2004 đến ngày 28/05/2004). Mục đích của việc thực hiện khoá luận, một mặt, là tổng kết toàn bộ các tri thức, kĩ năng mà sinh viên đã tiếp thu, tích lũy trong quá trình học tập, rèn luyện; vận dụng, phát huy, bổ sung những tri thức, kĩ năng này trong thực hiện thực tế một đề tài khoa học; mặt khác, là tiền đề trực tiếp cho quá trình nghiên cứu khoa học sau này trên mọi phương diện (thái độ tác phong khoa học, định hướng nghiên cứu, thao tác nghiên cứu…). Vì mục đích thứ hai của việc thực hiện khoá luận, chúng tôi thấy cần phải tự xác định trách nhiệm khoa học đối với công việc đang tiến hành, cho dù đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học, hay đúng hơn đây chỉ là một bước “tập dượt làm nghiên cứu khoa học”. 1. Lí do chọn đề tài Được sự gợi ý và chỉ dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoá luận - PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh, chúng tôi đã tiếp cận văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập âʝDˆfʦ, tác giả: Hoàng tử thứ tư (con vua Thiệu Trị) Nguyễn Phúc Hồng Y ʛǑŰ% (1833 - 1877), tự là Quân Bác hW. Đây là bộ tổng tập thơ văn của một tác gia văn học thời Nguyễn. Việc lựa chọn hướng nghiên cứu nhằm vào văn bản này xuất phát từ mấy nhìn nhận sau: - Mảng văn học thời Nguyễn đã được nghiên cứu khá nhiều và công phu nhưng chưa toàn diện. Một trong những biểu hiện của sự chưa toàn diện này ở chỗ còn khá nhiều di sản thơ văn Hán Nôm thời Nguyễn chưa được Phần mở đầu • 3 Khoá luận tốt nghiệp *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • chuyển dịch và công bố, đồng nghĩa với việc chưa được chú ý nhiều trong nghiên cứu, mà Tuần Cai biệt thự hợp tập thuộc về một trường hợp như thế. - Những năm gần đây, trong việc nhìn nhận đánh giá lại nhà Nguyễn trên mọi phương diện, đặc biệt là mặt lịch sử - văn hoá, và trong công cuộc khai thác bảo tồn cố đô Huế, văn hoá Huế, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu, học giả quan tâm đến “nghệ thuật cung đình Huế” nói chung và bộ phận “văn học cung đình Huế” nói riêng. Những áng văn chương có nội dung quan hệ với triều đình, do các tác gia văn học sáng tác trong những năm tháng của nhà Nguyễn, có chức năng sinh hoạt thực hành hướng về cung đình với phương thức lưu truyền, ấn bản ở phạm vi cung đình, nói chung thường được qui về “văn học cung đình Huế”1. Tác giả của Tuần Cai biệt thự hợp tập là hoàng tử thứ tư con vua Thiệu Trị - về xuất thân, ông thuộc dòng dõi hoàng tộc. Cuộc đời thơ văn của Nguyễn Phúc Hồng Y nằm trọn vẹn trong những năm Tự Đức - về bối cảnh sáng tác, đây là những văn chương của giai đoạn Nguyễn triều. Từ những năm Gia Long cho đến thời Tự Đức, khi bước lên ngai vàng là những ông vua đều “hay chữ và có thi tập cả” [5] thì dù là tác động trực tiếp hay không trực tiếp, nhưng đã hiện hữu một sự thực rằng: kề cận bên những ông vua ấy có hàng loạt các hoàng thân, hoàng tử, các đại thần, quan lại “trọng chữ”, “biết chữ”, hẳn là không thiếu những người “hay chữ” và có cả trước tác nữa - đó là chưa kể đến giá trị không phải không đáng kể về chất lượng, số lượng của những trước tác ấy. Hồng Y Quân Bác và thi văn tập của ông là sản phẩm của những thời như thế… Những người cùng thời với ông - vua Tự Đức, Tuy Lí vương Miên Trinh… đều biết đến và từng ngợi 1 Sử dụng khái niệm “văn học cung đình Huế”, chúng tôi đã dựa trên cách hiểu phổ biến của nhiều nhà nghiên cứu, học giả hiện nay. Khoá luận tạm thời chưa đi vào “văn học cung đình Huế” như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Chúng tôi đưa vào thuật ngữ này chủ yếu từ góc nhìn “văn học cung đình Huế” như một bộ phận trong tổng thể các loại hình nghệ thuật có đặc điểm xác định được khi lấy “cung đình” làm tính chất và được thừa nhận là sản phẩm của xứ Huế dưới triều Nguyễn. Phần mở đầu • Khoá luận tốt nghiệp 4 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • khen thơ văn của ông. Thơ văn Quân Bác đã viết ra ở chốn cung đình và trước hết dành cho cung đình. Trên mấy khía cạnh ấy, ông là một tác gia cung đình. Nhìn nhận Tuần Cai biệt thự hợp tập với tư cách một tác phẩm văn học thời Nguyễn và chú ý tới vai trò tác gia văn học cung đình của tác giả hợp tập, ít nhất từ hai phương diện này, Tuần Cai biệt thự hợp tập của tác giả Hồng Y Quân Bác là một vấn đề còn rộng mở cho nghiên cứu. Đến nay, Tuần Cai biệt thự hợp tập là một bộ tổng tập chưa được chuyển dịch ra tiếng Việt hiện đại1. Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi đã tiến hành dịch trọn vẹn và chú thích cho một quyển thơ2 trong hợp tập của Quân Bác - quyển thơ số 10 với tổng số 51 bài thơ. Vấn đề văn bản của tập sách, chúng tôi sẽ còn bàn đến trong những phần sau, nhưng có một điểm liên hệ tới việc định hướng đề tài khoá luận cần nói ngay, đó là: Tuần Cai biệt thự hợp tập là tổng tập gồm hai phần rất rõ rệt, một phần thơ và một phần văn (hay nói đúng hơn là các thể loại khác thơ). Quyển 1 của Tuần Cai biệt thự hợp tập cung cấp cho chúng ta một mục lục (chúng tôi đã kiểm tra và thấy rằng mục lục này nói chung “sít sao” với phần nội dung văn bản), trong đó, riêng phần thơ là 25 quyển, tập hợp các sáng tác thơ của Quân Bác liên tục trong 26 năm, mỗi một quyển thơ tương ứng với thơ do Quân Bác sáng tác trong một năm. Tính liên tục về thời gian của hợp tập và việc chuyển dịch trọn vẹn một quyển thơ như chúng tôi đã làm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới giải mã một số vấn đề liên quan đến nội dung và hình thức của thơ Quân Bác. Chúng tôi cho rằng, mỗi một quyển thơ với tư 1 Như được biết, trước khi chúng tôi tiếp cận đề tài này, anh Vũ Huy Vĩ - học viên lớp Cao học ngành Hán Nôm đã và đang thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài “Tuần Cai biệt thự hợp tập”, một số vấn đề tác gia tác phẩm. Trong luận văn của mình, về phần chuyển dịch, anh đã thực hiện theo cách thức tuyển dịch, chọn dịch (tức là văn bản chưa được dịch trọn vẹn nguyên bộ). 2 “Một quyển thơ” cũng như cách nói một tập sách trong tổng tập ngày nay. Phần mở đầu • Khoá luận tốt nghiệp 5 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • cách là một tập hợp các sáng tác thơ trong thời gian một năm tròn đủ tư cách là một chỉnh thể độc lập bậc thấp, trong đó mỗi một bài thơ là một yếu tố của chỉnh thể đó. (Tất nhiên, không thể không ghi nhớ rằng, tới lượt mình, mỗi quyển thơ này vẫn luôn luôn tồn tại như một yếu tố trong cả một chỉnh thể là Tuần Cai biệt thự hợp tập của Quân Bác). Như vậy, qua việc chuyển dịch văn bản, nếu đi vào phân tích văn bản, chúng ta có khả năng khái quát một số đặc điểm của quyển thơ số 10 của Quân Bác. Việc làm này có hai hệ quả: 1/. Nếu mở rộng nghiên cứu trên tổng thể hợp tập, chúng ta có thể sử dụng các đặc điểm này như một dạng “thuốc thử” để xem xét các quyển thơ khác trong cùng hợp tập. Các đặc điểm này (hoặc một vài đặc điểm nào đó) nếu thống nhất hoặc nếu có sai lệch thì sẽ đều đưa đến những thông tin thi pháp, phong cách học thú vị. 2./ Chúng tôi dự tính rằng có một tích hợp các đặc điểm, tính chất nào đó để làm thành một phong cách văn học của những “tác gia cung đình nhà Nguyễn” (chủ yếu là giai đoạn Thiệu Trị đến Tự Đức). Hồng Y Quân Bác là một tác gia cung đình, sáng tác của ông có thể hiện một vài đặc điểm, tính chất nào đó trong cái tích hợp mà chúng ta đang muốn tìm kiếm kia không? 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là quyển thơ số 10 trong Tuần Cai biệt thự hợp tập của hoàng tử thứ tư (con vua Thiệu Trị) Nguyễn Phúc Hồng Y, tự là Quân Bác. Cùng một đối tượng, có thể nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau tùy theo lí do tiến hành đề tài cũng như mục đích nghiên cứu. Với lí do chọn đề tài cũng như những mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng tôi triển khai xem xét đối tượng nghiên cứu trên hai khía cạnh sau: Thứ nhất, tìm hiểu mặt văn bản học của văn bản quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập. Thứ hai, nhận dạng một vài đặc điểm về chữ Hán và kho từ ngữ trong liên hệ với những xu hướng nội dung thơ, phong cách nghệ thuật thơ Phần mở đầu • Khoá luận tốt nghiệp 6 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • của Tuần Cai biệt thự hợp tập trên tư liệu quyển thơ 10. Với những khía cạnh nghiên cứu này, có thể tạm rút ra mấy đặc điểm sau của đối tượng nghiên cứu: - Đây là một vấn đề mới, còn đang bỏ trống trong nghiên cứu. Việc chuyển dịch Tuần Cai biệt thự hợp tập, trước mắt là chuyển dịch từng phần (khoá luận thực hiện dịch trọn vẹn quyển thơ số 10) là một việc làm cần thiết. - Quan sát thơ ca của một bộ phận di sản văn chương của một tác giả văn học theo hướng khảo sát các biểu hiện ngôn từ là cách làm hữu ích, có hiệu quả trong việc hướng tới tìm kiếm các biểu hiện phong cách thi ca. Trong khi triển khai các thao tác nghiên cứu, chúng tôi luôn chú ý trước hết là tính cụ thể của đối tượng nghiên cứu - tức là cần phải đi vào làm càng chi tiết càng tốt các vấn đề văn bản học, văn bản ngôn từ của bản thân quyển thơ 10 - là đối tượng của đề tài khoá luận. Nhưng cũng không nên bỏ qua khả năng khai triển nghiên cứu đối tượng. Chẳng hạn, khi xem xét quyển thơ 10 trên tư cách văn bản ngôn từ - văn bản nghệ thuật, khoá luận của chúng tôi chủ yếu đi vào lĩnh vực từ vựng và các kiểu tổ chức từ ngữ. Chúng tôi cho rằng hướng đi này dù mới chỉ được triển khai trên một “mẫu” khảo sát khiêm tốn (chỉ một quyển thơ) nhưng từ quá trình giải quyết các vấn đề của đối tượng này, chúng ta sẽ thâu nhận được nhiều bài học nghiên cứu và thông tin khoa học bổ ích cho sau này đi đến tìm hiểu thơ và phong cách thơ, thi pháp thơ trung đại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Bất kì đề tài khoa học nào khi đi vào thực thi đều sử dụng tập hợp các phương pháp, thao tác nghiên cứu. Tất nhiên, trong tập hợp đó, một số phương pháp, thao tác khoa học có tác dụng quan trọng, quyết định đối với đề tài sẽ được xác định là công cụ chính, công cụ chủ đạo. Công việc đầu tiên của khoá luận là chuyển dịch văn bản từ tiếng Hán sang tiếng Việt hiện đại, trong đó yêu cầu tối thiểu là sử dụng các thao tác văn bản học, phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích văn bản học. Để thiết lập lại kho từ ngữ của tác giả Quân Bác Phần mở đầu • Khoá luận tốt nghiệp 7 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • trong quyển thơ số 10 của ông, chúng tôi thực hiện thống kê toàn bộ từ ngữ, lập danh sách từ ngữ, phân tầng ngữ nghĩa và giải thích các từ ngữ của danh sách được lập. Căn cứ vào quá trình giải mã văn bản và thống kê từ ngữ, một mặt, chúng tôi sẽ xác định các thông tin văn bản học, những chỗ còn chưa đủ bằng cớ khoa học thì sẽ được nêu lên dưới dạng giả thuyết; mặt khác, chúng tôi cố gắng đưa ra một số nhận xét về đặc điểm từ ngữ có liên hệ xu hướng nội dung thơ Quân Bác. Ở những chỗ cần thiết, chúng tôi có sử dụng tới các thao tác sơ đồ hoá, mô hình hoá để tăng sức thuyết minh cho nội dung vấn đề. 4. Kết quả bước đầu đạt được của khoá luận Qua ba tháng lao động nghiêm túc, khoá luận tốt nghiệp với đề tài Tuần Cai biệt thự hợp tập (Q.10) - Bước đầu khảo sát, phiên dịch, chú thích, giới thiệu văn bản và nhận xét về phong cách nghệ thuật đã hoàn thành và đạt được một số kết quả sau: - Xác định được các đặc điểm về văn bản học của quyển thơ 10 (tác giả, thời gian sáng tác, người biên tập hiệu đính cho tác phẩm… ), đồng thời cung cấp được một số dữ liệu văn bản học hữu ích cho việc nghiên cứu theo hướng văn bản học trên toàn diện Tuần Cai biệt thự hợp tập (thông tin chữ húy, thể thức trình bày ở mỗi quyển thơ…) - Lần đầu tiên giải mã, chú giải và công bố 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập của tác giả Nguyễn Phúc Hồng Y Quân Bác. - Thực hiện và công bố một bảng tra dưới dạng từ điển cho toàn bộ chữ nghĩa của 51 bài thơ trong quyển thơ 10. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá, chúng tôi đã đưa ra một số thông tin ngôn ngữ - thi pháp - phong cách học có biểu hiện ở quyển thơ 10 của Quân Bác. Vừa miêu tả các biểu hiện ngôn từ mang lượng thông tin thi pháp, chúng tôi vừa có nhận xét, đoán định trong mức độ có thể. Phần mở đầu • Khoá luận tốt nghiệp 8 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 5. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, để thực hiện đề tài Tuần Cai biệt thự hợp tập (Q.10) - Bước đầu khảo sát, phiên dịch, chú thích, giới thiệu văn bản và nhận xét về phong cách nghệ thuật, khoá luận tốt nghiệp được triển khai thành các nội dung chính sau đây: ! Quyển thơ 10 trong Tuần Cai biệt thự hợp tập, vài nét nhìn từ góc độ văn bản học " Xuất xứ, lai lịch của văn bản quyển thơ 10 " Quyển thơ số 10 với những quyển thơ khác " Vấn đề dịch thuật và công bố văn bản quyển thơ 10 ! Tuần Cai biệt thự hợp tập (quyển 10), bước đầu tiếp cập với tư cách một văn bản nghệ thuật ngôn từ " Về thể loại, vần thơ và luật bằng trắc " Về từ ngữ và một số nét liên quan đến nội dung thơ Quân Bác " Một vài suy nghĩ về cách tổ chức các lượng ngữ nghĩa trong Tuần Cai biệt thự hợp tập (quyển 10) Sau các nội dung chính, khoá luận của chúng tôi sẽ cung cấp 3 phụ lục với những vấn đề sau: ! Bản chụp nguyên bản chữ Hán quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập của tác giả Quân Bác (Bản in A.2985/3). ! Công bố bản dịch và chú giải cho toàn bộ 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10. ! Bảng tra từ ngữ cho 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10. 9 • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Chương 1: QUYỂN THƠ SỐ 10 TRONG “TUẦN CAI BIỆT THỰ HỢP TẬP” CỦA QUÂN BÁC, VÀI NÉT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN BẢN HỌC Lời dẫn Nội dung cơ bản của chương 1 là hướng tới vài điểm quan trọng về văn bản quyển thơ 10 nhìn từ góc độ văn bản học. Chúng tôi sẽ lần lượt đề cập tới ba vấn đề chính: Xuất xứ lai lịch văn bản, trong đó khảo sát văn bản quyển thơ 10 ở những khía cạnh như quá trình hình thành tập sách, xác định về người làm công tác biên tập hiệu đính cho sách, vấn đề kiêng húy và vấn đề khắc in của văn bản; kết cấu bố cục của văn bản quyển thơ 10 trong liên hệ với những quyển thơ khác của Tuần Cai biệt thự hợp tập; cuối cùng là vấn đề dịch thuật và công bố văn bản. Bên cạnh một số vấn đề văn bản học lí thú còn đang để “mở”, những kết quả thu được của chương I có thể chưa nhiều nhưng đủ để chúng ta có những nhìn nhận cụ thể, trực tiếp đối với đối tượng đề tài khoá luận. 1. Xuất xứ, lai lịch văn bản 1.1. Tuần Cai biệt thự hợp tập, bản in - bản viết - bố cục văn bản. Trong khoá luận này, chúng tôi coi “quyển thơ số 10” là một văn bản, và là “văn bản con” nằm trong một tổng thể lớn hơn - văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập. Trên phạm vi rộng, văn bản quyển thơ 10 có lai lịch gắn liền với xuất xứ của văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập. Ở phạm vi hẹp hơn, chúng tôi sẽ đề cập đến tính chỉnh thể tự thân của văn bản và mối tương quan của văn bản quyển thơ 10 với những quyển thơ hoặc quyển văn khác trong hợp tập tác phẩm của Quân Bác. Chương 1 • 10 Khoá luận tốt nghiệp *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Trước hết, nói về văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập. Ở thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, hiện nay còn lưu giữ hai văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập - một bản in và một bản viết. Tham khảo Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu [13] và qua thực tế xem xét văn bản tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi thấy tình hình hai văn bản này đại thể như sau: Văn bản in Văn bản viết Kí hiệu : A.2985 A.377 Số tập, số trang : 4 (608 trang) 1 (472 trang) Khổ giấy : 27.5×16.5cm 31.5×22.5cm Cả hai văn bản đều mang kí hiệu thuộc phân kho A - là kho sách do Học viện Viễn Đông bác cổ của Pháp đặt tại Hà Nội sưu tầm và chuyển lại cho Thư viện Khoa học xã hội năm 1958 (sau này kho sách Hán Nôm của Thư viện Khoa học xã hội được nhập về thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm như hiện nay). Trên các văn bản này, chúng ta có thể nhìn thấy rõ nét các dấu hình bầu dục đóng bằng mực xanh hoặc đen của Viện Viễn Đông bác cổ. Tuy nhiên, cả bản in và bản viết đều không có dòng chữ nào ghi lại chính xác thời gian văn bản được chép hoặc được khắc in. So sánh nội dung văn bản, chúng tôi nhận thấy giống nhau về đại thể, có chăng chỉ là một số chi tiết khác biệt. Cách sắp xếp thứ tự các phần, mục trong cả hai văn bản nói chung đều giống nhau. Cách trình bày “đài chữ” hay còn gọi là “du cách” (theo kiểu cách ra một khoảng trắng trong cột viết) trong phần chép nội dung thơ hoặc văn cũng giống nhau. Có thể thấy rằng, Tuần Cai biệt thự hợp tập thuộc loại văn bản khá thống nhất. Chúng tôi đã lựa chọn bản in làm tư liệu gốc phục vụ đề tài khoá luận này, khi thật cần thiết văn bản viết được sử dụng làm tài liệu tham khảo, đối chiếu, so sánh. Lí do chủ yếu vì một trong những yêu cầu đặt ra cho khoá luận là dịch thuật một phần (quyển thơ 10) trong Tuần Cai biệt thự hợp tập. Chúng tôi chọn văn bản in là văn bản mang tính quan phương, tính ổn Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 • 11 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • định hơn. Đó là chưa kể việc hầu như có thể nhận định rằng văn bản viết là văn bản xuất hiện muộn hơn1. Ngoài hai văn bản nằm tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi được biết gia đình ông Nguyễn Quí Tiết ở thành phố Huế hiện còn lưu giữ một bản chép tay Tuần Cai biệt thự hợp tập của Nguyễn Phúc Hồng Y Quân Bác. Chúng tôi đã được xem một lượt văn bản này, nội dung và kết cấu nói chung thống nhất với hai bản thuộc kho sách Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Song, đây là một văn bản đòi hỏi không ít công tác văn bản học và cũng là văn bản có trữ lượng thông tin văn bản học đáng kể. Trong khuôn khổ khoá luận, chúng tôi tạm thời chưa khảo sát đến văn bản chép tay này2. Đến đây, chúng ta tập trung chú ý tới văn bản in - là văn bản lấy làm tư liệu gốc cho đề tài nghiên cứu của khoá luận. Văn bản in A.2985 là một bộ sách 4 tập, trong đó: Tập 1: Trang đầu tiên đề “Tuần Cai biệt thự hợp tập âʝDˆfʦ” Bài tựa do Tuy Lí vương Miên Trinh viết. Ngự chế thi: Thơ ngự chế của vua Tự Đức và các thi phẩm ứng hoạ giữa vua Tự Đức, Quân Bác và một số nhân sĩ khác. Mục lục (Sắp xếp các quyển thơ theo số thứ tự, năm sáng tác, liệt kê các thể thơ hoặc thể văn được sử dụng và số lượng bài thơ sử dụng các thể loại đó) Ngự chế văn: Bài văn vua Tự Đức viết khi Kiến Thụy công Nguyễn Phúc Hồng Y qua đời. 1 Bản chép tay là một bản sao chụp lại trên giấy trắng khổ A4, chữ nghĩa rõ ràng. Ở kho sách Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi còn thấy những quyển sách khác có kiểu chữ, khổ giấy, loại giấy, cách đóng bìa như vậy. Chúng tôi cho rằng đây có lẽ là bản chụp lại (photocopy) từ một bản viết mà Viện Viễn Đông bác cổ đã thuê chép. Rất tiếc là chúng tôi chưa có hiểu biết nhiều về việc Viện Viễn Đông bác cổ thuê chép sách như thế nào, những cuốn sách mà Viện Viễn Đông bác cổ thuê chép được viết trên loại giấy như thế nào, kích cỡ khổ giấy ra sao... Ở đây, chúng tôi dè dặt nêu nhận xét như vậy. 2 Và chúng tôi cũng rất vui mừng được biết rằng, trong luận văn tốt nghiệp cao học của anh Vũ Huy Vĩ (như đã nói ở trên) sẽ giới thiệu và công bố văn bản trên. Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 12 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Văn (Tuần Cai biệt thự văn sao âʝDˆĔĄ) quyển 1 + 2 Thi (Tuần Cai biệt thự thi sao âʝDˆɛĄ) quyển 1 đến quyển 4 Tập 2: Thi quyển 5 đến quyển 9 Tập 3: Thi quyển 10 đến quyển 18 Tập 4: Thi quyển 19 đến quyển 25 Các tập 2,3, 4 có trật tự sắp xếp thống nhất, ổn định. Riêng tập 1, phần sắp xếp thứ tự trang sách có phần lộn xộn, chúng tôi ngờ rằng sự lộn xộn này là do người sau nhầm khi đóng lại sách (vì số thứ tự trang ở biên sách vẫn rất chính xác), và cũng đã để bị mất một số trang. Đối chiếu với bản viết A.377, chúng ta hoàn toàn có thể khôi phục lại trật tự vốn có của tập 1 bản in A.2985. Mặc dù đối tượng nghiên cứu của khoá luận là quyển thơ 10, nằm trọn vẹn trong tập 3 của bản A.2985 (tức là không liên quan trực tiếp đến tập 1) nhưng nhân đây chúng tôi cũng ghi lại “cái thứ tự bị lẫn lộn hiện trạng” của văn bản. Tập 1 (A.2985/1): Bài tựa - Ngự chế Tứ tế tứ đệ Kiến Thụy quận vương văn - Ngự chế thi Quí Đông tân tình hậu uyển tập xạ, dữ Tùng Thiện công Miên Thẩm, Kiến Thụy công Hồng Y liên cú (Thập lục vận) - Chu trung liên cú - Hạnh Thuận An tấn Trấn Hải thành duyệt thị diễn phóng đại bác dữ Kiến Thụy công Hồng Y, hoàng tử Ưng Chân liên cú - Tứ đệ Kiến Thụy công Hồng Y tứ thập thọ thời thơ dĩ tứ chi - Kí vấn Tuy Lí, Kiến Thụy nhị công hí tác hồi văn - Kinh qua Anh Sơn Quận công cựu trạch - Tuần Cai biệt thự: Thi sao mục lục, Văn sao mục lục. Văn quyển 1: Dữ Quảng Khê tẩu thư - Nhân luận ứng chế - Nghĩ Nguyên đạo ứng chế (từ tờ 1 đến tờ 6). Thi quyển 1 - (nội dung thi quyển 1)- trang đề kết thúc Thi quyển 1. Nghĩ Nguyên đạo ứng chế (tiếp theo từ tờ 7 đến hết bài) - Hí thư chiêu Tập Chi đệ nhã ẩm - Vạn thọ tứ tuần đại khánh tụng (tịnh tự) - Chuyết Viên tiên sinh khánh lục thập trí ngữ - Thương Sơn Văn Nhã tiên sinh ai từ - Thư thanh lương du (dòng tiêu đề) - trang đề Văn quyển 1 kết thúc. Thi quyển 2 - (nội dung thi quyển 2) - trang đề kết thúc Thi quyển 2. 9 cột chữ Hán không rõ thuộc về bài nào - Yêu liên thi hội tiểu dẫn - Xuân tán Thuận An duyệt tập thủy bộ chư trận phú - trang đề Văn quyển 2 kết thúc. Đối chiếu với bản viết, ta thấy rằng phần thiếu ở bản in A.2985/1 là phần văn bản từ sau dòng tiêu đề bài Thư thanh lương du đến trước 9 cột chữ Hán không rõ thuộc về bài nào. Phần khuyết thiếu như sau: Nội dung bài Thư thanh lương du - Toạ hữu minh - trang đề kết thúc Văn quyển 1 - Văn quyển 2 - Tứ thập sinh nhật tạ biểu Cung bạt ngự chế ngự bút thi trục - Giáo thị Dực Thiện công tử đẳng (9 cột chữ Hán trên thuộc bài này). Như vậy, phần thơ (Tuần Cai biệt thự thi sao) có tổng số 25 quyển, chép thơ của Quân Bác từ năm Tân Hợi - Tự Đức 4 (1851) đến năm Bính Tí - Tự Đức 29 (1876). Bắt đầu mỗi quyển thơ luôn ghi rõ ràng “Tuần Cai biệt thự thi sao âʝDˆɛĄ quyển số …” và “Sáng tác của hoàng tử thứ tư Hồng Y Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 13 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Quân Bác” (Hoàng tứ tử Hồng Y Quân Bác trứ ƻyŰ%hWȱ). Phần mở đầu của mỗi quyển thơ cũng cho chúng ta biết rõ tổng số các bài thơ trong mỗi quyển và năm sáng tác của quyển thơ. Kết thúc các quyển thơ đề “Hết quyển số… thuộc Tuần Cai biệt thự thi sao” (Tuần Cai biệt thự thi sao quyển … chỉ âʝDˆɛĄ[…Ś) và “Con trai là Ưng Hinh, hiệu Mạnh Minh biên tập, hiệu đính” (Nam Ưng Hinh Mạnh Minh tập đính ƲȚ˃ ě ɴɗ). Chúng ta thấy rằng các quyển thơ của Tuần Cai biệt thự thi sao rất thống nhất về hình thức, bố cục văn bản. Theo chúng tôi, có thể hình dung về ba giai đoạn sơ lược của văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập như sau: a./ Những sáng tác riêng lẻ của Quân Bác qua từng năm từ khi 18 tuổi (1851) cho lúc sắp qua đời (1876). b./ Nguyễn Phúc Ưng Hinh - con trưởng của Hồng Y Quân Bác tập hợp những sáng tác trên, hiệu đính và chép lại. c./ Trên cơ sở việc “tập đính” của Ưng Hinh, Tuần Cai biệt thự hợp tập (bao gồm trong đó cả Tuần Cai biệt thự thi sao) đã được khắc in. Ở đây, chúng tôi muốn chú ý rằng, trong khuôn khổ đề tài của khoá luận, vấn đề văn bản học của Tuần Cai biệt thự hợp tập - bản in A.2985 chưa thể giải quyết một cách triệt để. Cố gắng của chúng tôi là, một mặt tìm hiểu kĩ càng mọi thông tin văn bản học thuộc quyển thơ 10 (một bộ phận của Tuần Cai biệt thự hợp tập - A.2985), một mặt làm tư liệu về thông tin văn bản học cung cấp cho việc nghiên cứu văn bản học trên toàn diện văn bản A.2985. 1.2. Sách thành tập như thế nào? Cứ như thời gian ghi trong Tuần Cai biệt thự hợp tập thì sáng tác của Quân Bác còn chép lại được sớm nhất là năm 18 tuổi (tức năm 1851 niên hiệu Tự Đức 4). Có thể vẫn còn hồ nghi điều này khi phần mở đầu Tuần Cai biệt thự hợp tập có một bài “liên cú” mười sáu vần đề là “Ngự chế thi Quí đông tân tình hậu uyển tập xạ, dữ Tùng Thiện công Miên Thẩm, Kiến Thụy công Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 14 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Hồng Y liên cú” áɎɛ¡<ĕģßȤȉ¶Ȟàq5Ǽ²Ùƫ5Ű%ȓb (Bài liên cú của nhà vua (Tự Đức) làm cùng Tùng Thiện công Miên Thẩm, Kiến Thụy công Hồng Y với đề là “tháng chạp, mưa mới tạnh, tập bắn tại vườn sau”); mà Đại Nam liệt truyện lại có chép: “Tự Đức sơ, vương (Kiến Thụy vương) dữ Tùng Thiện quận vương nhập thị đế ư hậu uyển tập xạ, nhân ngự chế Quí đông tân tình hậu uyển tập xạ thập lục vận, mệnh vương dữ Tùng Thiện quận vương Miên Thẩm liên cú phả xứng chỉ” uäC, Ʀ(ÙƫƦ)Ȟ àqʇƦ3$ÊĖßȤȉ¶, záɎ¡<ĕģßȤȉ¶O6ʶ, jƦȞà qʇƦǼ²ȓb, ʸǖĘ[28] (Đầu thời Tự Đức, vương cùng Tùng Thiện quận vương vào hầu vua ở vườn sau tập bắn. Vua nhân làm 16 vần thơ “Quí đông tân tình hậu uyển tập xạ” (Cuối đông trời tạnh mưa tập bắn ở vườn sau), lại bảo vương cùng Tùng Thiện quận vương Miên Thẩm làm mỗi người một câu nối thành một bài, được vừa ý vua [21]. Đại Nam liệt truyện nói rằng sự việc này xảy ra “đầu thời Tự Đức” - Liệu bài “liên cú” này có ra đời sớm hơn những bài thơ của Quân Bác sáng tác năm Tự Đức 4 (những bài thơ chép trong quyển 1)? Ở đây, có hai chuyện, chúng tôi xin nêu ra đây và sẽ chưa đưa ra kết luận (trong điều kiện tư liệu hiện nay): (a) Một là, trong quyển 4 Tuần Cai biệt thự thi sao (sáng tác năm Giáp Dần 1854 - Tự Đức 7) có chép một bài thơ đề là “Tập xạ ứng chế” ȉ¶ûɎ, đặc biệt trong bài thơ có dòng chú thích “Thị nhật thích trị Đông Chí tiết” ğ ėʄ*<Ȝǫ (Ngày này đúng vào ngày Đông chí - tức là khoảng 21 đến 23 tháng 12 hàng năm theo lịch dương = khoảng cuối tháng 11 âm lịch năm Giáp Dần). Tên bài thơ, thời gian sáng tác của bài thơ này rất gần gũi với hoàn cảnh sáng tác của bài “liên cú 16 vần” nói trên. Có thể hai bài thơ này sáng tác cùng một khoảng thời gian chăng? Và nếu như vậy thì bài “liên cú” cũng phải ra đời vào quãng cuối năm Tự Đức 7, tức là không sớm hơn những bài thơ Quân Bác viết khi 18 tuổi (năm Tự Đức 4). Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 • 15 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • (b) Nhưng đáng nói là chuyện thứ hai, sách Đại Nam liệt truyện vì sao lại chép sự việc làm thơ “liên cú” 16 vần trước việc vua Tự Đức đi thăm nhà Thái học vào mùa xuân tháng hai năm Tự Đức 7? Điều đó có nghĩa hoặc suy luận (a) ở trên là sai, hoặc Đại Nam liệt truyện đã chép đảo lộn các sự việc? Ở trên, chúng ta vừa nói về niên đại sớm nhất của các bài thơ của Quân Bác còn chép lại được. Bây giờ, chúng ta thử xét xem những bài thơ riêng lẻ qua từng năm của Quân Bác được gộp thành tập như thế nào? Phần mở đầu Tuần Cai biệt thự hợp tập có một bài tựa do Tuy Lí vương Miên Trinh1 viết ngày mùng tám tháng tư năm 1874 - Tự Đức 27 (uäO ÑyĬŵ!ė Tự Đức nhị thập thất niên tứ nguyệt Dục Phật nhật). Nhận xét về thơ Quân Bác và nói lí do làm bài tựa cho thi tập của Quân Bác, Miên Trinh viết: “Tài thơ của Quân Bác lại ngày càng tiến bộ, sáng tác ngày càng phong phú (…) Thơ Quân Bác, câu ngắn bài dài, rực rỡ giấy mực, lâu ngày hợp được thành tập. Quân Bác lại một mực xin ta viết cho lời tựa tập sách. Sự khiêm tốn hiếu học của Quân Bác đã tỏ rõ, mà đức hạnh của Quân Bác cũng hơn người nay nhiều lắm vậy2”. Bài tựa viết năm 1874 - khi Quân Bác còn sống và Miên Trinh sở dĩ viết lời tựa này là theo “sự đề nghị” của Quân Bác. Có lẽ là bình sinh, Quân Bác đã có ý thức xếp thơ thành tập và hẳn là đến năm 1874 - khi Miên Trinh đề tựa thì thơ của Quân Bác đã thành quyển, 1 Nguyễn Phúc Miên Trinh ʛǑǼ¯(1820-1897), tự Khôn Chương, Quí Trọng, hiệu là Vi Dã, Tĩnh Phố. Ông là con thứ 11 của vua Minh Mạng (tức là hàng chú của Hồng Y Quân Bác). Ông được phong tước Tuy Lí công, rồi thăng đến Tuy Lí vương ǸƩƦ. Cùng với người anh là Miên Thẩm Thương Sơn, ông rất nổi tiếng về văn học, là một trong những người đứng đầu Tùng Vân thi xã (một nơi tụ họp các văn nhân của kinh đô Huế thời ấy). Tác phẩm của ông còn lại thường được nhắc đến là bộ Vi Dã hợp tập. Bài tựa này cũng được chép trong Vi Dã hợp tập của Miên Trinh, phần Văn, quyển 1 đề là Kiến Thụy công thi tập tự (Bài tựa cho thi tập của Kiến Thụy công). 2 Nguyên văn chữ Hán như sau: “hWĂėƽɾȱɺėƽ°… … LjbʖǬɳƒȊ ‰ɍ Ɛ ü ʦ  ɟɟ¾ Ó ˁ8ɢą—£˜ŜFhWɌÖɮôcLJdž!” (Quân Bác tài nhật ích tiến, trứ thuật nhật ích phú. (…) Đoản cú trường thiên, huy chiếu hàn mặc, bầu nhiên thành tập. Nãi truân truân chúc dư tự, thủ kì khiêm ức hiếu học như thử, tắc Quân Bác chi hạnh chi độ việt kim nhân dũ, khả tri hĩ.)  Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 16 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • thành sách, thành bản “nghiêm chỉnh” rồi. Tất nhiên, chúng ta biết rằng Tuần Cai biệt thự thi sao còn kéo dài thêm hai năm nữa (chép thơ đến 1876, trước khi Quân Bác qua đời một năm). Và như thế, văn bản mà Miên Trinh viết lời tựa với văn bản chúng ta có trong tay không phải là một. Theo chúng tôi, hầu như không có sự sai khác lớn từ văn bản Miên Trinh viết lời tựa đến văn bản được khắc in sau đó, ngoại trừ phần thơ của Quân Bác trong hai năm sau đó được chép thêm vào. Nhưng chúng tôi vẫn muốn lưu ý tới một tính chất khác của hai văn bản: Trong khi văn bản Miên Trinh viết lời tựa mang tính chất của một thi tập độc lập thì Tuần Cai biệt thự thi sao mà chúng ta đang khảo sát lại là bộ phận của một hợp tập - một hợp tập đã được “tập đính” và hẳn là chỉ hoàn thành sau khi Quân Bác đã qua đời. Lại một chi tiết cũng không nên bỏ qua là cái tên gọi của hợp tập: Tuần Cai biệt thự hợp tập. Có nhiều cách để đặt tên cho thi tập, văn tập, thường là đặt bằng tên hiệu của tác giả, cũng có khi dùng địa danh nơi ở của tác giả làm tên gọi của thi văn tập. Tên bài tựa cho tập thơ của Quân Bác ghi trong Vi Dã hợp tập của Miên Trinh chỉ viết là Kiến Thụy công thi tập tự (Bài tựa cho thi tập của Kiến Thụy công), mà trong bài tựa chép ở đầu sách Tuần Cai biệt thự hợp tập cũng không thấy nhắc đến mấy chữ “Tuần Cai biệt thự”. Trường hợp hợp tập của Quân Bác rõ ràng là dùng địa danh (Tuần Cai biệt thự) để đặt tên cho thi văn tập. Rất tiếc là hiện chúng tôi chưa biết “biệt thự Tuần Cai” có liên quan như thế nào với Hồng Y Quân Bác. Chúng tôi đồ rằng việc lấy tên biệt thự Tuần Cai đặt tên cho hợp tập chỉ xảy ra khi hợp tập hoàn thành (tức là sau khi Quân Bác đã qua đời) và dường như Tuần Cai biệt thự hợp tập có ý nghĩa là “hợp tập văn thơ của người ở biệt thự Tuần Cai” (!?). 1.3. Nguyễn Phúc Ưng Hinh làm công tác “tập đính” cho sách Ông là con trưởng của Hồng Y Quân Bác, là người làm công tác “tập đính” (biên tập, hiệu đính) cho Tuần Cai biệt thự hợp tập. Đại Nam liệt truyện nhị tập, quyển 8, phần Hoàng tử liệt truyện, mục IV khi chép về Hồng Y • 17 Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Quân Bác có nhắc đến Ưng Hinh: “Trưởng tử Ưng Hinh1 tập phong Kiến Thụy huyện công” ʖȚǍɐµÙƫȀ5 (Con trưởng là Ưng Hinh tập phong làm Kiến Thụy huyện công) [28]. Có một vấn đề là tại sao Đại Nam liệt truyện chép tên của Ưng Hinh mà như phải đọc là Ưng Khánh vậy? Và sự thật là bản dịch Đại Nam liệt truyện đã phiên là Ưng Khánh, cuốn Nguyễn Phúc tộc thế phả và một số tài liệu khác cũng thống nhất với cách phiên của Đại Nam liệt truyện. Chúng tôi không phản đối cách đọc là Ưng Khánh, nhưng có thể khẳng định Ưng Khánh và Ưng Hinh chỉ là một. Ngay trong Nguyễn Phúc tộc thế phả - dầu sao về đại thể, vẫn là một cuốn sách có nhiều thông tin khả tín - phần chép về Nguyễn Phúc Hồng Y có viết: “Ông và con cháu mở ra phòng 4 thuộc đệ tam chính hệ và được ngự chế ban cho bộ hương ˂ rồi sau đổi thành bộ thạch lj để đặt tên cho con cháu trong phòng” [12]. hinh - khánh % # bộ “hương” $ % bộ “thạch” Chúng tôi cho rằng thông tin này được đưa ra là chính xác2. Vậy thì trong tên gọi của người con trưởng của Quân Bác, chữ hinh ˃ hay khánh Ǎ chỉ là một chữ đã có sự hoán đổi phần bộ thủ của chữ từ bộ hương sang bộ thạch mà thôi. 1 Chúng tôi chủ ý phiên chữ Ǎ thành hinh (mà không phải khánh) Nhưng một cách thật chắc chắn, chúng ta cần phải tìm đến văn bản Hán văn viết về sự thay đổi này này - và đây là một việc hoàn toàn có thể làm được. Tiếc rằng trong điều kiện thời gian làm luận văn, chúng tôi chưa đi tìm được thông tin này nằm ở đâu trong kho sách Hán Nôm của chúng ta (!) Chúng tôi cũng đã nhờ người gửi thư tới hỏi ông Vĩnh Cao (một trong những người trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách Nguyễn Phúc tộc thế phả) và được ông trả lời như sau: “… Thoại Thái Vương Hồng Y là hoàng tử con của vua Thiệu Trị, nên chữ Y có bộ Nhân, được ban cho bộ Hương để đặt tên cho con cháu trong phòng, nên con cái mới có người tên Hinh…, nhưng về sau vì bà Học Phi mẹ nuôi của vua Kiến Phúc tên Nguyễn Thị Hương, nên chữ Hương phải kiêng, do đó bộ thủ được ban trước kia là Hương được cấp cho bộ khác là Thạch, vì thế những con cháu về sau đều có tên thuộc bộ Thạch, cụ thể nhất là ông Bửu Thạch thời kì Tây làm đến Thượng Thư…”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông Vĩnh Cao đã cung cấp cho chúng tôi thông tin quí báu này. 2 Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 18 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Nguyễn Phúc Ưng Hinh đã “tập đính” hợp tập của cha mình như thế nào, công việc đó diễn ra trong nhiều năm hay chỉ trong một thời gian ngắn? Năm 1874, trong thi tập của Quân Bác đưa cho Miên Trinh viết lời tựa, liệu Ưng Hinh đã đóng góp công việc “tập đính” hay chưa? Chúng tôi mới chỉ biết rằng trong bài tựa, Miên Trinh không nhắc một điều gì liên quan đến chuyện Ưng Hinh là người tập đính. Theo chúng tôi, có lẽ việc Ưng Hinh “tập đính” thơ văn Quân Bác là chuyện xảy ra sau khi Quân Bác đã qua đời và đương nhiên phải hoàn thành trước khi văn bản được khắc in. 1.4. Vấn đề kiêng húy của quyển thơ 10 Toàn bộ văn bản quyển thơ số 10 có độ dài 17 tờ (tức là 34 trang), nằm ở vị trí 17 tờ đầu tiên của tập sách 3 trong 4 tập sách thuộc bộ Tuần Cai biệt thự hợp tập - kí hiệu: A.2985/3. Cách thức trình bày, số hàng, số chữ trong hàng không có khác biệt so với những phần văn bản khác của Tuần Cai biệt thự hợp tập1. Điều này về cơ bản cho thấy, văn bản quyển thơ số 10 có niên đại thống nhất với tổng thể văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập (do cùng một người biên tập, hiệu đính, có thể đoán định là đã được khắc in cùng một thời gian). Đối với công tác nghiên cứu văn bản học, vấn đề chữ húy được xem là một trong những chìa khoá hữu hiệu để tìm kiếm các thông tin văn bản học. Ở đây, chúng tôi xem xét kĩ các chữ húy trong 17 tờ văn bản quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập, bản in A.2985. Hiện nay, vấn đề chữ húy trong các văn bản Hán Nôm Việt Nam đã được nghiên cứu công phu và kĩ lưỡng trong công trình Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại của Ngô Đức Thọ (phần dịch sang tiếng Pháp và chú giải do Emmanuel Poisson thực hiện). Chúng tôi căn cứ vào phần Phụ lục IV 1 Chúng tôi đã giới thiệu toàn bộ nguyên bản văn bản quyển thơ số 10 trong phần Phụ lục 1 của khoá luận. Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 19 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam (từ Trần đến Nguyễn) và các thuyết minh về chữ húy trong cuốn sách trên, tiến hành đối chiếu các chữ húy trong bảng tra với chữ Hán trong văn bản quyển thơ 10. Rõ ràng là, nếu chỉ khảo sát các chữ kiêng húy trong quyển thơ 10 thì chưa thể đưa ra các kết luận mang tính văn bản học cho văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập. Song, công việc này vẫn hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa vì thông qua việc tìm hiểu các chữ húy có trong quyển thơ 10, chúng ta đã đóng góp vào việc xác định chữ húy của văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập A.2985. Để tìm kiếm các chữ húy trong quyển thơ 10, cách làm của chúng tôi như sau: Chúng tôi đối chiếu toàn bộ danh sách chữ Hán khác nhau của quyển thơ số 10 (tính thêm cả các chữ Hán ở các đề mục, các chú thích có trong văn bản) với Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam do Ngô Đức Thọ xác lập (tất nhiên, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến những chữ húy của triều nhà Nguyễn). Việc đối chiếu cho chúng ta kết quả một tập hợp các chữ Hán có khả năng thuộc dạng chữ húy của văn bản quyển thơ 10. Nói chung, chúng ta cũng có thể biết được chủ nhân, thời đại của những chữ húy đó. Ở đây, chúng tôi quan tâm chủ yếu đến thời đại của chữ húy và phương diện kiêng tự dạng (mà không phải kiêng âm) - đó có khả năng trở thành những dấu hiệu xác định niên đại văn bản. Những bài thơ trong quyển 10 của Quân Bác có niên đại năm 1860. Lệnh kiêng húy gần nhất so với năm 1860 trở về trước là lệnh kiêng húy năm Tự Đức 4 (1851). Chúng ta loại trừ các trường hợp sau: - Loại trừ những chữ đã đưa vào diện kiêng húy rồi lại bỏ ra ngoài qui định kiêng húy trước năm 1851: chữ hoa Ȣ - Lệnh kiêng húy lần thứ nhất năm Thiệu Trị 1 - năm 1841 qui định thuộc diện chữ húy, nhưng chỉ sau đó không lâu, trong lệnh kiêng húy lần thứ hai cũng năm ấy, chữ này được qui định không phải viết bớt nét nữa; hoặc chữ thuần Ÿ - Năm 1820 qui định chữ húy kiểu viết gia dạng, đến năm 1825 bãi bỏ lệnh kiêng húy với chữ này… Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 • 20 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • - Loại trừ những chữ húy thuộc diện kiêng âm như cảo ǿ: Lệnh kiêng húy năm 1836 qui định chữ vẫn được dùng, khi đọc tránh sang âm “cáo”, năm 1851 nhắc lại lệnh cũ; chữ lan Ɗ: Là chữ húy từ năm 1820, đến lệnh kiêng húy tháng bảy năm 1825 đưa vào diện kiêng âm; chữ hồng Ǵ: Là chữ đồng âm với Ű, lệnh kiêng húy sau khi vua Tự Đức lên ngôi qui định chữ đồng âm khác chữ vẫn được dùng, khi đọc tránh âm. Như vậy, những chữ húy vẫn còn giá trị đến 1860 là: hồng Ű, tuyền Ū, vinh ŏ (a) Đối với những chữ bắt đầu từ lệnh kiêng húy năm 1861 - là lệnh kiêng húy gần nhất tính trở về sau so với năm 1860, chúng ta loại trừ trường hợp thuộc diện kiêng âm mà không cấm dùng là các chữ đường (chữ húy thời vua Đồng Khánh): ‚, ʼn (chữ đồng âm khác dạng, làm văn không phải viết bớt nét) „, m (chữ đồng âm có thiên bàng chữ đường, làm văn không phải viết bớt nét). Các chữ còn lại, chúng ta phân biệt làm hai nhóm: (b1) Các chữ nằm trong 47 chữ húy theo lệnh kiêng húy năm Tự Đức thứ 14 (1861) [25] gồm: an ¦, cần L, đặc Ɯ, đôi ƒ, hiểu Ħ, thư ĩ, tùng ĸ, viên }. Ta thấy đây đều là những chữ lần đầu công bố về kiêng húy. (c) Các chữ húy theo lệnh kiêng húy sau thời Tự Đức: anh ȥ, chiếu ƒ, hương ˂. Ngoài tất cả các trường hợp trên, có mấy chữ sau rơi vào các lệnh kiêng húy cả trước và sau năm 1860. Đó là: - dung ­: Theo lệnh kiêng húy tháng 3/1841, là “chữ húy đồng âm với ngự danh của vua Thiệu Trị nhưng có biệt âm nên khi đọc tránh âm (sang âm “dũng”), nhưng thơ phú vẫn theo vần bằng trắc của chính âm và viết bớt nét” [25]. Chữ cũng được đưa vào bảng kê 47 chữ húy theo lệnh năm 1861. Tuy nhiên, chữ dung này được qui định là chữ húy trong hai lệnh trên với hai lí do Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 • 21 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • khác nhau. Như thế, có thể xếp chữ dung của đợt kiêng húy 1841 vào nhóm (a), còn chữ dung của đợt kiêng húy 1861 vào nhóm (b2) - là nhóm chữ thuộc lệnh kiêng húy 1861 nhưng đã có lệnh công bố kiêng húy trước đó. - lan ɂ: Được qui định là chữ húy từ thời Gia Long nhưng đến năm 1833 thì có lệnh bỏ việc viết gia dạng cho chữ húy này. Năm 1861, được liệt là một trong 47 chữ húy. Vậy, chúng ta nên xếp chữ lan này vào nhóm (b2). - thì Ġ: Là chữ húy kiêng tên chính thức của vua Tự Đức, được qui định ngay trong lệnh kiêng húy đầu tiên của vua Tự Đức, chuẩn định chữ thì viết đổi dạng thành chữ tự Ó (nhưng tùy theo văn nghĩa có thể dùng chữ khác cho thích hợp). Lệ kiêng húy thời Thành Thái tiếp tục thực hiện định lệ của triều Tự Đức, một trong mấy qui định kiêng húy chữ thì là đổi dạng sang chữ tự ´ hoặc chữ thìn ɷ. Chữ này xếp vào nhóm (a). - tần Ɖ: Lệnh kiêng húy 1825 qui định là chữ phải kiêng âm, sau đó chữ được liệt vào 47 chữ kiêng húy theo lệnh năm 1861. Chúng ta xếp trường hợp này vào nhóm (b2). Như vậy, về chữ húy trong quyển thơ 10, có thể hình dung qua bảng sau: (a) (b1) (b2) (c) hồng Ű an ¦ dung ­ anh ȥ tuyền Ū cần L lan ɂ chiếu ƒ thì ɷ vinh ŏ dung ­ đặc Ɯ thư ĩ tùng ĸ đôi ƒ hiểu Ħ viên } tần Ɖ hương ˂ Xem xét văn bản quyển thơ 10, chúng ta thấy rằng các chữ Hán thuộc nhóm (b1), (b2), (c) của bảng trên đều không được viết dạng húy. Như vậy phần văn bản quyển thơ 10 về cơ bản đã không viết theo lệ kiêng húy sau năm 1861. Trong 5 chữ của nhóm (a): - 2 chữ “hồng” và “tuyền” được viết kiêng húy theo lối bớt nét. - Chữ “thì” được viết theo lối đổi sang chữ khác. Có một điểm đáng chú ý là theo lệ kiêng húy thời Tự Đức, chữ “thì” khi viết húy phải đổi sang chữ “tự Ó”, hoặc căn cứ vào ngữ cảnh để đổi dùng chữ khác cho phù hợp. Việc Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 22 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • húy chữ “thì” bằng cách đổi sang viết chữ “thìn ɷ” là qui định thời Thành Thái. Chúng tôi đã tìm trong Từ nguyên, chữ thìn có một nghĩa là “thời khắc, thời vận ĠE,Ġʁ”, bản thân chữ thời cũng có một nghĩa là “thời thìn Ġɷ” - có thể thấy hai chữ này có mối quan hệ rất gần gũi về ý nghĩa từ vựng. Như thế có thể suy đoán rằng từ thời Tự Đức, khi kiêng húy chữ “thì”, dựa vào văn cảnh (chẳng hạn trong câu thơ của Quân Bác: Dạ thâm bất tỉnh lai thời lộ  ŷ ǁ#ɷɰ - Đêm thâm, không biết đã đi tới đường quen), nếu chữ có ý nghĩa chỉ thời gian thì người ta có thể lấy chữ “thìn” viết thay cho chữ “thì” (mà không nhất thiết chỉ có một cách kị húy là đổi dạng sang chữ “tự Ó”. Lệnh kiêng húy đời Thành Thái qui định cải dạng “thì Ġ” sang “thìn ɷ” có lẽ chỉ là sự văn bản hoá, qui phạm hoá một thói quen viết kiêng húy đã có từ trước (!). - Văn bản quyển thơ 10 không viết kiêng húy 2 chữ “vinh” và “dung” (Chữ “dung” thuộc dạng kiêng húy chữ đồng âm, chữ “vinh” thuộc dạng chữ có thiên bàng gần giống chữ húy). Chúng tôi chưa giải quyết được hiện tượng này trong khuôn khổ đề tài khoa học đang tiến hành. Song, có mấy thông tin liên quan, nhân đây cũng xin ghi lại: Theo Ngô Đức Thọ, các lệnh bỏ viết kiêng húy với các chữ húy đồng âm chỉ xảy ra sớm nhất vào thời Đồng Khánh (trong lệnh kiêng húy tháng 3 năm 1886) và hiện tượng kiêng húy không triệt để là diễn ra từ thời Thành Thái. Điều chúng ta tìm kiếm là niên đại của văn bản quyển thơ 10, cũng tức là văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập. Nếu như hiện tượng chữ húy như chúng tôi đã trình bày là phổ biến trên toàn văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập (A.2985) thì niên đại văn bản có thể rơi vào những năm Thành Thái, điều này lại rất phù hợp với việc húy chữ “thì” bằng cách đổi sang chữ “thìn” - là cách kiêng húy thời Thành Thái. Còn giả như có những thông tin văn bản học khác khả tín chứng minh được rằng văn bản A.2985 nhất định ra đời sớm hơn thời Thành Thái, thậm chí là sớm hơn thời Đồng Khánh thì từ hiện tượng chữ húy Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 23 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • của văn bản, chúng ta có thể xem xét lại vấn đề kiêng húy không triệt để có thể xảy ra sớm hơn nhiều so với những năm Thành Thái hay không? 1.5. Ai khắc in? Khắc in khi nào, là lần đầu hay khắc lại (trùng thuyên)? Hiện nay, chúng tôi hầu như chưa có đủ căn cứ để trả lời những câu hỏi này. Để giải đáp được vấn đề, chúng ta còn phải khảo sát thêm nhiều công đoạn nữa, chẳng hạn vấn đề ấn loát sách vở của triều Nguyễn, vấn đề tự dạng của văn bản…, thậm chí cần phải tìm hiểu lại về hệ thống dòng tộc của Nguyễn Phúc Hồng Y (biết đâu trong tư gia của một hậu duệ nào đó vẫn còn lưu giữ gì đó về Quân Bác và thi tập, văn phẩm của ông!). Ngoài những thông tin văn bản học kể trên, trong quyển thơ 10, chúng tôi còn thấy một hiện tượng rất có thể liên hệ với việc đoán định thời gian được khắc in của Tuần Cai biệt thự hợp tập: Đó là việc một số vị trí chữ Hán bị thay thế bởi các ô vuông đen (Xin xem cột 4, tờ 3a và cột 6, tờ 4b, phần Phụ lục 1). Nếu lướt qua bản A.2985, chúng ta có thể nhận thấy hiện tượng này không riêng có ở phần văn bản quyển thơ 10 và qua tham khảo, chúng tôi còn biết rằng những ô vuông đen kiểu đó cũng không chỉ có ở văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập. Tháng 3 vừa qua (năm 2004), nhóm sinh viên lớp Hán Nôm K45 với sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Thịnh khi vào Huế khảo sát và thực tập đã tiếp cận và dập in lại toàn bộ số ván khắc còn lại của văn bản Vi Dã hợp tập - tác giả Tuy Lí vương Miên Trinh (Hiện nay, toàn bộ số ván khắc được lưu giữ tại phủ Tuy Lí vương, đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế)1. Trong văn bản này, cũng có không ít những ô vuông đen. Chúng tôi đã đến 1 Cùng đợt làm khoá luận tốt nghiệp của khoá Hán Nôm K45 của chúng tôi, anh Thái Trung Sử (sinh viên lớp Hán Nôm K45) đang thực hiện đề tài Khảo sát hệ thống văn bản Hán Nôm tại khu di tích phủ Tuy Lí vương, trong đó anh đã dành nhiều công phu cho việc giới thiệu văn bản Vi Dã hợp tập. Anh cũng là một trong những người trực tiếp tham gia vào việc dập in lại bộ ván khắc Vi Dã hợp tập mà chúng tôi đang nói tới. Nhân đây, chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn anh Sử và tập thể nhóm thực tế tại Huế tháng 3/2004 đã cung cấp cho khoá luận của chúng tôi những thông tin quí báu. Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 • 24 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • hỏi nhóm sinh viên trực tiếp vào khảo sát và in dập lại bộ ván khắc này và được biết: Nếu quan sát trên bản ván khắc thì thấy rằng có những chỗ chữ bị khắc sai, người thợ khắc đã dùng bào bạt đi, có chỗ được gắn lại bằng một chữ khác, có chỗ chỉ được gắn lại bằng một miếng gỗ vuông nhỏ. Chính những chỗ được gắn lại bằng miếng gỗ vuông nhỏ như vậy đã tạo nên những ô vuông đen trên văn bản in ra. Như vậy chắc chắn rằng các ô chữ bị bôi đen không liên quan gì đến việc “kiêng húy”. Chúng tôi đem đối chiếu những chỗ khuyết này với bản viết A.377 thì chỉ tìm được lời giải đáp cho một vị trí: Đó là vị trí ở cột 6, tờ 4b, ô vuông đen đó là chữ “minh ˌ”, còn vị trí ở cột 4, tờ 3a thì bị bỏ trắng (mà nếu nhìn qua có thể nhầm với khoảng trống biểu thị sự “du cách” hay vẫn gọi là “đài” chữ). Nếu như chữ “minh” là đúng (mà thực tế chữ “minh” tỏ ra rất phù hợp với ngữ cảnh của nó) thì càng có thể khẳng định rằng việc xuất hiện các ô đen chắc chắn không vì lí do “kiêng húy”. Vấn đề là ở chỗ, nếu như văn bản viết A.377 khôi phục được một ô vuông bôi đen thì hẳn là bản viết này đã chép lại từ một bản nào đó đầy đủ hơn và là bản khác với A.2985. Chúng tôi còn chờ đợi việc nghiên cứu sâu trên toàn diện Tuần Cai biệt thự hợp tập và những thông tin văn bản khác thu được từ bản viết tay đang lưu giữ ở nhà ông Nguyễn Quí Tiết (Thành phố Huế), vì qua việc đối chiếu sự thiếu hay đủ của các vị trí ô vuông đen, chúng ta có hi vọng xác định được sự sớm muộn, trước sau của các văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập. * * * Đến đây, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét về văn bản Tuần Cai biệt thự hợp tập - chúng tôi muốn nói đến văn bản in, là văn bản chúng ta đang quan tâm nghiên cứu: - Đây là một văn bản tương đối đầy đủ, nói chung còn nguyên vẹn. Chữ nghĩa rõ ràng, bố cục trình bày sáng sủa, trật tự, thống nhất. Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 • 25 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* - • Nội dung văn bản được xác định chắc chắn trên các khía cạnh: Tác giả (Nguyễn Phúc Hồng Y - Quân Bác), thời gian ra đời của tác phẩm (trong đó, quyển thơ 10 được xác nhận là những sáng tác của Quân Bác năm 1860), người biên tập hiệu đính (Nguyễn Phúc Ưng Hinh, con trưởng của Hồng Y). - Dĩ nhiên, do phạm vi nghiên cứu thu hẹp trong quyển thơ 10, do điều kiện thời gian và tư liệu, còn khá nhiều vấn đề mà chúng tôi đang để ngỏ. Quan điểm của chúng tôi là phần nào giải quyết được ngay thì giải quyết cho triệt để, phần nào chưa giải đáp được ngay thì ghi lại để tham bác ý kiến và xin chỉ dẫn của mọi người. 2. Quyển thơ số 10 với những quyển thơ khác 2.1. Lí do chọn tìm hiểu về quyển thơ 10 trong Tuần Cai biệt thự hợp tập. Cho đến nay, những gì chúng ta biết về Hồng Y Quân Bác chủ yếu là từ Đại Nam liệt truyện. Và có thể nói phần dịch bài “Thị học tụng $£ʷ” (kèm lời tựa) trong bản dịch Đại Nam liệt truyện là tác phẩm đầu tiên của Quân Bác được “công bố và xuất bản” (theo quan niệm của ngành “văn bản học”). Nhân đây, chúng tôi cũng lưu ý rằng bài “Thị học tụng” được đưa vào Bích Ung canh ca hội tập1 nhưng không thấy chép vào Tuần Cai biệt thự hợp tập. Trong công tác công bố tác phẩm Hán Nôm, có nhiều phương thức: Hoặc là công bố toàn bộ (với hình thức tổng tập, hợp tập), hoặc là công bố từng bộ phận. Công bố từng bộ phận di sản thơ văn của một tác gia văn học có thể chọn khảo sát, dịch thuật theo hướng tác phẩm tiêu biểu cho từng mảng nội dung đề tài, từng thể loại, từng giai đoạn sáng tác… hoặc đi chuyên biệt vào 1 Bích Ung canh ca hội tập là một tổng tập văn thơ của 54 tác giả thời Tự Đức, trong đó có tác giả Nguyễn Phúc Hồng Y Quân Bác. Đầu năm Tự Đức 7, nhân dịp đi thăm nhà Thái học, vua Tự Đức đã ngự chế 14 bài thơ, rồi giao xuống cho các học thần, Nho thần, sinh viên ở Giám làm thơ hoặc tụng dâng lên, sau đó vua cho lựa chọn những bài xuất sắc tập hợp in thành sách gọi là tập Bích Ung canh ca [9] • 26 Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • một nội dung đề tài, một thể loại hoặc một giai đoạn sáng tác… Nhận thấy các tác phẩm thơ ca của Quân Bác được sắp xếp rất trật tự theo thời gian, chúng tôi chọn cách tiếp cận dịch thuật và công bố văn bản của một khoảng thời gian trong cuộc đời sáng tác của Quân Bác. Căn cứ vào mục lục của Tuần Cai biệt thự thi sao và kiểm định lại trong văn bản thực tế, chúng tôi đã có trong tay con số các bài thơ (gồm đủ đề mục và nội dung) của 25 quyển thơ của Quân Bác. Từ năm 18 tuổi (1851) đến năm 43 tuổi (1876), Quân Bác đã có 764 bài thơ1 còn được chép lại với đủ các thể loại cổ thể (như ngũ cổ, thất cổ, bài luật, lục ngôn, tứ ngôn…), kim thể (thất luật, ngũ luật, thất tuyệt, ngũ tuyệt). Chúng ta hãy theo dõi biểu đồ sau đây: Biểu đồ số lượng các bài thơ trong mỗi quyển của "Tuần Cai biệt thự thi sao" 60 51 Số bài 48 47 47 45 43 44 38 34 33 29 30 33 29 29 26 23 22 19 20 19 19 18 17 17 14 0 0 Quyển Năm Tuổi I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX XXI XXII XXIII XXIV XXV 1851 1852 1853 1854 1855 1856 1857 1858 1859 1860 1861 1862 1863 1864 1865 1866 1867 1868 1869 1870 1871 1872 1873 1874 1875 1876 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 Biểu đồ cho chúng ta biết Quân Bác sáng tác thơ tương đối đều đặn qua các năm, tất cả các bài thơ của Quân Bác trong mỗi năm được chép thành một quyển. Quân Bác đã có thơ thành “quyển” từ năm 18 tuổi cho đến năm 43 tuổi 1 Ở đây, khi tính đơn vị bài, chúng tôi coi mỗi một bài như một “thủ ˁ” ngày trước, tức là một chùm bài thơ 5 bài có cùng đề tựa thì sẽ được tính là 5 đơn vị bài thơ. Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 27 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • - trước khi qua đời 1 năm. Nguyễn Phúc tộc thế phả chép rằng Hồng Y mất ngày 11 tháng 1 năm Đinh Sửu (1877) [12], như vậy là thi tập của Quân Bác chỉ kết thúc trước ngày ông qua đời một thời gian rất ngắn (có lẽ nhiều nhất cũng chỉ chừng một hai tháng, vì bài thơ số 23 trên tổng số 26 bài thơ của quyển thơ cuối cùng của Quân Bác là bài “Đông dạ thán <v” - Đêm đông cảm thán) Điều này có nghĩa là khi quyển thơ cuối cùng của Quân Bác khép lại thì cũng là lúc thời gian chuyển đến quá mùa đông của năm 1876. Chỉ có một điểm nghi vấn là vì sao trong một tập thi ca trật tự, đều đặn và liên tục như Tuần Cai biệt thự hợp tập mà lại có sự gián đoạn đột xuất - đó là vào năm 1863 (khi Quân Bác 30 tuổi), chúng ta không tìm thấy thơ của ông sáng tác trong năm này. Có thật sự là trong năm đó, Quân Bác không hề sáng tác một bài thơ nào? Hay có khả năng là những sáng tác thơ của Quân Bác năm 1863 đã bị thất tán chăng? Điều lạ là trong mục lục, cả trong thi tập không hề có một thông tin nào nói cho chúng ta biết về sự gián đoạn này. Bởi vì, nếu quả thật quyển thơ này bị thất lạc thì khi quyển thơ sáng tác năm 1862 là quyển 12, quyển thơ sáng tác năm 1864 phải là quyển 14. Chúng tôi đã nghĩ đến khả năng có thể rằng thơ của Quân Bác sáng tác trong hai năm bị nhập lại làm một chăng? Bài thơ thứ hai của quyển 13 (sáng tác năm Giáp Tí 1864) có tựa đề là Giáp Tí nguyên tịch hàn vũ phó Thương Sơn tiên sinh chi ước qui tác Ʊ-±ʫɭ'¿.Ưdzŝ " (Mưa lạnh đêm đầu năm Giáp Tí, đến chỗ Thương Sơn tiên sinh theo hẹn, khi trở về làm bài thơ này) - như vậy, là quyển 13 không chép thêm lên trước nó một bài thơ nào thuộc về năm 1863 (!) Chúng tôi có làm một phép tính, nếu theo đúng nguyên bản và tổng số bài thơ có trong thực tế của thi tập thì số bài thơ trung bình cho mỗi quyển thơ là: 764 (bài) ÷ 25 (quyển) ≈ 30,6 (bài) Nếu lấy số lượng bài thơ trung bình (30,6 bài) làm “mức” phân chia thì một điều khá thú vị là gần như các quyển thơ có số lượng các bài thơ thuộc Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 28 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • loại cao và các quyển thơ có số lượng các bài thơ thuộc loại thấp đã phân chia 25 quyển thơ của Quân Bác thành những “đoạn” khác nhau. Như chúng tôi đã thể hiện trong biểu đồ, các cột sáng màu biểu hiện các quyển thơ có số lượng bài chưa đến 30 bài, các cột đậm màu biểu hiện các quyển thơ có số lượng bài nhiều hơn 30 bài. Như vậy 25 quyển thơ của Quân Bác có thể chia thành 5 “đoạn”: Quyển 1 ! quyển 5, quyển 6 ! quyển 12, quyển 13 ! quyển 17, quyển 18 ! quyển 22, quyển 23 ! quyển 251. Như vậy, nếu nhìn trên số lượng bài thơ sáng tác trong mỗi năm, chúng ta nhận thấy “sức viết (sức sáng tác)” của Quân Bác dồi dào nhất là quãng thời gian từ 23 đến 29 tuổi. Trong những năm 35 đến 40, 41 tuổi, lượng sáng tác của Quân Bác cũng khá lớn, nhưng không thể bằng được như trước nữa. Điều kì lạ là chính cái năm không có một quyển thơ nào - chính năm 1863 như một đường phân chia rạch ròi cho hai thời kì sáng tác của Quân Bác (đứng từ góc độ số lượng tác phẩm). Vì sao có sự đối lập rõ rệt như vậy giữa hai giai đoạn trước và sau năm 1863: Một đằng thì số lượng sáng tác cực kì sung mãn (thậm chí là thời kì Quân Bác viết thơ nhiều nhất trong cuộc đời mình), một đằng thì số lượng sáng tác cực kì khiêm tốn (mà có lẽ là ít hơn cả trong cuộc đời sáng tác thơ của ông). Chúng tôi căn cứ vào số liệu về các bài thơ trong mỗi quyển thơ để rút ra những nhận xét trên. Giả như đi vào xem xét thêm về “độ dài hơi” của các sáng tác, đặc biệt là nghiên cứu cho ra “chất lượng” của các sáng tác trong mỗi giai đoạn ấy (sẽ rất tốt nếu biết chi tiết hơn về tiểu sử Quân Bác), trong điều kiện như vậy, chúng ta sẽ có nhiều cơ sở để hiểu rõ hơn về năm 1863 - một cái mốc ngẫu nhiên hay là có nguyên cớ thật sự! Với tất cả những điều chúng tôi đã trình bày ở trên, câu hỏi vì sao khoá luận đã lựa chọn tìm hiểu quyển thơ 10 đã sáng tỏ. Quyển thơ 10 là quyển thơ 1 Trong đoạn từ quyển 18 đến quyển 22, có quyển thơ 21 chỉ có 29 bài, nhưng chúng tôi khi so sánh với con số trung bình là 30 bài thì có thể dịch chuyển quyển 21 vào phân đoạn 18-22. Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 29 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • có số lượng bài thơ nhiều nhất (51 bài) trong 25 quyển của Tuần Cai biệt thự thi sao. Đây cũng là quyển thơ nằm trong thời kì sáng tác “thịnh vượng nhất” (đó là chúng tôi nói trên phương diện số lượng tác phẩm) của Quân Bác. Mặt khác, thơ Quân Bác được sắp xếp theo trình tự thời gian, điều đó có nghĩa là thơ hẳn phải “lớn lên” cùng nhà thơ. Quân Bác viết quyển thơ 10 năm ông 27 tuổi - ấy là thời kì một tuổi đời, một tuổi thơ đang đến độ sung mãn. 2.2. Hồng Y Quân Bác năm 27 tuổi Đến giờ thì thật khó mà biết được năm 27 tuổi, Hồng Y Quân Bác như thế nào? Đại Nam liệt truyện, tư liệu sử duy nhất có ghi chép về Quân Bác mà chúng tôi có được, đã ghi một việc năm 1854 - Quân Bác dâng bài “Thị học tụng” nhân dịp vua Tự Đức đi thăm nhà Thái học và một việc năm 1871 Quân Bác được sai giữ chức Hữu Tôn nhân phủ Tôn Nhân. Thế là từ năm 1854 đến năm 1871, ông không xuất hiện với một vai trò đặc biệt nào cả, không có trong một sự kiện nổi bật nào đủ để sách sử của triều đình phải chép lại. Có lẽ là năm 1860, năm của quyển thơ 10, cũng “bình yên” như các năm khác trước và sau nó. Cái số lượng bài thơ nhiều nhất (51 bài) thật ra không thể phản ánh một ý nghĩa gì đó thật điển hình. Ý nghĩa của nó là hữu ích nhiều với người nghiên cứu làm thống kê chọn mẫu cơ giới thôi! Còn đối với bản thân Quân Bác, một năm làm được nhiều thơ hơn năm trước độ hai, ba bài thì cũng không là hiện tượng gì đặc biệt. Tất nhiên, vẫn phải ghi nhận rằng tìm hiểu Quân Bác trong quyển thơ có số bài nhiều nhất, thuộc thời kì sáng tác nhiều nhất thì rõ ràng sẽ có nhiều cơ hội để đến gần nhà thơ hơn. 3. Vấn đề dịch thuật và công bố văn bản quyển thơ 10 Trên cơ sở tìm hiểu các vần đề văn bản học của văn bản quyển thơ 10, chúng tôi đi vào khâu cuối cùng của công tác “công bố văn bản” - đó là khâu giải mã văn bản (thường quen gọi là “dịch thuật”). Chúng tôi thực hiện giải mã toàn bộ 51 bài thơ thuộc quyển thơ 10 của Tuần Cai biệt thự hợp tập (bản Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 30 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • in A.2985). Khâu giải mã đối với văn bản Hán văn Việt Nam có ít nhất bốn yêu cầu: 1/. Khảo đính (đính chính các chỗ viết sai, phân biệt chữ viết sai và chữ kị húy, khôi phục những chữ còn thiếu trong khả năng tư liệu chứng minh được…) 2/. Phiên âm (chuyển ra cách đọc Hán Việt) 3/. Dịch nghĩa (chuyển dịch ra tiếng Việt phổ thông) 4./ Chú giải văn bản. Chúng tôi đã thực hiện lần lượt các bước như trên. 3.1. Khảo đính - Văn bản quyển thơ 10 có 3 chữ kiêng húy xác định được là hồng Ű, tuyền Ū, thì (thời) Ġ. - Có 2 vị trí chữ Hán bị bôi đen, đối chiếu với bản viết A.377 chỉ khôi phục được một vị trí của chữ “minh ˌ” ở cột 6, tờ 4b (còn một vị trí cột 4, tờ 3a chưa khôi phục được). - Có 2 chữ chép nhầm tự dạng, căn cứ vào ngữ cảnh, chúng tôi đã đính chính lại: Đó là chữ “bạng Ʌ” [cột 1, tờ 6b], nguyên bản chữ có tự dạng là ɄS, xét ngữ cảnh thấy phải là chữ “bạng Ʌ” (trong “bạng thai Ʌȗ”). Một chữ khác là chữ “sai ʐ” [cột 5, tờ 16b], tự dạng trong nguyên bản là . Cũng như trường hợp chữ ɄS, các từ điển (Khang Hi, Từ nguyên, Hán ngữ đại tự điển…) đều không ghi tự dạng chữ .. Xem xét ngữ cảnh bài thơ (Bài thơ nói về việc “Dùng trâm sắt vẽ lên vách”) thì có thể xác định chữ này chính là “sai ʐ” bị nhầm tự dạng. - Ngoài các trường hợp trên, chúng tôi chưa làm công tác khảo dị, đối chiếu mọi từ ngữ của văn bản in A.2985 với các dị bản của nó (như bản viết A.377, bản chép tay lưu giữ ở Huế). 3.2. Phiên âm Trong việc phiên âm ra cách đọc Hán Việt, chúng tôi thấy cần thiết nêu ra mấy điểm như sau: Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 31 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • - Chữ Ġ có 2 âm đọc vẫn quen thuộc là thì và thời. Trong phần thích âm, Khang Hi tự điển dẫn Đường vận, Tập vận, Vận hội đều phiên là “É A”, Từ nguyên chỉ rõ chữ thuộc thanh bình Ð, vận “chi ”. Như vậy chuyển sang âm Hán Việt, chữ Ġ nên được đọc là “thì”. Song ta biết rằng trong văn bản quyển thơ 10, chữ Ġ vốn viết kiêng húy chữ trong tên của vua Tự Đức, như thế, về cách đọc, người đương thời cần phải đọc tránh âm. Chúng tôi nghĩ rằng chữ “thì” đọc thành “thời” có lẽ là từ sự kiêng húy của đời Tự Đức. Rõ ràng là trong trường hợp như vậy, không nên bác bỏ cách phiên là “thì”, nhưng chúng tôi thấy cần thiết phiên là “thời”, bởi vì cách phiên đó đưa chúng ta về gần với ngữ âm đương thời, nhất là đây là chữ (cách đọc) trong văn bản thơ (thể loại sáng tác rất liên hệ với vấn đề ngữ âm, âm điệu). - Chữ ǂ, chúng ta vẫn quen thuộc có hai cách đọc khan và khán. Hán Việt tự điển (Thiều Chửu) chỉ ghi một cách đọc khán, Từ điển Hán Việt (Đào Duy Anh) ghi cả hai cách đọc, ở cách đọc khan giải thích rằng “cũng đọc là khán” [59]. Trong thực tế phiên âm Hán Việt, ta thấy hai cách đọc này thường không phân biệt. Khang Hi tự điển, Từ nguyên cũng phân biệt cách đọc “bình thanh” (khan) và cách đọc “khứ thanh” (khán). Ở đây, chúng tôi không bàn đến sự phát triển của chữ ǂ về mặt ngữ âm học. Lí do chủ yếu phải nêu vấn đề này là để xác định một cách phiên thống nhất. Khang Hi tự điển cho rằng hai cách đọc này có những lớp nghĩa thông nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Từ nguyên xác định hai cách đọc với những ý nghĩa phân biệt rõ rệt. Trong khi đó, tiếng Hán Việt rõ ràng không phân biệt ngữ nghĩa của hai cách đọc này, tức là khi tiếp cận với nghĩa của từ ǂ khan/ khán, ta phải tổng hợp nghĩa của cả cách đọc “bình thanh” và cách đọc “khứ thanh”. Trong phần phiên âm, chúng tôi chọn cách đọc khán (vì dầu sao các từ điển Hán Việt vẫn coi cách đọc này là chính hơn cách đọc khan). Chúng tôi chỉ đọc thành khan ở những chỗ do yêu cầu về luật bằng trắc, về vận của thơ. Chương 1 • Khoá luận tốt nghiệp 32 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • - Đối với những chữ cần đọc chệch âm để “hiệp vần” khác như kim ʏ ! câm, kim  ! câm, cấm ǐ ! câm, sơn ¿ ! san… thì khi phiên theo âm đọc chệch, chúng tôi đều ghi kèm thêm chính âm của chữ. - Quyển thơ 10 có 12 chữ Hán có hai cách đọc Hán Việt xác định ý nghĩa khác nhau. Chúng ta căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể của chữ để xác định cách đọc Hán Việt. Đó là các chữ Ĩ canh/ cánh, X chiếm/ chiêm, ē giáo/ giao, ȩ hà/ hạ, k hoà/ hoạ, ȟ hưng/ hứng, ų lang/ lãng,  thượng/ thướng, İ triều/ triêu , ʍ trọng/ trùng, ë tư/ tứ, ƌ vi/ vị. 3.3. Phiên dịch, chú giải văn bản và lập bảng tra từ ngữ Chúng tôi đã thực hiện phiên dịch và chú giải toàn bộ 51 bài thơ của quyển thơ 101. Đây là lần đầu tiên thơ của Quân Bác được chuyển dịch ra tiếng Việt hiện đại, mà việc lựa chọn phần thi phẩm của dịch thuật lại mang tính cơ giới (chọn dịch quyển thơ có số lượng bài thơ lớn nhất). Phương hướng làm việc như vậy qui định mấy đặc điểm sau đối với việc phiên dịch và chú giải văn bản: Thứ nhất, tất cả ngôn ngữ thơ và phong cách thơ Quân Bác thể hiện trong quyển thơ 10 đều trở thành mới mẻ trước công chúng ngày nay. Điều này sẽ khác hẳn nếu thực hiện chuyển dịch toàn bộ Tuần Cai biệt thự hợp tập. Bởi vì khi đó, chúng ta có cơ hội để nhận ra một thơ Quân Bác những năm 27 tuổi khác biệt thế nào với những bài thơ của tuổi mười tám, hai mươi hay khi đã ngoài “tứ tuần”… Thứ hai, trong quyển thơ 10, ta thấy Quân Bác đã viết rất nhiều thơ theo lối thù tụng, ứng hoạ. Như vậy là cần thiết phải quan tâm đến cả thơ ca của những nhân vật xướng hoạ với Quân Bác. Thật là thú vị khi chúng ta có thể tìm thấy khá đầy đủ tên tuổi của những nhân vật này và thi phẩm của họ, thậm chí là không khó khăn để tìm thấy những bài thơ họ sáng tác cùng năm 1860 với Quân Bác. Đó là vua Tự Đức, là Thương 1 Chúng tôi trình bày toàn bộ văn bản đã được khảo sát, phiên âm, chuyển dịch, chú giải trong phần Phụ lục 2 của khoá luận. Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 • 33 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Sơn Miên Thẩm, là Vi Dã Miên Trinh… Thứ ba, về chú giải văn bản, có mấy phân loại như: Chú giải nhân danh, chú giải địa danh, chú giải điển tích điển cố, chú giải từ cổ, và đối với một quyển thơ tràn đầy không khí xướng hoạ (như chúng tôi sẽ chứng minh ở sau) thì không thể bỏ qua việc chú thích hoàn cảnh sáng tác của những bài thơ mang tính xướng hoạ đó. Khó khăn trong quá trình chú giải mà chúng tôi vấp phải cũng vẫn là những vấn đề thường gặp trong chú giải văn bản Hán Nôm Việt Nam, đó là chú giải tên người, tên đất Việt Nam. Một số trường hợp chúng tôi đã giải quyết được dựa vào việc tham khảo chủ yếu ở các tập thơ văn của những người cùng thời, có quan hệ gần gũi với Quân Bác như Miên Trinh, Miên Thẩm. Trong các hợp tập đó, chúng ta có thể tìm thấy nhiều chú giải của chính những tác gia này về tên người, tên đất của thời ấy. Chúng tôi cho rằng nếu đi vào nghiên cứu đồng đại đối với thơ ca của Quân Bác và những tác gia cùng thời thì không chỉ hữu ích cho việc chú giải văn bản (như chúng tôi bước đầu đã vận dụng) mà còn đưa đến nhiều kết quả khoa học rất bổ ích. Về vấn đề lập bảng tra từ ngữ, chúng tôi sẽ nói ngay rằng bảng tra từ ngữ hoàn toàn không phải là một từ điển mà chỉ có dạng thức giống một từ điển. Sở dĩ như vậy là vì ngoài các “tự (chữ)” được thâu nhận vào bảng tra, chúng tôi còn đưa vào một khối lượng không nhỏ các từ ngữ hơn một âm tiết: Đó có thể là những từ ngữ đã gặp trong các từ điển Hán ngữ, cũng có thể là những cụm từ làm thành điển cố, và còn có cả những tổ hợp từ ngữ đã quen dùng trong văn chương cổ… Thể thức trình bày và chi tiết bảng tra từ ngữ được chúng tôi thể hiện trong phần Phụ lục của khoá luận. Bảng tra từ ngữ được xác lập có sử dụng và tham khảo các nguồn tư liệu như: - Từ ngữ trong 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập. • 34 Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • - Các bộ từ điển của Trung Quốc như: ɶŽ Từ nguyên, ØƓž: Khang Hi tự điển, ɵŶ Từ hải, ţž’ž: Hán ngữ đại tự điển, Ĕ’ɶ : Trung văn đại từ điển, !£ÍɑəÜ Phật học thường kiến từ vựng… - Các từ điển Hán Việt của Việt Nam: Hán Việt tự điển Ɓɮž: (Thiều Chửu), Hán Việt từ điển Ɓɮɶ: (Đào Duy Anh). - Các từ điển tiếng Việt: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Từ điển Phật học, Từ ngữ điển cố văn học (Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên)... - Các từ điển bản điện tử: !£’ə: V.2.2.2 (build:71) Phật học đại từ điển (http://www.fjnet.com hoặc http://fang320.yeah.net), Kingsoft ʏ ¿əʳ Kim Sơn từ bá 2000 (http://ciba.kingsoft.net), HVH Từ điển 1.0 (http://www.hanosoft.com)… * * * 35 • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Chương 2: BƯỚC ĐẦU TIẾP CẬN “TUẦN CAI BIỆT THỰ HỢP TẬP” (Q.10) VỚI TƯ CÁCH MỘT VĂN BẢN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ Lời dẫn “Nhà thơ là người sáng tạo ngôn từ thơ của mình. Từ đầu thế kỉ XX, cùng với F. de Saussure, Bakhtine, Jakobson, Valéry, Mallarmé… đã khẳng định tác phẩm văn học là văn bản ngôn từ” [6]. Trong chương 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài nét của văn bản quyển thơ 10 trên phương diện một văn bản ngôn từ - một văn bản nghệ thuật thơ. Chúng tôi bắt đầu bằng một phép thử: Một mặt đọc toàn bộ 51 bài thơ của Quân Bác trong quyển thơ 10 và gạt bỏ đi tất cả các chú thích chú giải; một mặt đọc toàn bộ văn bản kèm theo mọi chú giải và bảng tra từ ngữ (mà chúng tôi đã thiết lập). Phép thử này sẽ xác định mức độ cần thiết về tính chất đồng đại của văn hoá kiến thức giữa nhà thơ và độc giả tiếp nhận. Mảng văn hoá kiến thức này chính là nguồn gốc xây dựng nên “cái kho ngôn từ” của quyển thơ 10 - là đối tượng đang được xem xét. Từ quá trình giải mã văn bản và thiết lập bảng tra từ ngữ riêng cho quyển thơ 10, chúng ta dễ dàng có một danh sách sách vở đã cung cấp trực tiếp “nguyên vật liệu” cho Quân Bác và những bài thơ của ông. Đó là các sách vở của Trung Hoa, trong đó bao gồm kinh điển Nho gia (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Tả truyện, Luận ngữ, Mạnh Tử), sách vở Lão Trang (Lão tử Đạo Đức kinh, Trang Tử Nam hoa kinh), một ít tư liệu của nhà Phật, các tư liệu chính sử Bắc phương (Chiến Quốc sách, Sử kí Tư Mã Thiên, Hậu Hán thư, Cựu Đường thư…), thơ văn Trung Hoa qua các thời đại (Sở Từ, Cổ thi đời Lưỡng Hán, thơ đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, thơ Đường, thơ từ đời Tống…) Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 36 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • và một số tư liệu liên quan các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, thư pháp. Trong quyển thơ 10, Quân Bác không dẫn dụng một dạng tư liệu nào của Việt Nam (chúng tôi muốn nói đến các thư tịch Hán văn Việt Nam của những giai đoạn trước đó). Như thế, ứng xử với nguồn tư liệu tri thức Trung Hoa, cụ thể là vốn từ ngữ Hán, chữ nghĩa Hán chuyển tải trong đó, lại tiếp nhận các hoàn cảnh cụ thể làm nảy sinh hành vi sáng tác thi ca, nhà thơ đã thực hiện thâu lọc và tái tạo qua lăng kính của chính bản thân mình - tức là qua sự “sáng tạo” của chủ thể nhà thơ. Khảo sát quyển thơ 10 với tư cách một văn bản nghệ thuật, một văn bản ngôn từ thực chất là xác định văn bản quyển thơ 10 với tích hợp của các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thi pháp trong đối sánh với cá tính con người nhà thơ, môi trường lịch sử - địa lí - văn hoá và các yếu tố liên quan khác, mục đích nhằm vào tìm kiếm các hệ dấu hiệu, đặc trưng - trong đó cái nào là chung, là quen thuộc trong thơ ca viết bằng chữ Hán trung đại, cái nào là riêng, là lạ đối với dòng mạch đó. Đó là phương diện lí thuyết. Đối với văn bản quyển thơ 10, chúng ta rất khó xác định được đặc trưng chung hay riêng, phần vì văn bản là một “mẫu chọn cơ giới” để nghiên cứu (không phải toàn bộ thi tập của Quân Bác); phần vì có rất ít các dạng văn bản thơ chữ Hán khác được xử lí cùng phương pháp để so sánh, đối chiếu. Trước hết, chúng tôi sẽ đi vào mô tả những nét cụ thể của ngôn từ - ở đây là ngôn từ thơ - của văn bản quyển thơ 10. Chúng tôi cho rằng có khả năng xác định được một vài tính chất hay đặc điểm nào đó là sợi dây liên hệ của các biểu hiện cụ thể về ngôn từ đã tìm được bằng những thao tác trên. Dù công việc giới thiệu, khảo cứu, phiên dịch, chú giải, công bố văn bản quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập là một yêu cầu chính của khoá luận và chiếm nhiều thời gian, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng, trong chương 2 này, khảo sát nó với tư cách là một văn bản nghệ thuật ngôn thuật ngôn từ. Việc làm này của chúng tôi được khuyến khích bởi những kết quả ban đầu Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 37 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • qua hai Báo cáo khoa học với đề tài Vài nhận xét bước đầu về từ ngữ trong Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê) - Năm 2002 và Một số nhận xét về từ ngữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (qua số liệu thống kê và bước đầu so sánh với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) - Năm 2003. Ở những báo cáo đó, chúng tôi đã học tập cách làm của GS. Nguyễn Tài Cẩn khi ông thực hiện công trình Ảnh hưởng Hán Văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Đồng thời, do yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp, thời gian qua, chúng tôi đã mạnh dạn tiếp cận thêm các tài liệu về ngôn ngữ thơ (bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc) của các nhà nghiên cứu có uy tín như: Quách Tấn, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân, Vương Lực... Dẫu sao, đây cũng là tập sự bước đầu của một sinh viên, kết quả không tránh khỏi những hạn chế. Tuy vậy, trong việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ chữ Hán trung đại, chúng tôi cố gắng tận dụng lợi thế của một sinh viên được đào tạo chính qui ở chuyên ngành Hán Nôm (khoa Văn học), điều mà những môi trường đào tạo khác không dễ có được. Chúng tôi quan niệm đây cũng là một trọng tâm của khoá luận. 1. Về thể loại, vần thơ và luật bằng trắc Với quyển thơ 10, nhà thơ Quân Bác có 51 bài thơ cổ kim thể. “Thể” tức là thể loại. 51 bài thơ được khảo sát bao gồm cả “cổ thể” và “kim thể”. Theo thi pháp xưa, căn cứ vào cách luật, thơ được chia thành thơ cổ thể và thơ kim thể (hay còn gọi là thơ cận thể). Trước hết nói về vần thơ, luật bằng trắc của cổ kim thể. Quyển thơ 10 có 51 bài thơ gồm cả thơ cổ thể (còn gọi là “cổ phong”) và thơ kim thể (còn gọi là “cận thể”). Thuộc về thơ cổ thể có 2 bài ngũ cổ (ngũ ngôn cổ phong), 6 bài thất cổ (thất ngôn cổ phong); thuộc về thơ cận thể có 13 bài ngũ luật (thơ luật ngũ ngôn bát cú), 14 bài thất luật (thơ luật thất ngôn bát cú), 3 bài ngũ ngôn bài luật (thơ ngũ ngôn trường luật). Ngoài ra còn có 3 bài ngũ tuyệt (ngũ ngôn tứ tuyệt) và 10 bài thất tuyệt (thất ngôn tứ tuyệt). Chương 2 • 38 Khoá luận tốt nghiệp *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 1.1. Thơ kim thể - 13 bài ngũ luật và 14 bài thất luật Thơ kim thể (cận thể) lấy “thơ luật” làm tiêu biểu. Về vần thơ và các qui tắc bằng trắc, thơ luật có những qui định cụ thể. Chẳng hạn thơ luật gieo vần bằng, yêu cầu đối với cả thơ ngũ luật, thơ thất luật cũng như trường luật. Các qui tắc bằng trắc ở thơ luật được phân chia thành bốn loại cơ bản: Trắc khởi thức nhập vận (“Trắc khởi thức” tức là chữ thứ hai của câu đầu tiên rơi vào thanh trắc, “nhập vận” là câu thơ thứ nhất vần với câu thơ thứ hai - trong thơ luật, chỉ các câu hai, bốn, sáu, tám là bắt buộc phải gieo vần), trắc khởi thức bất nhập vận (“bất nhập vận” là câu thơ thứ nhất không vần với câu thơ thứ hai), bằng khởi thức nhập vận và bằng khởi thức bất nhập vận1. Trong 51 bài thơ của Quân Bác, về thơ ngũ luật, có 1 bài theo mô hình trắc khởi thức nhập vận - bài 24; 12 bài còn lại là mô hình trắc khởi thức bất nhập vận, trong đó: 6 bài hoàn toàn theo đúng luật bằng trắc - bài 3, 16, 18, 23, 39, 49 và 6 bài có hoán chuyển so với luật bằng trắc - bài 5 và bài 17 và bài 21 và bài 4, 25, 50.2 Bài 5, câu 8: Tiêu trướng vọng trúng xa êñį (Rầu rĩ trông về nơi xa) ○B T T T B 3 ɪ Theo luật bằng trắc của mô hình trắc khởi thức bất nhập vận, câu 8 được qui định ○ T T T B B (trong đó vị trí số 1 được phép hoán cải hoặc bằng hoặc 1 Xin xem thêm Vương Lực, Thi từ cách luật. Từ đây trở về sau của khoá luận, trong trích dẫn thơ Quân Bác, chúng tôi chỉ nêu số thứ tự của bài trong quyển thơ 10. Số thứ tự bài thơ cũng như các trích dẫn được rút từ phần Phụ lục 2 của khoá luận. 3 Trong phần trình bày về luật bằng trắc, các kí hiệu B chỉ chữ đứng ở vị trí thanh bằng, B hoặc  T chỉ chữ đứng ở vị trí này có kí hiệu T chỉ chữ đứng ở vị trí thanh trắc, kí hiệu  thể tùy biến bằng hoặc trắc. Kí hiệu B hoặc T được in đậm nét chứng tỏ chữ đứng ở vị trí đó đã phạm luật bằng trắc: hoặc Bằng bị biến đổi sang Trắc, hoặc Trắc bị biến đổi sang Bằng. 2 • 39 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* trắc tùy ý). Chữ • vốn có 2 âm đọc trung (thanh bằng) và trúng (thanh trắc). Khi đọc là trúng, chữ có nghĩa là hướng về, nhằm về đích. Ở đây, ”vọng trúng xa” có thể được liên hệ với cách diễn đạt tương tự như “xạ trúng ¶ trúng), “ngôn trúng ɖ phiên ” (bắn ” (nói trúng vào). Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để trong ngữ cảnh này thành trúng. Có điều thú vị là câu 8 này chắc chắn đã thất luật về mặt ngữ âm, nhưng vẫn có thể coi là đúng luật trên phương diện chữ viết. Bài 17, câu 7: Thư thanh nhất đăng bích ĩȔ Ɩ nj (Tiếng lật sách, bên ngọn đèn xanh biếc) B B T B T Kiểu thức biến đổi bằng trắc này đã có tiền lệ từ thơ Đường và được phổ dụng như một loại bằng trắc đặc biệt1. Đối với thơ ngũ luật, dạng câu ○ BB B T T có thể biến đổi thành dạng thức như trên, khi đó chữ thứ nhất bắt buộc phải là thanh bằng. Chẳng hạn câu 3 - Dao liên tiểu nhi nữ ʃú·1– và câu 7 - Hà thời ỷ hư hoảng Ġ)ɃÎ bài Nguyệt dạ Ĭ (Đêm trăng) của Đỗ Phủ. Bài 21, hai câu đầu: Hàn cụ bất nhập khẩu, ±9 Nhiệt trường nan tự câm (cấm). Ɣ șʪ țǐ (Thức ăn lạnh chẳng ăn nổi, B T  Nhưng ruột gan cồn cào khó cầm được) 3` T T T T B B T B Mô hình hai câu đầu của kiểu trắc khởi thức bất nhập vận là:  T T B B T, B B T T B. Trong nghiên cứu luật bằng trắc của thơ luật, người ta gọi trường 1 Về các kiểu thức Bằng Trắc đặc biệt của thơ luật, Vương Lực đã tổng kết trong cuốn sách Thi từ cách luật của ông. Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 40 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • hợp này là dạng “câu phá luật” (áo cú Ĉb). Một trong mấy kiểu phá luật thường gặp là trong dạng câu ○ T T B B T, nếu chữ thứ tư (hoặc cả chữ thứ ba và chữ thứ tư) dùng thành thanh trắc thì chữ thứ ba của câu đối với nó (tức chữ thứ ba trong câu B B T T B) bắt buộc phải dùng thanh bằng. Như thế là phá luật ở câu trên và bổ cứu ở câu đối với câu phá luật bên dưới. Mặt khác, bản thân câu thứ hai của bài 21 này cũng thuộc về một dạng phá luật phổ dụng của thơ luật. Dạng này định lệ, đối với câu B B T T B, nếu chữ thứ nhất là thanh trắc thì chữ thứ ba phải chuyển dùng thanh bằng để bổ cứu. Đây là dạng câu phá luật tự bổ cứu. Cả hai dạng phá luật trên đều có tiền lệ từ thơ Đường. Liên đầu bài thơ Lạc hoa ȯȢ(Hoa rụng) của Lí Thương Ẩn là một trường hợp như thế: Cao các khách cánh khứ, Tiểu viên hoa loạn phi ˆʙ© Ǟ\·}Ȣʼ (Trên lầu gác cao, khách đã đi hết. Trong vườn nhỏ, hoa bay tung trời). Liên thứ ba bài 4, liên đầu bài 25 và liên đầu bài 50 cũng là những trường hợp “câu phá luật” (áo cú Ĉb) thường gặp khác của thơ luật. Những người nghiên cứu luật thi tổng kết rằng, đối với dạng câu ○ T T B B T, cũng có khi chữ thứ tư không phải là thanh trắc mà chỉ chữ thứ ba là thanh trắc thì không nhất thiết cần thao tác bổ cứu. Điều này có nghĩa là chấp nhận một dạng câu lệch bằng trắc từ ○ T T B B T sang ○ T T T B T trong thơ luật. Tuy nhiên, nhiều nhà thơ vẫn có thói quen bổ cứu bằng cách biến chữ thứ ba trong câu đối với câu phá luật thành thanh bằng, nghĩa là liên thơ dạng: ○ T T B B T, B B T T B sang ○ T T T B T, B B B T B. (Trường hợp này có “bớt nghiêm ngặt hơn” so với kiểu “phá luật” như hai câu đầu bài 21 đã dẫn ở trên, vì trong câu đối với câu phá luật, khi cải dụng chữ thứ ba sang thanh bằng, không cần chuyển chữ thứ nhất trong câu sang thanh trắc để bổ cứu). Chẳng hạn liên đầu bài Xuân túc tả sảnh Ğ®Çǁ (Ngày xuân, nghỉ lại Tả sảnh) của Đỗ Phủ: Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 41 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Hoa ẩn dịch viên mộ, Thu thu thê điểu qua ȢʤȀĥppŀˊʂ (Dưới buổi chiều, hoa nép mình bên bờ tường. Rầu rĩ con chim đến náu thân đã bay đi). Trong quyển thơ 10 của Quân Bác, chúng ta gặp 3 trường hợp “phá luật” theo cách thức trên. Bài 4 - liên thứ ba: Nhật nguyệt hốt âm ế, Phong vân như hộ trì ėĬéʠȋ, ʻʭ˜ɣĊ; bài 25 - liên thứ nhất: Ác thủ cộng hoan tiếu, Di do giang thượng đình čā7řǢ, ”ơŤ; bài 50 - liên thứ nhất: Thảo mộc tiệm hoàng lạc, Thu dung tiên mãn san (sơn) ȧıƃ˒ȯ Ǔ­.ƀ¿. Về thơ thất luật, có 1 bài theo mô hình bằng khởi thức bất nhập vận bài 48; 6 bài theo mô hình bằng khởi thức nhập vận - bài 1, 22, 30, 34, 41, 46; và 7 bài còn lại được bố trí theo kiểu trắc khởi thức nhập vận - bài 10, 19, 20, 32, 51 (là những bài tuân thủ hoàn toàn luật bằng trắc) và bài 26, 33 (là những bài chấp nhận các trường hợp phá luật). Câu 8 bài 26: Tao thủ trường ngâm Lương Phủ thiên ĎˁʖiŅƘǬ có mô hình ○ B T B B B T B (Nguyên dạng của câu 8 trong thơ luật trắc khởi thức nhập vận là ○ T T B B T T B). Vị trí thất luật rơi vào chữ “lương”. Theo cách bổ cứu cho sự thất luật của thơ luật thường thấy (giống như chúng ta đã bàn đến trong thơ ngũ luật), chữ thứ năm chỉ bị đổi sang dùng thanh bằng khi chữ thứ ba trước đó đã bị đổi sang dùng thanh trắc. Ở đây, chữ ʖ nếu đọc thành âm trưởng (thanh trắc) thì hợp luật thi nhưng lại không đúng về ý nghĩa. Câu thơ này vẫn là một trường hợp phá luật không có bổ cứu. Nhưng phải chăng việc dùng một chữ có cả hai cách đọc thanh bằng và thanh trắc (như chữ ʖ) cũng có thể ghi nhận là một sự bổ cứu trên phương diện văn tự (dẫu rằng vấn đề luật bằng trắc không liên quan tới vấn đề văn tự, nó là vấn đề của ngữ âm !?). Nếu ghi nhận một kiểu “bổ cứu nửa vời” như vậy thì trường hợp Chương 2 • 42 Khoá luận tốt nghiệp *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • câu 7 bài 33 lại là một chứng cớ khác khá thú vị: Nhân gian hành lạc na thắng thử ʘɌŐʆKŜ. Chữ thắng ở đây là thất luật (vốn dĩ nó phải là thanh bằng), nhưng K cũng là một chữ có hai cách đọc: thắng (thanh trắc) và thăng (thanh bằng). 1.2. Thơ kim thể - 3 bài ngũ ngôn bài luật Thể bài luật là một dạng thơ trường luật, nói đơn giản là kéo dài thơ luật. Nói chung, trừ liên đầu và liên cuối, bài luật là một chuỗi liên tục các liên thơ có đối. 3 bài ngũ ngôn bài luật của quyển thơ 10 là bài 14 - dùng 8 vần, liên đầu và liên cuối không đối, bài 40 - dùng 12 vần, liên cuối không đối, bài 45 dùng 8 vần, liên cuối không đối. 1.3. 3 bài ngũ tuyệt và 10 bài thất tuyệt Đối với dạng tuyệt cú, xét về số chữ thì bằng một nửa thơ luật, thông thường có luật tuyệt - qui về thơ kim thể và cổ tuyệt - qui về thơ cổ thể. Trong 51 bài thơ được khảo sát, có 3 bài ngũ tuyệt và 10 bài thất tuyệt. Xem xét 3 bài thơ ngũ tuyệt, bài 12 gieo vần trắc (tửu - khẩu) - chắc chắn thuộc cổ tuyệt; bài 11 và bài 13 đều gieo vần bằng (chi - ti và ai - lai) nhưng không tuân theo luật bằng trắc của luật thi nên cũng là những bài thơ cổ tuyệt. Như vậy 3 bài ngũ tuyệt của quyển thơ 10 thuộc thơ cổ thể. 10 bài thất tuyệt đều gieo vần bằng, nhập vận, trong đó bằng khởi thức có 4 bài là 7, 8, 28, 29; trắc khởi thức có 6 bài là 9, 43, 47 (những bài tuân thủ hoàn toàn luật bằng trắc) và 15, 42, 44 (những bài có hoán chuyển về luật bằng trắc). Về cơ bản có thể xếp 10 bài thất tuyệt của Quân Bác vào loại thơ kim thể (cận thể). Chúng ta sẽ xem xét ba trường hợp câu phạm luật. B T T B T T B Câu 1 bài 15: Điêu nguyệt lũ vân tứ nhập vi Câu 1 bài 42: Đãi nguyệt nam hồ hồ thượng đình ÝĬVżż  Câu 1 bài 44: Nhất trản hàn đăng vong dạ thâm ʨĬʔ ʭë3ã T T B B B T B T T B B B T B ƾ±Ɩæ ŷ Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 • 43 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Cả ba câu trên đều thuộc câu có kết cấu bằng trắc ○ T T B B T T B. Đối với câu thơ của bài 15, nếu như chữ thứ ba dùng thanh trắc (vị trí của ʔ vốn phải dùng chữ thanh bằng) thì phải bổ cứu ở chữ thứ năm (chuyển chữ thứ năm vốn dùng thanh trắc sang dùng thanh bằng). Giống như một số ví dụ đã nêu ở trên, đây là một kiểu “bổ cứu nửa vời” - theo cách chúng tôi tạm gọi1, bởi vì chữ thứ năm của câu thơ - chữ ë lại là một trường hợp chữ Hán có hai cách đọc Hán Việt, một cách đọc tư (thanh bằng) và một cách đọc tứ (thanh trắc). Những câu thơ phá luật của bài 42 và 43 cũng không có thao tác bổ cứu hỗ trợ. Tuy nhiên, những kiểu phá luật này vẫn có thể tìm được tiền lệ trong thơ Đường. Một ví dụ rất quen thuộc là câu thơ đầu của bài Phong kiều dạ bạc ŋŔū của Trương Kế: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Ĭȯƍoʰƀ“. 1.4. Thơ cổ thể - 2 bài ngũ cổ và 6 bài thất cổ Về 2 bài ngũ cổ - bài 31 và bài 35, đều gieo vần trắc, trong đó bài 31 dùng vận bộ “chức Ȗ” nhập thanh (đắc  - trắc  - đặc  - trắc - cực  - sắc " - lực - thực $ - tức ), bài 35 dùng vận bộ “chỉ ǵ” thướng thanh (chỉ - xỉ (- sĩ - thủy - thủy  - tử - hỉ r). Luật bằng trắc trong cổ thể thi vốn không có qui tắc nhất định. Để phong cách cổ thi được nổi bật, các nhà thơ có thói quen sử dụng một trong bốn kiểu kết cấu bằng trắc sau cho ba chữ cuối trong mỗi dòng thơ của bài cổ thi2: (1) B B B (3) T T T (2) B T B (4) T B T Dựa vào dấu hiệu này của cổ thi, trong bài 31 ta sẽ tìm thấy có 4/18 dòng là dạng câu thơ luật (câu 1, 13, 16, 17), tất cả những dòng thơ còn lại đều là 1 Xin xem lại các trường hợp câu 8 bài 5, câu 8 bài 26 và câu 7 bài 33 đã khảo sát ở trên (trang 38 và 41). 2 Xin xem thêm Vương Lực, Thi từ cách luật. Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 • 44 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • dòng cổ thi có kết thúc ba chữ cuối mỗi dòng thi bằng một trong ba mô hình bằng trắc trên. Trong bài 35, có 3 dòng thơ luật (câu 3, 9, 11) 1, các dòng còn lại đều là câu thơ cổ thi. Các dòng thơ biểu hiện tính chất cổ phong của mình bằng kết thúc theo một trong bốn mô hình bằng trắc đã nói trên, ngoại trừ hai dòng thơ 6 và 7. Đây là những dòng cổ thi với một kiểu nhận diện khác. Các câu thơ cổ thi đứng cách biệt với luật thi còn nhờ kĩ thuật phối hợp chữ thứ hai và chữ thứ tư (trong thơ ngũ ngôn) - hoặc dùng toàn thanh bằng, hoặc dùng toàn thanh trắc. Câu 6 theo lối phối thanh trắc: Huống nãi thiên hạ sĩ ũ “. Câu 7 phối theo lối thanh bằng: Bắc đường phụng từ mẫu N‚• ùş. Đối với 6 bài thất cổ, chúng tôi tạm chia thành 3 nhóm - nhóm bài 2, 36, 37, 38, nhóm bài 27, nhóm bài 6 - và xem xét các dấu hiệu (chủ yếu về bằng trắc) biểu hiện phong cách cổ phong của mỗi bài. Các bài 2, 36, 37, 38 đều được bố trí hai phần - nửa trên gieo vần trắc, nửa dưới đổi gieo vần bằng - Đây là một dấu hiệu nổi bật của dạng thơ cổ phong nhập luật (tức là loại thơ cổ thể nhưng có sử dụng một phần luật thi). Người ta vẫn thường nhắc đến Đằng Vương các ſƦʙ của Vương Bột như một ví dụ tiêu biểu cho đặc trưng này. Ngoài ra tính chất “nhập luật” của những bài cổ phong này còn thể hiện ở việc xuất hiện trong đó những dòng thơ có mô hình bằng trắc giống thơ luật. Chẳng hạn, câu 6 bài 2: Bích điệp T T B B T T B thiên sơn hựu vạn sơn njƶP¿]Ȯ¿, câu 7 bài 37: Phù vân biệt thị sơn B B T T B trung vật ŴʭDğ¿ 1 B T ƛ… Dòng 3 có mô hình B T T B B, vị trí chữ thứ nhất theo luật thơ phải là thanh trắc. Tuy nhiên, trong thơ luật, vị trí chữ thứ nhất của dạng câu này lại có thể đổi bằng hoặc trắc:  T T T B B. Vì thế dòng thơ 3 vẫn được tính là câu thơ luật. Chương 2 • 45 Khoá luận tốt nghiệp *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Bài 27 là một bài bát cú, gieo vần bằng, nhưng hoàn toàn vẫn là một bài cổ phong, thậm chí nó đã loại trừ cả tính chất “nhập luật” - cho dù với việc sử dụng vần bằng, bài thơ có nhiều thuận lợi để tiến vào luật thi. Tất cả bài thơ tám câu, có câu 4 là câu thơ luật, các câu thơ còn lại là những dòng cổ thi với dấu hiệu nhận biết là mô hình bằng trắc của ba chữ kết thúc dòng thơ hoặc là B T B, hoặc là B B B, hoặc là T T T, hoặc là T B T (như đã trình bày ở trên). Bài 6 là một bài cổ phong, trong đó có ba lần chuyển vần, bốn câu chuyển vận một lần, dùng luân phiên vần bằng, vần trắc: 4 câu đầu gieo vần trắc vận bộ “tập ǽ, nhập thanh” (cấp  - khấp  - thấp ), 4 câu tiếp theo chuyển vần bằng vận bộ “nguyên -, thượng bình thanh” (thôn - hôn hồn &), 4 câu sau nữa đổi vần “mạch ʜ, nhập thanh” (khách  - mạch ! xích #), 4 câu cuối dùng vần “vi ã, thượng bình thanh” (huy - qui ). Hầu hết các dòng thơ trong bài 6 đều bố trí bằng trắc theo kiểu đặc trưng của thơ cổ phong. Đáng chú ý là sự xuất hiện của hai dòng thơ luật (rất chỉnh tề cả về bằng trắc cũng như phép đối) - câu 7, 8: B B T T B B T Thanh xuân bất tảo Minh Phi trủng, ʴĞ Dạ nguyệt không qui Tiểu Ngọc hồn. Ĭǚŝ·ƥˈ T T ċě™; B B T T B * * * Từ phương diện vần thơ và luật bằng trắc, 51 bài thơ trong quyển 10 thể hiện tính chuẩn mực cao. Các bài thơ luật kim thể, về vần thơ tuân thủ nguyên tắc gieo vần bằng; luật bằng trắc được thực hiện nghiêm cẩn, khi xảy ra “thất luật” hoặc “thất niêm” thì nói chung đều có thao tác bổ cứu theo tiền lệ. Các bài thơ cổ thể rõ ràng lối cổ phong của thời kì thơ luật đã phát triển mạnh mẽ, một lối cổ phong có ý thức tách mình khỏi thơ luật. Ngoài ra, chúng tôi thấy • 46 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • nên ghi nên một điểm nhỏ của luật bằng trắc có liên hệ tới nhạc điệu ở thơ Quân Bác. Trong mảng thơ luật (thất luật và ngũ luật), nhạc điệu bị ràng buộc trong các khuôn khổ qui định bằng trắc ngặt nghèo. 27 bài thơ luật (13 bài ngũ luật và 14 bài thất luật) của Quân Bác trình hiện một dạng nhạc điệu không những chỉn chu theo luật thi mà còn biến thiên không nhiều giữa các kiểu thức bằng trắc vốn rất ít ỏi của thơ luật. Ở phần đầu, chúng tôi đã giới thiệu bốn kiểu thức bằng trắc của thơ luật. 27 bài thơ của Quân Bác được phân bố như sau: Thơ ngũ luật: Trắc khởi thức bất nhập vận Trắc khởi thức nhập vận (12 bài) (01 bài) (Không có kiểu Bằng khởi thức bất nhập vận và Bằng khởi thức nhập vận) Thơ thất luật: Bằng khởi thức bất nhập vận ( 1 bài) Bằng khởi thức nhập vận ( 6 bài) Trắc khởi thức nhập vận ( 7 bài) (Không có kiểu Trắc khởi thức bất nhập vận) Trên thực tế, các kiểu thức bằng trắc của thơ thất luật là mở rộng từ kiểu bằng trắc của thơ ngũ luật, trong đó: thơ ngũ luật trắc (bằng) khởi thức => thơ thất luật bằng (trắc) khởi thức thơ ngũ luật (bất) nhập vận <=> thơ thất luật (bất) nhập vận Như thế, các cấu trúc nhạc điệu tạo nên từ những kiến trúc bằng trắc trong 27 bài thơ của Quân Bác lặp đi lặp lại ở một trong ba dạng: Ngũ luật trắc khởi thức (thất luật bằng khởi thức) bất nhập vận (12+1 bài), Ngũ luật trắc khởi thức (thất luật bằng khởi thức) nhập vận (1+6 bài) và Thất luật trắc khởi thức nhập vận (7 bài). Với một văn bản ngôn từ chạy dài 51 bài thơ như quyển 10, con số 27 bài thơ đã đi quá bán mà giai điệu thơ dường ưa phẳng lặng, ít biến thiên, ít thay đổi. Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 47 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 2. Về từ ngữ và một số nét liên quan đến nội dung thơ Quân Bác 2.1. Về đề tài Trước khi đi vào khảo sát từ ngữ và những mối liên hệ với xu hướng nội dung trong thơ Quân Bác, chúng tôi thấy cần phải nhắc qua về đề thơ. Trong bài tựa của Tuy Lí Vương Miên Trinh viết cho tập thơ của Quân Bác, có đoạn viết: “… Tài thơ của Quân Bác ngày càng tiến bộ, sáng tác ngày càng phong phú: Trên từ các loại tụng hiến, dưới đến các loại tặng đáp, từ những đăng cao ngoạn cảnh sông núi rừng vườn hay những buổi bè bạn thân quen vui say yến ẩm, từ những mù mịt mây khói, mơn mởn cỏ cây đến những sự biến ảo diệu kì của cá rồng khí biển, lại cả cảm hứng việc xưa việc nay, thương kim tích cổ, thảy đều là tức cảnh sinh tình, gặp vật thác ý…1”. Đoạn văn cho ta biết về các kiểu đề tài trong thơ xưa: Thơ tụng hiến, thơ tặng đáp tức là xưng tụng, ca ngợi, làm thơ tặng và đáp thơ được tặng; thơ đăng cao, thơ vịnh cảnh là nhân chuyện giao du ngoạn cảnh mà có thơ; thơ làm trong lúc yến ẩm cùng bạn hữu huynh đệ xướng hoạ gọi là thơ thù tạc, thơ vịnh vật thì nói đến cả cỏ cây hoa lá, chim muông đến muôn vật; thơ tả tình nói chí, thương kim tích cổ là bộc bạch nỗi lòng, mượn việc xưa để kí thác tâm sự ngày nay… Theo cách hiểu đó, 51 bài thơ của Quân Bác về cơ bản đã được phân bố trên mấy mảng đề tài sau: - Thơ tả cảnh núi (bài Sơn phòng xuân hiểu, Ngọc Trản sơn, Thu sơn), cảnh trăng (bài Thủy nguyệt, Hồ thượng đãi nguyệt đắc tam thủ, Phú đắc 1 Nguyên văn chữ Hán: “hWĂėƽɾȱɺėƽ°țʷƣɽɬǥż¿ļʎ ƷʞɒĮɥʾĒŐƑʱʭƛȽȷRıȣȳɋˉɇɈɤÒaɱ øȟƺZĢjöɕƛɼʺ” Quân Bác tài nhật ích tiến, trứ thuật nhật ích phú. Thượng tự tụng hiến, hạ đãi tặng đáp, hồ sơn lâm thự chi đăng trắc, thân bằng yến ẩm chi tự lạc, yên hà vân vật chi hội úy, hủy mộc chi phương thiến, trùng ngư giao thận chi biến ảo, cổ kim sự tích chi cảm hứng, giai tức cảnh mệnh ý, xúc vật liên loài”. (Trích bài tựa trong Tuần Cai biệt thự hợp tập) Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 48 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • nguyệt chiếu băng trì), cảnh bốn mùa (Tam nguyệt tam nhật quá Kí Chi công Tẩy Tâm đình phụng thứ Vĩ Dạ tiên sinh vận, Xuân âm, Thanh minh khúc, Hạ nhật, Dạ, Thu tình, Thu thủy). - Thơ tả cảnh điện đài lầu gác cùng những cuộc yến ẩm tụ tập: Huệ Minh tự đồng thất đệ Vu Thành, thập nhị đệ Tập Chi, thập tam đệ Bình Trọng cộng túc, Khách đình đối vũ, Khách đình nhị thủ, Khách đình tiểu tập, Tính Thông thượng nhân vi lũy thạch tác Lư phụ Hổ khê chi thắng, kí thành chiêu ẩm, Công tử gia, Y Mân biệt quán tiểu tập lạc thành hữu tặng, Dạ tập thính song ngoại vũ thanh kham giai xá đệ Tập Chi chúc phú, Thu tiêu yến tập tửu lan mạn hứng hoạ hữu nhân vận. - Thơ tả vật: Phú đắc Thiên ý liên u thảo (nói về cỏ), Tịnh đầu lan (nói về hoa lan), Mạt lệ từ (nói về hoa mạt lệ), Thái liên khúc (nói về hoa sen), Thực hàn cụ (nói về món ăn lạnh), Đề Bạch Hào Tử mẫu đơn phiến đầu (đề vịnh cái quạt có hình hoa mẫu đơn), Đề kê bộ sồ đồ (đề tranh đàn gà), Bái chiêm ngự mộ Chử Hà Nam thư "Thiên tự văn" cung xuyết bạt vĩ (đề sau khi xem bức thư pháp“Thiên tự văn” viết theo lối chữ Chử Hà Nam). - Thơ vịnh người: Tiều phu từ (vịnh người đốn củi), Mục đồng từ (vịnh trẻ chăn trâu). - Thơ vịnh sử: Hán Trung, Trương Tử Phòng, Hán Cao Tổ. - Thơ ứng chế: Cung hoạ ngự chế “Canh tịch” nguyên vận ứng chế, Cung hoạ ngự chế “Hỉ vũ” nguyên vận ứng chế, “Vọng tiệp” ứng chế, “Thiết trâm hoạ bích” ứng chế. - Thơ chúc thọ: Phạm Phò mã mẫu thất thập thọ thi. - Dạng thơ vô đề (Gọi là “thơ vô đề” hoặc vì nhà thơ không muốn nói thẳng tâm sự muốn kí thác, hoặc vì không có một đề thơ nào quán xuyến được ý của toàn bài thơ): Thượng Thương Sơn tiên sinh tam thủ, Vô đề, Tạp ngôn tam thủ, Tự đề “Vô đề thi” hậu. Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 • 49 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Việc phân chia thành các mảng đề tài như trên là đứng từ bình diện chỉnh thể từng bài thơ. Thông thường, chúng ta vẫn quen thuộc với cách hiểu “đề tài” trong sáng tác nghệ thuật - là “yếu tố cơ bản của tác phẩm văn học, dùng để chỉ phạm vi đời sống hoặc tâm trạng được phản ánh trong công trình nghệ thuật của nhà văn” [60], nó khác với đối tượng phản ảnh (cái còn nằm bên ngoài) mà nó là cái “đã qua sự chọn lọc và thể hiện của nhà văn”. Điều chúng tôi muốn nói tạm thời không phải là vấn đề lí luận văn học với thuật ngữ “đề tài”. Nhưng dù sao, trong cách hiểu thông dụng, người ta thừa nhận “đề tài” là cái “đã qua sự lựa chọn và thể hiện của nhà văn”. Vì lẽ đó, chúng tôi muốn lưu ý ở đây tính chất hạn chế trong lựa chọn đề tài ở trường hợp các nhà thơ cổ kim thể - cụ thể với trường hợp nhà thơ Quân Bác. Có mấy lí do đưa đến tính chất hạn chế này: Đối với các nhà thơ sáng tác theo lối cách luật (kim thể) hay cổ phong (cổ thể), những đề tài truyền thống như vịnh cảnh, vịnh vật, vịnh sử, đề kí, đăng cao, cảm hoài… hầu như đã trở thành những thói quen, những khuôn hình không thể thiếu. Họ không né tránh, không gạt bỏ, không sợ nhàm chán. Thậm chí làm thơ theo đề cũ của Nhạc phủ chẳng hạn (như bài 36 - Thái liên khúc) cũng không phải là một hiện tượng lặp lại đáng chê trách. Vì lẽ đó, khi sáng tác thơ, các nhà thơ xưa không ngần ngại tìm về các đề tài quen thuộc, “sự lựa chọn đề tài thơ” khi ấy hướng tới một vùng đề tài thơ truyền thống đã “sẵn được qui hoạch”. Chẳng hạn, Quân Bác viết hai bài thơ Tiều phu từ nói về người đốn củi và Mục đồng từ nói về trẻ chăn trâu. Hãy tư duy theo cách của một nhà thơ đã nằm lòng các chủ đề thơ truyền thống, chúng ta hiểu rằng Quân Bác không tìm hình ảnh người đốn củi hay trẻ chăn trâu từ một hiện thực nào cả, đó là những hình tượng của chùm đề thơ đã rất phổ biến “ngư tiều canh mục” (thơ vịnh người đánh cá, người đốn củi, người cày ruộng, người chăn trâu). Một nguyên nhân khác dẫn đến “tính hạn chế” Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 50 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • mà chúng ta đang nói tới là sự xuất hiện đậm đà của yếu tố “ứng họa, thù phụng” trong 51 bài thơ của Quân Bác: 4 bài hoạ thơ ngự chế của vua Tự Đức, 1 bài hoạ thơ Vi Dã tiên sinh, 1 bài hoạ thơ của bạn (hữu nhân), 3 bài thơ để trình Thương Sơn tiên sinh, 1 bài thơ chúc thọ và hàng loạt các bài làm tặng đáp khác. Chúng tôi muốn lưu ý đến tính chủ động trong sáng tác. Và với một môi trường như thế, nhà thơ Quân Bác có nhiều sự lựa chọn cho các đề tài thơ của mình hay không? Đó là chưa kể đến hoàn cảnh sống riêng tư của nhà thơ - như Tuy Lí Vương Miên Trinh nhận xét: “Tiếc rằng công (chỉ nhà thơ Quân Bác) thường chẳng rời xa vợ con, chân không bước ra ngoài cung phủ, chẳng được thấy núi lớn đầm rộng để khởi phát tứ thơ hùng tráng, chốn giao du qua lại không có những bậc uyên bác, ẩn sĩ, thần tăng để mở rộng kiến văn, cũng chẳng độc hành đến những nơi thắng tích nên không có ghi chép về danh lam núi sông…1”. 2.2. Ngôn ngữ thơ Quân Bác qua một góc nhìn định lượng Bây giờ, chúng ta hãy theo dõi Quân Bác sẽ huy động một vốn từ ngữ như thế nào để phục vụ cho mấy mảng đề tài kể trên. Văn bản quyển thơ 10 gồm 51 bài thơ với độ dài văn bản là 2476, trong đó số chữ Hán khác nhau là 1102 chữ. Đối với nghiên cứu từ ngữ trong văn bản nghệ thuật cụ thể, có nhiều cách để phân loại và khảo sát. Chẳng hạn, có thể căn cứ vào tần số cao thấp của các chữ nghĩa để phân nhóm và đọc các thông tin ngôn ngữ, văn học… từ các phân nhóm đó. Người ta đã chỉ ra rằng từ kết quả của thống kê ngôn ngữ học, những chữ nghĩa có số lần xuất hiện càng lớn trong văn bản thì 1 Nguyên văn chữ Hán: “Ɛʘwțî ʩ›´ɯɱ @ªÕƏg¿’ƆƈƸ 8ˇIšÿʀƏƵɿǏ,Ȉ©ʗćɏ¤ÿȒɑƏƢɌƴɱcDzɲ Ƥ” …Nhiên gian thường tự hận thân bất li phụ tự, túc tích bất xuất cung phủ, vô danh sơn đại trạch dĩ tuấn phát kì uất bột chi khí; sở giao du vô ki nhân dật sĩ thần tăng vũ khách, dĩ hoành thác khâm vũ sở văn kiến, vô độc hành dị tích khả kỉ tải tư… Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 • 51 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • càng có khả năng liên hệ mạnh mẽ với những nội dung của văn bản. Ở một văn bản có độ dài vừa phải như quyển thơ 10 của Quân Bác, tất nhiên, chúng ta vẫn tìm được những chữ nghĩa có tần số xuất hiện cực cao liên hệ với nội dung chủ đề thơ. Tuy nhiên, những sợi dây liên hệ này còn được nhận ra ngay trong những từ vựng xuất hiện không nhiều lần nhưng có khả năng tập hợp thành các nhóm chủ đề để tạo sức mạnh liên hệ vươn tới nội dung thơ. Ở đây, chúng tôi thấy có thể dựa vào ý nghĩa từ vựng để nhìn ra mấy nhóm từ nổi bật. Từ các phân nhóm này, chúng ta có khả năng đến gần với các xu hướng nội dung thơ của nhà thơ Quân Bác trong 51 bài thơ của ông. (a) Nhóm các từ ngữ tả cảnh a1: Các từ ngữ tả cảnh thiên nhiên - không gian trời. a2: Các từ ngữ tả cảnh thiên nhiên - không gian mặt đất. a3: Các từ ngữ tả về kiến trúc, nhà ở. a4: Các từ ngữ tả thời tiết - thời gian. (b) Nhóm các từ ngữ tả vật b1: Các từ ngữ về cỏ cây. b2: Các từ ngữ về con vật. b3: Các từ ngữ về đồ vật. (c) Nhóm các từ ngữ tả người và những liên quan đến đời sống con người. c1: Các từ ngữ nói về đời sống suy nghĩ tình cảm của con người. c2: Các từ ngữ nói về lao động, các sinh hoạt hoạt động đời thường của con người. c3: Các từ ngữ nói về sự giải trí, vui chơi của con người. Trong phần giới thiệu về văn bản quyển thơ 10, chúng tôi đã nói đến một đặc điểm đáng chú ý là 51 bài thơ được sắp xếp theo trình tự thời gian và đó là khoảng thời gian trọn vẹn trong 12 tháng của một năm. Chúng ta hãy tìm • 52 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • những từ ngữ chỉ thời gian bốn mùa trong các bài thơ của Quân Bác và theo dõi sơ đồ sau: Xuân 1 2 3 4 A A 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 A A B B B C B B C C B C D D D 27 28 29 30 31 Hạ A B B C Thu 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 A B B A A B B' B B C D D D Đông 0 Trong sơ đồ phân bố từ ngữ chỉ thời gian bốn mùa trên, dòng thứ nhất lần lượt nêu lên 51 bài thơ của Quân Bác phân theo trục thời gian bốn mùa. Kí hiệu A chỉ ra những từ ngữ liên quan đến “mùa” xuất hiện trong các tựa đề bài thơ. Kí hiệu B cho biết các từ ngữ xuân, hạ, thu, đông được nhắc đến trực tiếp trong các câu thơ cụ thể. Kí hiệu C thể hiện các từ ngữ liên quan đến thời gian mùa. Cuối cùng, kí hiệu D đề cập đến những trường hợp có thể tìm ra thời gian của bài thơ trong mối liên hệ với nội dung thơ. Đối chiếu sơ đồ trên với các thông tin được lấy từ đề bài thơ hoặc từ các dòng thơ ở từng bài thơ cụ thể: 1B - trì đường xuân thảo cú 2A - xuân hiểu / 2B - xuân thụy hảo 3A - tam nguyệt tam nhật / 3B - xuân quang lão 4C - Hàn Thực tiết 5A - Xuân âm Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 53 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 6A - Thanh minh / 6B - thanh xuân / 6C - đông phong, Thanh minh 8B - xuân / 8C - Hàn Thực dạ 14C - thanh hoà, tứ nguyệt thiên 16B - xuân vân sắc 21D - hàn cụ (Căn cứ nội dung bài thơ và các chú giải, “hàn cụ” tức là bánh trôi bánh chay. Như thế, “thực hàn cụ” có liên hệ với ngày lễ giết sâu bọ theo văn hoá dân gian Việt Nam - bánh trôi bánh chay là loại bánh dành riêng cho ngày lễ ấy) 22D, 23D - Hoạ thơ ngự chế của vua Tự Đức. Căn cứ vào chính sử (Đại nam thực lục) và những chú thích từ Ngự chế thi tập của vua Tự Đức, có thể thấy đây là những khoảng thời gian trước sau ngày 10 tháng 5. 27A - hạ nhật / 27B - xuân vị tồ 28C - thử vị tàn 29B - xuân lan 32B - phòng thu / 32D - Thuộc về quãng thời gian giữa năm (dấu hiệu nhận biết tương tự trường hợp 22D, 23D) 39A - thu tình / 39B - thu lai (kháp trị tình), thu lai (vô hạn hứng) 41B - cao thu 48B’ - thiên thu (nhắc đến chữ “thu Ǔ” những không với ý nghĩa mùa thu) 49A - thu thủy / 49B - thu thủy (trường vô cạnh) 50A - thu sơn / 50B - thu dung / 50C - (hoa mộc tiệm) hoàng lạc / 50D li (bờ giậu, trong mối liên hệ với thơ Đào Tiềm “Thái cúc đông li hạ”) 51D - Bài thơ kết thúc quyển thơ 10, xác định quyển thơ 10 không kéo dài đến những tháng cuối cùng của năm (căn cứ tương tự trường hợp 22D, 23D) Như vậy là quyển thơ 10 đã chỉ ghi lại những bài thơ mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Không một chữ “đông <” hay một từ ngữ nào chứng tỏ sự hiện hữu của thời gian mùa đông được nhắc đến trong khuôn khổ của 51 bài thơ của năm sáng tác Canh Thân 1860 ấy. Ở đó, xuân, hạ, thu thường hiện diện Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 54 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • khá đơn giản với tư cách là mốc thời gian trong một năm. Mùa xuân xanh (thanh xuân - bài 6) khi vào tiết Thanh minh, mùa xuân chưa đi hết (xuân vị tồ) trong ngày đầu hè (hạ nhật - bài 27), mùa xuân còn vương vít trong trạng thái “sắp tàn” (xuân lan - bài 29) ngay cả khi cái nóng của ngày hè đã “cộm lên” trên bề mặt từ ngữ thơ ca: Tinh nguyệt đương thiên thử vị tàn (Trăng và sao đã ở trên trời mà cái nóng vẫn chưa tan - bài 28). Mùa hè thật ngắn ngủi trong thơ! Có cảm tưởng như hạ chẳng bao giờ được có vị trí bình đẳng với xuân và thu trong thi ca nữa, nó chỉ là một dấu ngạch nối giữa xuân và thu mà thôi… Thu đến (thu lai) với đầy dáng vẻ, kiểu cách: trời thu trong trẻo (thu tình - bài 39), nước thu dài mênh mang không gì bằng (thu thủy trường vô cạnh - bài 49), núi mùa thu (thu sơn) như một vệt phẳng ngoài chốn xa với mấy đường nét thấp thoáng (Nhất ngấn bình viễn ngoại, Kỉ điểm hữu vô gian - bài 50) và khi cỏ cây dần tàn phai (Thảo mộc tiệm hoàng lạc) là lúc dung nhan của mùa thu đã phủ đầy khắp núi (Thu dung tiên mãn sơn - bài 50). Quân Bác đã nói nhiều đến xuân và thu hơn hẳn những gì ông dành cho mùa hè. Trên phương diện từ ngữ, có sự “tập trung” rõ rệt các chữ xuân, thu và những từ ngữ có nội dung liên quan đến mùa xuân, mùa thu về hai nửa quyển thơ. Hầu hết các trường hợp xuân, thu và những từ ngữ liên hệ mùa xuân, mùa thu đều tham gia xây dựng thời gian cụ thể cho toàn quyển thơ. Bài 3 nói đến “ánh xuân đã già” của khí trời mùng ba tháng ba: Thử nhật xuân quang lão - xuân của ngày hôm nay (thử nhật) là ánh xuân (xuân quang) đã lâu rồi. Tả mùa xuân bằng chữ lão là cách nói đã có định lệ để chỉ về ngày tháng ba, chẳng hạn như trong câu thơ Tam nguyệt Bá Lăng xuân dĩ lão, Cố nhân tương phùng nại túy đảo ĬƋʢĞÈȌđǀɻȎʋ( - Tháng ba ở Bá Lăng, đã vào xuân lâu rồi, gặp lại người xưa nên có thể uống cho say nghiêng ngả (Sầm Tham, Hỉ Hàn bôi tương qua). Bài 14 - Phú đắc thiên ý liên u thảo, nếu đặt riêng biệt thì không nhất định cần các liên hệ với thời gian bốn mùa cụ thể. Tuy nhiên, đối chiếu trình tự trước và sau của các bài thơ, ta biết rằng Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 55 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • những chữ tứ nguyệt thiên (ngày tháng tư), thanh hoà (tiết trời êm ả) trong câu hai của bài 14 đã đóng góp tích cực vào việc kiến tạo trục thời gian của quyển thơ 10 (Bài 8 trước đó đề cập thời gian “ngày Hàn thực” - mùng ba tháng ba và bài 21 sau đó có nói đến “hàn cụ (bánh trôi bánh chay) của ngày mùng năm tháng năm). Chúng tôi thấy ở quyển thơ 10 thể hiện một kiểu thời gian “lịch pháp”, thời gian tính bằng ngày tháng, bằng mùa trong giới hạn của một năm, là thời gian cụ thể có liên hệ gần gũi với thực tế thời gian đời sống của nhà thơ. Với độ dài văn bản không lớn (2476 đơn vị chữ trên tổng số 51 bài thơ), chúng ta gặp một loạt các từ ngữ khá phong phú để chỉ ngày: kim nhật ė (hôm nay), thử nhật Ŝė (ngày hôm nay), chung nhật Ƕė (suốt cả ngày) và chỉ nhiều thời điểm trong ngày: buổi sáng - hiểu Ħ, triêu İ; buổi trưa - trác ngọ UQ; buổi chiều chạng vạng - minh Ĥ, hoàng hôn ˒Ĝ, vãn ġ, mộ ĥ; và đêm -tiêu ¬, cán ę, dạ , tịch … Trong nhóm từ ngữ diễn tả thời gian của quyển thơ 10, có những từ ngữ xác lập thành một hệ thời gian khác - đó là niên (năm), thế (đời sau), tha triều (đời sau), niên niên (hằng năm), thiên thu (nghìn đời sau), tiền cổ (thời trước), kim cổ (xưa nay), cổ kim (xưa nay), cổ lai (xưa đến nay), tòng lai (từ trước đến nay), tòng thử (từ đây về sau), tòng kim (từ nay về sau)… Các từ ngữ này thường tập trung về những ngữ cảnh không thiết thân đến chủ thể nhà thơ. Quân Bác nói đến tòng lai, cổ kim, thế khi vịnh Trương Lương (bài 30), nói đến thiên thu khi vịnh Hán Cao tổ. Mấy lần Quân Bác nói đến niên thì hoặc là năm tụ hội của Nội sử Vương Hi Chi thời làm quan ở Hội Kê (bài 20 - Nội sử tình thâm tụ thủ niên), hoặc là năm vua tôi Lưu Bị, Gia Cát Lượng gặp nhau (bài 26 - Ngư thủy quân thần tế ngộ niên) hay là năm người ở Sơn Âm đi thăm Đái Quì (bài 9 - Sơn Âm phỏng Đái niên). Trong khi đó, chúng ta dường như gặp Quân Bác nhiều hơn trong những khoảng thời gian ngày, thời gian tháng: Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 56 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Ngày chúc thọ mẹ của Phạm phò mã bảy mươi tuổi, nhà thơ kể rằng Thử nhật yến diên khai (Hôm nay có mở tiệc chúc thọ - bài 35); trong đêm thu, cùng bạn bè tụ tập yến ẩm, ta thấy Quân Bác nói người đang có bệnh mà kim tiêu kiện thắng cường (đêm nay cảm thấy khoẻ hơn bình thường - bài 46); hoặc khi tụ tập ở Khách đình, nhà thơ bảo mình bất tri kim tịch hội (chẳng biết đêm nay lại được tụ họp - bài 25). Và với những thời gian ngày, thời gian tháng ấy, có lẽ Quân Bác cũng chỉ cấp cho những tính chất thông báo, tính chất xác định thời điểm. Trong quyển thơ 10, liên hệ với chủ thể nhà thơ hầu như chỉ có thời gian hiện tại, thời gian cụ thể. Ít khi thấy sự hiện diện của thứ thời gian “truy ức”, thời gian “phản tư”, và càng hiếm hoi thứ thời gian tâm trạng với những cảm thức trăn trở thao thiết nhân sinh. Quân Bác gọi cơn mưa kịp tạnh khi mùa thu đến là sầu vũ (cơn mưa ảm đảm), gọi nước mùa thu là sầu tích thủy (nước ứ lại như rầu rĩ) nhưng hình như sầu chỉ là một nét điểm trang cho mùa thu. Cái nét biểu cảm của chữ sầu trong kết hợp với thu hình như cũng không khác biệt nhiều lắm khi nó đứng tu sức cho xuân: Xuân sầu như thủy khứ điều điều (Xuân buồn như nước chảy mãi về chốn xa - bài 8). Thu trong thơ Nguyễn Trãi trước đó khác hẳn - đó là mùa thu đầy tâm trạng, một mùa thu thấm đượm nỗi buồn xa quê, nỗi buồn của người khách nơi xứ lạ: Tổng tương li hận nhập thu thanh (Đem cả nỗi hờn li biệt gửi vào tiếng thu - bài 12), Thu việt tha hương cảm khách đa (Thu về nơi quê người khiến lòng khách nhiều thương cảm - bài 26), Thu phong lạc diệp ki tình tứ (Gió thu, lá rụng, gợi tình lữ thứ - bài 42)1… Hoặc như Nguyễn Du, trong những vần thơ chữ Hán của mình, có một cách cảm nhận rất khác về thời gian - mùa xuân. Ông thường hay nói về mùa xuân 1 Tư liệu về từ ngữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi được rút từ BCKH Vài nhận xét bước đầu về từ ngữ trong Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê) của Phùng Minh Hiếu. Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 57 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • theo kiểu Nhân tự tiêu điều xuân tự hảo (bài 75 câu 4: Người thì tiều tụy nhưng xuân vẫn cứ đẹp), Xuân nhật hữu thân phi thiếu tráng (bài 66 câu 3: Ngày xuân mình có thân nhưng không còn trẻ nữa)1… Ở những phần trên, chúng tôi gần như luôn nhắc đến tác giả của 51 bài thơ đang được khảo sát là “nhà thơ Quân Bác”. Thế nhưng, không thể và cũng không nên bỏ qua một chi tiết rằng “nhà thơ Quân Bác” còn là một vương công (là con thứ tư của vua Thiệu Trị, em của vua Tự Đức - sinh bình, ông được phong tước Kiến Thụy công), và cũng là một người thuộc về chốn cung đình, chốn hoàng tộc. Trong thơ, nhà thơ - vị hoàng thân ấy đã thâu nhận vào kho từ ngữ rất nhiều chữ nghĩa chỉ lầu gác, điện đài và các vật kiến trúc khác liên quan đến đời sống cung đình: kinh  (2 lần), đài ȝ (3 lần), cung ª (3 lần), đình  (5 lần), đường ‚ (2 lần), lâu Œ (2 lần), viện ʟ (2 lần), khuê ʚ (1 lần), tạ Ŏ (1 lần), viên } (2 lần). Chúng ta còn có thể bổ sung vào danh sách này những chữ như song Ǜ (6 lần), diêm ŕ (2 lần), lan ŗ (2 lần), can Ķ (1 lần), bích ‹ (1 lần), lương ő (1 lần), sách Ŀ (1 lần), đình × (1 lần), tường Š (1 lần), bình ¼ (1 lần), bạc Ǩ (1 lần), liêm ǯ (3 lần), trướng Ì (1 lần), điệm ǭ (2 lần)… Xu hướng từ ngữ như thế đã phản ánh sự hiện diện của kiểu không gian lầu gác, phòng ốc trong 51 bài thơ của Quân Bác. Nhóm từ ngữ về các đồ vật cũng tham gia kiến tạo cái hiện thực thơ đó. Những đồ vật nằm trong sự quan tâm của nhà thơ và trở thành đối tượng được đưa vào quyển thơ này hầu như đều xuất xứ từ phòng ốc - đó là bút Ǥ (6 lần), hào Š (2 lần), mang ʓ (2 lần), nghiễn Nj (1 lần), châm Ǫ (1 lần), minh ʑ (1 lần), 1 Tư liệu về từ ngữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du được rút từ BCKH Một số nhận xét về từ ngữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (qua số liệu thống kê và bước đầu so sánh với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) của Phùng Minh Hiếu. • 58 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • kỉ ? (1 lần), án Ń (1 lần), phiến Ā (1 lần), kềnh Ŗ (1 lần), đăng Ɩ (3 lần), chỉ ǵ (1 lần), lô Ɨ (2 lần)… Trong các nhóm từ ngữ chúng tôi đã sắp xếp và liệt kê ở trên, có hai tập hợp từ ngữ cũng có giá trị kiến tạo không gian thơ của quyển 10: Nhóm từ ngữ tả thiên nhiên - không gian trời và nhóm từ ngữ tả thiên nhiên - không gian đất (thể hiện trong bảng dưới đây). Thiên nhiên trời - …… - đất - …… - nước (tần số xuất hiện) thiên “ 18 vũ ¤ 1 cảng ź 1 thủy Ţ 18 phong ʻ 18 trụ ¨ 1 ngạn À 2 dương ů 1 nhật ė 15 cảnh ‡ 1 ôi ʣ 1 hải Ŷ 5 nguyệt Ĭ 14 ai  2 chử Ź 1 đào Ƈ 1 tinh ĝ 3 trần † 2 phố Ų 2 ba ŭ 4 quang / 6 địa ~ 6 tự Ƃ 1 lãng ų 2 vân ʭ 15 sơn ¿ 8 sa ŧ 2 lan Ɗ 1 vũ ʫ 9 phong Á 3 bạc ū 1 triều ƅ 1 lôi ʮ 1 hác Œ 1 diếu Ż 1 hà ʱ 1 hi  1 giang Ť 6 tuyết ʬ 1 tủng ȕ 1 hà Ũ 2 sương ʰ 1 quật ǜ 1 tuyền Ū 1 lộ ʲ 2 sào Å 1 mạch Ș 3 băng = 4 thạch lj 1 khê ž 6 yên Ƒ 7 tái 1 hồ ż 7 lâm ļ 2 trì ť 1 dã ʎ 3 trạch Ɔ 1 điền ư 2 lạo Ƅ 1 Bảng liệt kê trên đây chứng tỏ các hình ảnh thiên nhiên bên ngoài không gian lầu gác, điện đài cũng xuất hiện với dung lượng đáng kể trong thơ Quân Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 59 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Bác. Có mấy điểm cần chú ý khi theo dõi nhóm từ ngữ thiên nhiên - không gian như sau: Các từ ngữ (thuộc cột 1 và cột 2 trong bảng) có nội dung liên hệ với thiên nhiên - không gian trời, mặt đất có tính chất “quen thuộc hơn”, trong khi để diễn tả thiên nhiên nhiên - mặt nước, các từ ngữ (thuộc cột 3 và cột 4) lại biểu hiện tính chất “lạ hơn”. Chúng tôi đã đối chiếu những từ ngữ của bảng liệt kê trên với danh sách từ ngữ của văn bản Giới Hiên thi tập (tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trung Ngạn)1 và danh sách từ ngữ của văn bản Ức Trai thi tập (tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi). Kết quả cho thấy, hầu hết các chữ nghĩa thuộc cột 1 và cột 2 đều đã xuất hiện trong văn bản thơ của Nguyễn Trung Ngạn và Nguyễn Trãi. Đối với các chữ nghĩa ở cột 3 và cột 4, có những chữ đã quen thuộc qua cả hai văn bản Giới Hiên thi tập và Ức Trai thi tập như: chử, sa, thủy, hải, ba, lãng, giang, hà, hồ, trì…, nhưng cũng có những chữ ta không đọc thấy ở thơ Nguyễn Trung Ngạn hay thơ Nguyễn Trãi, chẳng hạn: ôi, tự, bạc, lan, diếu…2 Một đặc điểm khác là trong các kiểu thiên nhiên - không gian trên, Quân Bác có lẽ đã chú ý nhiều hơn đến thiên nhiên - nước, mặt nước. Ông viết nhiều về sóng và dùng rất nhiều từ ngữ khác nhau để tả về sóng nước: hồi ba (con sóng ngược dòng - 3.04), ba lãng (sóng nước - 49.08), Kim xà xạ ảnh tẩu vi lan (Dòng sông như con rắn bạc phản chiếu ánh sáng, đẩy sóng nước đi chậm chậm. - 43.02), Lục ba nam phố diếu sầu dư (Sóng xanh bờ bên nam, con nước mênh mang khiến ta sầu não 7.01), Quang xạ tuyết đào khuynh (Ánh trăng phản chiếu trên lớp sóng tuyết dập duềnh. - 45.08)… Các từ ngữ chỉ bến nước, bãi đất ven sông cũng xuất 1 Tư liệu được lấy từ công trình Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn (Nguyễn Tài Cẩn). 2 Chúng tôi xin miễn nêu nghĩa cụ thể của chữ, nghĩa của các từ ngữ được liệt kê đều đã thể hiện chi tiết, cụ thể trong Phụ lục 3 của khoá luận. Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 60 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • hiện khá đa dạng: giang ôi (bờ ven khúc sông), nam phố (bờ nước bên nam), lục chử (bến nước cỏ mọc xanh um), yên tự (bến sông chìm trong khói)… Về nhóm từ ngữ chỉ con vật và nhóm từ ngữ chỉ hoa lá cỏ cây, chúng tôi thu lượm được một danh sách dài và phong phú. Ở quyển thơ 10, tác giả của nó rất chú ý tới các chất liệu thơ được lấy từ giới động thực vật. Khá nhiều tên các loại thực vật cùng xuất hiện trong văn bản có độ dài khá khiêm tốn này. Nói chung, đó đều là những loại cây lá hoa cỏ đã trở thành “nguyên vật liệu” quen thuộc của thi ca như tùng, trúc, bách, liên, hà, lan, mai, đào, bồ, tần… Trong quyển thơ 10, các từ ngữ gọi tên thực vật thường xuất hiện ở ngữ cảnh miêu tả: Tả về cỏ, nhà thơ viện đến đào và hạnh - Ỷ nhật đào tranh thúy, Tài vân hạnh đấu tiên (Cậy có ánh mặt trời, đào lấn lướt sắc xanh của cỏ, Khi mây giãn ra, hạnh ganh cùng cỏ về nét tươi tắn - bài 14); tả nơi mé nước, nhà thơ dùng hình ảnh cỏ bồ cỏ cô, là những loại cỏ thường mọc ven sông: Nhân ảnh cô bồ ngoại (Bóng người ngoài mé nước - bài 18). Ngay cả nhiều loại cây cỏ vốn đầy ắp tính biểu tượng thì lại hiện diện rất chân thực trong quyển thơ 10. Trúc trước khi mang biểu tượng trúc quân tử thì đã là một hình ảnh đầy sức hút với thơ: Trúc vân liên bạch nhật (Mây trên ngọn trúc, quyến luyến mặt trời trắng - bài 17), Lục song tu trúc minh đề hồ (Song cửa xanh xanh, cành trúc dài dài, tiếng bồ nông kêu - bài 27), Y y tu trúc nhiễu giang ôi (Trúc cao xanh mơn mởn chen chúc quanh khúc sông - bài 34), Trúc quang xâm toạ sảng (Ánh sáng rọi qua hàng trúc lan đến làm nơi ta ngồi thoáng đạt - bài 39)… Cũng như trúc, tùng bách trong quyển thơ 10 của Quân Bác thật giản dị, phác thực: Tinh ngô kính nhập tùng bách thôn (Con chuột chạy thẳng vào thôn tùng bách - bài 6). Ngoài sự xuất hiện bằng các tên gọi của mình, hoa lá cỏ cây còn được đưa vào thơ Quân Bác thông qua một loạt từ ngữ chỉ chung Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 61 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • cây cối như thụ (cây), mộc (cây), tùng (khóm cây) và nhiều từ khác chỉ các bộ phận của cây lá: chi, sao (cành cây), diệp (lá cây), hành (thân cây), mạt (rễ cây), hoa, nhị… Chúng tôi cho rằng đặc điểm này càng gia tăng hơn tính chất “thiên về miêu tả” của nhóm từ ngữ chỉ hoa lá cỏ cây trong kho chữ nghĩa của quyển thơ 10. Tính chất “miêu tả” cũng thể hiện ở nhóm từ ngữ chỉ các loài vật nhưng mức độ mờ nhạt hơn. Chúng ta có thể gặp các miêu tả: Dã hồ thu thu lâm điểu bi (Con cáo trên đồng kêu ti tỉ, con chim trong rừng rầu rĩ - bài 6), Dương tước nhất thanh khiếu, Đề quyết minh khả ai (Chim sẻ hót một tiếng, Đỗ quyên kêu thảm thê - bài 13)… Đáng chú ý là ngữ cảnh miêu tả của chữ ngưu (con trâu) - xuất hiện tới 7 lần trong quyển thơ 10 nhưng chỉ tập trung ở một bài thơ duy nhất, bài Mục đồng từ (Bài 38). Tính chất “miêu tả” của nhóm từ ngữ này sở dĩ có phần “nhạt” là do khá nhiều hình ảnh loài vật được Quân Bác đưa vào thơ bằng con đường “so sánh, ẩn dụ” hoặc thông qua kĩ thuật “biểu tượng hoá”. So sánh, ẩn dụ: con cá - Ngư thủy quân thần (Vua tôi thân tình như cá nước - bài 26), con trai - Châu cung hoàn tự bạng thai ngưng (Cung châu ngọc mà tựa như thai ngọc của con trai tụ ngưng - bài 19), con rắn - Kim xà xạ ảnh tẩu vi lan (Dòng sông như con rắn bạc phản chiếu ánh sáng, đẩy sóng nước đi chậm chậm - bài 43)… Biểu tượng hoá: Châu ngọc của con li long ở dưới vực thẳm tượng trưng cho tứ hay ý diệu trong sáng tác thơ văn - Thi tình ngộ đáo ưng như thử, Nghĩ dục tham li tích vị năng (Tình thơ cảm ứng ra như thế, Nghĩ muốn xuống hang sâu tìm châu ngọc của con li long, tiếc rằng còn chưa làm được - bài 19); hình ảnh của con chim trong cách nói cung tàng cao điểu tận (chim bay cao đi hết thì cung tốt bị cất vào bao bài 48) là chỉ cái ý dùng người một cách bạc bẽo, dùng xong việc thì bỏ… • 62 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Bảng liệt kê từ ngữ có nội dung về: Hoa lá cỏ cây Con vật thụ œ 4 trúc Ǡ 8 liên ȵ 4 long ˕ 4 điểu ˊ 2 mộc ı 3 tùng ĸ 6 đào ł 1 li ˄ 2 vũ Ȉ 2 tùng _ 1 bách ľ 1 hà ȩ 1 phượng ˋ 1 hạc ː 2 chi Ľ 5 đồng ń 1 hạnh ķ 1 xà Ɇ 2 lộ ˑ 2 diệp Ȱ 2 đường ʼn 1 lan ɂ 1 ngưu ƚ 7 oanh ˏ 2 hành ȫ 1 lê ň 1 mai ņ 1 hồ Ɵ 2 đề ˎ 1 mạt IJ 1 lệ Ȩ 1 tường Ⱦ 1 thố 2 1 hồ Ž 1 ngẫu ȿ 1 vi ȼ 1 cẩu Ơ 1 quyết ˍ 1 nhị Ⱥ 1 tinh ƞ 1 tước ʥ 1 sao Ň 1 ˔ 1 sồ ʧ 1 hoa Ȣ 16 Ɋ 1 phương ȣ 5 ngô thảo ȧ 4 bồ ȴ 2 ngư ˉ 2 cô ȭ 1 bạng Ʌ 1 huỳnh lô ɀ 1 hà ɉ 1 mao Ȧ 1 trách Ï 1 phẩu ȶ 1 vĩ ¹ 1 tần Ɂ 1 thai ȗ 1 thông ȹ 1 Một tập hợp từ ngữ lớn cuối cùng chúng tôi muốn nói đến là các từ ngữ chỉ người và những liên quan đến con người. Trong danh sách từ ngữ của Quân Bác, chúng ta cũng tìm được những nhóm từ chỉ người quen thuộc như nhóm từ ngữ nói về đời sống suy nghĩ tình cảm của con người (tâm å, ý ö, tình ò, ân ï, ái ÷, hận î, mộng ‘, tri LJ, tư ë, giác ɓ, liên ú, hiềm œ, cảm ø…), về đạo đức, nhân luân (bi ð, cảm ø, nhân , niệm è, trung ç, hiếu Ÿ…). Nhưng đáng chú ý là hai nhóm từ ngữ trong thế tương phản - một nói về lao động, sinh hoạt đời sống của con người và một nói về vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi của con người. • 63 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Các từ ngữ nói về lao động, các sinh hoạt hoạt động đời thường của con người như lực G, công H, công Æ, sắc ǘ, lê Ɲ, nông ɸ, canh ȏ, giá Ǘ, thực ʽ, dưỡng ʿ… Không nhiều chữ nghĩa được “dễ dàng thu hút” về nhóm từ ngữ này, trong khi chúng tôi thấy dễ dàng hơn rất nhiều khi tập hợp các từ ngữ nói về hoạt động giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi của con người. Đó là chưa nói đến một đối lập khác nữa của hai nhóm từ này - nhóm trước tập trung ở một, hai bài thơ trong quyển thơ (như sự tập trung mạnh ở bài 22 - Cung hoạ ngự chế “Hỉ vũ” nguyên vận ứng chế), nhóm sau phân tán rộng khắp trên toàn quyển thơ. Thuộc về nhóm sau có các từ ngữ chỉ những vật phẩm vui chơi như: tửu ʊ, thi ɛ, tứ ë, thư ĩ, cú b, diên ǧ, khúc ħ, thiên Ǭ, tự ž, yến «, lộng Ú, văn Ĕ, ngôn ɖ…; chỉ các đồ vật liên quan đến yến ẩm, hội hè: bát ȅ, biều Ƭ, bình ƭ, thương ɔ, tương ʌ, cao DZ…; chỉ các loại nhạc cụ phục vụ cho ca hát vui chơi: cổ ˓, cầm ƪ, quản ǩ, chung ʕ, địch ǣ, huyền Ƿ, huyền Û, tiêu Ǯ… Rất nhiều các từ ngữ có nội dung liên quan đến việc tụ tập, yến ẩm và các hoạt động giải trí mà chúng tôi có thể tìm thấy như yến ɥ, hội ī, tụ ȑ, vũ Ƞ, ca Ř, đề ʹ, ngâm i, hoạ k, hoạ Ƴ, ẩm ʾ, túy ʋ, vịnh ɚ, phú ɫ, tả ³, luận ɠ… Thực tế là dấu ấn của không khí xướng hoạ thù tạc, yến ẩm tụ hội đã phô diễn khá rõ nét trên từ ngữ thơ của quyển thơ 10. Một dấu hiệu ngôn ngữ khác ủng hộ đặc điểm này - chúng ta so sánh đối lập sau: (*1) (*2) chiêu huề ĉĐ, di du ìõ, hành tàn Ş, bi ð, một Ŧ, li ʩ, tận ƿ, lạc ɌŐ, hỉ r, hí ý, hoan ř, tiếu lão Ȍ, cô ¢, oán í, hận î, lạc Ǣ, hứng ȟ, hoà k… ȯ, thu thu pp, sầu ó, ai l… Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy (*1) và (*2) ngoài sự đối lập về ý nghĩa, gần như còn có sự đối lập của ngữ cảnh. Dường như trong quyển thơ 10 của Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 64 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Quân Bác, những loại từ kiểu (*1) thường xuất hiện trong những liên hệ trực tiếp với con người, trong khi những loại từ kiểu (*2) lại hay hiện diện ở các liên hệ với vật, cảnh. (*1): Ác thủ cộng hoan tiếu (Nắm tay cùng vui cười - bài 25), Tứ hải tòng kim cộng ẩm hoà (Bốn bể từ đây có thể cùng ơn vua mà được thanh bình - bài 32), Tửu lan hí đổ Hoàng hà cú (Cuộc rượu hồ tàn, xem chơi câu Hoàng Hà - bài 10)… (*2) Dã hồ thu thu lâm điểu bi (Con cáo trên đồng kêu ti tỉ, con chim trong rừng rầu rĩ - bài 6), Tinh nguyệt đương thiên thử vị tàn (Trăng và sao đã ở trên trời mà cái nóng vẫn chưa tan - bài 28), Hiểu đạp tàn phương lệ do thấp (Buổi sớm đạp lên cỏ thơm tàn, thấy như nước mắt còn ướt - bài 6), Hiểm hi chi đồ sầu sát nhân (Con đường lắt lẻo, nỗi sầu muốn chết người bài 37)… 3. Một vài suy nghĩ về cách tổ chức các lượng ngữ nghĩa trong những bài thơ của quyển thơ 10 3.1. Ở phần trên, chúng tôi đã khảo sát từ ngữ thơ Quân Bác trong những mối liên hệ với các xu hướng nội dung thơ. Đó là những chữ nghĩa thuộc vào một kho từ ngữ cụ thể - là kho từ ngữ của 51 bài thơ nằm trọn trong một quyển thơ (quyển 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập) do chỉ một người sáng tác (tác giả Quân Bác). Về mặt ngữ nghĩa, nghĩa của từ ngữ được thâu nhập vào quyển thơ có thể là nghĩa gốc của từ ngữ, cũng có thể là nghĩa phái sinh. Chúng ta xác định điều này dựa vào các nguồn từ điển, đặc biệt là Từ nguyên. Những từ đông, tây, nam, bắc chỉ phương hướng, nghĩa thể hiện ở quyển thơ 10 cũng chính là nghĩa gốc của từ - đó là một dạng. Một dạng khác như trường hợp chữ ngự á vốn nghĩa gốc là “đánh xe ngựa”, sau phái sinh thành Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 65 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • nghĩa “cai trị”. Trong quyển thơ 10, chữ này được dùng với nghĩa phái sinh (Ngự kim chấp cổ tuân vô phế nghĩa là: Cai trị thời nay, giữ gìn khuôn phép xưa, noi theo không từng bỏ - bài 22). Những ví dụ khác về từ chỉ xuất hiện với nghĩa phái sinh như: phong ʒ (Đầu nhọn của binh khí ! Chỉ bộ phận nhọn của đồ vật), chuyên Ŋ (Cây rui, thanh tre hay gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh mè ! Làm lượng từ chỉ gian nhà, cũng chỉ gian nhà), cực ō (Cái nóc nhà ! Chỉ những sự vật rất cao hay ở tới vị trí tuyệt đỉnh)… Riêng bộ phận từ đa nghĩa, thông thường bao gồm cả nghĩa gốc và nghĩa phái sinh, nhưng cũng có khi đều là những nghĩa phái sinh. Chữ tâm å là một ví dụ. Chữ tâm mang nghĩa gốc là trái tim, quả tim (một trong “ngũ tạng” theo quan niệm của Đông y). Ở quyển thơ 10, chữ này được dùng với ba nghĩa phái sinh: 1/. Lòng, lòng dạ, biểu trưng cho tinh thần, tình cảm, tâm lí (cam tâm Ʈå, uổng phao tâm lực ĺĆåG…) 2/. Phần ở giữa, phần bên trong một số vật (thủy diện thiên tâm Ţʵ“å, hồ tâm żå) 3/. Nhụy hoa (tâm hoa ý nhị åȢöȺ). Trong quá trình khảo sát từ ngữ và những mối liên hệ với xu hướng nội dung thơ, ở chỗ này hoặc chỗ khác, chúng tôi đã đề cập đến tác động của “môi trường, hoàn cảnh” đối với từ ngữ. Chẳng hạn chúng ta đã biết chữ xà Ɇ có nghĩa gốc là “con rắn”. Trong quyển thơ 10, nó được sử dụng để tạo ra một ý nghĩa khác - mà ý nghĩa đó chỉ xuất hiện khi đưa chữ này về môi trường cụ thể của nó. Câu thơ thứ hai bài 43: Kim xà xạ ảnh tẩu vi lan (Dòng sông như con rắn bạc phản chiếu ánh sáng, đẩy sóng nước đi chậm chậm). Từ nghĩa gốc chỉ “con rắn”, hiện không có con đường phái sinh ý nghĩa đưa đến công thức “xà (rắn)” " “dòng sông”. Thế nhưng, sở dĩ người đọc đã không tiếp nhận chữ xà với ý nghĩa chỉ “con rắn” là vì nhà thơ đã thực hiện một • 66 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • cách tổ chức từ ngữ kim xà xạ ảnh tẩu vi lan nhằm “nén” vào câu thơ hệ liên tưởng: xà (con rắn) xạ ảnh (ánh phản chiếu) dòng sông [dài] [dài] kim (màu vàng) có ánh trăng vàng tẩu (đẩy cho chạy đi) vi lan (con sóng nhỏ) Trong liên tưởng, “con rắn” dài giống như “dòng sông” dài; trên bề mặt từ ngữ “con rắn vàng” (kim xà) giống như “dòng sông có ánh trăng vàng”. Ảnh hình của con rắn vàng phản chiếu (ảnh xạ) # mặt nước của dòng sông có tính chất phản chiếu được ảnh hình của vật thể - Hệ tương đương đưa tới việc dịch chuyển từ hình ảnh “con rắn” đến hình ảnh “dòng sông”. Ngữ cảnh câu thơ còn đưa thêm một yếu tố để ấn định lần nữa hệ liên tưởng: tẩu - vi lan. “Vi lan” (con sóng nhỏ) thì đã rõ ràng thuyết minh cho hình ảnh “dòng sông”, nhưng “tẩu” (đẩy cho chạy) thì một mặt diễn tả sự chuyển động của “dòng sông”, một mặt vẫn còn liên hệ với hình ảnh “con rắn”. Liên hệ giữa “tẩu” và “dòng sông” là sự khai triển thuận lôgíc (dòng sông trôi đi), liên hệ giữa “tẩu” và “con rắn” là tạo hô ứng. “Sự nhoè mờ” của tẩu làm cho hình ảnh “dòng sông” đến khi đã hiện hữu thì hình ảnh “con rắn vàng” - cái phương tiện để nói về “dòng sông” - vẫn lung linh ẩn hiện trong cảm giác của người đọc. Ví dụ trên chứng tỏ tác dụng quan trọng của cách tổ chức từ ngữ thơ ca. Theo cách hiểu của chúng tôi, từ ngữ khi hoạt động trong một văn bản cụ thể sẽ được tổ chức theo những cách thức nào đó để tạo nên hiệu quả ý nghĩa mà tác giả mong muốn. Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 67 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Có thể đi vào tìm hiểu các kiểu tổ chức từ ngữ từ phương diện lượng ngữ nghĩa - đó là cách làm của tác giả công trình Ngôn ngữ thơ. Nguyễn Phan Cảnh viết Ngôn ngữ thơ đã dành ba chương để thảo luận về cách tổ chức lượng ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ: Nhà nghệ sĩ xây dựng tác phẩm của mình dựa trên chuỗi ngữ lưu ở một trong hai dạng: Dạng phân lập và không phân lập. Khi chuỗi ngữ lưu phân lập được thành các tín hiệu đơn thì nghĩa của phát ngôn bằng tổng số nghĩa các từ thuộc chuỗi ngữ lưu nhằm đảm bảo tính có thể thuyết minh một thông báo (Chương 3 - Các tín hiệu đơn). Khi chuỗi ngữ lưu không phân lập thì “có bao nhiêu cách biến các đơn vị ngôn ngữ thành các chuỗi không phân lập thì có bấy nhiêu biện pháp tu từ”. Khi thông báo đọc được của phát ngôn là “đi chênh” khỏi nghĩa đen của chuỗi ngữ lưu thì hệ quả tạo ra là “nhóm thứ nhất trong phương thức chuyển nghĩa - các phương thức có tính ẩn dụ” (Chương 4 - Cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính ẩn dụ). Mặt khác, “nếu tạo được một tiêu chí hình thức nào đó trước chuỗi phân lập để nó được xem là một biểu hiện bóng bẩy, nghĩa là nếu nó được cấp nhiều nghĩa hơn tổng số nghĩa của các thành tố, thì chuỗi ngữ lưu đó vẫn phải để ở dạng “không phân lập” và khi đó để đảm bảo sự không phân lập của các thành tố, một thao tác “lắp ghép” các bộ phận nghĩa trong chuỗi ngữ lưu được thực hiện nhằm thúc đẩy chuỗi ngữ lưu đi đến điểm cuối cùng - nơi mà ý nghĩa cần biểu đạt sẽ lộ diện. Con đường này đưa đến “nhóm thứ hai trong các phương thức chuyển nghĩa - các phương thức có tính chất hoán dụ mà đi hết sự phát triển của nó ta sẽ gặp lắp ghép” (Chương 6 - Lắp ghép hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ). Chúng tôi nhận thấy từ bình diện lượng ngữ nghĩa theo “cách lập trình” trên, có khả năng tiến đến giải mã các tổ chức từ ngữ trong thơ Quân Bác - cụ thể đối với 51 bài thơ của quyển thơ 10, là đối tượng đang được khảo sát. Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 68 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Chúng ta hãy trở lại ví dụ về “con rắn” và “dòng sông” trong đoạn trên. Nếu dựa vào phương thức tổ chức “lượng ngữ nghĩa” thì ta biết rằng “con rắn” là nghĩa đen, trong cách tổ chức không phân lập của phát ngôn - câu hai bài 43 (vì rằng nếu phân lập thì chữ xà sẽ chỉ được lí giải với ý nghĩa là “con rắn), tổ chức từ ngữ kim xà xạ ảnh đã “đi chênh” khỏi nghĩa đen của nó (ảnh hình phản chiếu của con rắn vàng) để “chuyển sang nghĩa mới” - dòng sông, nhằm thích ứng với yếu tố ngữ nghĩa đằng sau nó tẩu vi lan (đẩy con sóng nước nhỏ trôi đi). Phương thức chuyển ngữ nghĩa như vậy làm thành một “ẩn dụ”. Theo tác giả Nguyễn Phan Cảnh, “ẩn dụ” là “tổ chức tối ưu” của phương thức chuyển nghĩa này. Ẩn dụ là “nơi mối liên tưởng do chỗ không bị qui định bởi tín hiệu trên thông báo [như trong “so sánh”] cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi [như ở “điển tích”], nên đã trở thành vô cùng linh hoạt, đa dạng, cho phép nhà thơ đi hết chiều sâu của năng lực hình tượng của mình”. Ẩn dụ là “trung tâm của cả một tôn ti tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa mà cực này là so sánh và cực kia là điển tích”. Chúng ta có thể tìm thấy các so sánh trong thơ Quân Bác bằng một trong những dấu hiện nhận biết đơn giản nhất là chữ như ˜: nhãn tuyền như ba DŽ Ū˜ŭ (khoé mắt như có sóng - bài 6.11), liêm bạc như vân ǯȻ˜ʭ (màn mỏng như mây - bài 27.04), yên như lưu thủy Ƒ˜űŢ (khói như nước chảy - bài 46.05)… Thơ chữ Hán xưa cũng hay dùng chữ tự  làm “tín hiệu chỉ dẫn” cho phương thức so sánh. Câu sáu bài 19 trong quyển thơ của Quân Bác viết: Châu cung hoàn tự bạng thai ngưng ƨªʅɅȗ> (Cung châu ngọc mà tựa như thai ngọc của con trai tụ ngưng). Nguyễn Phan Cảnh trong nghiên cứu thực tiễn “so sánh” ở thi ca đã nhận xét: Cách tổ chức của so sánh rất ưu thế với việc “nhận thức hiện thực”, thông qua “phản ánh hiện thực để nâng lên mức nhận thức”. Chúng ta đọc lại bài thơ Tình ca ban mai (Chế Lan Viên) mà Nguyễn Phan Cảnh đã dẫn làm ví dụ: Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 69 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Em đi như chiều đi, Nắng sáng màu xanh che. Gọi chim vườn bay hết. Tình em như sao khuya, Em về, tựa mai về, Rải hạt vàng chi chít Rừng non xanh lộc biếc. … Em ở, trời trưa ở, … • Một chuỗi so sánh được thực hiện nhằm phản ánh cái hiện thực “em” quan trọng và thường trực đến thế nào với chủ thể phát ngôn nhưng còn đưa tới những nhận thức đầy sức hấp dẫn về tình yêu. Trong quyển thơ 10 của Quân Bác, “so sánh” hầu như chỉ dừng ở “phản ánh hiện thực”, giá trị của so sánh chủ yếu là “tạo hình”, là “tăng sức biểu hiện” cho thơ. Khi cần đến hiệu quả đẩy các lượng thông tin thơ lên tầm nhận thức, nhà thơ Quân Bác sẽ sử dụng đến ẩn dụ hoặc điển tích. Chúng ta xem xét so sánh sau của Quân Bác: Ẩn kỉ hoàn như thụy ʤ? ʅ˜Dž (Tựa ghế dường như ngủ - bài 50.05). So sánh mang lại hiệu quả tạo hình: tư thế “tựa vào ghế” (miêu tả một dáng ngồi) # tư thế “ngủ” (một trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi) - Hệ tương đương của phương thức so sánh đưa đến cho thơ hình ảnh một dáng người an nhàn, thảnh thơi. Thế nhưng, câu thơ vẫn còn một tầng ý nghĩa khác, một tầng ý nghĩa đã đẩy lên đến “mức nhận thức” - những ý nghĩa được dồn nén trong hai chữ “ẩn kỉ”. “Ẩn kỉ” là chữ dùng lấy từ thiên Tề vật luận của sách Trang Tử (“Nam Quách Tử Cơ ẩn kỉ nhi toạ, ngưỡng thiên nhi khư, doanh yên tự tang kì ngẫu VʉǺʤ?ȍ“ ȍxƼƎs8Ȑ- Nam Quách Tử tựa kỉ (ghế) ngồi ngửa lên trời hà hơi, thơ thẩn như mất lứa đôi). Ở đây có sự “nhận thức” về tư thế của người ẩn sĩ, phong thái nhàn dật của kẻ theo Đạo đã dồn nén ẩn chìm trong hai chữ “ẩn kỉ”. Như thế, cái tầm nhận thức của câu thơ đã được thực hiện thông qua một “điển tích”, còn “so sánh” chỉ “tăng sức biểu hiện” của tư thế “ẩn kỉ” mà thôi! • 70 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Điển tích, xét từ góc độ tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, được hình thành như sau: “Tổ chức cho chỉ tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thông báo, còn tín hiệu được kêu gọi thì không những tiềm tàng trong mã mà còn chỉ có thể được liên tưởng với điều kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía người đọc” - khi đó, chúng ta có “điển tích”. Điển cố (hay còn gọi là “điển tích”) là một trong những phương thức tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa quan trọng của thơ ca, và càng có vị trí quan trọng trong thơ cổ điển - chúng tôi muốn nói đến thơ cách luật và những thể loại thơ có liên hệ với thơ cách luật. Dưới đây là một điển tích được Quân Bác đưa vào thơ: Câu bốn, bài 26: Ngư thủy quân thần tế ngộ niên. (Vua tôi thân tình như cá nước, năm hội ngộ.) Trong câu thơ, ngư thủy quân thần làm thành một tổ chức từ ngữ theo phương thức ẩn dụ, trong đó chứa đựng một hệ tương đương: ngư (cá) gắn bó với Sự gắn bó thủy (nước) # quân (vua) # gắn bó với thần (bề tôi) Tình cảm gắn bó Thế nhưng, để đi tới tận cùng “cái tiềm tàng trong mã ngôn ngữ”, ta cần cộng thêm vào hệ quả thu được từ tổ chức từ ngữ theo phương thức ẩn dụ đã được giải mã trên cái “mã văn hoá” sau: Gia Cát Lượng truyện (phần Thục, Tam Quốc chí) chép rằng “Cô chi hữu Khổng Minh, do ngư chi hữu thủy dã.”  '- Ta (tức Lưu Bị) có được Khổng Minh, như là cá gặp nước vậy. Như thế ngư thủy quân thần không chỉ gọi ra cái thông tin về “tình gắn bó mật thiết giữa nhà vua và bề tôi” mà còn chuyển tải câu chuyện xưa với lời nói của Lưu Bị dành cho Khổng Minh Gia Cát Lượng tức là nó còn được tổ chức theo phương thức của một “điển cố”. Tổ chức lượng ngữ nghĩa này càng trở nên chặt chẽ hơn khi được gia tăng yếu tố tế ngộ niên (năm gặp gỡ). Phải đưa toàn bộ ngư thủy quân thần và tế ngộ niên về dạng không phân lập (theo đúng ý tưởng của tác giả) để “vững chắc hoá” tổ chức “điển tích” trong câu thơ. Vậy ngư thủy quân thần với tế ngộ niên đã • 71 Khoá luận tốt nghiệp Chương 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • được tổ chức theo phương thức nào? - Chính là phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ (hay tổ chức kép lượng ngữ nghĩa bằng lắp ghép). ngư th ủ quân thần y tế ngộ niên ẩn dụ (sự gắn bó) đi Lưu B ị - ể G n t i a í C c hoán dụ h á t L ư ợ n g Sơ đồ trên miêu tả cách tổ chức theo phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ, trong đó chỉ khi ngư thủy và quân thần được liên hệ bằng phương thức điển tích để tạo ra các nghĩa mới (khác tầng nghĩa của ẩn dụ đem lại - chỉ tình gắn bó giữa nhà vua và bề tôi) - cái ý nghĩa nói rằng Lưu Bị coi quan hệ của ông ta với Gia Cát Lượng thân tình như cá với nước, thì ngư thủy quân thần mới không độc lập với tế ngộ niên. Lúc đó thao tác “lắp ghép” cho ta một thông báo rằng: Năm Lưu Bị gặp Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã coi Gia Cát Lượng có quan hệ gắn bó với mình như cá gắn bó với nước. 3.2. Chúng ta đã quan sát được các kiểu tổ chức lượng ngữ nghĩa cơ bản trình hiện trong 51 bài thơ của Quân Bác. Đến đây, cũng nên chú ý tới một số đặc điểm của thơ có quan hệ với các phương thức tổ chức lượng ngữ nghĩa ở thơ Quân Bác. Các bài thơ của quyển 10 được phân bố chủ yếu trên các mảng đề tài truyền thống. Chúng tôi đã tạm phân chia các bài thơ của quyển thơ 10 vào những mảng đề tài và đó là những mảng đề tài quen thuộc của thơ ca trung đại (phần 2.1 chương hai): Thơ tả cảnh núi, cảnh trăng, cảnh bốn mùa; thơ tả cảnh điện đài lầu gác cùng những cuộc yến ẩm tụ tập; thơ tả vật (nói về cỏ, hoa lan, hoa mạt lệ, hoa sen, nói về món ăn lạnh, đề vịnh cái quạt có hình hoa Chương 2 • 72 Khoá luận tốt nghiệp *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • mẫu đơn, đề tranh đàn gà, đề sau khi xem bức thư pháp “Thiên tự văn” viết theo lối chữ Chử Hà Nam); thơ vịnh người (người đốn củi, trẻ chăn trâu); thơ vịnh sử (đất Hán Trung, tướng Trương Lương, Hán Cao Tổ); thơ ứng chế, thơ chúc thọ và dạng thơ vô đề. Hầu hết các đề tài thơ là quen thuộc, đã có tiền lệ. Các phương thức tổ chức lượng ngữ nghĩa được thực hiện trong 51 bài thơ cổ thể và kim thể. Trong phần 1 của chương này, chúng tôi đã trình bày về vấn đề thể loại thơ. Quyển thơ 10 của Quân Bác gồm 51 bài thơ, trong đó có 27 bài thơ luật (13 bài ngũ luật và 14 bài thất luật), 3 bài ngũ ngôn bài luật và 10 bài thất tuyệt được xếp vào thơ kim thể; còn lại 2 bài ngũ cổ, 6 bài thất cổ, 3 bài ngũ tuyệt thì xếp vào thơ cổ thể. Các đặc trưng về gieo vần và luật bằng trắc của thơ luật (thơ kim thể / thơ cận thể) và thơ cổ phong (thơ cổ thể) ở 51 bài thơ về cơ bản phô diện tính chuẩn mực cao. Ngoài ra, thơ luật còn có những qui định về phép đối. Cổ nhân có nhiều định lệ nghiêm ngặt cho đối, có phân loại đối theo nội dung (như nhân vật đối, điểu thú đối, hoa mộc đối…) và phân loại đối theo hình thức (như thực tự đối, hư tự đối…) [23], sau đó có thể còn dựa vào trình độ “sít sao” trong đối để phân thành các tiểu loại như chỉnh đối (công đối), khoan đối, tá đối, lưu thủy đối [39]… Tuy nhiên, điểm trước hết của “phép đối” trong thơ luật là hai liên giữa bắt buộc đối nhau, liên đầu và liên cuối có thể đối có thể không đối. Thể ngũ ngôn bài luật ngoại trừ liên đầu và liên cuối của bài thơ, tất cả các liên còn lại đều có đối. Thơ tứ tuyệt thực chất là dạng cắt ra từ thơ luật, cho nên không nhất thiết phải đối. Thơ cổ phong không qui định dùng đối, nhưng khi chịu ảnh hưởng từ phía thơ luật thì các nhà cổ phong vẫn có thói quen “cài vào” một vài liên thơ có đối. 51 bài thơ của Quân Bác đáp ứng về cơ bản các yêu cầu trên của “đối”. Chúng ta hãy theo dõi một số điểm trên trong liên hệ với các cách tổ chức lượng ngữ nghĩa của thơ, trước hết ở 51 bài thơ thuộc quyển 10. So sánh ở liên hai bài Cung hoạ ngự chế “Hỉ vũ” nguyên vận ứng chế (bài 23): Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 73 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Tự châu kham tác xuyến, Như túc khả thành đôi. Cách tổ chức từ ngữ ở hai câu thơ giống nhau, bao gồm “tín hiệu chỉ dẫn so sánh” - ở câu trên là tự (tựa như), ở câu dưới là như (giống như) và thông báo so sánh - châu kham tác xuyến (ngọc có thể xâu thành chuỗi), túc khả thành đôi (thóc có thể chất thành đống). Những tổ chức từ ngữ này không cho xuất hiện chủ thể so sánh, cái sự vật mà phát ngôn muốn nói tới. Tái lập cách thức tổ chức của các từ ngữ này trong chủ đề bài thơ: Hoạ một bài thơ khác viết về việc “mừng được có mưa” (Hỉ vũ). Điều kiện này cho ta xác định chủ thể so sánh không được nhắc đến trong hai câu thơ trên: Hạt mưa (như là ngọc có thể xâu thành chuỗi, như là thóc có thể chất thành đống). Ý nghĩa của hai phát ngôn so sánh này là như nhau - dùng hình ảnh so sánh để miêu tả hạt mưa và là những hạt mưa nối tiếp tuôn rơi. Phép đối tạo nên cấu trúc trùng điệp - là đặc trưng vốn có của thơ. “Hạt mưa” đã được hiện hữu hai lần trong thơ qua những hình ảnh khác nhau: hạt ngọc - hạt thóc, và hình ảnh thơ đã thêm dáng vẻ, tựa như những hình ảnh “đa chiều”. Chúng ta chú ý đến hệ liên tưởng: [hạt mưa] - hạt ngọc - hạt thóc. “Hạt thóc” được tổ chức để đối xứng với “hạt ngọc” và vì thế không bằng bất cứ từ ngữ nào, mà bằng chính liên hệ hình thức của phép đối, nó còn ánh lên cái vẻ đẹp quí giá - vốn là ấn tượng được đem đến từ “hạt ngọc”. “Hạt thóc” bình thường dường như đã lóng lánh lên và quí giá hơn nhiều phần. Tác dụng của sự hiểu biết chủ đề thơ đối với việc nhận diện ý nghĩa của các tổ chức lượng ngữ nghĩa theo phương pháp chuyển nghĩa trong thơ là rất quan trọng. Sơ nghi Đế nữ trang dư kính (Ban đầu ngỡ tưởng đó là tấm gương con gái Thiên đế soi vào sau lúc trang điểm - bài 19.3) là một điển cố được sử dụng trong miêu tả thủy nguyệt (trăng nước) - “Thủy nguyệt” cũng chính là đề tài của bài thơ. Phục nhạ Vương Tường ngoạ hậu băng (Rồi lại ngỡ ngàng vì đó như phiến băng ông Vương Tường nằm lên bắt cá về cho mẹ ăn - bài 19.4) Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 74 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • là tổ chức lượng ngữ nghĩa theo đúng phương thức của ví dụ ở trên. Trong bài thơ 19 - Thủy nguyệt, đây là hai câu thơ đối nhau đứng ở vị trí liên hai. Phép đối làm thành một liên hệ hình thức tổ chức hai hệ điển tích nhằm tạo hiệu quả vươn tới “ăn khớp” với chủ đề bài thơ. Phép đối trong những trường hợp như thế đã trở thành liên hệ hình thức đưa đến các tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa theo phương pháp hoán dụ đã được đề cập ở trên. * * * Trong chương 2, Tuần Cai biệt thự hợp tập - lấy tư liệu nghiên cứu trên quyển thơ 10 - đã được xem xét với tư cách là một văn bản nghệ thuật ngôn từ ở ba khía cạnh chủ yếu. Chúng tôi có mấy tổng kết nhỏ như sau: Một là về vấn đề vần thơ, luật bằng trắc. Dựa vào những tổng kết về “thơ cách luật” của các học giả, nhà nghiên cứu, chúng tôi thực hiện phép đối chiếu 51 bài thơ của Quân Bác với các tiêu chí gieo vần thơ, qui tắc bằng trắc thuộc từng thể thơ của cổ nhân. Công việc này cho chúng ta một cái nhìn đặc thù, cụ thể đối với thơ cách luật và những loại thể ảnh hưởng từ cách luật. Chúng ta đã thấy ở từng loại thơ, nhà thơ Quân Bác tuân thủ gần như đến “ngặt nghèo” các qui tắc gieo vần thơ và luật bằng trắc. Sẽ là không khó khăn để nhìn nhận rằng những lớp người có học hành dưới thời Nguyễn triều - hơn nữa lại là một hoàng tử được dạy dỗ trong cung đình như Quân Bác - khi trước tác thơ ca, họ chẳng lạ lẫm gì với vận bộ, luật thơ và mọi qui tắc hình thức khác để lên khung cho một bài thơ luật. Còn như với thơ cổ thể (tức là thứ thơ phân biệt với thơ luật / thơ cận thể / thơ kim thể), hoặc là họ ưa tạo ra những loại nhập luật - tức là nửa cổ thể nửa kim thể, một lối cổ thể chịu ảnh hưởng của kim thể, hoặc là họ sẽ tạo ra những loại cổ thể tách biệt một cách rất có ý thức với kim thể. Đối với nhà thơ Quân Bác, chắc chắn vận bộ của thi từ, luật bằng trắc riêng cho từng thể thức đã là những ràng buộc đầu tiên cho Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 75 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • hành động sáng tác thơ ca. Chúng ta không thể tiếp cận đến thơ của những nhà thơ kiểu Quân Bác mà không thừa nhận sự ràng buộc này như một “điều đã biết”. 51 bài thơ thuộc quyển 10 thể hiện rất rõ ràng tính “bị động” của nhà thơ trong sử dụng thể thơ - ấy là cái bị động chung cho những nhà thơ cách luật; nhưng đồng thời lại cho thấy sự “chủ động” của chính Quân Bác trong việc “khuôn theo” các qui tắc thể thức của cổ nhân. Khía cạnh thứ hai chúng tôi đã bàn đến là về từ ngữ và một số điểm liên quan đến xu hướng nội dung trong thơ Quân Bác. Các nhà thống kê ngôn ngữ học cho biết, bằng vào những con số thống kê về các chữ có tần số cực cao trong một văn bản đủ độ dài, người ta có thể tìm thấy những mối liên hệ với các chủ đề chính được tác giả văn bản (ở đây nói đến văn bản nghệ thuật) nhắc nhở nhiều trong tác phẩm. 51 bài thơ - đối tượng của khoá luận này, chưa phải là một văn bản đủ độ dài để đem lại thông tin trên. Mặt khác, cũng theo lí thuyết thống kê ngôn ngữ học, nếu quan sát các chữ có tần số cực thấp trong văn bản, người ta có thể nhận ra tác giả này có hay không cái phong cách luôn thay đổi các từ ngữ khác nhau, nhằm cố gắng tìm ra những từ chính xác, cụ thể, đích đáng cho từng nội dung biểu hiện. Chúng tôi cho rằng có thể học tập cả hai hướng trên để tìm kiếm những xu hướng nội dung trong thơ Quân Bác trên phương diện từ ngữ. Từ toàn bộ danh sách chữ nghĩa của 51 bài thơ, chúng tôi đã tập hợp được một số nhóm từ vựng nổi bật. Như thế trong văn bản có độ dài nhỏ bé này, vẫn có khả năng dựa vào đơn vị từ ngữ, bằng cách nhóm chúng lại thành những tập hợp, chúng ta đi tới xác định những xu hướng nội dung thơ mà tác giả của vốn từ ngữ đó thường nhắc đến trong thi phẩm của mình. Cuối cùng, xem xét đến các cách tổ chức lượng ngữ nghĩa trong quyển thơ 10 là khía cạnh thứ ba được đề cập đến ở chương 2. Vấn đề chúng tôi đi vào tìm hiểu là từ ngữ trong hoạt động được tổ chức như thế nào để có được cái khả năng tạo ra những ý nghĩa mới (đúng hơn là những ý nghĩa nhiều hơn Chương 2 • Khoá luận tốt nghiệp 76 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • chính bản thân từ ngữ khi đứng độc lập). Có nhiều con đường để lí giải, và chúng tôi đã lựa chọn con đường tổ chức lượng ngữ nghĩa của từ ngữ - đây là cách làm đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Cảnh trình bày trong công trình Ngôn ngữ thơ của ông. Qua khảo sát, chúng tôi đã tìm thấy các mô hình tổ chức lượng ngữ nghĩa theo những phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, so sánh, điển tích, hoán dụ ở thơ Quân Bác. Chú ý tới tính chất của thể loại, của đề tài thơ ở quyển 10, chúng tôi cũng bước đầu lí giải một số đặc điểm cụ thể của những tổ chức lượng ngữ nghĩa này trong 51 bài thơ được khảo sát. Tiếp cận văn bản thơ với tư cách một văn bản nghệ thuật ngôn từ, chúng ta có thể còn tìm được những biểu hiện khác nữa chứa đựng các thông tin về phong cách nghệ thuật của tác phẩm. Dù mấy kết quả đạt được ở đây mới là những bước đầu nhưng chúng tôi tin rằng con đường đến với thi phẩm trước hết bằng chính các biểu hiện trong thi phẩm sẽ mang lại nhiều thông tin chính xác, bổ ích với chất lượng khoa học cao. 77 • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • PHẦN KẾT LUẬN Để thực hiện khoá luận tốt nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành Hán Nôm hệ đào tạo Đại học 4 năm chính qui, chúng tôi đã đi vào chọn khảo sát một bộ phận thơ ca của một tác gia văn học thời Nguyễn. Qua ba tháng lao động cố gắng và nghiêm túc, đề tài của chúng tôi - Tuần Cai biệt thự hợp tập (Q.10) - Bước đầu khảo sát, phiên dịch, chú thích, giới thiệu văn bản và nhận xét về phong cách nghệ thuật đã được hoàn thành. 1. Công việc đầu tiên khi tiếp cận đề tài khoá luận, chúng tôi đã khảo sát và bước đầu đưa ra những nhận xét từ góc độ văn bản học đối với Tuần Cai biệt thự hợp tập trên tư liệu quyển thơ 10. Khoá luận đã đặt ra nhiều vấn đề văn bản học cho đối tượng nghiên cứu như: Tác giả văn bản - Nguyễn Phúc Hồng Y, tự là Quân Bác trước hết trên phương diện một nhà thơ, nhưng cần phải xác định tác giả trên cả tư cách một vị hoàng tử, một vị hoàng thân; văn bản quyển thơ 10 - tính chất một chỉnh thể văn bản độc lập và tính chất một bộ phận cấu thành Tuần Cai biệt thự hợp tập; quá trình hình thành văn bản - những vấn đề liên quan đến người viết bài tựa cho thi tập là Tuy Lí Vương Miên Trinh và người làm công tác biên tập, hiệu đính cho sách là Nguyễn Phúc Ưng Hinh; niên đại văn bản - những khả năng xác định từ góc tiếp cận chữ huý và một số dấu hiệu văn bản khác… Trong nhiều vấn đề nêu ra từ góc nhìn văn bản học, bằng vào phạm vi đối tượng nghiên cứu là văn bản quyển thơ 10, có một số thông tin văn bản học có thể xác nhận được ngay, cũng còn nhiều vấn đề để “mở” - hoặc dưới dạng giả thuyết, hoặc dưới dạng cung cấp tư liệu cho những công tác nghiên cứu văn bản học sâu sắc và toàn diện hơn sau này. 2. Một trọng tâm của khoá luận đã tiếp thu và phát huy kết quả của công tác văn bản học trên là việc bước đầu phiên dịch, chú thích, giới Phần kết luận • Khoá luận tốt nghiệp 78 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • thiệu và công bố văn bản quyển thơ 10 với 51 bài thơ chữ Hán của tác giả Nguyễn Phúc Hồng Y Quân Bác trong Tuần Cai biệt thự hợp tập. Quyển thơ 10 - văn bản khoá luận đã lựa chọn để thực hiện chuyển dịch từ Hán sang Việt - là quyển thơ có số lượng các bài thơ nhiều nhất trong 25 quyển thơ thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập. Hợp tập thơ văn này của Quân Bác được sắp xếp theo trật tự thời gian, ở đó, quyển thơ 10 là những sáng tác thơ vào năm Canh Thân 1860 - khi đó nhà thơ đến tuổi 27. Trong quá trình giải mã văn bản, chúng tôi đã chú ý đến tính chất xác định được thời gian sáng tác của những bài thơ thuộc quyển 10. Không chỉ quan tâm đến trật tự thời gian trước sau của 51 bài thơ mà chúng tôi còn tìm hiểu đến môi trường văn hoá sản sinh ra những tác phẩm đó: Đó là môi trường sinh hoạt văn hoá cung đình với tràn ngập không khí xướng hoạ thù tụng, đó là môi trường tri thức có ảnh hưởng không phủ nhận là không đậm nét từ văn hoá Trung Hoa mà nhà trí thức Việt Nam xây dựng nên thông qua con đường sách vở, học hành. Đó còn chưa tính đến hoàn cảnh riêng của nhà thơ Quân Bác - một vị vương công sinh bình “thường chẳng rời xa vợ con, chân không bước ra ngoài cung phủ, chẳng được thấy núi lớn đầm rộng để khởi phát tứ thơ hùng tráng, chốn giao du qua lại không có những bậc uyên bác, ẩn sĩ, thần tăng để mở rộng kiến văn, cũng chẳng độc hành đến những nơi thắng tích nên không có ghi chép về danh lam núi sông…” như lời nhận xét của Vi Dã tiên sinh (tức Tuy Lí Vương Miên Trinh) - một nhân sĩ nổi tiếng đương thời. 3. Trong xu hướng nghiên cứu văn học chuyển vào cách tiếp cận phong cách và nghệ thuật ngôn từ, chúng tôi đã tham khảo và học tập nhiều tài liệu về ngôn ngữ thơ của một số nhà nghiên cứu có uy tín như Quách Tấn, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân, Vương Lực... Dựa vào ưu thế về tư liệu đã được xử lí chuyển dịch, chú giải, khảo sát văn bản học trong những phần trên của khoá luận, chúng tôi mạnh dạn áp dụng một số thao tác của nghiên cứu phong cách Phần kết luận • 79 Khoá luận tốt nghiệp *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • văn bản nghệ thuật ngôn từ vào tiếp cập những bài thơ chữ Hán của tác giả Quân Bác. Chúng tôi cố gắng đi vào mô tả cụ thể những biểu hiện về ngôn từ thơ ca ở Tuần Cai biệt thự hợp tập (q.10). Những biểu hiện về thể loại, vần thơ, luật bằng trắc, những đặc điểm từ ngữ trong liên hệ với xu hướng nội dung thơ, những nét về các tổ chức lượng ngữ nghĩa của từ ngữ thơ là mấy nội dung khoá luận đã đề cập tới trong khâu khảo sát văn bản quyển thơ 10 trên tư cách văn bản nghệ thuật ngôn từ. Chúng tôi biết rằng còn có thể đi xa hơn theo con đường tiếp cận thi phẩm như là văn bản nghệ thuật ngôn từ bằng nhiều thao tác nghiên cứu phong cách nghệ thuật khác nữa. Những việc làm ở khoá luận này còn chưa nhiều và do thời gian, phạm vi đề tài nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tất cả những kết quả có được từ ba tháng lao động của đề tài Tuần Cai biệt thự hợp tập (Q.10) - Bước đầu khảo sát, phiên dịch, chú thích, giới thiệu văn bản và nhận xét về phong cách nghệ thuật đã khích lệ và ủng hộ hướng nghiên cứu đi vào thơ chữ Hán trung đại Việt Nam từ góc tiếp cận ngôn ngữ và phong cách thi ca. Bước qua lần “tập sự nghiên cứu” này, chúng tôi thật sự đã có thêm nhiều bài học khoa học bổ ích, có thêm những cơ sở để tiếp tục cố gắng định hướng và vững vàng hơn trên bước đường nghiên cứu khoa học sau này. Hoàn thành khoá luận - Hà Nội, 11.00 ngày 19/ 5/ 2004 PHÙNG MINH HIẾU 80 • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Nguyễn Tài Cẩn, Ảnh hưởng Hán Văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn, NXB Giáo dục, Năm 1998. [2] Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá thông tin, Năm 2001. [3] Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân, Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường (Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch), NXB Văn học, Năm 2000. [4] Ferdinand de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Tổ Ngôn ngữ học, khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội dịch), NXB Khoa học xã hội, Năm 1973. [5] Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (in trong Dương Quảng Hàm - con người và tác phẩm), NXB Giáo dục, Năm 2002. [6] Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn, Năm 2002. [7] Phùng Minh Hiếu, Báo cáo khoa học Vài nhận xét bước đầu về từ ngữ trong Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê), Năm 2002. [8] Phùng Minh Hiếu, Báo cáo khoa học Một số nhận xét về từ ngữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (qua số liệu thống kê và bước đầu so sánh với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi), Năm 2003. [9] Hoàng Thị Thu Hường, Khoá luận tốt nghiệp Giới thiệu và tuyển dịch tác phẩm “Bích Ung canh ca hội tập”, Năm 2003 [10] Hoàng Khôi dịch, Xuân Thu tam truyện, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2002. [11] Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu, Lão Tử Đạo Đức kinh, NXB Văn hoá, Năm 1998. Danh sách tài liệu tham khảo • 81 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • [12] Nhiều tác giả (Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc), Nguyễn Phúc tộc thế phả - Thủy tổ phả, Vương phả, Đế phả, NXB Thuận Hoá, TP Huế, Năm 1995. [13] Trần Nghĩa và François Gros đồng chủ biên, Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, NXB Khoa học xã hội, Năm 1993. [14] Phan Ngọc, Đỗ Phủ - nhà thơ thánh với hơn một nghìn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Năm 2001. [15] Phan Ngọc dịch, Sử kí Tư Mã Thiên, 2 tập, NXB Văn học, Năm 1988. [16] Khuất Nguyên, Sở từ (Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm dịch, chú thích), NXB Văn học, Năm 1974 [17] Tạ Quang Phát dịch, Kinh Thi (Thi tập truyện), NXB Đà Nẵng, Năm 2003, 3 tập. [18] Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử, Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng. [19] Vu Đại Quang biên soạn (Bùi Hữu Hồng dịch), 100 nhân vật ảnh hưởng lịch sử Trung Quốc, NXB Trẻ, Năm 1997. [20] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên (Bản dịch của Viện Sử học), phần Tự Đức đệ tứ kỉ, Tập 29, NXB Khoa học xã hội, Năm 1974. [21] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, Tập 2 (Bản dịch của Viện Sử học), NXB Thuận Hoá, Năm 1993. [22] Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Năm 1999. [23] Quách Tấn, Thi pháp thơ Đường - Thư gởi các bạn ham làm thơ Đường luật, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 1998. [24] Lê Phục Thiện dịch, Luận ngữ tập chú, NXB Văn học, Năm 2002. Danh sách tài liệu tham khảo • 82 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • [25] Ngô Đức Thọ, Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại (Les caractères interdits au Vietnam à travers l’Histoire - Emmanuel Poisson dịch và chú giải), NXB Văn hoá, Năm 1997. [26] Nhượng Tống dịch và viết lời bàn, Trang Tử Nam Hoa kinh, NXB Văn học - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Năm 2001. SÁCH HÁN NÔM (Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm viết tắt là TVHN) [27] Tự Đức, áɎɛCʦ Ngự chế thi sơ tập, Bản in, In năm Tự Đức 30 - 1877 (Kí hiệu TVHN: VHv.1133/3). [28] Quốc sử quán triều Nguyễn, ’VśǾB+ʦ Đại Nam chính biên liệt truyện nhị tập, quyển 8, In năm Duy Tân 3 - 1909 (Kí hiệu TVHN: VHt.11/3) [29] Tùng Thiện vương Miên Thẩm, '¿ɛʦ Thương Sơn thi tập, Bản in, tập 6 (Kí hiệu TVHN: VHb.183/6). [30] Tuy Lí vương Miên Trinh, Ȳʎfʦ Vi Dã hợp tập, Bản in (Tư liệu chụp lại từ bản được lưu giữ ở phủ Tuy Lí Vương - đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế). [31] Nguyễn Phúc Hồng Y Quân Bác (tước Kiến Thụy vương), âʝD ˆfʦ Tuần Cai biệt thự hợp tập, Bản in, 4 tập (Kí hiệu TVHN: A.2985/1-4) [32] Nguyễn Phúc Hồng Y Quân Bác (tước Kiến Thụy vương), âʝD ˆfʦ Tuần Cai biệt thự hợp tập, Bản viết, 1 tập (Kí hiệu TVHN: A.377) [33] Nguyễn Phúc Hồng Y Quân Bác (tước Kiến Thụy vương), âʝD ˆfʦ Tuần Cai biệt thự hợp tập, Bản viết, (Tư liệu chụp lại từ bản được lưu giữ tại gia đình ông Nguyễn Quí Tiết, Thành phố Huế) 83 Danh sách tài liệu tham khảo • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • TIẾNG HÁN [34] Ǖ&ȥ Trình Tuấn Anh và ȸɑ- Tưởng Kiến Nguyên trước, ɛ ǹŮĻ Thi kinh chú tích, Ȭĩº Trung Hoa thư cục, Năm 1999. [35] ˆ0L Cao Khắc Cần biên tuyển, Īěȁ Tào Minh Cương và một số học giả khác chú bình, §ɛƹˁ Tống thi tam bách thủ, Ŷaǰ@ƙ ǎ Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Năm 2000. [36] t¥ǃ Dụ Thủ Chân biên chú, mɛƹˁɜĻ Đường thi tam bách thủ tường tích, Tº Trung Hoa thư cục, Năm 1999. [37] Īěȁ Tào Minh Cương biên tuyển, ˆ0L Cao Khắc Cần và Ʀ ǝ Vương Lập chú bình, aɛƹˁ Cổ thi tam bách thủ, Ŷaǰ@ƙǎ Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Năm 2000. [38] ʯĸļ Hoắc Tùng Lâm và ʯĭě Hoắc Hữu Minh chủ biên, ȃš mɨ Tuyệt diệu Đường thi, ĚĔȡ@ƙǎ Thời đại văn nghệ xuất bản xã, Năm 2000. [39] ƦG Vương Lực, ɨɧŁÞ Thi từ cách luật, Tº Trung Hoa thư cục, Năm 2000. [40] a:ɨɧ Cổ điển thi từ (Bản điện tử), NĹĝÔ Bắc Cực tinh thư khố (www.ebook007.com) [41] 4mɨ Toàn Đường thi (Bản điện tử 2000), ăÄɨºij Dương Châu thi cục bản, Bản quyền của {ȄĔM ƧMȆȂ^½ʈ(Bộ phát triển mạng Văn hoá Truyền thống Trung Quốc truyền và hiện đại hoá email: yyyin@guoxue.com) [42] e˅ɹ Tư Mã Thiên, dɦ Sử kí (Bản điện tử), NĹĝÔ Bắc Cực tinh thư khố (www.ebook007.com) 84 Danh sách tài liệu tham khảo • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • [43] ĵƕ Chu Hi soạn, yĩǟbʦŮ Tứ thư chương cú tập chú (Bản điện tử), ȬĔMǻ (http://www.chinapage.com/china.html) Mạng Văn hoá Trung Hoa. [44] Oǹ Thập tam kinh, ɛǹ Thi kinh (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [45] Oǹ Thập tam kinh, ¸ĩ Thượng thư (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [46] O  ǹ Thập tam kinh, ǒ ɘ Lễ kí (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [47] Oǹ Thập tam kinh, Ç+ Tả truyện (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [48] ǔƁɡ Tần Hán chư tử, þ|Ǧ Chiến Quốc sách (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [49] ǔƁɡ Tần Hán chư tử, Ȍ Lão tử (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [50] ǔƁɡ Tần Hán chư tử, Ȫ Trang Tử (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [51] ǔƁɡ Tần Hán chư tử, ɞĕɝ Thế thuyết tân ngữ (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) [52] ǔƁɡ Tần Hán chư tử, Ōɶ Sở từ (Bản điện tử, nguồn từ http://chinese.pku.edu.cn/ ) TỪ ĐIỂN TRA CỨU [53] ØƓž: Khang Hi tự điển, Ŷaǰ@ƙǎ Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Năm 2002. [54] ţɝ’ž: Hán ngữ đại tự điển, żNɵ@ƙǎ Hồ Bắc từ thư xuất bản xã và yÃɵ@ƙǎ Tứ Xuyên từ thư xuất bản xã, Năm 1989. 85 Danh sách tài liệu tham khảo • *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • [55] ɶŽ Từ nguyên, nJYĩˀ Thương vụ ấn thư quán, Năm 1998. [56] ɵŶ Từ hải, Ŷɵ@ƙǎ Thượng Hải từ thư xuất bản xã, Năm 1989. [57] Ĕ’ɶ: Trung văn đại từ điển (Bộ 38 tập), |ĔMNJǙÿ Trung Quốc Văn hóa nghiên cứu sở. [58] Thiều Chửu, Hán Việt tự điển Ɓɮž:, NXB Văn hoá thông tin, Năm 1999. [59] Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển Ɓɮɶ:, NXB Khoa học xã hội, Năm 2001. [60] Từ điển văn học, Tập 1 (A-M), NXB Khoa học xã hội, Năm 1983. [61] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội Trung tâm Từ điển học, Năm 1994. [62] Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá, Năm 1999. [63] Đỗ Bang chủ biên, Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hoá, Năm 2000. [64] Kim Cương Tử chủ biên, Từ điển Phật học Hán Việt, Tập 2, Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phân viện nghiên cứu Phật học, Năm 1994. [65] ǡďŬË Trúc Ma pháp sư giám định và ʡȇŸ» Trần Nghĩa Hiếu cư sĩ biên, !£ÍɑəÜ Phật học thường kiến từ vựng. [66] !£’ə: V.2.2.2 (build:71) Phật học đại từ điển (Bản điện tử http://www.fjnet.com hoặc http://fang320.yeah.net). [67] ŬĴɩ (http://www.shw.cn/91shbk/shuyu/shuhuasuyu.htm) Thư pháp thuật ngữ. * * * PHỤ LỤC 1. Bản chụp nguyên bản chữ Hán quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập của tác giả Quân Bác (Bản in A.2985/3) 2. Công bố bản dịch và chú giải cho toàn bộ 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 3. Bảng tra từ ngữ cho 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 PHỤ LỤC 1 Bản chụp nguyên bản chữ Hán quyển thơ 10 thuộc “Tuần Cai biệt thự hợp tập” của tác giả Quân Bác (Bản in A.2985/3) ! Nguyên bản chữ Hán quyển thơ 10 bao gồm 17 tờ (mỗi tờ gồm mặt a và mặt b) nằm ở vị trí đầu tập sách 3 trong bộ 4 tập Tuần Cai biệt thự hợp tập - bản in A.2985. ! Mỗi trang sách có 6 hàng, mỗi hàng tối đa 20 vị trí chữ Hán. Bản gốc được thể hiện trên khổ giấy 27.5×16.5cm, khuôn trang (tính cả đường viền) có kích thước 21.5×15.5cm (Bản trong phụ lục chỉ thể hiện được đúng kích thước của khuôn trang). ! Ở biên trang sách, chúng ta vẫn có thể nhìn rõ các số thứ tự trang sách từ 1 (nhất ) đến 17 (thập thất ) ghi bằng chữ Hán. Trong phần phụ lục 2, chúng tôi sẽ chỉ rõ các bài thơ nằm ở tờ nào theo số thứ tự ở biên sách trên, chẳng hạn tờ 1a, tờ 7b… Ngoài ra, để thuận tiện hơn, chúng tôi đã đánh thêm số thứ tự Arab (Ả rập) liên tục từ 1 đến 34 ở đầu mỗi trang văn bản. PHỤ LỤC 2 Công bố bản dịch và chú giải cho toàn bộ 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập (Bản in A.2985/3) Trong phần công bố bản dịch và chú giải, chúng tôi trình bày một mục lục ghi tựa đề 51 bài thơ thuộc quyển 10 của nhà thơ Quân Bác. Trước phần mục lục này, chúng tôi cung cấp các thông tin chung về văn bản quyển thơ 10: ! Đây là quyển thơ 10 nằm trong Tuần Cai biệt thự thi sao thuộc Tuần Cai biệt thự hợp tập. ! Tác giả: Hoàng tử thứ tư Hồng Y, tự là Quân Bác. ! Thời gian sáng tác: Năm Canh Thân 1860, khi đó tác giả ở tuổi 27. ! 51 bài thơ phân bố ở cả hai loại cổ thể và kim thể, trong đó, chúng tôi đã ghi rõ số lượng bài thơ ở từng thể thơ. Ở phần nội dung, những kí hiệu như [Q10. 1a] cho biết phần văn bản dưới nó nằm ở vị trí tờ số 1 mặt a của quyển thơ 10 (theo trình tự bản in A.2985). Đối với mỗi bài thơ chữ Hán của Quân Bác, chúng tôi trình bày trước tiên phần phiên âm Hán Việt, phần văn bản chữ Hán đã chuyển thành bản điện tử được thể hiện ở bên cạnh, sau đó là phần dịch nghĩa và chú thích cho từng bài thơ. Những văn bản có vấn đề về tự dạng cần chỉnh lí, chúng tôi nêu ngay dưới phần chữ Hán, trước khi trình bày phần dịch nghĩa. Chúng tôi đã đánh số thứ tự từ 1 đến 51 cho tất cả các sáng tác thơ của Quân Bác theo đúng trình tự thể hiện ở văn bản A.2985/3, trong đó những dạng Tạp ngôn tam thủ, Khách đình nhị thủ …được tính số thứ tự lần lượt theo số bài trong mỗi chùm bài thơ đó (nghĩa là chẳng hạn như Tạp ngôn tam thủ, từ bài 1 đến bài 3 được ghi là 3 đơn vị bài thơ…) Cuối cùng, sau toàn bộ phần dịch nghĩa, chú giải và công bố văn bản 51 bài thơ chữ Hán của Quân Bác là những thông tin ở tờ 17 mặt a: Đó là xác định văn bản quyển thơ 10 thuộc Tuần Cai biệt thự thi sao đến đây kết thúc, người tập đính văn bản là con trai tác giả Hồng Y Quân Bác tên gọi là Ưng Hinh, tự là Mạnh Minh. Trong quá trình tiến hành công việc dịch thuật, chú giải văn bản, chúng tôi đã sử dụng các tài liệu tra cứu, tham khảo như đã nêu trong Danh sách tài liệu tham khảo. Ngoài ra, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý kiến tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Văn học nói chung, ở bộ môn Hán Nôm nói riêng, trong đó có sự gợi ý, chỉ dẫn không nhỏ của thầy giáo Đinh Thanh Hiếu. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo cũng như các anh chị Hán Nôm khoá trên đã tích cực ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện hơn những công tác này của khoá luận.  Tuần Cai Biệt Thự Thi Sao Quyển chi Thập (Q.10) ûȝs§ǬĔ~.z Hoàng tứ tử HỒNG Y QUÂN BÁC trứ Ɩ–¾ŦOŒ}ǚ (Sáng tác của Hoàng tử thứ tư Hồng Y, tự là Quân Bác) Canh Thân (1860 / 27 tuổi) - Cổ kim thể: 51 bài Ngũ cổ 2 bài Ngũ luật 13 bài Ngũ tuyệt 3 bài Thất cổ 6 bài Thất luật 14 bài Thất tuyệt 10 bài Ngũ bài 3 bài 1. Huệ Minh tự đồng thất đệ Vu Thành, thập nhị đệ Tập Chi, nhị thập tam đệ Bình Trọng cộng túc 2. Sơn phòng xuân hiểu 3. Tam nguyệt tam nhật quá Kí Chi công Tẩy Tâm đình phụng thứ Vi Dã tiên sinh vận 4. Ngọc Trản sơn 5. Xuân âm 6. Thanh minh khúc 7. Thượng Thương Sơn tiên sinh tam thủ - Bài I 8. Thượng Thương Sơn tiên sinh tam thủ - Bài II 9. Thượng Thương Sơn tiên sinh tam thủ - Bài III 10. Vô đề 11. Tạp ngôn tam thủ - Bài I 12. Tạp ngôn tam thủ - Bài II 13. Tạp ngôn tam thủ - Bài III 14. Phú đắc “Thiên ý liên u thảo” 15. Tự đề “Vô đề thi” hậu 16. Khách đình đối vũ 17. Khách đình nhị thủ - Bài I 18. Khách đình nhị thủ - Bài II 3 5 6 7 9 10 12 14 14 15 16 17 18 19 21 22 23 23 TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 2 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 19. Thủy nguyệt 20. Tịnh đầu lan 21. Thực hàn cụ 22. Cung hoạ ngự chế “Canh tịch” nguyên vận ứng chế 23. Cung hoạ ngự chế “Hỉ vũ” nguyên vận ứng chế 24. Đề Bạch Hào Tử mẫu đơn phiến đầu 25. Khách đình tiểu tập (đồng dụng “đình” tự) 26. Hán Trung 27. Hạ nhật 28. Dạ 29. Mạt lệ từ 30. Trương Tử Phòng 31. Tính Thông thượng nhân vi lũy thạch tác Lư phụ Hổ khê chi thắng, kí thành chiêu ẩm 32. Vọng tiệp ứng chế 33. Công tử gia 34. Y Mân biệt quán tiểu tập lạc thành hữu tặng 35. Phạm Phò mã mẫu thất thập thọ thi 36. Thái liên khúc 37. Tiều phu từ 38. Mục đồng từ 39. Thu tình 40. Bái chiêm ngự mô Chử Hà Nam thư “Thiên tự văn” cung xuyết bạt vĩ 41. Dạ tập, thính song ngoại vũ thanh thậm giai, xá đệ Tập Chi chúc phú (nhân đồng Thạch Trai tác) 42. Hồ thượng đãi nguyệt đắc tam thủ - Bài I 43. Hồ thượng đãi nguyệt đắc tam thủ - Bài II 44. Hồ thượng đãi nguyệt đắc tam thủ - Bài III 45. Phú đắc nguyệt chiếu băng trì 46. Thu tiêu yến tập tửu lan mạn hứng hoạ hữu nhân vận 47. Đề kê bộ sồ đồ 48. Hán Cao Tổ 49. Thu thủy 50. Thu sơn 51. Thiết trâm hoạ bích ứng chế 25 26 27 28 30 32 33 34 36 37 38 39 41 44 46 47 49 51 52 53 54 55 60 61 62 62 63 65 67 67 69 70 71 • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 3 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* [Q10. 1a] 1. Huệ Minh tự đồng thất đệ Vu Thành, thập nhị đệ Tập Chi, nhị thập tam đệ Bình Trọng cộng túc ĈĮщî7ċz6î2.6z Âm âm hoa mộc Phạm vương cung, ‫עע‬Ҭʺ˛ΡƂ Šӿ>ƄČҟñ öӅцЗ˄ʱ ńցЀˬ‫آ֢ن‬ ɖɷЍȲȏΞǚ ͉،֠Įæ֘Š Ԗà̛IJʙҶå ‫ֵؖ‬Ĉϳхи Khương bị kim tiêu hỉ dữ đồng. Ngâm lạc chỉ song tùng thượng [Q10. 1b] nguyệt, Mộng hồi thiền tháp mấn biên phong. Chiêu huề sảo ủy tư Huyền Độ, Thanh tĩnh hoàn kham khấu Viễn công. Kí thủ trì đường xuân thảo cú, Bất tu trùng vấn bích sa lung. Cùng em b Bình Tr ng3 y Vu Thành1, em m chùa Hu i hai T îæF_Ë p Chi2, em hai m i ba Minh4 Chốn chùa chiền5 im lìm trong bóng cây và hoa6, Đêm nay huynh đệ ta cùng vui chung đắp chiếc chăn họ Khương7. Ngâm thơ xong, bên cửa giấy, trăng trên cành tùng, Giấc mộng quẩn quanh giường Thiền, gió [phất] bên mái tóc hoa râm. Anh em dắt díu có nhau, phần nào an ủi được nỗi nhớ Huyền Độ8, [Giữ] lòng thanh khiết nên lại nhớ về Viễn công9. Đã ghi được câu thơ “hồ nước nảy cỏ xuân”10, Thì chẳng cần hỏi thêm việc tấm lụa biếc phủ trên thơ11. 1 Con thứ bảy của vua Thiệu Trị ы̨ là Hồng Phi ̶M (1825-1863), tự là Vu Thành. Năm Tự Đức 3 (1850), được phong làm Anh Sơn quận công ҲƮ֦Š, sau được phong làm Vĩnh quốc công ̖ęŠ. 2 Con thứ mười hai của vua Thiệu Trị là Hồng Truyền ̶w (1837-1889), tự là Tập Chi. Năm Tự Đức 5 (1852), được phong làm Tuy Hoà quận công ёþ֦Š, sau được phong làm Vinh quốc công ˫ęŠ. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 4 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 3 Con thứ hai mươi ba của vua Thiệu Trị là Hồng Đĩnh ̶_ (1843-1879), tự là Bình Trọng. Năm Tự Đức 12 (1859), được phong làm Kì Phong quận công ŌƘ֦Š. (Vốn tước phong của ông là Kì Anh quận công ŌҲ֦Š, sau húy chữ “anh” nên đổi thành Kì Phong quận công). 4 Chùa Huệ Minh: (Chưa rõ) 5 Nguyên bản Phạm vương cung: Tức cung điện của “phạm vương” hay còn gọi là “đại phạm thiên vương”, vị thần cai quản một trong tam giới theo quan niệm của Phật giáo. Ở đây, “phạm vương cung” là chỉ chùa chiền nói chung. 6 Câu thơ gợi nhắc đến ý thơ của nhà thơ đời Đường là Thường Kiện Ljp: “Trúc kính thông u xứ, Thiền phòng hoa mộc thâm” ƱöȈé«ƦďǎĻŭ- Đường trúc thông vào chốn u tịch, Thiền viện im lìm dưới cây và hoa. (Đề Phá Sơn tự hậu Thiền viện ȬƢÛ Ñ‹ƦȞ) 7 Chiếc chăn họ Khương (Khương bị): Đời Hán có người tên là Khương Quăng ŠҎ, rất hoà thuận với các anh em, thường cùng anh em đắp chung chăn khi ngủ. Hậu Hán thư Ƿ͜ʬ, quyển 53 có chép chuyện Khương Quăng. Về sau, thường dùng điển này để chỉ về tình anh em hoà hảo. 8 Huyền Độ: Tên tự của Hứa Tuân, danh sĩ đời Đông Tấn. Huyền Độ đương thời được kẻ sĩ mến chuộng. Mỗi khi tụ hội họp mặt mà không có Hứa Tuân thì mọi người cảm thấy vắng vẻ. Thế thuyết tân ngữ ԫʆԨ, phần Ngôn ngữ ԓԨ viết: “Lưu Doãn vân: Thanh phong lãng nguyệt, triếp tư Huyền Độ” ´ƣ0 ͉‫آ‬ʶʱղȏΞǚ- Lưu Doãn nói: Khi có trăng thanh gió mát lại nghĩ tới Huyền Độ. Về sau, chữ “tư Huyền Độ” dùng với ý nói về các cuộc tụ họp. 9 Viễn công: Đời Tấn, Thích Huệ Viễn Ȱ֘ (334TCN - 416TCN) ở chùa Đông Lâm ˃ ˈ, núi Lư (Lư Sơn). Ông vào núi tu hành hơn 30 năm, người đời thường gọi là “Viễn công”, phái Tịnh độ tông suy tôn ông là vị tổ đầu tiên. Mạnh Hạo Nhiên Ų̻ͺ có câu thơ rằng: “Thường độc Viễn công truyện, Vĩnh hoài trần ngoại tung” đԺ֘Šw, ̖ȺĴŁ ը - Từng đọc truyện ông Viễn (Viễn công), nhớ mãi dấu chân vượt ngoài cõi trần ai. (Vãn bạc Tầm Dương vọng Hương Lư phong ʟ̬ͥ‫ר‬ʷ‫׌س‬Ʋ) 10 Tức chỉ câu thơ của Tạ Linh Vận Ե؊֒- nhà thơ nước Tống, thời Nam triều: “Trì đường sinh xuân thảo, Viên liễu biến minh cầm” ̛IJζʙҶ, ĚˍԻٕЃ - Hồ nước nảy cỏ xuân, Liễu trong vườn chuyển tiếng chim hót (Đăng trì thượng lâu ώ̛˱). Tương truyền, Tạ Linh Vận rất ngưỡng mộ tài văn chương của người em tên là Tạ Huệ Liên Եȡ ֌. Hồi ông làm Thái thú ở Vĩnh Gia (nay là Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang), có lần ngồi nghĩ tứ thơ, mãi cả ngày trời vẫn không làm được câu nào. Trong lúc thiu thiu ngủ, ông nằm mộng thấy Huệ Liên, tỉnh dậy làm nên hai câu thơ ấy, cho rằng đó là thơ có thần giúp. Về sau nhắc tới câu “trì đường sinh xuân thảo” là ý chỉ làm được câu thơ tuyệt tác. Nhân chuyện anh em họ Tạ, câu “trì đường xuân thảo” cũng biểu trưng cho tình anh em gắn bó. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 5 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 11 • Nguyên văn bích sa lung: “Lung” là cái lồng. “Bích sa lung” chỉ cái lồng có lụa biếc, dùng để phủ lên đồ vật, có ý nâng niu, giữ gìn đồ vật. Đời Đường, có người tên là Vương Bá Ρɯ, thuở nhỏ nghèo khổ, thường đi ở nhờ trong Mộc Lan viện, chùa Huệ Chiêu (thuộc Dương Châu). Các nhà sư thường có ý coi khinh. Lớn lên, Vương Bá hiển vinh, một lần về thăm chùa xưa, thấy mấy câu thơ mình đề trên vách tường thuở trước được người ta lấy lụa biếc phủ lên. Ông nhân đó có làm mấy lời thơ rằng: “Nhị thập niên lai trần bộc diện, Như kim thủy đắc bích sa lung” .ÈǎXĴɰ؎, Ŗ>Şǻϳхи - Hai mươi năm bụi bặm bám đầy, Đến nay mới được phủ lụa biếc. Lại có thuyết nói rằng, thời Tống, Ngụy Dã ‫ ֶي‬và Khấu Chuẩn Ƌ͐ có lần cùng nhau ngao du đến tăng xá phủ Hiệp, cả hai người đều có đề thơ tại đó. Lần khác, lại cùng nhau đến đây chơi, thấy thơ đề của Khấu Chuẩn được người ta lấy lụa biếc phủ lên, thơ của Ngụy Dã thì không. Lúc ấy, có đứa con hát đi theo hầu bèn nhanh tay lấy vạt áo phủi hết bụi trên bức vách có thơ đề của Ngụy Dã. Ngụy Dã bèn có câu thơ rằng: “Nhược đắc thường tương hồng tụ phất, Dã ưng thắng tự bích sa lung” ҰǻLjƚуӾ ɓ, (ȹ¾Dϳхи - Nếu đã được tay áo của người đẹp phủi bụi cho rồi, thì còn hơn cả được phủ lụa biếc. Ở đây, tác giả có ý nói, chỉ cần làm được thơ hay, chẳng câu nệ đến sự bình phẩm, đánh giá của người đời. 2. Sơn phòng xuân hiểu ÛďİIJ Trúc liêm phong quyển lô yên đảo, Mãn viện tùng âm xuân thụy hảo. Sạ lương thiên khí ngũ canh chung, Đả khởi oanh nhi nhất thanh tảo. Không môn vô bế phục vô quan, Bích điệp thiên sơn hựu vạn san (sơn). Dạ thâm bất tỉnh lai thời lộ, Diên trứ khê biên nhất kính hoàn i Пз‫آ‬ɟΆͻg ͗‫ע˄נ‬ʙϧŕ $́ņ̔1ʫ‫׉‬ Ɋՠٛ„҈ʎ Ж‫׏‬͸‫א‬Ǿ͸‫ח‬ ϳφÉƮÜӄƮ Ń̈́ϡXʝ iդ ̩Ӈ֢͒ǹ֠ Nguyên bản viết chữ “thìn” ջ - Đây là một chữ viết kiêng húy tên của vua Tự Đức. TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 6 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* C nh mùa xuân trong n p nhà trên núi Rèm trúc gió cuốn, khói lò cuộn ngược, Bóng cây tùng rợp kín chái nhà, mùa xuân ngủ thật ngon giấc! Chợt tiếng chuông điểm canh năm trong khí trời lành lạnh, Hãy xua đi tiếng hót sớm của con oanh1, Nơi cửa chùa2 chẳng đóng lại chẳng cài, Núi xanh nghìn trùng lại vạn trùng. Đêm thâm, không biết đã đi tới đường quen, Cứ men theo bờ khe một con đường quay về. 1 Câu thơ gợi nhắc tứ thơ trong bài “Xuân oán ʙȒ” của Kim Xương Tự ַąљ: “Đả khởi hoàng oanh nhi, Mạc giao chi thượng đề. Đề thời kinh thiếp mộng, Bất đắc đáo Liêu Tê (tây) ĒǺɁǘVǖġŅ!““īĄºŊ#ùtȄǤ- Hãy xua con oanh vàng đi, Chớ để nó hót trên cành. Oanh hót làm kinh động giấc mộng của thiếp, Thì [thiếp] sẽ chẳng đến được chốn Liêu Tây. (Theo Toàn Đường thi) 2 Nguyên văn dùng chữ không môn: Phật giáo cho rằng thế giới sắc tướng là hư huyễn, giải thoát khỏi mọi chấp trứ bằng phương pháp “không”, đi theo con đường “không” để nhập đạo, để đạt tới cõi Niết Bàn ̀˭ thì gọi là “không môn”. Về sau, “không môn” để chỉ chung cho nhà Phật, cửa chùa. [Q10. 2a] 3. Tam nguyệt tam nhật quá Kí Chi công Tẩy Tâm đình phụng thứ Vi Dã tiên sinh vận ĸ ĩȆÌ.\ťý>¸ōǐȐWƎȪ Thử nhật xuân quang lão, Dao thiên vãn sắc hoà. Phọc mao chi đoản sách, Phi vũ phiếm hồi ba. Toạ khách ninh hiềm tiểu, Đề thi vị yếm đa. Hà gian văn hảo dị, Thương vịnh hứa lai qua. ̆ʍʙ‚ѻ ֗ņʟҨþ ўҴɸϬˏ ‫إ‬ѳ̘ց̯ ĢſƒŪƠ ‫؝‬ԡʻÙł ̦‫҇ד‬ŕʖ ԒԞԚX֔ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 7 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Ngày mùng 3 tháng 3 qua chơi đình Tẩy Tâm của Kí Chi1, kính hoạ theo vận thơ của Vi Dã tiên sinh2 Cảnh xuân nay đã già, Trời xa ánh chiều muộn hài hoà. Buộc cỏ tranh làm hàng rào nhỏ, Chim nhẹ nổi con sóng ngược dòng. Khách chơi hiềm bởi ít người, Thơ đề nào chán dư thừa. Bên sông, văn chương chừng dễ đắc Rượu thơ vãng lai đã nhiều. 1 Kí Chi: (Chưa rõ) 2 Hoạ theo vận thơ (thứ vận): Đây là một lối làm thơ ngày trước, khi hoạ thơ người khác mà sử dụng vận thơ theo đúng thứ tự và vận thơ của bài thơ được hoạ thì gọi là “thứ vận”. Nguyên văn bài thơ Tam nguyệt tam nhật, quá Kí Chi đệ Tẩy Tâm đình của Vi Dã tiên sinh như sau (Trích từ Vi Dã hợp tập, Thi, quyển 4): ͻʡ֋ʙϽ̸‫̖͔آ‬þЇٓƞ٣ˎձٜ̘̯ٞ ˬŖҤƠ‫ד‬Խ̕łҭ֫ǔǹɥ٧ʖŕϠ֔ Vi Dã tiên sinh tức Nguyễn Phúc Miên Trinh ‫י‬Ͽјƌ(1820-1897), tự Khôn Chương, Quí Trọng, còn một hiệu khác là Tĩnh Phố. Ông là con thứ 11 của vua Minh Mạng (tức là hàng chú của Hồng Y Quân Bác). Ông được phong tước Tuy Lí công, rồi thăng đến Tuy Lí vương ёΦΡ. Cùng với người anh là Miên Thẩm Thương Sơn, ông rất nổi tiếng về văn học, là một trong những người đứng đầu Tùng Vân thi xã (cũng gọi là Mặc Vân thi xã một nơi tụ họp các văn nhân của kinh đô Huế thời ấy). Tác phẩm của ông còn lại nổi tiếng có bộ Vi Dã hợp tập. 4. Ngọc Trản sơn ƈƘÛ Đặc địa cô phong tủng, Bàn không nhất kính nguy. Giang thâm long quật hiểm, Tùng cổ hạc sào khi. [Q10. 2b] Nhật nguyệt hốt âm ế, ΐĠųƲ҉ ϝЖǹÒ ٰ̈́̚И‫׮‬ ˄äٜƺ˿ ʍʱȍ‫ע‬ѹ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 8 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Phong vân như hộ trì. Niên niên Hàn Thực tiết, Tiêu cổ tái thần từ. < Từ tại sơn đỉnh > Núi Ng c Tr ‫؁آ‬ŖԹə ǎǎƎ‫ئ‬Э ж٪ՙϹϺ <ϺğƮؓ> n1 Đỉnh núi sừng sừng trơ trọi, Con đường quanh núi cheo leo xoáy lên đến trời. Sông sâu, hang rồng nguy hiểm, Tùng già, tổ hạc chênh vênh. Chợt mặt trời, chợt mặt trăng, phủ trùm [trên núi], Có gió, có mây, như vươn dáng chở che. Hằng năm vào tiết Hàn thực2, Thổi tiêu đánh trống, trên đền có lễ báo ơn thần3. 1 Núi Ngọc Trản: Núi ở địa phận làng Hải Cát, là ngọn núi cuối cùng của một dãy núi chạy từ tây xuống, bị dòng sông Hương chặn lại. Trên triền núi ở bờ sông Hương, có con suối nhỏ, nước chảy vào một trủng đá như cái chén, nên gọi là chén ngọc (“ngọc trản”). 2 Tiết Hàn thực: Tức ngày 3 tháng 3, tương truyền là ngày giỗ của ông Giới Tử Thôi ? ŭɦ. Ông Giới Tử Thôi là bề tôi tòng vong theo công tử Trùng Nhĩ ֵ҃. Khi công tử về nước lên làm Tấn Văn công ʞʂŠ, có hạ lệnh thưởng công cho những người theo tòng vong ngày trước. Giới Tử Thôi cho rằng Trùng Nhĩ được về kế vị là do ý trời đã chọn, chẳng phải công lao của Trùng Nhĩ hay bất cứ ai, cho nên người ban thưởng và người nhận thưởng công lao đều là trái đạo. Ông bèn cõng mẹ trốn biệt vào núi. Tấn Văn công muốn vời Giới Tử Thôi ra nhưng không được, mới sai người phóng hoả đốt núi. Giới Tử Thôi chịu chết cháy vẫn không ra. Sau, Tấn Văn công thương xót, đặt ra ngày tết Hàn thực để tưởng nhớ. Ngày ấy kiêng lửa, ăn đồ ăn nguội (“hàn thực” nghĩa là ăn đồ ăn nguội). 3 Nguyên chú “ngôi từ ở trên đỉnh núi”. Tức chỉ điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản. Điện thờ thần Po Nagar Thiên Y Ana thuộc văn hoá Champa. Năm 1883, mẹ vua Đồng Khánh vào đền cầu xin cho con được làm vua, đến khi vua Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh được lên thay, cho đó là do thần phù hộ nên vua Đồng Khánh tự xin làm em thần Y Ana, đổi tên điện thành điện Huệ Nam ȡÏ (nghĩa là “ban ơn huệ cho nước Nam”). • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 9 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 5. Xuân âm İȜ Trác ngọ thiên nhưng hiểu, Hoàng hôn nhật vị tà. Bất phân tam kính trúc, Trường kiến nhất chi hoa. Viễn mộng ngưng băng điệm, Nhàn sầu toả bích sa. Đình vân vô hạn ý, Tiêu trướng vọng trúng xa. Ngày xuân u t ÍËņ@ʨ ٥ʕʍʻʄ ¡ǹП ‫׎‬ԊˉҬ ֘ń™–г ‫ג‬Ȣ‫ׅ‬ϳх o‫؁‬͸‫ם‬Ȧ ȎȝʷՒ ch Chính ngọ mà vẫn như buổi sớm, Hoàng hôn, mặt trời chưa xế tà. Chẳng rõ ba lối trúc1, Xa trông một nhành hoa. Mộng thẳm [như còn] đọng lại trên tấm chiếu băng, Mối sầu tịch mịch [như đã] vương vào dải lụa biếc. Đám mây dừng đó2, ý vô hạn, Rầu rĩ trông về nơi xa. 1 Nguyên văn dùng chữ tam kính: Cuối thời Tây Hán, Vương Mãng Ρҽ chuyên quyền, Thứ sử Duyện châu là Tưởng Hủ Ӓԟ cáo bệnh từ quan, ẩn cư ở quê nhà. Trong khu nhà của ông, có ba lối tắt (tam kính) - là đường ông chỉ giao thiệp với Cầu Trọng và Dương Trọng. Về sau chữ “tam kính” thường dùng để chỉ nhà vườn, cũng chỉ về cuộc sống điền viên sơn thủy. (Xem thêm bài 34, tr.46) 2 Nguyên văn đình vân: Đào Uyên Minh ‫͆צ‬ʔ làm chùm bốn bài thơ Đình vân, lời dẫn rằng: “Đình vân, tư thân hữu dã” S9ÿ?ƒ1- Mây dừng là chỉ ý nhớ bạn thân. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 10 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 6. Thanh minh khúc [Q10. 3a] ůĮĶ Đông phong xuy hoa duyên để cấp, Đường lê nhất thụ đương phong khấp. Dạ lai hàn vũ nhưỡng Thanh minh, Hiểu đạp tàn phương lệ do thấp. Tinh ngô kính nhập tùng bách thôn, Ngoan vân ế thiên bạch nhật hôn. Thanh xuân bất tảo Minh Phi trủng, Dạ nguyệt không qui Tiểu Ngọc hồn. Mạch phạn nhất vu thùy giả khách, Lục biều chước ngọc γ dư trích. Nhãn tuyền như ba quyết giao mạch, Sái hướng khê đầu thủy giai xích. Dã hồ thu thu lâm điểu bi, Tinh Châu khoái tiễn trường trung huy. Nhật lạc trù trừ bất năng khứ, Hựu kiến tiền sơn hạ bổn qui. ˃‫آ‬ùҬћǘȑ ˝˚˴τ‫̰آ‬ ŃXƎ‫ֱ͉׿‬ʔ ʨզ̌ҭ͂Λͬ Ε٫ֈ†˄ˌˁ ‫؁ؗ‬ѹņϐʍʕ ؋ʙɡʔŗ• ŃʱЖ̉ƠΠ‫ى‬ ٤‫ب‬ϖԬѼſ ѓ γ i ֬Π͙‫͖ث‬ ϥ̫ iiŖٍ̯̝Ҕ Ͳô͒‫ؚ̕‬ϒ՝ ֶΖĊĊˈْț ǐƹȋ±Җɬ ʍӅժթғÚ ÜԊ­Ʈҹο̉ i Vị trí trong nguyên bản bị bôi đen, văn bản viết A.377 không cung cấp thông tin để khôi phục chữ này. ii Văn bản viết chữ huý, bỏ một nét ngang ở giữa. Thanh minh1 khúc Gió xuân2 thổi tới hoa, duyên do gì gấp gáp? Một cây đường lê3 [như] khóc tỉ tê [vì phải] chống chọi với gió. Đêm đến, mưa lạnh ươm khí trời Thanh minh, Buổi sớm đạp lên cỏ thơm tàn, [thấy như] nước mắt còn ướt. Con chuột chạy thẳng vào vườn (thôn) tùng bách, Đám mây ương ngạnh che trời, mặt trời trắng tối mờ. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 11 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Xuân xanh chẳng làm mới thêm mộ của nàng Minh Phi4, Trăng đêm5 luống còn đưa về hồn Tiểu Ngọc6. Một bát cơm nếp, ai là khách? Bầu rượu xanh, rót vào chén ngọc, rảy lên nấm mồ. Khoé mắt như có sóng, dứt cả mạch máu “giao nhân7”, [Nước mắt như con nước] phun trào đến đầu khe mà nước thì đỏ ngầu. Con cáo trên đồng kêu ti tỉ, con chim trong rừng rầu rĩ, Dao sắc của đất Tinh Châu8 cào xé ruột gan. Mặt trời còn trù trừ chưa muốn lặn, Lại thấy núi trước mặt, xách giỏ quay trở về. 1 Thanh minh: Tiết Thanh minh nhằm vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch. Trong tiết Thanh minh, vẫn thường có tập tục tảo mộ đạp thanh. 2 Nguyên văn đông phong: Gió từ phương đông thổi về, tức gió xuân. Kinh Lễ, thiên Nguyệt lệnh ʱC chép về tháng Mạnh Xuân (tức tháng giêng): “Đông phong giải đống, chập trùng thủy chấn” ˃‫آ‬ԑ˜, ӴӵŞɛ - Gió xuân (gió phương đông) thổi về làm tan băng, con sâu đất bắt đầu trồi dậy. 3 Đường lê: Tên cây. Giống cây lê nhưng nhỏ hơn, nở hoa vào đầu mùa xuân, hoa nhỏ màu trắng. 4 Minh Phi: Tức nàng Chiêu Quân ʛõ. Chiêu Quân họ Vương Ρ, tên là Tường Ŭ, là cung nhân của Hán Nguyên Đế ͜ǃ. Bấy giờ cung nữ có nhiều, vua mới sai bọn hoạ công Mao Diên Thọ ̐ǣľ vẽ hình từng người để xem tranh mà vời mĩ nhân vào hầu. Các cung nữ thi nhau đút lót tiền bạc cho bọn hoạ công, chỉ riêng Chiêu Quân không chịu làm việc đó nên bị vẽ xấu đi và chưa có lần nào được vua biết. Năm Cảnh Minh thứ nhất (33TCN), chúa Hung Nô là Thiền Vu vào chầu nhà Hán, xin mĩ nữ về làm Yên Chi (vợ của chúa Hung Nô gọi là Yên Chi ‫)̒ו‬. Vua Hán ban cho Thiền Vu nàng Chiêu Quân để kết tình hoà hiếu. Khi từ biệt, Nguyên Đế mới nhận ra Chiêu Quân đầy đặn xinh đẹp. Vua kinh ngạc muốn lưu Chiêu Quân lại nhưng việc đã rồi. Chiêu Quân phải đi cống Hung Nô, khi qua cửa ải nàng ôm đàn tì bà, gảy khúc đàn tỏ lòng nhớ nước. Khi đến Hung Nô, nàng được phong là Ninh Hồ Yên Chi ƒґ‫̒ו‬, sinh được một con trai. Khi chúa Hung Nô chết, con trai lại lấy nàng làm vợ. Sau nàng chết ở đất Hung Nô, tương truyền trên mộ của nàng lúc nào cỏ cũng xanh mướt, vì thế người ta gọi ngôi mộ của nàng là “thanh trủng ؋ •” (mộ xanh). Ngày thanh minh có tập tục “tảo mộ” (quét đất ở bên mộ để cúng tế). Câu thơ ý nói vì mộ của nàng Chiêu Quân lúc nào cỏ cũng xanh mướt nên dẫu là xuân xanh đưa tới thì cũng không thể làm mộ nàng xanh hơn.. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 12 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Câu 7, 8 của bài thơ này có sử dụng nhiều văn liệu gần gũi với bài thơ Vịnh hoài cổ tích ԞȺäփ của Đỗ Phủ ˂ι, nhân dẫn ra đây để tham khảo: ѯƮӄĻ՟ҷ‫׏‬ζ‫׎‬ʔŗƢʲˁÚщҞ֌ʵ͛Μξ؋•ô٥ʕ ρĜϡԸʙ‫؎آ‬ΰUЖ̉ʱŃ‫ى‬ÉձΩΪTґԨ¡ʔȒȔʪ԰ Quần sơn vạn hác phó Kinh Môn, Sinh trưởng Minh Phi thượng hữu thôn. Nhất khứ tử đài liên sóc mạc, Độc lưu thanh trủng hướng hoàng hôn. Hoạ đồ tỉnh thức xuân phong diện, Hoàn bội không qui nguyệt dạ hồn. Thiên tải tì bà tác Hồ ngữ, Phân minh oán hận khúc trung luân. (Vạn núi vạn khe về Kinh Môn, Nơi Chiêu Quân sinh ra vẫn còn làng đó. Một bước dời cung tía, đi về phương Bắc xa mờ mịt! Giờ riêng chỉ lưu lại nấm mộ xanh dưới hoàng hôn. Bức tranh nào hoạ nổi nét hoa xuân. Hồn dưới trăng hiện về cũng vô ích. Tiếng tì bà muôn thuở là viết cho ai, Rõ ràng là lời oán hận nghẹn ngào còn trong khúc hát ấy). (Theo bản dịch của Phan Ngọc) 5 Trăng đêm: Người xưa quan niệm hồn ma quỉ thường hiện hình vào đêm trăng. 6 Tiểu Ngọc: Còn gọi là Tử Ngọc щΠ, là con gái của Ngô vương Phù Sai øΡňƾ thời Xuân Thu. Tương truyền, Tiểu Ngọc yêu Hàn Trọng ؏ֵ nhưng không thành, uất hận mà qua đời. Hàn Trọng đi học ở xa về, biết Tiểu Ngọc chết, đến bên mộ nàng khóc thương. Tiểu Ngọc hiện hồn về, tặng cho Hàn Trọng ngọc minh châu, Hàn Trọng định ôm lấy nàng nhưng nàng đã biến thành khói bay đi mất. 7 Giao nhân: Chỉ giống người cá ở ngoài Nam Hải, tương truyền khi khóc, trong nước mắt của “giao nhân” có châu ngọc. Nguyên văn dùng chữ “giao mạch” (mạch máu của giao nhân) - ý là để tả về nước mắt. 8 Nguyên văn Tinh Châu khoái tiễn: Vốn là đất Tinh Châu có một loại dao rất sắc nhọn, như thơ Lục Du ‫( ͍ק‬đời Tống), bài Đối tửu I Ɵ֭ có câu: “Nhàn sầu tiễn bất đoạn, Thặng dục tá Tinh đao” ‫ג‬Ȣ±ʇ, °˾jǏ - Nỗi sầu day mãi không dứt, chỉ muốn mượn lưỡi dao ở Tinh Châu. [Q10. 3b] 7. Thượng Thương Sơn tiên sinh tam thủ - Bài I !DÛWƎ Lục ba nam phố diếu sầu dư, Hữu mĩ phiên phiên Thủy Trúc cư. Ức tạc tửu biên đề nghiễn trích, <Thị tịch thượng niêm đắc dư dề dã> Phan giang Lục hải định hà như? ȴ c ѓ̯Ï̺͎Ȣ, ʲѮѸѸ̕ПƦ ȸʚ֢֭‫؝‬ϱ͖ <ʜDžɔǻ,‫>(؝‬ ̚͟‫̾ק‬žQŖ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 13 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Kính trình lên Th ng S n tiên sinh1 - Bài 1 Sóng xanh bờ bên nam2, con nước mênh mang khiến ta sầu não, Thanh nhã xinh xắn, nhà Thủy Trúc3. Nhớ hôm đêm, bên bàn rượu, đề thơ lên “nghiễn trích”4.5 [Sóng nước] sông Phan biển Lục6 chưa biết tuôn chảy đến thế nào? 1 Tức Nguyễn Phúc Miên Thẩm ‫י‬ϿјƓ (1819-1870), tự là Trọng Uyên, còn một hiệu nữa là Bạch Hào Tử. Ông là con thứ 10 vua Minh Mạng ʔý, tục gọi là ông Hoàng Mười (tức là hàng chú của Hồng Y Quân Bác). Bình sinh, ông được phong tước Tùng Thiện Công, sau khi mất tiến phong đến Tùng Thiện Vương ǼċΡ. Ông nổi tiếng về văn học, là một trong những người đứng đầu Tùng Vân thi xã (cũng gọi là Mặc Vân thi xã - một nơi tụ họp các văn nhân của kinh đô Huế thời ấy). Tác phẩm của ông còn lại khá đồ sộ, thường được nhắc tới như: Thương Sơn thi tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn từ tập… 2 Nam phố: Chỉ chung cho bờ nước phía Nam. Sở Từ ˥պ, Cửu ca '́ (phần Hà Bá ̦J) của Khuất Nguyên ƧØ có câu: “Tử giao thủ hề Đông hành, Tống mĩ nhân hề Nam phố” ŭ4ɈŒ˃ӷօѮ9ŒÏ̺ - Ngài chắp tay đi về phía Đông, Đưa người đẹp về mé nước phía Nam. Về sau “Nam phố” thường để chỉ nơi li biệt. 3 Thủy Trúc: Tên một loại cây sống ven sông nước, thường lấy tên này để đặt cho tên của đình, nhà dựng bên khe suối lạch sông. Tuần Cai biệt thự hợp tập, phần Thi, quyển 25, bài 2 thuộc chùm Cung hoạ ngự chế quá Tùng Thiện công cựu trạch thất thủ nguyên vận ứng chế Ȗþǽԅ֔ǼċŠҡŷ‫ؑز‬ȹ© có nhắc đến địa danh “Thủy Trúc” trong câu thơ thứ nhất kèm theo lời chú “Tiên sinh cựu viên danh” ζҡĚò - Tên vườn cũ của tiên sinh (chỉ Tùng Thiện công). 4 Nghiễn trích: Một đồ vật trong thư phòng thời trước, là dụng cụ chứa nước để chắt vào nghiên mực. 5 Cuối câu ba này có nguyên chú viết: Đó là nghiễn trích trong tiệc rượu Thương Sơn tiên sinh bảo ta đề thơ. 6 Phan và Lục: Thời Tấn, có Phan Nhạc ͟Ư và Lục Cơ ‫ ˶ק‬đều là những văn nhân tài hoa. Sau thường gọi chung là Phan Lục để chỉ văn nhân tài tử cùng xuất hiện. Chung Vinh ‫( ˫׉‬người nước Lương thời Nam triều) trong tác phẩm Thi phẩm ԡĀ có viết: “Lục tài như hải, Phan tài như giang” ‫ק‬ɉŖ̾, ͟ɉŖ̚ - Tài năng của Lục Cơ như biển, tài năng của Phan Nhạc như sông. Về sau thường dùng chữ Phan giang Lục hải để nói về tài văn uyên bác. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 14 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 8. Thượng Thương Sơn tiên sinh tam thủ - Bài II !DÛWƎ ȴ c6 Xuân sầu như thủy khứ điều điều, ʙȢŖ̕Úվվ ͏̾ԇʹj֭ͨ ɑբɅҤƎ‫ئ‬Ń ΁‫׿آ‬ԢƄ Hồ hải khâm kì tá tửu kiêu. Để túc biển chu Hàn thực dạ, Nhất đăng phong vũ thoại trung tiêu. Kính trình lên Th ng S n tiên sinh - Bài 2 Xuân buồn như nước chảy mãi về chốn xa, Lòng ôm ấp chí chơi hồ biển, mượn rượu rót vào [nỗi lòng đó]. Bước chân lên thuyền nhỏ1, đêm Hàn thực2, Một ngọn đèn, cơn mưa gió, nói chuyện đến nửa đêm. 1 Cái thuyền nhỏ (biển chu): Sử kí êԖ, thiên Hoá thực truyện Ռ̋w chép rằng Phạm Lãi ҳӶ sau khi rửa được cái nhục Cối Kê ʰВ đã “cưỡi thuyền nhỏ đi ngao du sông nước” (&ɅҤ̽ʉ̚͏ - Thừa biển chu phù ư giang hồ). 2 Hàn thực: (Xin xem chú thích 2 / tr.8) 9. Thượng Thương Sơn tiên sinh tam thủ - Bài III !DÛWƎ Cảng khẩu tà dương tiểu bạc thuyền, Sa đầu tạ báo duẩn hà tiên. Phong phàm lưu tiếp vô đa [Q10. 4a] hứng, Trường kí Sơn Âm phỏng Đái niên. ȴ c  ͌ãʄ‫ר‬Ơ̬Ҧ ̤‫ؚ‬ԵՇФӱَ ‫آ‬ǂ̸˧͸łҠ ‫׎‬ԖƮ‫ע‬ԘɃǎ Kính trình lên Thương Sơn tiên sinh - Bài 3 Cửa biển, bóng tà dương, con thuyền tạm neo vào bến, Đầu bãi cát, chim đỗ quyên [kêu], măng và tôm đều tươi rói1. Cánh buồm no gió, mái chèo thả trôi, chẳng thấy được nhiều hứng, Nên cứ nhớ thuở người ở Sơn Âm đi thăm Đái Quỳ2. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 15 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 1 Lục Du ‫( ͍ק‬người đời Tống) viết trong Lão Học am bút kí 3 ѻŶǝУԖ có đoạn viết: “Ngô nhân vị đỗ vũ vi tạ báo. Đỗ vũ sơ đề thời, ngư nhân đắc hà viết tạ báo hà, thị trung mại duẩn viết tạ báo duẩn. Đường Cố Huống Tống Trương Vệ Úy thi viết: “Lục thụ thôn trung tạ báo đề”. Nhược phi Ngô nhân, đãi bất tri tạ báo vi hà vật dã.” ø9Գ˂Ÿ͵ ԵՇ˂Ÿĉʝ͘9ǻӱʩԵՇӱǁՖФʩԵՇФă‫̪ؠ‬օǫӹƜԡʩ ‘ѓ˴ˁֵԵՇĉ’Ұ‫؍‬ø9̊ϫԵՇ͵QΏ- Người Ngô gọi chim đỗ quyên là chim tạ báo. Khi chim đỗ quyên kêu thì ngư dân bắt được tôm gọi tôm là tôm tạ báo, trong chợ bày bán măng gọi măng là măng tạ báo. Nhà thơ Cố Huống đời Đường viết trong bài Tiễn Trương Vệ Úy có câu thơ rằng: “Cây xanh, trong thôn, chim tạ báo kêu”. Nếu chẳng phải là người Ngô thì sẽ không biết “tạ báo” là con gì. 2 Nguyên văn dùng chữ phỏng Đái: Vương Huy Chi ΡȄ# đời Tấn sống ở Sơn Âm Ʈ ‫ע‬, một đêm mưa tuyết, nửa đêm sực tỉnh, mở cửa uống rượu, bỗng nhớ người bạn tên là Đái Quì Ƀ֎, lúc ấy Quì đang ở Diệm Khê ¯͒. Ông bèn lên thuyền đi suốt đêm đến chỗ Đái. Sáng hôm sau, khi vừa tới nơi, ông liền quay về luôn. Có người hỏi ông, ông đáp: “Ta nhân hứng mà đi, hứng đã tận thì về, cớ gì phải gặp Đái Quì?”. Về sau, chữ “phỏng Đái” thường được dùng để chỉ việc đi thăm bè bạn. 10. Vô đề ħȬ Môn hạng thâm trầm lộ dục mê, Hành nhân đoan bất giải đông tê (tây). Tiểu lan hoa vận thinh oanh ngữ, Tĩnh viện đồng âm đãi phượng thê. Hốt trú ỷ cầm châu bạc quyển, Sạ lai ngân chúc hoạ bình đê. Tửu lan hí đổ Hoàng hà cú, Tả biến ô ti hoạ Ngọc Khê. ‫׏‬ǀ̡̈́դ˾ւ ӷ9Нԑ˃Ԉ Ơ˻ҬؑҊٛԨ ،‫ע˔נ‬Ƕٔ˟ ȍ‫ط‬їΨΤЩɟ $Xֺ΄ρƩO ֭‫ז‬ɂϨ٥̦å Ɣ֓ͶѐþΠ͒ Vô đề Cửa ngõ âm u, đường muốn mê lạc, Người đi cuối cùng chẳng biết đông tây đàng nào. Lan can nhỏ, hoa thanh nhã, nghe tiếng oanh hót, Viện tĩnh lặng, ngô đồng rợp bóng, đợi phượng đến náu thân1. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 16 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Chiếc đàn kiều diễm bỗng ngưng lại, rèm châu cuốn lên, Ngọn đèn bạc chợt hiện, bình phong [như] có nét vẽ e lệ buông mình. Cuộc rượu hồ tàn, xem chơi câu Hoàng Hà2, Viết hoài trên giấy kẻ3, hoạ thơ của Ngọc Khê tiên sinh4. 1 Hình ảnh phượng hoàng đến náu thân gợi nhắc tới hai câu trong bài Thu hứng ЇҠ VIII (Đỗ Phủ), nhân dẫn ra để tham khảo: “Hương đạo trác dư anh vũ lập, Bích ngô thê lão phượng hoàng chi” ‫س‬АĆ‫ر‬٢١мϳ˙ːѻœˉ- Chim anh vũ mổ thóc ăn những hạt lúa thơm còn sót lại, Chim phượng hoàng đậu trên cành bích ngô già. 2 Câu Hoàng Hà: Có lẽ nhắc đến thơ của Lí Thương Ẩn (?!), bài Tạp ca dao từ - Lí phu nhân ca ŀŏDzȂ Ł´@ŏ (Theo Toàn Đường thi, quyển 29): ÒÇ#ąȔ|@ņDžĪǡƧšvůŹĹȲéƶȵȾȽűlƜƊď #ƠƓȻƴh;ķǪ°âȈIJȧŸǎŷƣ9ǔǔɁşŎײǑɁ Nguyên văn dùng chữ ô ti: Tức chỉ ô ti lan /'ň ngày trước, người ta dùng chỉ đen thêu lên lụa các đường kẻ đen, rồi dùng bút đỏ viết vào khoảng giữa các dòng kẻ ấy. Về sau, người ta dùng mực đen để kẻ trên giấy viết thì cũng gọi là “ô ti lan”. Giấy “ô ti lan” trở thành một loại giấy chuyên dụng của thư pháp. 3 4 Ngọc Khê: Tức Lí Thương Ẩn. Lí Thương Ẩn (813?-858) có hiệu là Ngọc Khê sinh, lại có một tập thơ đề là Ngọc Khê Sinh thi. (Chữ “Khê” trong “Ngọc Khê” thường được viết là Կ.) 11. Tạp ngôn tam thủ - Bài I [Q10. 4b] ŀǨ ȴ c Ngã hữu tương li hoa, Sáp nhĩ liên lí chi. Vong ưu tiếu hồng đậu, Hà cố thực tương ti (tư). L i lan man - Bài 1 Ta có bông hoa sắp rụng (tàn), Đem ghép cho mi được liền chung cành1. Hãy quên sầu, [nhìn] hồng đậu2 mà cười vui, Chớ sao phải trồng cây tương tư3? Ⱦʲƚ‫׽‬Ҭ ɩΌ֌ִˉ ȉȵРуՀ QɻˠϠȏ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 17 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 1 Nguyên văn liên lí chi: Cây liền cành, tỉ dụ tình cảm vợ chồng. Bạch Cư Dị ϐƦʖ viết trong bài Trường hận ca hai câu thơ rằng: “Tại thiên nguyện tác tỉ dực điểu, tại địa nguyện vi liên lí chi” ğņȬT̏Ѻْ ğĠȬ͵֌Φˉ - Trên trời xin được làm chim liền cánh, Dưới đất nguyện được làm cây liền cành. 2 Hồng đậu: Quả của cây tương tư thì gọi là “hồng đậu”. Hình ảnh “hồng đậu” thường dùng để tỉ dụ tình yêu, nỗi tương tư. Vương Duy Ρѕ có bài thơ: “Hồng đậu sinh nam quốc, Xuân lai phát kỉ chi? Khuyến quân đa thái hiệt, Thử vật tối tương ti (tư).” уՀζÏ ę, ʙXϏǕˉ. Âõłɣɶ, ̆ΏʯϠȏ. - Hồng đậu sinh ở phương Nam. Mùa xuân đến, nẩy bao nhiêu cành rồi? Xin bác hái cho nhiều. Vật ấy rất gợi tình nhớ nhau. (Xem thêm chú thích 3 bên dưới) 3 Cây tương tư: Quyển Thuật dị kí րςԖ, phần thượng (Nhiệm Phưởng Fʒ, người nước Lương thời Nam Triều) có chép chuyện: Thời Chiến Quốc, nước Ngụy khổ vì chiến tranh liên miên với Tần. Có người dân nước Ngụy đi tòng quân đánh Tần, đi mãi không về, người vợ ở nhà thương nhớ quá thành bệnh, ốm rồi qua đời. Sau, người ta thấy trên mộ của người vợ ấy có mọc lên một loại cây, cành lá của nó hướng về phía người chồng đi đánh trận kia, nhân đó gọi cây là “cây tương tư”. 12. Tạp ngôn tam thủ - Bài II ŀǨ ȴ c6 Phúc thủy nan tái thâu (thu), Cầu tương khước trị tửu. Do lai Túy Ông ý, Bất tại thích kì khẩu. L ԉ̕‫“׾‬ɹ ְ̗Öl֭ λX֯ѴȦ ğ֙ã i lan man - Bài 2 Nước hắt bỏ rồi khó lấy lại1, Xin tương lại có rượu. Vốn bởi ý của Túy Ông, Đâu ở chỗ uống cho sướng miệng2. 1 Cũng như nói phúc thủy nan thu: Có nghĩa dẫn thân là chỉ sự việc đã xảy ra rồi thì không cứu vãn được nữa, cũng thường để chỉ việc tình cảm vợ chồng đã đổ vỡ. Lí Bạch viết trong bài thơ Thiếp bạc mệnh ŝӘý có câu: “Vũ lạc bất thướng thiên, Thủy phúc nan • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 18 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* tái thu. Quân tình dữ thiếp ý, Các tự đông tây lưu” ‫׿‬Ӆņ̕ԉ‫“׾‬ɹõȞҟŝ Ȧîқ˃Ԉ̸ - Mưa chẳng rơi ngược về trời, Nước hắt rồi thì khó lấy lại. Tình chàng và ý thiếp, Mỗi người mỗi ngả đông tây. 2 Túy Ông: Âu Dương Tu ̂‫ר‬c (1007-1072) khi làm thái thú Trừ Châu tự gọi mình là Túy Ông (lão say rượu). Trong núi Lang Tà (thuộc Trừ Châu) có một cái đình thường là nơi Âu Dương Tu đến cùng bè bạn yến ẩm, ông gọi cái đình đó là Túy Ông đình, và viết bài kí về đình Túy Ông (Túy Ông đình kí ֯Ѵ7Ԗ). Trong bài kí có câu viết: “Túy Ông chi ý bất tại tửu, tại hồ sơn thủy chi gian dã” ֯Ѵ#Ȧğ֭, ğ%ƮŞ#‫ (ד‬- Túy Ông đâu để tâm ở rượu, mà để lòng say với sơn thủy nước non. 13. Tạp ngôn tam thủ - Bài III ŀǨ ȴ c Dương tước nhất thanh khiếu, Đề quyết minh khả ai. Đắc qua thả qua giả, Bất như “qui khứ lai”.  ‫҈ײר‬è ٖٕٙ iéÿ ǻ֔֔Ѽ Ŗ̉ÚX i Vị trí chữ “minh” trong nguyên bản bị bôi đen, căn cứ vào bản viết A.377 để khôi phục chữ này. L i lan man - Bài 3 Chim sẻ1 hót một tiếng, Đỗ quyên2 kêu thảm thê. Đã miễn cưỡng sống cho qua ngày3, Thì chẳng bằng về đi thôi4. 1 Nguyên văn dùng chữ dương tước: “Tước” là con chim sẻ. Về chữ “dương”, có loài chim được gọi là “dương điểu” - có khi chỉ loài nhạn, có khi chỉ chim hạc, ở đây chưa rõ “dương tước” dùng theo nghĩa thế nào (?), tạm dịch “dương tước” là chim sẻ. 2 3 Nguyên văn dùng chữ đề quyết: Là tên gọi khác của chim đỗ quyên. Nguyên văn dùng chữ đắc qua thả qua: Nghĩa là sống không mục đích, sống miễn cưỡng cho qua ngày. Như Quan Hán Khanh ‫( ×͜ח‬người đời Nguyên) trong bài Lỗ Trai lang IV ٌ‫ ֥٭‬có câu: “Nhĩ na lí vấn ngã vi hà thụ tịch mịch, Ngã đắc qua thời thả tự tùy • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 19 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* duyên qua” Ό֣ԁĈȾ͵QáƈƐȾǻ֔ʝқ‫׭‬ћ֔ - Người sao chẳng hỏi ta vì cớ gì im lặng. Ta là vì chỉ muốn miễn cưỡng sống cho qua ngày mà thôi. 4 Qui khứ lai: Tên bài từ nổi tiếng của Đào Uyên Minh ‫͆צ‬ʔ (365-427). Tác giả tự có lời đề trước bài từ là: Tôi nhà nghèo, lòng sợ đi làm việc ở xa, huyện Bành Trạch ǰͪ cách nhà trăm dặm, cho nên muốn về đó. Ở Bành Trạch được ít ngày, lòng quyến luyến tự nhiên muốn về nhà, bèn cáo quan trở về, việc thuận tâm can, nhân đây viết bài từ “Về đi thôi” (Qui khứ lai từ ̉ÚXԝ). Nhắc đến “Qui khứ lai” để nói cái ý hướng về cuộc sống điền viên sơn thủy. [Q10. 5a] 14. Phú đắc “Thiên ý liên u thảo” < Đắc “thiên” tự ngũ ngôn bài luật bát vận > Ƕù²ĆþéǕ ù²À:ǨĜø[Ȫ U thảo nhiêu sinh thái, Thanh hoà tứ nguyệt thiên. Phương phi bất tự giác, Tú sắc dĩ kham liên. Vị hứa tùy phong yển, Thiên giao đái lộ nghiên. Viễn sầu hoà tịch chiếu, Nhàn hận mãn triêu yên. Ỷ nhật đào tranh thúy, Tài vân hạnh đấu tiên. Hoài lai hương nhiễm nhiễm, Qui khứ lục thiên thiên. Nam phố tình hà tự, Tây đường mộng dục viên. Nhất ban đồng ý tứ, Nhàn vịnh Ngọc khê thiên. ǔҶ‫د‬ζȮ ͉þĕʱņ ҭӃқԏ ЅҨƿĮȶ ʻԚ‫آ׭‬m nɽLJ؈Ř ֘Ȣþŀͽ ‫ג‬Ȕ͗ʸͻ iʍ˒Έѷ Ԁ‫؁‬ˀ‫َه‬ ȺX‫س‬үү ̉Úѓҩҩ Ï̺ȞQL Ԉīń˾ě ҥñȦȏ ‫ג‬ԞΠ͒а • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 20 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Làm thơ lấy đề1 “Ý trời thương cỏ âm thầm2” < Làm theo vận “thiên”, thể bài luật3 ngũ ngôn tám vần > Cỏ âm thầm tràn đầy sức sống, Khí trời tháng tư êm ả4. Cỏ hoa không tự biết, Sắc tú lệ của nó thật mến thương. [Cỏ] chẳng chịu rạp mình theo gió5, Riêng lại để sương sa vương lên với vẻ đẹp long lanh. Nỗi buồn xa thẳm hoà trong ánh chiều, Mối hận u tịch giăng đầy cùng khói sớm. Cậy có ánh mặt trời, đào lấn lướt sắc xanh [của cỏ], Khi mây giãn ra, hạnh ganh [cùng cỏ] về nét tươi tắn. Đưa hương man mác, Xanh màu ngan ngát. Ở bờ Nam6, tình thế nào? Dưới hiên Tây, giấc mộng như đã tròn. Suy tư cùng chung ý, Ngồi nhàn ngâm vịnh thơ Ngọc khê7. 1 Chỉ bài thơ được làm theo thể phú đắc: Người làm theo thể “phú đắc” dựa vào một câu thơ của cổ nhân, hay một sự vật, sự việc nào đó, làm bài thơ ngũ ngôn bài luật (thường có 6 vần hoặc 8 vần). Lương Vũ Đế ˖̇ǃ (thời Nam Triều) có làm bài “Phú đắc lan trạch đa phương thảo Ƕù^ţ¯ǏǕ”. Sau thể “phú đắc” thường được dùng khi làm thơ “ứng chế” (phụng mệnh nhà vua làm thơ) hoặc làm trong các buổi văn nhân tụ hợp xướng hoạ. Người ta thường hay dùng thơ “phú đắc” để tả cảnh. 2 Thiên ý liên u thảo: Câu thơ trong bài Vãn tình ʟʢ của Lí Thương Ẩn. Câu thơ ý nói qua cơn mưa, cây cỏ nhờ ý trời thương quí mà được mơn mởn xanh tươi. Cả bài thơ như sau: ŭÙQ¶¤݁¬ƅů²ĆþéǕ@ȗȏijĴ çŮȼșȇüŢÕƬĮǼȿÜå‹ñȯKķȁ Thâm cư phủ hiệp thành, Xuân khứ hạ do thanh, Thiên ý liên u thảo, Nhân gian trọng vãn tình. Tịnh thiêm cao các quýnh, Vi chú tiểu song minh, Việt điểu sào can hậu, Qui phi thể cánh khinh. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 21 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* (Chái nhà yên tĩnh núp dưới đường thành hẹp. Mùa xuân đi rồi mùa hạ còn mát mẻ. Ý trời thương cỏ âm thầm, chốn nhân gian quí tiết trời trong trẻo muộn màng. Lầu gác cao như càng cao thêm. Song cửa sáng nhờ ánh trời rọi lại như càng sáng. [Qua cơn mưa] con chim Việt về tổ, tổ nó khô ráo, chim như cũng cảm nhận được sự khoan khoái dễ chịu.) 3 Bài luật: Được coi là một loại của thi luật, “bài luật” là chỉ thơ làm theo luật nhưng độ dài được mở rộng. Mỗi bài “bài luật” có ít nhất 10 câu, trừ liên đầu và liên cuối thì các cặp câu ở giữa đều nên có đối nhau, cũng có thể cách một liên lại một liên có đối. 4 Nguyên văn thanh hoà: Chữ dùng vốn chỉ thời tiết thanh tĩnh, ôn hoà, dễ chịu, chỉ thời tiết cuối xuân sang hè. Về sau hai chữ này được dùng riêng chỉ thời tiết tháng tư âm lịch, như câu thơ “Xuân khứ hạ do thanh” ݁¬ƅů (Lý Thương Ẩn, Vãn tình ʟʢ) hay câu “Thủ hạ do thanh hoà” ‫ز‬ĿΛ͉þ (Tạ Linh Vận, Du Xích Thạch tiến phiếm hải ͍՝Ϯ ֍̮̾). 5 Gợi nhắc ý từ câu trong Luận ngữ, thiên Nhan Uyên ‫͆؞‬: Quân tử chi đức, phong, tiểu nhân chi đức, thảo; Thảo thượng chi phong, tất yển õŭ#Ȃ‫ آ‬Ơ9#ȂҶ Ҷ#‫آ‬Ȇm- Đức của quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ, gió thổi trên cỏ, cỏ hẳn rạp xuống. Tác giả có ý ca tụng “cỏ” nên nói rằng “cỏ” ở đây đã vượt qua qui luật thường tình là “gió thổi trên cỏ, cỏ ắt rạp xuống”. 6 Nam phố: (Xem chú thích 1/ tr.13.) 7 Ngọc Khê thiên: (Xem chú thích 3/ tr.16) 15. Tự đề “Vô đề thi” hậu ljȬħȬǬ‹ [Q10. 5b] Điêu nguyệt lũ vân tứ nhập vi, Không trung hoa tự tán phương phi. Uổng phao tâm lực Tây Côn thể, Doanh đắc tha triều ỷ ngữ ki (cơ). T vào sau th “Vô ‫׹‬ʱ‫؁׈‬ȏ†Ȁ ЖҬқɿҭӃ ˆɕȅ¶ԈƳ‫ف‬ ՜ǻAʸїԨԷ ”1 Trăng như đã đẽo gọt, mây như đã được chạm khắc, tứ thơ đi vào chỗ vi diệu, Trong trời, hoa tự toả hương thơm. Uổng phí tâm lực [làm thơ] theo thể Tây Côn2, Rồi chỉ chuốc lấy những lời chê trách của đời sau rằng thơ từ quá cầu kì3. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 22 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 1 Bài thơ ghi lại những nhận xét của tác giả về thơ Vô đề của chính mình - những bài thơ học tập lối thơ Vô đề của Lý Thương Ẩn (Lý Thương Ẩn, nhà thơ thời Đường này vốn nổi tiếng với những bài thơ Vô đề) (!). 2 Thể Tây Côn: Là tên gọi một thể thơ. Thời đầu Bắc Tống, các nhà thơ như Dương Ức ˣ{, Lưu Quân ´Ц, Tiền Duy Diễn ‫׀‬Ƞ͚… mang các bài thơ dạng xướng hoạ biên tập thành một quyển, đặt tên là Tây Côn thù xướng tập ԈƳ֮ą‫׵‬. Loại thơ này tôn sùng thơ Lý Thương Ẩn ʿć‫װ‬, Ôn Đình Quân ͓ǜЦ, văn từ cầu kì, thích dùng nhiều điển cố nhưng nói chung ý nông nghĩa nhạt. Thơ làm theo lối này gọi là “thể Tây Côn”. 3 Nguyên văn ỷ ngữ: Chỉ những lời lẽ, văn từ quá cầu kì, giả tạo, không chân thực. 16. Khách đình đối vũ Æ>Ðȥ Viễn thủy xuân vân sắc, ֘̕ʙ‫؁‬Ҩ ‫ق‬7ъ‫҈׿‬ Ȁ́ӥʼՠ Әʦ̼‫ؚ‬ζ Â֭Qպ֯ vԡқʲȞ սX‫ג‬ȏͦ շԏÈ¡͉ Cao đình tế vũ thanh. Vi lương tần mạt khởi, Bạc mính lãng đầu sinh. Khuyến tửu hà từ túy, Thôi thi tự hữu tình. Cận lai nhàn tứ sáp, Chuyển giác thập phân thanh. khách ình1 im t nhìn m a Nước xa, [in] màu mây mùa xuân, Đình cao, tiếng mưa rơi tí tách. Làn khí nhẹ phả trên ngọn cỏ tần, Màn trời bàng bạc hiện dần trên lớp bọt nước. Nâng thêm chén sao phải từ chối sự say? Giục giã vần thơ2 vì lòng ta tự đã có xúc cảm. Gần đây nhàn tản, tứ thơ chẳng được trơn tru, [Lúc này] đột nhiên cảm thấy [tứ thơ] mười phần thanh khiết. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 23 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 1 Khách đình: Cái đình dựng lên làm trạm nghỉ chân. 2 Giục giã vần thơ (thôi thi): Vốn nói là “kích bát thôi thi ɲѫvԡ” - gõ bát giục làm thơ, tả không khí thù tạc xướng hoạ. (Xem thêm chú thích 6 / tr.61) 17. Khách đình nhị thủ - Bài I [Q10. 6a] Æ>6ȴc Mịch đắc hoa gian lộ, Lai tầm thủy thượng thôn. Trúc vân liên bạch nhật, Hà vũ kháp hoàng hôn. Bốc trúc tam chuyên tiểu, Luân giao tứ hải tồn. Thư thanh nhất đăng bích, Thử ngoại tịch vô huyên. khách ԌǻҬ‫ד‬դ Xƞ̕ˁ П‫؁‬ȶϐʍ ҹ‫׿‬Ș٥ʕ ÐбˢƠ ԰4ĕ̾Ű ʬ҈΁ϳ ̆Łƈ͸č ình - Bài 1 Tìm thấy con đường lấp trong hoa, Lần lần đến ngôi làng bên bờ nước. Mây trên ngọn trúc, quyến luyến mặt trời trắng, Mưa vương nơi cánh sen, hài hoà dưới hoàng hôn. Chọn đất cất nhà, ba gian nhỏ, Luận bàn trao đổi, chuyện trong bốn bể ở cả đây. Tiếng lật sách, [bên] một ngọn đèn xanh biếc, Bên ngoài yên lặng không một tiếng ồn ào. 18. Khách đình nhị thủ - Bài II Æ>6ȴc6 Tích thạch giang tùy khúc, ДϮ̚‫׭‬ʪ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 24 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Chi sàng địa cộng thiên. Song khai tam diện thủy, Toạ chiếm nhất phân điền. Nhân ảnh cô bồ ngoại, Phàm thanh kỉ án biên. Thương Lang ca thử khúc, Tô Tử ý thùy truyền? khách ɸǖĠn З‫̕؎ב‬ ĢÑ¡κ 9DZӂӋŁ ‫֢˓š҈ؤ‬ ͕̼́̆ʪ ӤŭȦԬw ình - Bài 2 Đá chất, sông theo bờ đá uốn mình quanh, Lòng nước cùng bờ đất vặn vẹo nghiêng lệch. Cửa sổ mở, quay ra ba mặt đều là nước, [Đình] toạ lạc chiếm một phần đất. Bóng người, ngoài mé nước1, Tiếng ngựa vun vút, bên kỉ án2. Ở Thương Lang3, [cũng] ca khúc này, Ý của Tô Tử4 ai truyền [tới đây]? 1 Nguyên văn dùng chữ cô bồ: “Cô” và “bồ” đều chỉ những loài thực vật chuyên mọc ở nơi nước nông. Về sau người ta mượn chữ “cô bồ” để chỉ chỗ ven bờ, chỗ mé nước. 2 Kỉ án: Đồ vật giống như cái bàn, thời xưa là chỗ để người ta thảo công văn, giấy tờ. 3 Thương Lang: Có nhiều thuyết về “Thương Lang” - có khi chỉ tên bãi đất (Thương Lang châu), có khi lại là tên gọi một dòng nước… Như trong Sở từ, thiên Ngư phủ ͘Ί có chép lời ông chài nói với Khuất Nguyên rằng: “Thương Lang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngô anh, Thương Lang chi thủy trọc hề, khả dĩ trạc ngô túc”͕̼#͉̕ŒéDͯú ѩ͕̼#ͫ̕ŒéDͯúբ- Nước Thương Lang đục a, Có thể giặt dải mũ của ta. Nước Thương Lang đục a, Có thể rửa chân của ta (Theo bản dịch của Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm). Ở đây, căn cứ vào tựa đề và câu cuối của bài thơ, Thương Lang là chỉ cái đình do Tô Thuấn Khâm dựng lên khi ông về ẩn cư ở Tô Châu. Tô Thuấn Khâm ӤҢ̀ (1008-1048), người đời Tống, tự là Tử Mĩ. Xây đình Thương Lang, Tô Thuấn Khâm tự xưng mình là “Thương Lang ông ͕̼Ѵ”. 4 Tô Tử: Tức chỉ Tô Thuấn Khâm. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 25 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 19. Thủy nguyệt < Đắc “ngưng” tự > řĸ ùkÀ Thủy diện thiên tâm nhất sắc trừng, Hàn quang dao trục mộ triều thăng. Sơ nghi Đế nữ trang dư [Q10. 6b] kính, Phục nhạ Vương Tường ngoạ hậu băng. Hải thị cự giao ngư mục hỗn, Châu cung hoàn tự bạng thai ngưng. Thi tình ngộ đáo ưng như thử, Nghĩ dục tham li tích vị năng. i ̕؎ņȅҨͧ Ǝ‚֗ֆʧͤÊ ¤ψǃœŜ‫ׇث‬ ǾԗΡϻҚǷ– ̾ǁԛɽًϞ͇ ΤƂ֠Lӭ iҐ™ ԡȞș¨ȹŖ̆ ɵ˾ɤ‫ؾ‬ȟʻғ Nguyên bản chữ có tự dạng là ӬÌ, xét nghĩa thấy phải là chữ ӭ(bạng) mới hợp nghĩa. Tr ng n c < Làm theo vận “ngưng” > Mặt nước với lòng trời, một sắc trong veo, Ánh sáng lạnh chấp chới đuổi theo nước thủy triều đang lên buổi ban chiều. Ban đầu ngỡ tưởng [đó là] tấm gương con gái Thiên đế soi vào sau lúc trang điểm, Rồi lại ngỡ ngàng [vì đó như] phiến băng ông Vương Tường nằm lên bắt cá về cho mẹ ăn1. Khí biển khúc xạ ánh trời2 há để lẫn lộn ngọc châu mắt cá, Cung châu ngọc mà tựa như thai ngọc của con trai3 tụ ngưng. Tình thơ cảm ứng ra như thế, Nghĩ muốn xuống hang sâu tìm [châu ngọc] của con li long4, tiếc rằng còn chưa làm được. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 26 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 1 Vương Tường Ρϻ (185 - 269): Người đời Hán, tự là Hưu Trưng. Sách Nhị thập tứ hiếu .Èĕű có chép chuyện Vương Tường nằm trên băng để băng tan ra mà bắt cá chép cho mẹ. 2 Nguyên văn hải thị: Khí ở trên biển do khúc xạ ánh sáng tạo thành các hình thể phản chiếu trên mặt nước - xưa gọi là “thận khí Ӱ̔”. 3 Thai ngọc của con trai (bạng thai): Chỉ ngọc trai. Người xưa tin rằng trai sản ra ngọc như phụ nữ mang thai, có liên quan đến việc trăng tròn trăng khuyết. Cao Thích ‫֙ق‬, Hoạ Hạ Lan phán quan vọng Bắc Hải tác thi þՑй¥żʷÆ̾Tԡ có câu thơ: “Nhật xuất kiến ngư mục, Nguyệt viên tri bạng thai” ʍŸԊًϞʱěϫӭҐ - Mặt trời lên nhìn thấy mắt cá, Trăng tròn biết trai đã mang thai ngọc. 4 Tìm con li long (thám li): Tức “thám li đắc châu” ɤ‫ؾ‬ǻΤ, người xưa cho rằng dưới vực sâu có con li long, cổ của nó đeo ngọc châu, lấy được ngọc châu ấy thực là khó. Sau dùng chữ này để chỉ sáng tạo được một tứ hay, một ý tinh tế trong thơ văn cũng rất khó. 20. Tịnh đầu lan çµ^ Mật diệp tu hành các tự nghiên, Tâm hoa ý nhị trấn tương liên. Yên cơ viên mộng đồng khâm nhật, Nội sử thâm tình tụ thủ niên. U thái hốt khan sinh vũ mị, Cổ hương hoàn khả tục nhân duyên. Li li chúng thảo hà kham ngũ, Chỉ hợp Dao Đài bạn tố liên. Hoa lan m t bông hai nh ƊӆcһîқŘ ȅҬȦӔ‫׆‬Ϡ֌ ΃Ţěńñӽʍ ‡ê̈́Ȟ҆‫ز‬ǎ ǔȮȍϣζūŨ ä‫֠س‬éѨėћ ‫׽׽‬ϦҶQĮH çïέҞKчӎ y1 Lá dày thân dài, bông nào cũng tươi sáng, Hoa như có lòng, nhị như hữu ý, hoa nhị mãi gắn bó với nhau. Con gái nước Yên, tròn giấc mộng, ngày chung chăn [kề gối]2, Quan nội sử3, tình thâm, năm tụ hội. Phong thái u tịch bỗng hoá kiều diễm, Hương xưa4 lại có thể nối tiếp cơ duyên. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 27 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Cỏ xanh um tùm sao được xếp ngang hạng [với hoa lan], [Hoa lan] chỉ hợp với chốn Dao đài5, làm bạn cùng sen trắng. 1 Hoa lan một bông hai nhụy (tịnh đầu lan): Tây Sương kí ԈǞԖ của Vương Bảo Phủ Ρƕι đời Nguyên có câu rằng: “Địa sinh liên lí mộc, thủy xuất tịnh đầu liên” Ġζ֌Φ ʺ, ̕Ÿ‫ؚ‬ӎ - Trên mặt đất làm cây liền cành, trên mặt nước hoá là sen liền nhụy. “Tịnh đầu lan” là cách nói tương tự “tịnh đầu liên”. Chữ này thường được dùng để tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. 2 Câu thơ nhắc đến điển “mộng lan ńӦ”: Theo truyền thuyết, Trịnh Văn Công ֪ʂŠ thời Xuân Thu lấy nàng Yên Cật ΃š. Nàng Yên Cật nằm mộng thấy thiên sứ trao cho mình cành hoa lan, rồi sau đó sinh ra Mục Công ГŠ. (Xin xem thêm Tả truyện, Tuyên công năm thứ 3) 3 Nội sử: Tên một chức quan, được đặt ra từ thời Tây Chu, chủ yếu giữ việc ghi chép sách vở. Ở đây, xem đầu đề bài thơ và nhất là câu 6 thì có lẽ tác giả muốn nhắc tới Vương Hi Chi ΡѲ#. Hồi ông giữ chức quan Nội sử ở Cối Kê ʰВ, có lần tụ tập văn nhân ở Lan đình Ӧ7, cùng yến ẩm thù tạc. Nhân dịp đó, Vương Hi Chi đã viết “Lan đình tập tự Ӧ7 ‫׵‬Ǘ” - Bài tựa cho thi tập sáng tác ở Lan đình. Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng trên phương diện văn học mà cả trên lĩnh vực thư pháp . 4 Hương xưa (cổ hương): Hương thơm toả ra từ những bức thư hoạ cổ. Lục Du, Tiểu thất ƠƁ: “Song kỉ cùng u trí, Đồ thư phát cổ hương” ЗšЙǔҝĜʬϏä‫س‬Song cửa, bàn giấy hết sức thanh nhã, Bức thư hoạ toả hương thơm cổ xưa. 5 Dao Đài: Tương truyền là nơi các thần tiên cư ngụ, nơi các tầng lầu đều được kết bằng ngọc ngũ sắc; cũng chỉ những nơi cực kì hoa lệ. [Q10. 7a] 21. Thực hàn cụ ȰÎd Hàn cụ bất nhập khẩu, Nhiệt trường nan tự câm (cấm). Quân khan đồ lãnh xỉ, Thùy giả vị cam tâm. Kháp phá sơ viên nguyệt, Dong tiêu bách luyện câm (kim). Tường vi kham cán thủ, Cao tự hoạ lai ngâm. Ǝ†ã ΀Җ‫׾‬қϼ õϣǺ—‫ٮ‬ ԬѼʻεȅ ɢϰ¤ěʱ ֽׄϑַׂ ӚәĮ̹Ɉ рůþXö • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 28 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* n nl • nh Thức ăn lạnh1, chẳng ăn nổi, Nhưng ruột gan cồn cào khó cầm được. Bác xem chỉ để răng lạnh, Ai mà chẳng không bằng lòng. [Nhưng ăn bánh vào thì như phải] cắn rách mặt trăng vừa tròn. [Như phải] nấu chảy vàng đã qua trăm lần luyện. Nước thơm tường vi2 đem để rửa tay, Làm bài thơ vần “cao3” rồi ngâm nga lên. 1 Nguyên văn hàn cụ: Tên một loại đồ ăn lạnh, còn gọi là “tản tử” ‫ج‬ŭ, làm xong có thể ăn nguội. Ngày tết Hàn thực cấm lửa nên thường dùng loại bánh này. Tự điển Thiều Chửu dịch là “bánh rán, bánh rế”. Căn cứ vào cách miêu tả trong liên thứ ba của bài thơ thì “hàn cụ” ở đây có lẽ chỉ bánh trôi, bánh chay - một loại bánh không thể thiếu trong tết mùng 3 tháng 3 (tức Tết Hàn thực) của người Việt Nam. 2 Tường vi: Tức “tường vi lộ” (nước thơm tường vi). Phùng Chí ‫ض‬՚ (người đời Đường) viết trong bài Đại Nhã chi văn Ņ‫״‬#ʂ: “Liễu Tông Nguyên đắc Hàn Dũ sở kí thi, tiên dĩ tường vi lộ quán thủ, huân ngọc nhuy hương hậu phát độc.” ˍŻǻ؏ȤɄƉԡD Ӛә؈ͱɈӞΠӕ‫س‬ǷϏԺ- Liễu Tông Nguyên nhận được bài thơ Hàn Dũ gửi tặng, ông rửa tay bằng nước tường vi cho thơm tho tinh sạch rồi mới mở thơ ra đọc. 3 Cao: р - tên một loại bánh, ở đây cũng nhằm chỉ bánh trôi, bánh chay (Xin xem thêm chú thích 1 ở trên) 22. Cung hoạ ngự chế “Canh tịch” nguyên vận ứng chế ÑúuǃƳȪëu Ưu lao sắc sự vị dân tiên, Quảng bị Mân phong giáo hoá tuyên. Thiên mẫu ỷ phân bình tự để, Nhất lê cao động trực như huyền. Ngự kim chấp cổ tuân vô phế, Tại ứ tư cơ niệm [Q10. 7b] bất khiên. Phù thực thần ngu không học giá. Tái ca đế lực lạc Nghiêu thiên. ȵ¿Е-͵̓ ǡӿՅ‫آ‬ɽÅƀ Éπї¡ǍLϯ Αҗ»ϟŖǪ ǽ>Īä֛͸Ǡ ğ‫ا‬ȏ‫خ‬Ȍȣ ̽‫ئ‬ҙȧЖŶБ ձ́ǃ¶˯įņ TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 29 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Phụng mệnh hoàng thượng1, kính cẩn hoạ bài thơ ngự chế “Canh tịch”2 theo nguyên vần thơ Lao tâm khổ tứ lo việc nông, bởi dân là trước hết, Phổ rộng thơ Mân phong3, giáo hoá được tuyên lưu. Nghìn mẫu ruộng chia ngang cắt dọc4, bình quân đều bằng, Một đường cày chắc khoẻ, thẳng như dây cung. Cai trị thời nay, giữ gìn khuôn phép xưa5, noi theo không từng bỏ, Lúc no phải nhớ khi đói, suy niệm chẳng sai lầm. Ăn không ngồi rồi6, chúng thần ngu muội chẳng hiểu biết việc cày cấy, Vang tiếng hát ca, công sức hoàng đế7 mà vui ngày Đường Nghiêu8. 1 Nguyên văn ứng chế: Chỉ loại thơ văn sáng tác theo ý chỉ của nhà vua. 2 Canh tịch: “Tịch” là ruộng, “canh tịch” là cày ruộng. “Canh tịch” là một lễ thời trước, thường được tổ chức vào tháng giêng. Lễ Canh tịch, vua và hoàng thân cùng triều thần đích thân xuống ruộng cày, để chứng tỏ triều đình rất coi trọng việc nông. Theo lễ, vua sẽ cày trước ba đường, thứ đến quần thần theo thứ bậc cũng xuống ruộng cày. Nhân dịp này, vua Tự Đức đã có bài thơ ngự chế Canh tịch như sau: [ϷҠռ͵ρ ȩėծ¼ɼûƀϓ֏‫˱́ظع‬ҁ ‫آ‬օЄԝ¾Ъэ ѽѻ¸Ҁȅқʰ Š×ճ-Ё͸ȣɦՁk‫؍‬Ӫԙ ºҟú̓~¶κ (Nguyên chú: Công bộ Thượng thư Trần Văn Trung hội dĩ quân vụ phiền lao, thỉnh miễn kim niên canh tịch. Trẫm tự niệm lực do khả miễn, bất tòng sở thỉnh - Nghĩa là: Công bộ Thượng Thư Trần Văn Trung xin ta miễn lễ Canh tịch năm nay vì lo việc quân đã rất vất vả. Trẫm tự thấy sức khoẻ còn mạnh, có thể cố gắng được, nên vẫn tổ chức lễ Canh tịch như thường.) 3 Mân phong: Một phần của Kinh Thi. Như cách chú giải của Chu Hi, ông Khí ˜ làm chức quan Hậu Tắc óЏ coi sóc việc nông. Đời con không kế nghiệp được, nghề nông bị bỏ bễ. Mãi đến Công Lưu Š´ là cháu mấy đời sau mới khôi phục được nghiệp nhà nông của Hậu Tắc, lại xem lẽ thích nghi của đất đai mà dựng nước ở cái hang đất Mân. Cháu 13 đời sau là Vũ Vương ̇Ρ. Vũ Vương nhỏ tuổi nối ngôi, Chu Công ûŠ là chú ruột thay vua coi việc chính sự, thuật lại việc phong hoá của Hậu Tắc và Công Lưu, làm thành một thiên (tức thiên Thất nguyệt ʱ) trong Kinh Thi để răn bảo Thành Vương, gọi đó là thơ Mân phong. Ở đây, nhắc đến thơ Mân phong là có ý nói về việc chăm lo nghề nông, mưu lợi cho chúng dân. 4 Nguyên văn ỷ phân: Chia ngang cắt dọc gọi là “ỷ”. Đông Đô phú ˃֨՘ (Ban Cố Υ Ę) có câu: “Cương trường ỷ phân” υıї¡ - Chiến trường bị chia ngang xẻ dọc. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 30 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 5 Nguyên văn ngự kim chấp cổ: Chữ dùng của Đạo đức kinh ֕Ȃђ, chương 14 (Lão Tử ѻŭ): “Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu, năng tri cổ thủy, thị vị đạo kỉ” ē„. ȋEúA.ĹLJƠ„»ıDZȋƹ- Ai giữ được cái đạo từ xưa vẫn có thì có thể khống chế được mọi sự vật ngày nay, biết được cái nguyên thủy tức là nắm được giềng mối của đạo. (Dẫn theo Nguyễn Hiến Lê) 6 Nguyên văn dùng chữ phù thực: Chữ dùng của Kinh Lễ. Thiên Phường kí ġԖ có câu: “Quân tử từ phú bất từ tiện, từ phú bất từ bần, tắc loạn ích vong. Cố quân tử dữ kì sử thực phù ư nhân dã, ninh sử nhân phù ư thực.” õŭպՏպ՗պƍպՋ«*Ϙ3 ɻõŭҟW‫̽ئ‬ʉ9(ƒW9̽ʉ‫ئ‬- Quân tử chối sang mà không chối hèn, chối giàu mà không chối nghèo thì loạn sẽ dần tiêu biến. Cho nên quân tử thà để thực chất bản thân mình được hơn sự thụ hưởng cho mình còn hơn để mình được thụ hưởng nhiều hơn thực chất của mình. Công sức hoàng đế (đế lực): Kích nhưỡng ca m©ŏ - một bài dân ca cổ của Trung Quốc có câu: "Nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức, tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực, đế lực hà hữu ư ngã tai!" ʍŸѾTʍ†.ȗ‫׍‬2Ѿ‫ة‬ҀκѾ‫ئ‬ǃ¶QʲʉȾ āMặt trời mọc tôi làm việc, mặt trời lặn tôi nghỉ ngơi, tôi đào giếng tôi uống, tôi cày ruộng tôi ăn, nhà vua có bỏ công sức gì cho tôi? Các nhà Nho giải thích rằng vì công sức của hoàng đế (đế lực) đã thấm nhuần xuống trăm họ tới mức muôn dân không nhận thấy công hiệu to lớn đó, vì thế họ mới cất mấy mấy lời ca “…Đế lực hà hữu ư ngã tai!”. 7 8 Ngày Đường Nghiêu (Nghiêu thiên): Luận ngữ, thiên Thái Bá ̲J có câu: "Duy thiên vi đại, duy Nghiêu tắc chi" Ąņ͵ŅĄį«#- Chỉ trời là lớn, riêng vua Nghiêu có thể thuận hành theo trời mà thi hành giáo hoá. Về sau dùng chữ "Nghiêu thiên" để ca tụng cảnh thái bình thịnh trị. 23. Cung hoạ ngự chế “Hỉ vũ” nguyên vận ứng chế Ñúu”ȥȪëu Vũ giải tam nông vọng, Thiên giao thập nhật lai. Tự châu kham tác xuyến, Như túc khả thành đôi. Khánh triệu thương sương dật, Ân triêm vũ trụ cai. Ốc nhiêu nông nại địa, Tòng thử tịnh phù ai. ‫׿‬ԑռʷ ņɽÈʍX LΤĮT ŖнéȽĭ ȳ€eЫ͑ ȕ؅ŸŽԣ ̟‫د‬ռѿĠ Ǽ̆̓̽ħ TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 31 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Ph ng m 1” v nh hoàng th theo nguyên v ng, kính c n ho bài th ng ch “H n th Mưa rơi thoả nỗi mong chờ của nông dân ba miền2, Trời cho mưa rơi vào ngày mùng mười3. [Hạt mưa] như là ngọc có thể xâu thành chuỗi, Như là thóc có thể chất thành đống. Điềm lành hiển hiện, sẽ có [thóc gạo] dư dật đầy vựa tràn bồ4, Ân trạch thấm suốt cả vũ trụ. Đất phì nhiêu thuận5 cho việc nông. Từ đây sạch hết bụi nổi. 1 Bài thơ ngự chế Hỉ vũ (Mừng có mưa) của vua Tự Đức (Sáng tác ngày 10 tháng 5 theo nguyên chú) như sau: ÚʨլҀѬ >ʠͩ‫׿‬X֜‫ת‬ΛΠɛ ϗπ}ַɦ ֘֡Ԏ́ ŠІͪ͡ԣǑȶ>̈Ў ֠ʷ̴Žħ Khứ hiểu cung canh bãi, Kim bô chú vũ lai. Nhiễu giai do ngọc chấn, Doanh mẫu nghĩ kim thôi. Viễn nhĩ thân lương cộng, Công tư nhuận trạch cai. Hạnh liên kim tuế nhẫm, Hoàn vọng tẩy binh ai. (Sáng qua tự mình ra ruộng cày, Hôm nay gặp cơn mưa kịp thời. Mưa quanh thềm như tiếng ngọc kêu, Mưa đầy ruộng tựa tiếng vàng gõ. Xa gần đều được mát mẻ, Việc công việc riêng thảy được suôn sẻ. May rằng năm nay được mùa, Lại mong rửa sạch được bụi bặm chiến tranh.) 2 Nông dân ba miền (tam nông): Chỉ nông dân cư trú ở ba địa vực khác nhau. “Tam nông” vốn là chữ trong phần Thiên quan, sách Chu lễ; chú giải của Trịnh Huyền nói “tam nông” là nơi đất cao (nguyên -Ø), đất bằng (bình - Ǎ) và đất trũng (thấp - ‫)ׯ‬. 3 Bài thơ ngự chế Hỉ vũ của vua Tự Đức sáng tác vào ngày mùng 10 tháng 5. (Xem thêm chú thích 1 ở trên) 4 Nguyên văn thương sương: Chữ dùng của thiên Phủ điền ικ, phần Tiểu Nhã, Kinh Thi: “Nãi cầu thiên tư thương, nãi cầu vạn tư sương” ̗Éʅe, ̗ӄʅЫ - Bèn tìm ngàn cái vựa mà chứa thóc, bèn tìm vạn cái xe mà chở gạo. Sau, chữ “thương sương” được dùng để chỉ mùa bội thu. 5 Nguyên văn dùng chữ nại: “Nại” có một nghĩa là thích nghi, thích hợp. Cao Thích ‫ق‬ ֙, Quảng Lăng biệt Trịnh xử sĩ ǡ‫֪¦ץ‬өļ có câu: “Khê thủy kham thùy câu, Giang • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 32 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* điền nại sáp ương” ͒̕Įĥֹ, ̚κѿɩЊ - Khe nước này có thể thả câu, Ruộng bên sông này thích hợp với việc gieo mạ. 24. Đề Bạch Hào Tử mẫu đơn phiến đầu [Q10. 8a] ȬƔŗ¾ƃ)đµ Lão khứ tích phương kì, ѻÚȟҭʹ –фρɎˉ Ҭȹ‫׭‬ʱm ‫س‬ӟ‫آ‬ù ȺӾ‫׎‬Ϡɋ ˫ˊ!ҼЋ ̡‫س‬7ŭÆ ɬɈ‫؝‬ԡ Băng hoàn hoạ chiết chi. Hoa ưng tùy nguyệt yển, Hương bất tạ phong xuy. Hoài tụ trường tương thác, Vinh khô cửu mạc di. Trầm Hương đình tử bắc, Huy thủ nhất đề thi. lên chi c qu tm u nc aB ch Hào T 1 Già cỗi thì tiếc thời còn trẻ, Lụa trắng trong như tuyết2, vẽ bông hoa không cành3. Hoa nên nép mình theo trăng, Hương chẳng cần nhờ đến gió (thổi). Trong tay áo, mãi gửi gắm [chiếc quạt], [Cuộc đời] dù sướng dù khổ, cũng (mãi) không đổi thay. Ở phía bắc đình Trầm Hương4, Vừa vẫy tay là đề thơ. 1 Bạch Hào Tử: Tên hiệu của Miên Thẩm. (Xem thêm chú thích 1/ tr.13) 2 Nguyên văn dùng chữ băng hoàn: Là một thứ dệt từ tơ, rất mỏng mảnh, sắc trắng như tuyết. 3 Vẽ bông hoa không cành (hoạ chiết chi): “Chiết chi” là một thủ pháp vẽ hoa cỏ. Chỉ vẽ bông hoa, mà không vẽ cành hoa thì gọi là cách vẽ “chiết chi”. 4 Đình Trầm Hương (Trầm Hương đình tử): Tên một cái đình trong cung nhà Đường. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 33 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Theo Nhạc phủ thi tập ˯Ǚԡ‫ ׵‬dẫn Tùng song lục ˄Зǭ chép rằng: Trong những năm Khai Nguyên, hoa lá cây cối trong cung đâm chồi nảy lộc rất rực rỡ. Vua [Đường Huyền Tông] cưỡi con ngựa Chiếu Dạ Bạch, Thái Chân phi [Dương Quí Phi] ngồi xe đi theo sau. Lí Qui Niên lúc ấy là nhạc sĩ ngự dụng rất giỏi. Vua mới hỏi: “Thưởng thức loài hoa danh tiếng, bên cạnh có ái phi, nên dùng loại ca từ gì cho xứng đáng?” Vua mới mệnh cho Lý Bạch làm ba chương Thanh bình điệu … Còn như Đường thư ăʬ nói rõ hơn: “Vua Huyền Tông ngồi ở đình Trầm Hương, cảm thấy hứng thú, muốn Lý Bạch làm thơ, bèn triệu vào. Lý Bạch lúc ấy đang say, tả hữu bèn lấy nước rửa mặt cho tỉnh, đưa bút cho làm thơ. Thơ làm ra uyển chuyển, có tinh lực mà tự nhiên như không phải suy nghĩ”. Khúc thứ ba của Thanh bình điệu ͉ǍԮ (Lí Bạch ʿϐ) nói đến hình ảnh “Trầm Hương đình bắc”: Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan, òҬxęˆϠ̃ Trường đắc quân vương đái tiếu khan. ‫׎‬ǻõΡLJРϣ Giải thức xuân phong vô hạn hận, ԑԸʙ‫آ‬͸‫ם‬Ȕ Trầm Hương đình bắc ỷ lan can. ̡‫س‬7Æi‫ז‬nj (Hoa đẹp lừng danh, sắc đẹp nghiêng thành, đôi đường đều vui vẻ, Mãi được nhà vua tươi cười ngắm trông. Cởi bỏ được nỗi hận vô hạn của gió xuân, là khi dựa lan can ở phía bắc đình Trầm Hương) Ở đây, tác giả nhắc đến hình ảnh này là có ý liên hệ “chiếc quạt hoa mẫu đơn” với hoa mẫu đơn trong câu chuyện Đường Huyền Tông, Dương Quí Phi ngắm hoa mẫu đơn, gọi Lý Bạch tới làm thơ về hoa mẫu đơn. 25. Khách đình tiểu tập (đồng dụng “đình” tự) Æ>ÕȢ‰Ə>À Ác thủ cộng hoan tiếu, Di do giang thượng đình. Vũ tàn liêm sạ quyển, Phong quá phiến hoàn đình. Nhàn kiểm thư liên ốc, U ngâm tửu nhất bình. Bất tri kim tịch hội, Hà xứ cánh chiêm tinh? ɫɈ̃Р ŋΛ̚7 ‫̌׿‬з$ɟ ‫֔آ‬ɇ֠o ‫˺ג‬ʬ֌ƨ ǔö֭δ ϫ>ŀʰ QөʫÑʘ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 34 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Cu “ c t t p nho nh khách ình (V n th cùng dùng ch ình”) Nắm tay cùng vui cười, Thung dung ở đình trên sông. Mưa ngớt, rèm chợt cuốn, Gió thổi qua rồi, quạt lại dừng (lại thôi phe phẩy). Nhàn tản ngồi đóng sách1 xem sách, sách rất nhiều2, Thanh tịnh ngâm thơ uống rượu, rượu một bầu. Chẳng biết đêm nay lại được tụ họp, [Sau này] nơi nào lại được ngồi xem sao [như đêm nay]? 1 Nguyên văn kiểm thư: Ngày xưa viết chữ, ghi chép lên thẻ trúc, sau đó dùng dây da hoặc dây thừng xâu các thẻ tre lại với nhau, ở những chỗ mắt nối dây buộc, người ta gắn cho một ít xi, trên chỗ gắn xi đó thì đóng dấu của mình - đóng dấu như vậy gọi là “kiểm”. Có thể hiểu “kiểm thư” là đóng sách, rà soát lại sách vở. 2 Nguyên văn liên ốc: Ý nói rất nhiều. Đỗ Phủ có câu thơ: “Sàng thượng thư liên ốc, Giai tiền thụ phất vân” ǖʬ֌ƨ, ‫˴­ת‬ɓ‫؁‬- Đầu giường có rất nhiều sách, trước thềm cây rung rinh động mây. 26. Hán Trung [Q10. 8b] Ś(  Thái Bạch tây đương sạn đạo huyền, Ngũ đinh vô lực khả hồi thiên. Long xà sự nghiệp hưng vong địa, Ngư thủy quân thần tế ngộ niên. Bát trận uy linh hoàn sát khí, Tam phân cát cứ tổng hàn yên. Cổ lai đa thiểu anh hùng hận, Tao thủ trường ngâm Lương Phủ thiên. ŇϐԈτ˞֕Ѡ 1͸¶éցņ ٰӮ-˨Ҡ3Ġ ً̕õҙ‫֐׬‬ǎ ‰‫ס‬Ť؊֠̍̔ ¡²ɴѣƎͻ äXłơҲ‫׳‬Ȕ ɭ‫׎ز‬ö˖Ίа • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 35 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Hán Trung1 Phía tây núi Thái Bạch2, cầu treo lơ lửng, Năm tráng sĩ không có cách gì chống lại mệnh lệnh của nhà vua3. Sự nghiệp [phi thường như] rồng rắn4, chốn hưng vong, Vua tôi [thân tình như] cá nước5, năm hội ngộ. Uy linh “bát trận”6, sát khí hãy còn đó, Tam phân thiên hạ7, cuối cùng cũng thành khói lạnh. Xưa nay, được mấy kẻ anh hùng ôm hận? Vò đầu bứt tóc, ngâm dài thiên Lương Phủ8. 1 Hán Trung: Tên một quận được đặt từ thời Sở Hoài Vương ˥ȺΡ - Chiến Quốc. Vì nó thuộc khu vực trung du sông Hán Thủy ̕͜ nên có tên gọi như vậy. Năm 312TCN, vua Tần Huệ Vương ЉȡΡ đặt quận Hán Trung, di dời trị sở quận lị này đến Nam Trịnh (nay ở phía đông thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây). Đến thời Tam Quốc, năm 215, quân Tào Tháo ʭɳ chiếm cứ Hán Trung. Năm 218, Lưu Bị ´u đem quân đánh quân Tào Tháo đóng ở Hán Trung. Trận chiến này xảy ra rất ác liệt, một năm sau (năm 219), Lưu Bị giành được đất Hán Trung. 2 Thái Bạch: Tên một ngọn núi ở phía nam huyện Mi, tỉnh Thiểm Tây, xưa ở phía tây kinh đô Hàm Dương của nhà Tần. 3 Theo Thủy kinh chú ̕ђ̱, phần Miện thủy ̣̕, Tần Huệ Vương ЉȡΡ muốn đánh Thục ӯ mà không biết đường vào Thục, mới chế ra năm con trâu đá, lấy vàng buộc vào đuôi trâu, rồi nói vung lên rằng trâu ỉa ra vàng. Vua Thục là Phụ Lực Պ¶ tin là thật, bèn sai năm tráng sĩ đi kéo trâu về, thế là mở đường thông từ Tần sang Thục. Còn một thuyết khác, theo Hoa Dương quốc chí Ӂ‫ר‬ęȈ, phần Thục chí ӯȈ, Tần Huệ Văn Vương hứa gả cho vua Thục năm mĩ nữ. Vua Thục sai năm tráng sĩ đi đón. Khi họ về đến Tử Đồng (nay thuộc Tứ Xuyên, đi lên phía bắc thì đến vùng đất nay là Thiểm Tây), thấy có một con rắn lớn bò từ trong hang ra. Năm tráng sĩ hò nhau kéo đuôi con rắn, núi sụp, năm tráng sĩ và năm cô gái đều bị chết. Sau khi núi sụp, đường từ Tần sang Thục được thông. Ở đây, ý câu thơ gần với thuyết trên hơn. 4 Rồng rắn (long xà): Ý chỉ điều gì phi thường lớn lao. Như Tả truyện Ƽw, Tương công ԆŠ năm thứ 21: “Thâm sơn đại trạch, thực sinh long xà, bỉ mĩ, dư cụ kì sinh long xà dĩ hoạ nhữ” ̈́ƮŅͪ, ƑζٰӮDzѮ, ‫ث‬ȻζٰӮDϾœ- Núi sâu chằm lớn, thực sẽ sinh rắn rồng. Người ấy đẹp, ta sợ sẽ sinh ra kẻ phi thường như rắn rồng mà hại các ngươi! 5 Câu thơ nhắc đến lời Lưu Bị nói về Gia Cát Lượng. Tam Quốc Chí ęȈ, phần Thục ӯ, Gia Cát Lượng truyện Բӈ8w chép: “Cô chi hữu Khổng Minh, do ngư chi hữu thủy • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 36 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* dã. Â.Ĺ¿ĮƅȽ.Ĺř1- Ta (tức Lưu Bị) có được Khổng Minh, như là cá gặp nước vậy. 6 Bát trận: Tức “bát trận đồ”. Đây là một mô hình bố trí đội hình và binh lực tác chiến trong phép binh thời cổ đại. Tương truyền, “bát trận đồ” là của Gia Cát Lượng. Tam Quốc Chí ęȈ, phần Thục ӯ, Gia Cát Lượng truyện Բӈ8w: “Suy diễn binh pháp, tác bát trận đồ” ɦ͚Ž̭T‰‫ס‬Ĝ- Gia Cát Lượng phát huy tư tưởng binh pháp, sắp xếp ra bát trận đồ. 7 Tam phân (cát cứ): Chỉ thời Tam quốc, Ngụy - Thục - Ngô chia thiên hạ làm ba, giữ thế chân vạc. 8 Lương Phủ: Nguyên bản viết là Lương Phủ thiên ˖Ίа, tức chỉ Lương Phủ ngâm ˖ ιö,tên một khúc Nhạc phủ theo điệu nước Sở. “Lương Phủ” là tên ngọn núi nhỏ dưới chân núi Thái Sơn (nay thuộc tỉnh Sơn Đông). Nội dung của khúc ngâm Lương Phủ đại khái nói đến những người chết chôn ở núi này, lời lẽ giai điệu rất thê lương. Tương truyền khúc ngâm do Gia Cát Lượng làm ra. (Tham khảo thêm Tam quốc chí, phần Gia Cát Lượng truyện). 27. Hạ nhật ¬ĩ Tam nhật đắc vũ xuân vị tồ, Lục song tu trúc minh đề hồ. Điệm lương ư thủy ngoạ bất trước, Liêm bạc như vân khán dục vô. Tự kiểm hề nang Lí Trường Cát, Tế luận Thi phẩm Tư [Q10. 9a] Không Đồ. Cách lân Trương lão tửu sơ thục, Hội hữu bác trác hành tương hô. ʍǻ‫׿‬ʙʻǴ ѓЗcПٕɨĽ ѓʉ̕ҚӇ зӘŖ‫؁‬ϣ˾͸ қ˺ŒĔʿ‫׎‬ð ъ԰ԡĀíЖĜ ‫֫׫‬ǫѻ֭¤; ʰʲ®ĆӷϠü Ngày hè Ba ngày có mưa, mùa xuân chưa đi hết, Song cửa xanh xanh, cành trúc dài dài, tiếng bồ nông1 kêu. Cái chiếu đan mát mẻ hơn nước, nằm không được, Màn mỏng như sương, nhìn qua vẫn chẳng thấy. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 37 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Lí Trường Cát tự xếp lại những thứ mình viết trên đường đi mà ông đã bỏ vào trong túi của thằng hầu nhỏ đeo theo2, Tư Không Đồ3 luận bàn tinh tế [về thi ca] trong tác phẩm Thi phẩm4. Nhà ông Trương ở bên, rượu vừa chín, [Bỗng] nghe có người gõ cửa, đánh tiếng lên rằng sẽ ra ngay. 1 Bồ nông (đề hồ): Còn viết là ٗٚ đề hồ, hay Kinh Thi gọi là ٗ đề - Tên một loài chim nước, thân cao, lông trắng, mỏ dài, bắt cá giỏi, thường sống theo đàn. Kinh Thi, Tào phong ʭ‫آ‬, Hậu nhân h9: “Duy đề tại lương, Bất nhu kì dực?” ѕٗğ˖ͭѺ Chim bồ nông đậu trên đập, Có thể nào không ướt cánh được chăng? (Theo bản dịch của Tạ Quang Phát) 2 Lí Trường Cát: Tức Lí Hạ ʿՑ (790 - 816), người Xương Cốc, Hà Nam, sống vào thời Đường. Tên tự là Trường Cát, người đời còn gọi ông là Lí Xương Cốc. Ông sớm nổi tiếng với tài văn chương. Đường đại thi nhân Lí Thương Ẩn viết Lí Trường Cát tiểu truyện ʿ‫׎‬ðƠw: Trường Cát đi đâu thì cưỡi lừa, thường có một đứa nhỏ đi theo hầu, đeo một cái túi gấm rách cũ. Trên đường gặp được điều gì hay, Trường Cát liền viết vào giấy, rồi bỏ vào túi đeo bên mình. Chiều tối trở về nhà, bà mẹ sai người tì nữ lấy những thứ trong túi ra, thấy có nhiều giấy viết, liền nói ngay: “Đây đều là những điều thốt ra từ lòng con ta mà thôi!” Trường Cát nhận lại những thứ giấy mình chép trong ngày, đem ra biên tập sửa chữa lại cho hoàn chỉnh rồi mới bỏ vào túi.  3 Tư Không Đồ (837 - 908): Người thời Đường, tên tự là Biểu Thánh. Ông là tác giả của Thi phẩm ԡĀ - một tác phẩm mang tính lí luận về thơ ca rất có ảnh hưởng đối với người đời sau. (Xem thêm chú thích 4 bên dưới) 4 Thi phẩm: Tên một tác phẩm mang tính lí luận về thơ ca của tác giả Tư Không Đồ. Tác phẩm gồm 24 phần, viết theo thể tứ ngôn, bàn về 24 phong cách của thi ca (Ƞũ Hùng hồniŬ Xung đạmƷƩ Tiêm nùngŝƝ Trầm trứȼ„ Cao cổeȡ Điển nhãťż Tẩy luyệnyT Kính kiệnƺ+ Ỷ lệljž Tự nhiênǜ Hàm súcdz Ğ Hào phóngƵƥ Tinh thầnƾÍ Chẩn mậtƒȐ Sơ dãů· Thanh kì¼Ķ Ủy khúcŦ Thực cảnhăĉ Bi kháióÊ Hình dungǻǭ Siêu nghệȮȊ Phiêu dậtĬȅ Khoáng đạtŧx Lưu động) 28. Dạ ° Nhiễu đình hoa ảnh phú lan can, Tinh nguyệt đương thiên thử vị tàn. ѦǜҬDZԉ˻ʾ ʘʱτņʤʻ̌ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 38 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Toạ đáo chính nam lâu thượng cổ, Tích kềnh yên tẫn đậu dầu can. Ģ¨̅Ï˱٪ ׁ˹ͻ΅Հ̧) êm Bóng hoa lồng trên sân, trùm lên bờ lan can, Trăng và sao đã ở trên trời mà cái nóng vẫn chưa tan. Ngồi chính hướng nam, trên lầu cao gõ trống, Cọc đèn bằng thiếc, đóm lửa tàn khói, dầu đậu1 [đốt đèn] đã khô. 1 Đậu dầu: Một loại dầu làm từ đậu, có vị thơm. 29. Mạt lệ từ Ľ+ǫ Xuân lan bất cảm oán khai trì, Mạch mạch tâm đầu nhất lũ ti. Ngẫu bạn lệ chi lai sách [Q10. 9b] tiếu, Phương tình ngộ hứa Lục lang tri. Bài t v ʙ‫ז‬ɾȒ‫֚ב‬ ҔҔȅ‫ؚ‬Ѣѐ rKҸˉXшР ҭȞԩԚ‫֥ק‬ϫ hoa nhài1 Mùa xuân sắp tàn, chẳng dám oán [hoa] nở muộn, Nhìn nhau chăm chăm2, lòng đã tơ vương. [Nhưng] phải tới gượng cười3, làm bạn với cây vải4, Tình thơm đã lầm hẹn, xin Lục lang hiểu cho [nỗi tình ấy] 1 Hoa mạt lệ: Tức hoa nhài (Hoa trắng, có hương thơm, thường nở rộ vào mùa hè). Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (Thế kỉ XV) cũng có bài thơ Hoa mạt lị (cũng tức là hoa mạt lệ - hoa nhài). 2 Nguyên văn mạch mạch: Bài thứ mười trong 19 bài Cổ thi khuyết danh (Cổ thi thập cửu thủ äԡÈ'‫ )ز‬có câu: “Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ” ϗϗ ̕‫ד‬, ҔҔǻԨ - Một dòng nước trong veo, cùng liếc trông nhau mà chẳng nói. Cho nên “mạch mạch” là chỉ cái vẻ cùng trông nhau tình tứ mà không ai nói với ai lời nào. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 39 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 3 Nguyên văn sách tiếu: Lục Du ‫( ͍כ‬người đời Tống) trong bài Mai hoa ˗Ҭ có câu thơ rằng: “Bất sầu sách tiếu vô đa tử, Duy hận tương tư thái sấu sinh” ȢшР͸łŭ, Ƞ ȔϠȏŇόζ - Chẳng buồn vì lẽ không đông con mà phải gượng cười, chỉ hận lo nhớ quá mà người gầy xác gầy sơ. 4 Cây vải (lệ chi): Cây đơm hoa kết trái rộ vào mùa hè và mùa đông, cho nên nói cây vải làm bạn với hoa mạt lệ (vì cùng nở rộ vào mùa hè). 30. Trương Tử Phòng ï¾ď Hàn cừu tất báo cảm ân thâm, Phá sản hà tằng tích vạn câm (kim). Tự thị quân vương năng dụng kế, Tòng lai phú quí bản vô tâm. Nhất trùy khí túc bao thiên địa, Tứ hạo danh hoàn tịnh cổ câm (kim). Dục tác viễn hiềm di thế ngữ, Xích Tùng hà xứ khả tương tầm? Tr ng T ؏=Ȇİȩȕ̈́ ϰηQʮȟӄַ қʜõΡғθԕ ǼXƍՏʽ͸ȅ ˡ̔բÃņĠ ĕϕò֠ä> ˾T֘Ū֝Ԩ ՝˄QөéϠƞ Phòng1 Cảm thâm ân, tất báo thù cho Hàn, Sản nghiệp phá rồi, sao lại còn tiếc vạn vàng? Từ lúc có bậc quân vương biết dụng kế, Thì phú quí, lòng vốn chẳng màng . Một cây chùy2, khí thế đủ bao trùm trời đất, Bốn vị ẩn sĩ3, danh tiếng lại [thấu suốt] cả cổ kim. Muốn để tiếng cho đời sau là biết tránh sự hiềm nghi, [Nên biết chăng] tìm Xích Tùng Tử4 ở nơi nào? 1 Chỉ Trương Lương ǫҧ (? - 186TCN). Ông là đại thần của Hán Cao tổ. Tổ tiên vốn năm đời làm tướng cho nước Hàn (thời Chiến Quốc). Tần diệt Hàn, ông mưu việc hành thích Tần Thủy Hoàng nhưng không thành. Khi Lưu Bang dấy lên, Trương Lương theo về, • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 40 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • làm mưu sĩ phò tá Lưu Bang diệt Tần, diệt Sở, sau được phong là Lưu Hầu. (xem. Sử kí, Lưu Hầu thế gia ξ]ƅ và Hán thư ͜ʬ) 2 Một cây chùy (nhất trùy): Sử kí, Lưu Hầu thế gia kể rằng sau khi Hàn bị diệt Tần, Trương Lương kết nạp thích khách mưu đồ khôi phục cơ nghiệp nhà Hàn. Bấy giờ, Trương Lương tìm được một lực sĩ làm cho cây chùy sắt nặng 120 cân (Khoảng 16 lạng ta thì bằng 1 cân Tàu thời trước), dùng chùy ấy đâm Tần Thủy Hoàng, nhưng việc không thành. Về sau, bị Tần Thủy Hoàng truy bắt, Trương Lương phải trồn ra Hạ Bì. 3 Nguyên văn tứ hạo: Tức là “Thương Sơn tứ hạo eƮĕϕ”, chỉ bốn vị đạo sĩ ẩn dật ở Thương Sơn thời Hán Cao tổ. Đó là Đông Viên công &™\, Ỷ Lí Quí ƺȎÁ, Hạ Hoàng công ¬Ɂ\, Giác Lí tiên sinh ǧȎWƎ. Vì cả bốn vị râu tóc đều bạc trắng như cước nên gọi họ là “tứ hạo” (“hạo” nghĩa là sáng, màu trắng). Bấy giờ, Hán Cao tổ có ý phế Thái tử, Lã hậu lo sợ, chưa biết nên làm thế nào thì có người mách cho rằng nên hỏi kế ở Lưu Hầu Trương Lương. Trương Lương mới bầy cho cách, bảo Thái tử đi mời bốn vị đạo sĩ ở Thương Sơn về dạy dỗ, lúc vào triều yết kiến Hán Cao tổ thì đem cả họ theo. Vốn là Hán Cao tổ rất mến mộ Thương Sơn tứ hạo, đã từng vời họ ra với nhà Hán nhưng không được. Lã hậu và Thái tử theo kế của Trương Lương, quả nhiên, nhờ có sự giúp đỡ của bốn vị đạo sĩ, Hán Cao tổ đã bỏ ý định phế Thái tử. Sử kí, Lưu Hầu thế gia viết: “Kính bất dịch thái tử giả, Lưu Hầu bản chiêu thử tứ nhân chi lực dã” Ʈ#į³¾ǂƑPľĘő–@.w1 - Cuối cùng vua không thay đổi thái tử, đó là nhờ công Lưu hầu mời bốn người kia. 4 Xích Tùng Tử: Chỉ tiên nhân trong truyền thuyết. Liệt truyện £w chép: “[Xích Tùng Tử], Thần Nông thời vũ sư dã, năng nhập hoả tự thiêu, Côn Lôn sơn thượng tùy phong vũ thượng hạ dã” “ƥgīȥà1LJZźljŽĭCÛ!ȟȭȥ!"1” - Xích Tùng Tử là vũ sư thời Thần Nông, có thể bước vào lửa tự thiêu mà không cháy, có thể theo mưa theo gió lên núi Côn Sơn. Sử kí, Lưu hầu thế gia chép lời nói của Trương Lương rằng: “Gia thế tướng Hàn, cập Hàn diệt, bất ái vạn kim chi tư, vị Hàn báo thù cường Tần, thiên hạ chấn động. Kim dĩ tam thốn thiệt vi đế giả sư, phong vạn hộ, vị liệt hầu, thử bố y chi cực, ư Lương túc hĩ. Nguyện khí nhân gian sự, dục tòng Xích Tùng Tử du nhĩ” É%ƛȩ‚ȩŻ#Ɓȑ.ǵ*ȩ ĕȤðƨ²"ĚxAE ÏNJ*ãǂàÓĎIoPőßǠ.ŃĦnjǽƟ ćì@ȗ5ŎBǹł¾ŲDŽ Gia đình ta đời đời làm tướng quốc nước Hàn. Đến khi Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng, đối phó với nước Tần mạnh, để báo thù cho nước Hàn, làm cho thiên hạ chấn động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi làm thầy bậc đế vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, kẻ áo vải được thế là tột bậc, đối với Lương thế là đủ rồi. Vậy xin bỏ hết thảy việc ở nhân gian, để theo chân tiên nhân Xích Tùng Tử đi chơi”. Sử kí còn chép, sau đó Trương Lương học theo thuật tu tiên. TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 41 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 31. Tính Thông thượng nhân vi lũy thạch tác Lư phụ Hổ khê chi thắng, kí thành chiêu ẩm [Q10. 10a] < Vị Thương Sơn tiên sinh tác > ĀȈ!@*¢ơMêțǞŵ.džĨċĘȱ *DÛWƎM Thiền tâm vô trụ xứ, Ѐȅ͸Pө ؊ĵʖǻ ȍǼĴħ ǢƮŸĢq įį»Ĭɜ ŶŶտŌΐ ƵЖQ΢β ˋ˴˿< ɸƲҟӑĻ ͸‫˩֊؍‬ ѷП4ĝ˼ ϐ‫؁‬ǓЖҨ śʲԃņƻ ėȏȾS¶ Ŗ>ϐӎ϶ բGӋ‫ئ‬ ɫɈРϠϣ ‫؛‬ͺ̆˟ȗ Linh cảnh bất dị đắc. Hốt tòng trần ai trung, Lư Sơn xuất toạ trắc. Nghiêu nghiêu động kiên hãn, Học học quýnh kì đặc. Khảm không hà linh lung, Giá thụ bất khi trắc. Chi phong dữ mạn hác, Vô phi tạo kì cực. Thúy trúc giao đoàn loan, Bạch vân huyễn không sắc. Diệu hữu bổ thiên công, Nhân tư ngã Phật lực. Như kim Bạch Liên xã, Bất túc y bồ thực. Ác thủ tiếu tương khan, Đồi nhiên thử thê tức. ng nhân1 Tính Thông ch Th ph 2 H khê3, khi ã xong, th t á d tr < Làm cho Thương Sơn tiên sinh > Lòng thiền không chấp trước4, Cảnh linh thiêng chẳng dễ có được. Bỗng đâu trong cõi trần, ng các c u chiêu ãi nh gi ng L • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 42 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Núi Lư vụt hiện bên cạnh chỗ ngồi. [Thế núi] cao cao đột nhiên sừng sững, [Thế núi] chất ngất5 hết sức khác biệt. Núi sâu hun hút, lại sáng lấp loá, Cây như giá đỡ không nghiêng lệch. Từng mỏm núi và hang dài, Không có thứ gì không tạo nên cảnh trí cực kì lạ. Trúc xanh6 đan cài quấn quýt, Mây trắng7 biến hoá sắc sắc không không8. Kì diệu, công vá trời9, Nhân đó nghĩ đến công sức của Phật. Như Bạch Liên xã10 nay, Lại chẳng đủ cỗ chay11. Vẫy tay nhìn nhau cười, Nằm lăn nghỉ chốn này. 1 Thượng nhân: Tức “thượng đức chi nhân Ȃ#9” (người có đức độ ở mức cao). Đây là cách gọi tôn xưng các tì kheo. 2 Lư phụ: Tức Lư Sơn (núi Lư - nay ở phía nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, núi mặt bắc áp vơi sông Trường Giang). Theo Cao tăng truyện ‫ق‬yw (Huệ Hiệu Ȱϔ, người nước Lương, thời Nam Triều), nhà sư Thích Huệ Viễn dựng chùa Đông Lâm ở Lư phụ, hơn ba mươi năm bóng không rời khỏi núi, hình không nhập cõi tục (қ֘ÐƨǢ ‫ט‬È‫ث‬ǎDZŸƮǮ†a - “Tự Viễn bốc ốc Lư phụ, tam thập dư niên, ảnh bất xuất sơn, hình bất nhập tục.”) 3 Hổ khê: Tên dòng nước chảy dưới chân núi Lư. Bài thơ Dạ bạc Lư giang văn cố nhân tại Đông Lâm tự dĩ thi kí chi Ń̬Ǣ҇̚ɻ9ğ˃ˈƗDԡƉ# của Mạnh Hạo Nhiên Ų̻ͺ có câu thơ: “Giang lộ kinh Lư phụ, Tùng môn nhập Hổ khê” ̚դђǢ‫׏˄ט‬ †ӧ͒ - Con đường sông ngang qua Lư phụ, Tùng già xếp thành cửa đi vào khe nước Hổ khê. 4 Nguyên văn vô trụ xứ: Tức là không có chỗ bám víu, ý nói “tâm” không chấp trước vào bất kể đối tượng cụ thể nào, để bảo toàn sự tự do, không trở ngại của “tâm”. Cho nên có câu nói: “Nhất thiết chư pháp vô tự tính, cố vi vô sở trụ” nǮŠħljĀğ *ħĐJ (Đại khái ý rằng mọi sự vật đều không ngưng tụ với một tính chất bất biến tự • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 43 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • thân, cho nên nhận thức của con người cũng chớ có vin vào một khái niệm hay một đối tượng cụ thể nào). 5 Nguyên văn dùng chữ học học: ŶŶ, tức là ƷƷ (học học), tả núi chất ngất, nhiều đá tảng lớn. Thuyết văn ԫʂ viết: “Học, sơn đa đại thạch dã.” ƷƮłŅϮ(- Học nghĩa là núi nhiều đá lớn. 6 Trúc xanh (thúy trúc): Hình ảnh biểu trưng của Thiền. Một giảng sư hỏi thiền sư Huệ Hải (đồ đệ của Mã Tổ Đạo Nhất) về câu: “Thanh thanh thúy trúc tận thị pháp thân, Uất uất hoàng hoa vô phi Bát nhã.” ؋؋ѷПϛʜ̭ի‫وو‬٥Ҭ͸‫؍‬ҥҰ Trúc biếc xanh đều là pháp thân, Hoa vàng rực rỡ chẳng sai Bát nhã. Huệ Hải đáp rằng: “Pháp thân vô tượng ứng thúy trúc dĩ thành hình, Bát nhã vô tri đối hoàng hoa nhi hiển tướng” ̭ի͸ՃȹѷП DȽǮҥҰ͸ϫƟ٥ӁѾ‫ء‬Ϡ- Pháp thân không là hình thể, hợp trúc biếc để thành hình. Bát nhã nào biết, đối với hoa vàng mà hiển tướng. 7 Mây trắng (bạch vân): (Thuật ngữ Thiền lâm) Lấy cái tự tại của mây trắng để ẩn dụ với con người tự do tự tại, không nê chấp, không vướng víu; cũng có ý chỉ người ẩn dật. Cảnh Đức Truyền đăng lục, quyển 14 (Đại ngũ nhất, 309 hạ): “Đạo Ngộ vấn: “Như hà thị Phật pháp đại ý?” Sư viết: “Bất đắc bất tri”. Ngộ viết: “Hướng thượng canh hữu chuyển xử dã vô?” Sư viết: “Trường không bất ngại bạch vân phi”.” ֕șĈ ŖQʜS̭ŅȦ DŽ ʩ ǻϫșʩ ôʫʲշө(͸ DŽʩ ‫׎‬Жϴϐ‫إ؁‬ 8 Nguyên văn không sắc: Vô hình là “không”, hữu hình là “sắc”. Bát Nhã Tâm kinh thuyết ҥҰȅђԫ nói: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” ҨÓʜЖЖÓʜҨ - Sắc tức là không, không tức là sắc. 9 Bổ thiên: Truyền thuyết thần thoại Trung Quốc có chuyện Nữ Oa œũ luyện đá ngũ sắc vá trời xanh. Sau dùng chữ “bổ thiên” để chỉ công lao cứu thế giúp đời. 10 Bạch Liên xã: Cũng gọi là Liên xã. Nhà sư Huệ Viễn đến dựng chùa Đông Lâm ở núi Lư vào khoảng năm Đông Tấn, niên hiệu Thái Nguyên thứ chín (Năm 384). Năm thứ nhất niên hiệu Hưng Nguyên (402), nhà sư Huệ Viễn cùng Huệ Vĩnh, Huệ Trì và một số nhà sư khác cùng tu hành theo phép cầu “vãng sinh tịnh độ dzζ̓Ğ” (tu cầu được về nơi Phật ở). Vì trong chùa có một hồ rất nhiều sen trắng nên nhân đó gọi tập hợp những người tu hành ở đây là Bạch Liên xã. Sau, chữ “bạch liên xã” trở thành tên gọi chung những tập hợp người cùng tu hành theo một phương thức như nhau. 11 Y bồ: Tức “y bồ soạn GӋ‫”ح‬, chỉ cỗ chay. Sách Danh sơn kí òƮԖ có chép: “Sơn chi tuyệt đỉnh nhất tăng, Lạc Dương nhân, lưu cúng thực, sở cụ giai giai phẩm. Dư vị Dã Đình viết: Thử y bồ soạn dã” Ʈ#яؓy̵‫ר‬9ξ[‫ئ‬ɄϒVĀ,Գֶ 7ʩ: ̆GӋ‫(ح‬- Ở chỗ chót vót trên đỉnh núi có một vị tăng người Lạc Dương, giữ lại mời cơm, cỗ bàn đều là các món ngon. Tôi bảo Dã Đình rằng: Đây là cỗ chay. Cả câu thơ ý nói những người được mời đến thết đãi trong dịp dựng cảnh Lư phụ Hổ khê này rất đông. TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 44 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* [Q10. 10b] 32. Vọng tiệp ứng chế ĺěëu Tuyệt tái phòng thu thượng chẩm qua, Cửu trùng tiêu cán vị dân đa. Giai hoa ảnh lí nghi hoàn bái, Diêm thiết thanh trung nhận khải ca. Thiên ý khởi ưng dung Hiệt Lợi, Tướng tài do tự ức Liêm Pha. Trữ khan chấn lữ Chu kinh yến, Tứ hải tòng kim cộng ẩm hoà. Ph ng m nh hoàng th ng làm bài th яij‫ך‬ЇƢˇȼ 'ֵƄʐ͵̓ł ӸҬDZԁψ֠ʋ ˸‫҈׋‬ԧž́ ņȦՁȹƆ‫§ؙ‬ ƚɉΛқȸǟ‫ؘ‬ Nϣɛʊû6ƃ ĕ̾Ǽ>‫ة‬þ “Mong tin th ng tr n1” Ở miền biên giới2, thu đến tướng sĩ hãy còn gối trên vũ khí mà ngủ3, Ngôi cửu trùng4 ngày đêm [lo lắng] nhiều5 cho dân. Bóng hoa trên đường lại ngỡ cờ bái trở về 6, Tiếng sắt bên hiên nhà ngỡ là tiếng hát khải hoàn. Ý trời há có thể dung tha đám Hiệt Lợi7, Cái tài của người làm tướng thì vẫn tự nhớ tới Liêm Pha8. Dõi trông đoàn quân chỉnh tề [trở về] kinh sư9 hưởng yến, Bốn bể từ đây có thể cùng ơn vua mà được thanh bình10. 1 Giữa năm 1860, nhân việc bình giặc Tây, vua Tự Đức ra đề thơ Vọng tiệp (Mong tin thắng trận) cho Tuy Lí công Miên Trinh (hiệu là Vi Dã). Vi Dã hợp tập, phần Thi, quyển 4 có chép bài Ngự đề Vọng tiệp ứng chế của Miên Trinh Vi Dã tiên sinh. Ρʰ”Ԅō҅Ï ֘ŋɾΜҍΔȷՍΘȆɀ‫׾‬Qʲ ՆŐՉВԥȔĮ Ձ͵įƘ֝Ӱ̾ λXЂգϛٰͣɠʬÝʎˤǜŏ mJ؊Ҟìҋ Bản thân vua Tự Đức cũng có làm bài thơ ngự chế Vọng tiệp như sau: )ĜĤհ¦ԈÏ ȇ‫ُّ͠د‬Ύ͊ ΒؕՍŋɾҍȷѱɁΡDŽȹȆ¾ Ĭəļ̔շ‫׾‬Į ֣LՈΘِ֘ͣƪԪֲәķȴȱ Ѱ͋ƒɠʱ‫ד‬ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 45 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 2 Nguyên văn tuyệt tái: Chỉ miền biên giới 3 Thời xưa, ở Trung Quốc cứ đến mùa thu thì biên thùy phía bắc hay xảy ra chiến sự, cho nên đến thu thì việc phòng bị ở biên giới phía bắc càng phải nâng cao cảnh giác, cho nên nguyên văn dùng chữ phòng thu. Nói “gối trên vũ khí mà ngủ” (chẩm qua) là ý nói đến sự cảnh giác cao độ. 4 Cửu trùng: Vốn nghĩa chỉ “trời”, vì người xưa cho rằng trời có chín tầng; sau nghĩa mở rộng chỉ những gì cực kì thâm viễn, như cung cấm, như ngôi vua. Cửu biện 'չ (Tống Ngọc źΠ), thuộc tập Sở từ ˥պ có câu: “Khởi bất uất đào nhi tư quân hề, Quân chi môn dĩ cửu trùng” Ձ‫צ‬ѾȏõŒ, õ#‫׏‬D'ֵ - Há lòng dạ chẳng sôi nỗi lòng nhớ vua, nhưng cửa nhà vua [cao tựa] chín tầng trời. 5 Nguyên văn dùng chữ tiêu cán: Nói tắt của tiêu y cán thực Ƅӻʐ‫ئ‬, nghĩa là trời chưa sáng đã dậy mặc áo, tối bảng lảng mới ăn cơm. Là mĩ từ ca ngợi ông vua chăm chỉ lo việc nước. 6 Cờ bái (bái): Thứ cờ diềm điểm nhiều màu sặc sỡ như hình cánh chim, đuôi chim, cờ thường cắm trước xe quân sự. Vốn cổ nhân có dùng chữ “phản bái” để chỉ đoàn quân đội đánh trận trở về, ở đây dùng chữ “hoàn bái” - nghĩa cũng tương tự. Hiệt Lợi: Tức Khả Hãn Đông Đột Quyết ś&ƫ€, người đời Đường, họ A Sử Na, tên là Đốt Bật, là một thủ lĩnh dân tộc thiểu số (Xem thêm Cựu Đường thư, Đột Quyết liệt truyện, quyển 144). Thơ văn đời sau lấy hình tượng Hiệt Lợi để chỉ chung cho các thủ lĩnh dân tộc thiểu số. Ở đây, tác giả dùng với nghĩa khinh miệt, chỉ bọn giặc cỏ. 7 8 Liêm Pha: Danh tướng nước Triệu thời Chiến Quốc. Thời Triệu Huệ Văn Vương, Liêm Pha dẫn quân đánh Tề, lấy được Tấn Dương, vua Triệu phong cho Liêm Pha làm Thượng khanh. Trong chiến dịch Trường Bình, Liêm Pha cố thủ liền ba năm, quân Tần nhọc công vô ích phải rút lui. Về sau, vua Triệu trúng kế phản gián của Tần, cho Triệu Quát thay vị trí của Liêm Pha, nhờ thế Tần đại phá quân Triệu. Năm 15 Triệu Hiếu Thành Vương, Liêm Pha cất quân đánh quân Yên ở đất Hạo, chiến thắng trở về, được phong làm Tín Bình Quân, giữ chức Tướng quốc. Đến thời Triệu Điệu Tương Vương, Liêm Pha đắc tội với vua, phải chay Ngụy. Sau, nước Triệu nhiều lần khốn đốn vì quân Tần, lại có ý muốn dùng Liêm Pha, nhưng có người thù ghét, đem vàng đút lót cho sứ giả vua Triệu sai đi gặp Liêm Pha. Sứ giả trở về nói gièm Liêm Pha với vua Triệu, nên Liêm Pha cũng không được dùng. Cuối đời, ông sống ở Ngụy rồi sang Sở nhưng không lập nên công trạng gì, rồi qua đời ở Thọ Xuân. 9 Nguyên văn dùng chữ Chu kinh: Tức kinh đô của nhà Tây Chu (1066TCN ? 256TCN ?), ở đây mượn để chỉ kinh đô Huế của nhà Nguyễn bấy giờ. 10 Nguyên văn dùng chữ ẩm hoà: Chữ dùng của sách Trang Tử Һŭ, thiên Tắc dương «‫ר‬: “Cố hoặc bất ngôn nhi ẩm nhân dĩ hoà” ɻȿԓѾ‫ذ‬9Dþ - Cho nên hoặc khi chẳng nói mà cho người được “uống” hoà bình. Có lời chú rằng: “Nhân các tự đắc, tư ẩm • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 46 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* hoà hĩ, khởi đãi ngôn tai!” 9îқǻʅ‫ة‬þϪՁǶԓā - Người ta tự mình cảm thấy thoải mái, ấy là “ẩm hoà” (uống được sự hoà), há còn phải đợi nói ra nữa hay sao? Như vậy, vốn ý chỉ làm thế nào để cho người ta “tự đắc” mà “ẩm hoà”, nhưng về sau văn chương thường dùng theo nghĩa đội ơn trạch của nhà vua mà chúng dân được “ẩm hoà”. 33. Công tử gia \¾É  Đệ nhất danh viên thủy thượng đầu, Ca đài vũ tạ thiện phong lưu. Môn tường bất sổ tam thiên [Q10. 11a] khách, Huyền quản y nhiên thập nhị lâu. Khởi hữu Phùng Huyên thiêu Tiết khoán, Năng vô cẩu đạo thủ Tần cừu. Nhân gian hành lạc na thắng thử, Hà tất khu khu mộ cửu châu. ТòĚ̕‫ؚ‬ ́Ҟң˪ɱ‫̸آ‬ ‫׏‬ĹʁÉſ эЪ\ͺÈ.˱ Ձʲ‫΂ؽض‬ӛª ғ͸ΗϙàЉԂ 9‫ד‬ӷ˯֣¾̆ QȆÇÇȯ'ƹ Nhà công t Một ngôi vườn danh tiếng hạng nhất, ở đầu sông, Lầu hát nhà ca1, [cảnh tượng] rất mực phong lưu. Trong cửa nhà, ba nghìn khách không đếm xuể, Thường thường gảy đàn thổi sáo, [âm thanh rộn rịp] suốt mười hai tầng lầu2. Há được người môn khách như Phùng Huyên có thể vì [Mạnh Thường Quân] mà tính kế đốt hết khoán nợ ở đất Tiết3, Có hay không người giả làm chó lấy trộm lại áo cừu đã bị hiến cho Tần4 [như môn khách ngày trước đã cứu Mạnh Thường Quân]. Trong nhân gian, chốn nào hành lạc hơn nơi này? Cớ gì nhất định chỉ ôm lòng hướng về cửu châu5. 1 Nguyên văn ca đài vũ tạ: Chỉ nhà biểu diễn ca múa, bao gồm cả thính đường. Tân Khí Tật ո˜ω trong Giá hiên từ - Vĩnh ngộ lạc - Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ Бկ ԝ̖֐˯6ãÆĘ7Ⱥä có câu: “Vũ tạ ca đài, phong lưu tổng bị vũ đả phong • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 47 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* xuy khứ” ң˪́Ҟ‫̸آ‬ќӿ‫׿‬Ɋ‫آ‬ùÚ - Đài ca lầu hát, vẻ phong lưu đã bị mưa gió dập vùi hết cả rồi. 2 Thập nhị lâu: Tức mười hai tầng lầu của Dao Đài, tượng trưng sự xa hoa, phong lưu tột độ. Tương truyền Dao Đài là nơi tiên ở, Dao Đài có mười hai tầng lầu, mỗi tầng lầu rộng tới mấy nghìn bộ, tầng lầu nào cũng gắn ngọc ngũ sắc. Lý Thương Ẩn có câu thơ: “Như hà tuyết nguyệt giao quang dạ, Cánh tại Dao Đài thập nhị tầng” ŖQ‫؀‬ʱ4‚Ń ʫğήҞÈ.ƫ - Trăng tuyết thế nào mà giao hoà thành ánh sáng trong đêm? [Đó là trăng tuyết] ở mười hai tầng lầu của Dao Đài (Vô đề ͸‫)؝‬. 3 Phùng Huyên: Là môn khách trong nhà Mạnh Thường Quân Ųđõ. Khi Mạnh Thường Quân cần tiền, muốn thu hết khoán nợ của người ở đất Tiết, Phùng Huyên xin đi thay. Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho đốt hết khoán nợ. Mới đầu, Mạnh Thường Quân không bằng lòng về việc làm đó của Phùng Huyên. Ngày sau, khi Mạnh Thường Quân gặp nạn, lánh đến đất Tiết, người đất Tiết cảm ân xưa Mạnh Thường Quân xoá nợ cho họ nên đã che chở cho Mạnh Thường Quân. Chiến quốc sách ɁęХ chép lời của Mạnh Thường Quân nói với Phùng Huyên lúc ấy rằng: “Tiên sinh sở vị Văn thị nghĩa giả, nãi kim nhật kiến chi” ζɄ͵ʂǁѱѼ >ʍԊ#- Ngày trước, tiên sinh mua nghĩa cho ta, đến nay ta mới hiểu vậy. 4 Sử kí, Mạnh Thường Quân liệt truyện Ųđõ£w chép: Tề Mân Vương năm 25, vua Tề sai Mạnh Thường Quân sang Tần. Ban đầu, vua Tần có ý mến mộ, cho Mạnh Thường Quân làm tướng. Sau có người gièm pha, vua Tần không trọng dụng Mạnh Thường Quân, lại cho bắt giam. Mạnh Thường Quân nhờ Hạnh Cơ (người thiếp yêu của vua Tần) nói giúp. Hạnh Cơ Mạnh Thường Quân tặng cho áo lông cừu trắng. Nguyên Mạnh Thường Quân có một chiếc áo lông cừu trắng, đáng giá nghìn vàng, có thể coi là độc nhất vô nhị, nhưng khi vào Tần, Mạnh Thường Quân đã dâng tặng cho Tần vương. Mạnh Thường Quân chưa biết làm sao, hỏi khắp các môn khách, bấy giờ có người có thể giả làm chó trộm (cẩu đạo) nói rằng có thể đi lấy lại áo cừu trắng. Đêm đó, người ấy giả làm chó, vào chỗ cung cấm Tần vương cất giấu áo cừu trắng lấy lại áo đem về. Có áo cừu trắng, Hạnh Cơ nói giúp Mạnh Thường Quân với vua Tần mà vua Tần thả cho Mạnh Thường Quân về. 5 Cửu châu: Chỉ Trung Quốc nói chung, ở đây, nhắc đến “cửu châu” chỉ một chốn tốt đẹp, đáng để người ta ngưỡng vọng, cốt để đối sánh với cái “thử” (nơi này - tức “công tử gia”) nhắc đến ở câu trên (?). 34. Y Mân biệt quán tiểu tập lạc thành hữu tặng GƽsȳÕǛǙċĹǸ Y y tu trúc nhiễu giang ôi, Nhất phiến thanh quang trục ngạn hồi. ΙΙcПѦ̚‫ש‬ ΍͉‚ֆưց • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 48 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Ngũ mẫu viên trung tam kính hợp, 1πĚǹï ӄҬâԁĕ‫ב׏‬ Q‫ؖ‬ƽ‫ع‬ϝַĩ қʲ͉ԡþΠҞ ˴΢βЗŁʱ \\>ʍľ‫˗ר‬ Vạn hoa tùng lí tứ môn khai. Hà tu xảo kị bàn kim liệt, Tự hữu thanh thi hoạ ngọc đài. Nhất thụ linh lung song ngoại nguyệt, Y y kim nhật Thọ Dương mai. Th t ng nhân hoàn thành vi cs • a sang l i bi t quán Y Mân Trúc cao xanh mơn mởn chen chúc quanh khúc sông, Một mảnh ánh sáng đuổi nhau vào bờ. Trong năm mẫu vườn, ba lối tắt1 khép lại, Trong đám hàng vạn bông hoa, cửa bốn phương2 mở ra. Sao cần khéo cưỡi con ngựa đi vòng vòng bên bờ ngăn khe nước được xếp bằng vàng bằng bạc3, Tự có vần thơ thanh tao để hoạ đài gương4. Ngang cây, trăng lung linh sáng tỏ ngoài song cửa, Hoa mai Thọ Dương5 ngày nay còn luyến lưu. 1 Tam kính: (Xem chú thích 1 / tr.9) 2 Cửa bốn phương (tứ môn): Cửa tiếp đón khách bốn phương tới. Kinh Thư, thiên Thuấn điển Ң‘: “Tân ư tứ môn, tứ môn mục mục” Փʉĕ‫׏‬ĕ‫׏‬ГГ- [Vua Nghiêu sai Thuấn] đón khách ở cửa bốn phương, việc tiếp đón khách bốn phương rất long trọng, kính cẩn. Về sau, chữ “tứ môn” thường để chỉ việc tiếp đón khách khứa. 3 Nguyên văn kim liệt: Bờ ngăn khe nước được chất bằng vàng bạc thì gọi là “kim liệt”, ý nói sự xa hoa cực độ. Thế thuyết tân ngữ ԫʆԨ, thiên Thái xỉ ̜Y: “Vu thời nhân đa địa quí, Tế (tức Vương Vũ Tử, cháu của Vương Quân Phu Khải đời Tấn - người nổi tiếng với các cuộc thi thố về sự giàu sang với Thạch Sùng) hiếu mã xạ, mại địa tác liệt, biên tiền tệ địa cảnh liệt. Thời nhân hiệu viết “kim câu” (cũng tức là “kim liệt”)” 7ī@¯ ¡ǴŨ¹ȶÔ4¡M¥ƼȒÞ¡Ʈ¥ī@ˆĵȑŞ- Đương thời, người đông, đất rất quí. Vương Tế thích cưỡi ngựa, bắn cung, bèn mua đất làm đường ngăn ven dòng nước, lại xếp tiền vàng làm bờ ngăn, người đời gọi bờ đường ngăn dòng nước xếp bằng tiền ấy là “kim câu” (cũng gọi là “kim liệt”). 4 Nguyên văn ngọc đài: Chỉ đài gương. Vương Xương Linh Ρʓ‫ٯ‬, Triêu lai khúc ʸ Xʪ có câu: “Bàn long ngọc đài kính, Duy đãi hoạ mi nhân” ϝٰΠҞ‫ׇ‬, ĄǶρϢ9 - TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 49 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Đài gương chạm hình rồng cuốn, chỉ dành để soi vẽ lông mi. Toàn Đường thi, quyển 881, bài thơ Mông cầu Ӊ̗ có câu: “Thái Chân ngọc đài, Vũ Tử kim liệt” ³Ɯƈ†Œ¾ȑ ¥- Đài gương của Thái Chân (tức Dương Quí Phi), Bờ đường ngăn khe nước bằng vàng của Vũ Tử. 5 Thọ Dương mai: Thọ Dương là công chúa, con vua Tống Vũ Đế thời Nam triều. Tương truyền, một lần công chúa Thọ Dương nằm ngủ ở dưới mái điện Hàm Chương, hoa mai rơi xuống mặt, thành hoa năm cánh, gạt đi không gạt được. Từ đó về sau, thành có kiểu trang điểm hoa mai (“Mai hoa trang ˗ҬŜ”) [Q10. 11b] 35. Phạm Phò mã mẫu thất thập thọ thi ǓȷȶŕzÒǬ  Nhân giả tất đắc thọ, ;ѼȆǻľ ƍѼğϫ̄ >ä֖Ɲ ȠΉҟȂ‫ٮ‬ õ]&ٰſ ̪ ņļ Æīōȭ̎ ȐȥʏŞ ̆ʍƃЧ‫ב‬ Փʳ̞͗̕ λXÞĂȅ ғ‫ت‬ʜűŭ ˾ԃÏ‫מ‬ԡ ̉X5̈́Č Phú giả tại tri chỉ. Kim cổ đạt tôn tam, Duy tước dữ đức xỉ. Quân hầu thừa long khách, Huống nãi thiên hạ sĩ. Bắc đường phụng từ mẫu, Di du thất tuần thủy. Thử nhật yến diên khai, Tân bằng mãn Thấm thủy. Do lai phản bộ tâm, Năng dưỡng thị hiếu tử. Dục bổ “Nam cai” thi, Qui lai diệc thâm hỉ. Th chúc th ng th m Ph m phò mã1 b Người nhân đức ắt sẽ trường thọ2, Người phú quí vì biết chỗ dừng3. Có ba điều đáng tôn quí xưa nay4, ym i tu i TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 50 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Đó là phẩm tước, đức hạnh và tuổi tác. [Phạm phò mã] là bậc công hầu, là chàng rể quí5, Huống hồ [Phạm phò mã] nay lại là kẻ sĩ trong thiên hạ. Phụng dưỡng mẹ hiền từ ở nhà bên bắc6, Mừng vui mẹ bảy mươi. Hôm nay mở tiệc chúc thọ mẹ, Khách khứa bè bạn đầy Thấm Thủy7. Để báo đáp lòng mẹ [khi xưa] bú mớm8, Phải biết phụng dưỡng mẹ già mới là con có hiếu. Muốn viết tiếp thơ “Nam cai”9, [Có người con như thế] thì mẹ có trăm tuổi cũng mãn nguyện. 1 Phạm phò mã: (Chưa rõ) 2 Dùng chữ của Luận ngữ. Thiên Ung dã ‫(׷‬, Luận ngữ có câu: “Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn. Trí giả động, nhân giả tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ” ʣѼ˯̕;Ѽ˯ ƮʣѼ»;Ѽ، ʣѼ˯;Ѽľ- Người trí ham thích nước, người nhân ham thích núi. Người trí hoạt động, người nhân yên tĩnh, người trí vui sướng, người nhân sống lâu. (Chu Hi chú giải rằng: Người trí thông suốt lẽ của mọi việc, chu lưu không ngừng trệ, giống như nước, nên người trí ham thích nước. Còn người nhân yên nơi nghĩa lí, có tính hậu trọng không đổi dời, giống như núi, nên người nhân ham thích núi. Nói về “thể”, người trí hoạt động, người nhân yên tĩnh. Nói về “hiệu quả”, người trí vui sướng, người nhân sống lâu. Người trí hoạt động mà không chịu bó buộc nên vui sướng, người nhân yên tĩnh mà bình thường nên sống lâu.) (Dẫn theo Lê Phục Thiện) 3 Dùng chữ của Lão Tử ѻŭ, Đạo Đức kinh ֕Ȃђ. Chương 44 có câu: “Cố tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu ğƠǽ#ȃƠŐ#Ŕ EȖ-- Cho nên biết đủ thì không nhục, biết dừng lại thì không mất, mà có thể trường cửu. 4 Nguyên văn đạt tôn tam: Sách Mạnh Tử, thiên Công Tôn Sửu hạ ŠŴ có câu: “Thiên hạ hữu đạt tôn tam: tước nhất, xỉ nhất, đức nhất. Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, phụ thế trưởng dân mạc như đức” - ņʲ֖Ɲ: Ή ‫  ٮ‬Ȃ  ʸǤҼŖΉ֩٨ҼŖ‫ٮ‬ճ‫̓׎‬ҼŖȂ Trong thiên hạ có ba điều đáng tôn quí là phẩm tước, tuổi tác, đức hạnh. Triều đình trọng phẩm tước, làng tổng trọng tuổi tác, giúp đời giúp dân thì trọng ở đức hạnh. 5 Nguyên văn dùng chữ thừa long khách: Nghệ văn loại tụ Ӣʂ‫҆؟‬, quyển 40, dẫn Sở quốc tiên hiền truyện ˥ęՕw có chuyện rằng: Tôn Tuấn Ŵ: ‫ ׶‬tự là Văn Anh ʂҲ và Lý Nguyên Lễ ʿЁ cùng lấy con gái thái thú. Người đời bảo rằng thái thú Hoàn Thúc TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 51 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • Nguyên ˕ß được con rể quí như được cưỡi rồng. Sau chữ “thừa long” trở thành mĩ tự chỉ con rể. Đỗ Phủ có câu thơ rằng: “Môn lan đa hỉ sắc, Nữ tế cận thừa long” ‫ז׏‬łČ Ҩœŧս&ٰ - Bên cửa tràn đầy sắc vui vẻ, Có con rể quí giống như được cưỡi rồng. (Lí Giám trạch ʿϜŷ) 6 Nhà bên bắc (Bắc đường): Sách Lễ nghi Ёz, thiên Hôn lễ ťЁ viết: “Phụ tẩy tại bắc đường” Ŧ̴ğÆī - Bắc đường là nơi rửa tay của phụ nữ. Kinh Thi, phần Vệ phong ӹ‫آ‬, thiên Bá hề JŒ có câu: “Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bội” ͷǻԱҶ, ԓ˴#ҏ Mao truyện giải thích chữ “bội” nghĩa là “bắc đường”. Câu Kinh Thi nghĩa là: Sao có được cây thảo huyên (thứ cây ăn vào có thể khiến người ta quên đi ưu phiền), để trồng ở mé nhà phía bắc. Về sau, “bắc đường” chỉ chỗ ở của mẹ, nên cũng tượng trưng cho mẹ. 7 Thấm Thủy: Chỉ nơi ở của công chúa. 8 Nguyên văn dùng chữ phản bộ: Vốn chỉ con quạ sau khi trưởng thành, biết ngậm thức ăn về mớm cho mẹ nó ăn. Như trong sách Sơ học kí có bài Ô phú Ͷ՘ (Thành Công Tuy, người đời Tấn) viết: "Sô kí tráng nhi năng phi hề, Nãi hàm thực nhi phản bộ" ٝʌΓѾғ ‫ئּ Œإ‬ѾÞĂ- Con chim non đã lớn có thể bay này, Còn biết ngậm thức ăn về mớm cho mẹ. Sau dùng chữ phản bộ để chỉ việc con cái báo hiếu cha mẹ. 9 Nam cai: Tên một thiên trong Kinh Thi, phần Tiểu nhã. Đây là một thiên chỉ có nhạc mà không có lời. Theo chú giải của Mao truyện ̐w thì nội dung của thiên này nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. 36. Thái liên khúc [Q10. 12a] ȍǗĶ  Bích la tiễn toái thanh khê lộ, Thiến tụ hồng trang đãng chu khứ. Cách thủy tàn hà nhất phiến minh, Loạn nhập hoa thâm bất tri xứ. Thái đắc liên qui cánh khả liên, Liên hoa tuy tá ngẫu do liên. Dữ lang ám hữu tâm đồng ước, Cúng giàng từ vân đại sĩ tiền. ϳѭ±ϲ؋͒դ ҵӾуŜӖҤÚ ‫̌̕׫‬؇΍ʔ *†Ҭ̈́ϫө ֲǻӎ̉ʫéȶ ӎҬ‫׺‬ÕӡΛ֌ ҟ֥ʥʲȅñт [‫ت‬ȭ‫؁‬Ņļ­ TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 52 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Khúc hát hái sen1 [Lá sen như] dải lụa biếc cắt ngang đường nước xanh, Cô gái má đỏ2 khua tay áo hồng hồng3 bơi con thuyền qua lại bập bềnh. Cách sông, ráng chiều tàn, một mảng trời sáng sáng, [Cô gái] lẫn trong đám hoa, không biết đâu vào đâu. Hái được sen mang về lại thương cho sen, Cánh sen tuy rụng, ngó còn tơ vương. Lòng đã ngầm cùng ước hẹn với chàng, Cúng dâng sen này lên trước bồ tát4 từ bi5. 1 Thái liên khúc: Thuộc cựu đề Nhạc phủ, là một trong bảy khúc Giang nam lộng ̚ÏǦ. 2 Nguyên văn hồng trang: Vốn chỉ người phụ nữ trang điểm hết sức rực rỡ. Sau dùng để chỉ chung những cô gái đẹp. 3 Nguyên văn thiến tụ: “Thiến” vốn là tên của một loại cỏ, thân cỏ này màu đỏ có thể dùng làm thuốc nhuộm, nên về sau thường dùng chữ này để chỉ màu đỏ rực rỡ. Thơ Lý Thương Ẩn đời Đường có câu: “Thiến tụ phủng quỳnh tư, Hiệu nhật đan hà khởi” ҵӾɝ αţ, ϔʍ؇ՠ - Tay áo hồng hồng đỡ dáng quỳnh, ánh trời sáng sáng ráng mây đỏ hồng lên (Hoạ Trịnh ngu tặng nhữ Dương vương tôn gia tranh kĩ nhị thập vận þ֪ӫȧ՛ ̙‫ר‬ΡŴƅШŚ.Èؑ). “Thiến tụ” vì thế dùng để chỉ con gái đẹp. 4 Nguyên văn đại sĩ: Từ gọi chung chỉ Bồ tát ӀӜ. 5 Nguyên văn từ vân (Mây lành): (Thuật ngữ Phật giáo) Phật giáo nói lòng từ bi như đám mây lớn che phủ ôm ấp cả trời đất. 37. Tiều phu từ Ō´ǫ Nhật cao trượng ngũ tùng sao hiểu, Phạt mộc đinh đinh tại lâm biểu. Thiên phong xuy lạc nhất thanh ca, Tam thập lục phong thanh vị liễu. Hồi đầu hạ thị cách hồng trần, Hiểm hi chi đồ sầu [Q10. 12b] sát nhân. Phù vân biệt thị sơn trung vật, Khả liên phú quí thử phù vân. ʍ‫ق‬1˄˘ʨ IʺğˈӼ ņ‫آ‬ùӅ҈́ ȋƲ؋ʻ+ ց‫ؚ‬ԍ‫׫‬уĴ ‫׮‬Ƹ#ևȢ̍9 ̽‫¦؁‬ʜƮΏ éȶƍՏ̆̽‫؁‬ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 53 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Bài t v ng i nc i Mặt trời lên cao tới trượng năm thước, buổi sớm hiện trên cành tùng, Chặt củi chát chát1 nơi đầu rừng. Gió trời thổi xuống một điệu ca, Ba mươi sáu đỉnh núi2, sắc xanh chưa tận. Quay đầu cúi nhìn [thấy như] đã cách cõi hồng trần, Con đường lắt lẻo, nỗi sầu muốn chết người. Mây nổi3 riêng là vật trong núi này, Đáng tiếc phú quí như mây nổi này thôi. 1 Nguyên văn phạt mộc đinh đinh: Chữ dùng của Kinh Thi, phần Tiểu nhã, thiên Phạt mộc. 2 Tam thập lục phong: Vốn chỉ núi Thiếu Thất (nay thuộc tỉnh Hà Nam), núi có ba mươi sáu ngọn. Lý Bạch trong bài Tặng Tung sơn Tiêu Luyện sư tự ՛ƶƮ͹ׂDŽǗ có câu: “Dư phỏng đạo Thiếu Thất, Tận đăng tam thập lục phong” ,Ԙ֕ơƁ, ϛώȋƲ Ta đến chơi núi Thiếu Thất, đã trèo qua hết ba mươi sáu ngọn rồi. Ở đây, đồ rằng tác giả mượn thi liệu từ thơ Lí Bạch để nói về sự hùng vĩ của núi (?!) 3 Mây nổi (phù vân): Ở đây dùng để chỉ sự vật không đáng coi trọng, không đáng chú ý lưu tâm. Luận ngữ, Thuật nhi րѾ có câu: “Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân” ѱѾƍՏʉȾŖ̽‫؁‬- Giàu và sang bằng con đường bất nghĩa, đối với ta đáng coi khinh như mây nổi mà thôi. 38. Mục đồng từ Ƅưǫ  Tung hoành dã lạo ngưu hề mãn, Thông thiến khê mao ngưu vĩ đoản. Triêu khu ngưu khứ mộ ngưu qui, Thập lí hàn yên hưởng lô quản. Tiểu ngưu khiêu lương tây phục đông, Đại ngưu trác lập phong vũ trung. Dữ ngưu cơ hàn bất tương xả, Thử thân dĩ hứa chủ nhân ông. ѡ˷ֶ͢Ύէ͗ ӓӊ͒̐ΎƥϬ ʸ‫ػ‬ΎÚʧΎ̉ ÈִƎͻؒӣЪ ƠΎե˖ԈǾ˃ ŅΎÍЛ‫׿آ‬ ҟΎ‫خ‬ƎϠɞ ̆իƿԚ9Ѵ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 54 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Bài t v a tr ch n trâu Ngang dọc khắp đồng sình, vết chân trâu đầy trên đường nhỏ, Cỏ ven khe nước xanh rì, đuôi trâu ngắn ngắn. Sáng lùa trâu đi, chiều trâu về, Mười dặm dài, khói toả lạnh, vang lên tiếng sáo [của trẻ chăn trâu]. Trâu con nhảy nhót bên đông lại bên tây, Trâu lớn lù lù đứng trong mưa gió. Ta cùng ngưu no đói chẳng rời xa, Thân này thuộc cả về ông chủ của ta rồi! 39. Thu tình < Đắc “minh” tự > [Q10. 13a] ƧĴ ùĮÀ Nhật hạ phương sầu vũ, Thu lai kháp trị tình. Trúc quang xâm toạ sảng, Hồ ảnh nhập song minh. Đổ dã yêu du lí, Trang điền khoá lực canh. Thu lai vô hạn hứng, Tùy bút phú nhàn tình. Tr i thu trong tr ʍʈȢ‫׿‬ ЇXȘlʢ П‚^Ģ΋ ͏DZ†Зʔ Ϩֶ֑֟Ƭ Һκԭ¶Ҁ ЇX͸‫ם‬Ҡ ‫׭‬У՘‫ג‬Ȟ o < Làm theo vận “minh” > Ở kinh thành1 đang cơn mưa ảm đạm, Thu đến vừa lúc trời tạnh ráo. Ánh sáng rọi qua hàng trúc lan đến làm nơi ta ngồi thoáng đạt, Ánh sáng soi xuống hồ hắt lên khung cửa sáng sủa. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 55 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Nhìn đồng ruộng như vẫy mời tới dạo chơi, Ngoài trang viên, những người nông dân đua nhau ra sức cày cấy. Thu đến, hứng thơ vô hạn, Phóng bút, kể cảm xúc ngày nhàn. 1 Nguyên văn dùng chữ nhật hạ: Ngày trước thường tôn sùng nhà vua như mặt trời, nên gọi kinh thành - nơi ở của nhà vua là “chỗ dưới mặt trời” (nhật hạ). Tiền Khởi ‫׀‬ՠ viết trong bài Tống Tiết phán quan phó Thục օӛ¥ż՟ӯ: “Biên thùy lao đế niệm, Nhật hạ hàng tài kiệt” ֢‫¿ף‬ǃȌʍ‫ל‬ɉt- Ở biên thùy thì vất vả hoàn thành tâm nguyện của nhà vua, Về nơi kinh thành thì khiến đám anh kiệt phải tâm phục. 40. Bái chiêm ngự mô Chử Hà Nam thư “Thiên tự văn” cung xuyết bạt vĩ ęƞúĝǣş|3{ÀĤĂƻǾØ Văn tứ khâm Nghiêu đức, Thư công ngưỡng Hiệt Hoàng. Thiên ngôn trần phủ toạ, Bát pháp động Khuê mang. Phất tố qui mô hợp, Phi hào thể thế tường. Hạc đầu khoa kính kiện, Long trảo lộ phong mang. Ngọc tước Côn Sơn nhuận, Lan phi Sở trạch hương. Nhất qua hà dụng tá, Lục điểm cánh phi [Q10. 13b] thường. Hảo thượng siêu tiền cổ, Vinh huy cập Hữu Đường. Khởi duyên căng tự hoạ, Thâm vị ái trung lương. Cách bản Vương gia lệnh, Tài liên Tán kị lang. ʂȏ̀įȂ ʬ·E‫ؙ‬ϓ Éԓ‫פ‬٩Ģ ‰̭»ŎҪ ɓчԋ˲ï ‫ف̑إ‬ÀԤ ٜ‫ؚ‬Ԧ¹p ٰ·؈‫ֿ־‬ Π¬ʑƮ͡ Ӧɏ˥ͪ‫س‬ ȼQθj ‹٧ʫ‫؍‬Lj ŕƢա­ä ˫յÝʲă Ձћϩůρ ̈́͵ȨȊҧ ˑʽΡƅC ɉȶɿ‫֥ع‬ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 56 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Diệu tham tam tuyệt bút, śÛяУ Ѷͼ'ֵМ ɗ̆‫ؾ‬ΤՔ Hấp hoán cửu trùng chương. Bái thử li châu tứ, < Đông Pha tạ tứ ngự thư thi nhất chỉ kinh loan hồi phượng tự tụ hữu li châu tam thập tứ > <˃ģԵՔǽʬԡц‫ؼ‬٠ ĖٔůӾʲ‫ؾ‬ΤÈĕ> Trân ư củng bích tàng. ΣʉɘίӠ ʰϣҙӐƨ ŃŃƭņ‚ Hội khan thần phẩu ốc, Dạ dạ chúc thiên quang. Ng l ng bái b i ch phía d Ch c th • pháp “Thiên t Hà Nam2 , sau ó kính c v n1” do nhà vua vi n vi t thêm l ib t theo t xu ng i Văn chương sáng rỡ, mưu lược sâu xa, kính phục đức độ của đế Nghiêu3, Công lao sáng tạo chữ viết, ngước vọng ông Thương Hiệt thời Tam Hoàng4. Nghìn lời phô bày trước bệ rồng5, Bút Khuê6 rạng rỡ sống động7 theo “bát pháp8”. Khi lụa trắng trải ra thì ý tưởng bố cục đã qui hợp, Ngòi bút bay lượn, dáng chữ thật rõ ràng. Đầu hạc9 khoe sức rắn rỏi, Móng rồng10 nhô vuốt nhọn. Óng mướt như ngọc tách ra từ núi Côn Sơn11. Thơm hương như lan mọc lên từ đầm Sở12. Một nét móc mượn làm gì?13 Sáu nét chấm lại càng phi thường14. Giỏi thay, vượt quá cả tiền nhân, Vẻ huy hoàng rực rỡ đạt được như triều Đường15. Hà đâu vì chuộng nét chữ, Thật vì quí bậc trung lương. Thể cách vốn theo Vương gia lệnh16, Lại mến mộ Tán kị lang17. TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 57 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Khéo dự vào tam tuyệt18 bút, Ánh sáng rạng rỡ tụ hội, văn chương của đấng cửu trùng. Bái tạ ân trên ban tặng cho tranh chữ quí giá,19 Nâng niu cất giữ, thật quí hơn ngọc “củng bích20”. Nếu có đến thăm tệ xá của thần, [Sẽ thấy bức tranh chữ] đêm đêm như sáng cùng ánh trời. 1 Thiên tự văn: Vua Vũ Đế nhà Lương thời Nam triều muốn các vương tử học theo chữ của Vương Hi Chi, đã sai Chu Hưng Tự a• sưu tầm các mẫu thiếp chữ của Vương Hi Chi, ghép thành một bài văn có vần, câu bốn chữ một, tổng cộng đúng một nghìn chữ. Về sau, người ta làm các thiếp chữ mô phỏng theo Vương Hi Chi dựa trên “thiên tự văn” do Chu Hưng Tự sưu tầm, và cũng gọi các mẫu thiếp chữ đó là “Thiên tự văn”. Chẳng hạn mẫu thiếp “Thiên tự văn” của Trí Vĩnh, của Âu Dương Tuần, Ngu Thế Nam, Chử Toại Lương, của Tôn Cao Đình, Trương Húc… 2 Tức Chử Toại Lương (596 - 658): Tự Đăng Thiện, người Dương Địch, tỉnh Hà Nam, người đời cũng gọi ông là Chử Hà Nam. Là người ngay thẳng, ông đã khẳng khái can gián vua Đường Cao Tông khi nhà vua phế truất Hoàng hậu Vương thị, lập Vũ Tắc Thiên. Sau, Vũ hậu đày ông đi làm thứ sử Ái Châu; ông uất phẫn mà qua đời. Toại Lương là người giỏi văn sử, giỏi chữ lệ và chữ khải. Lúc nhỏ, ông theo học Ngu Thế Nam, lớn lên học theo chữ Vương Hi Chi. Khi Đường Thái Tông mua lại những thiếp chữ cũ của Vương Hi Chi, việc giám định thật giả đều do Toại Lương đảm nhận. 3 Nguyên văn văn tứ: Sách Kinh Thư, thiên Nghiêu điển có câu: “Đế Nghiêu viết Phóng Huân, khâm, minh, văn, tứ, an an” ǃįʩɺ½̀ʔʂȏŹŹ- Đế Nghiêu tên gọi là Phóng Huân, nói về đức của ngài thì cung kính (khâm), thông minh (minh), văn chương sáng rỡ (văn) mà mưu lược sâu xa (tứ); ngài tự nhiên thư thái mà chẳng gì phải gắng gượng (an an). 4 Nguyên văn Hiệt Hoàng: Có lẽ chỉ Thương Hiệt e‫ؙ‬, theo truyền thuyết, là người sáng tạo ra chữ viết của Trung Hoa. Thương Hiệt là sử quan của Hoàng Đế ٥ǃ, một trong Tam Hoàng ϓ (Ba vị đế vương đời Hoàng, một trong nhiều thuyết về Tam Hoàng là chỉ Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế) 5 Phủ toạ: Vốn viết là ٩Ǜ. "Phủ" tức cái "phủ ỷ ٩Ɇ" - tức bức bình phong có hình hoa văn đặt sau chỗ ngồi của nhà vua. Vì thế "phủ toạ" là chỉ chỗ ngồi của nhà vua. 6 Sao Khuê: Là một trong nhị thập bát tú, chủ về văn chương, tượng trưng cho văn học, cũng dùng như một mĩ từ chỉ những sự vật liên quan đến nhà vua. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 58 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 7 • Sống động (động): Thuật ngữ của Thư pháp. Đậu Kí К (người đời Đường) viết trong Tự cách ůˑ: “Như dục bôn phi viết động” Ŗ˾ő‫إ‬ʩ» - Bút lực khiến chữ viết như muốn bay lượn thì gọi là “động” (sống động). 8 Bát pháp: Thuật ngữ của Thư pháp, chỉ “Vĩnh tự bát pháp”. Là phương pháp viết chữ chân (chính khải), lấy các nét cấu thành chữ “vĩnh ̖” làm ví dụ. Có 3 thuyết bàn về “Vĩnh tự bát pháp”: 1) Thuyết của Trương Húc trong Mặc trì thiên ĸ̛а. 2) Thuyết của nhà sư Trí Vĩnh trong Thư uyển tinh hoa ʬҮҾӁ. 3) Thuyết của Sái Ung, Vương Hi Chi. Thuyết này được Lý Phổ Quang chép trong Tuyết Am bát pháp ‫؀‬ǝ‰̭. 9 Đầu hạc (hạc đầu): Tức “hạc thư ٜʬ” hay “hạc đầu thư ٜ‫ؚ‬ʬ ”, một kiểu thức của thư pháp. Tiêu Tử Lương ӗŭҧ viết trong Cổ kim triện lệ ä>Я‫ױ‬, phần Văn thể ʂ‫ف‬: “Hạc đầu thư dữ yển ba thư, câu chiếu bản sở dụng, tại Hán tắc vị chi xích nhất giản, phảng phất hộc đầu, cố hữu kì danh” ٜ‫ؚ‬ʬҟm̯ʬdԜ˅Ʉθğ͜«Գ#Ƥ д‫ؚ٘مك‬ɻʲòLối chữ “đầu hạc (hạc đầu)” và lối chữ “sóng rạp (yển ba)” đều là những lối chữ dùng trong chiếu biểu của nhà vua … lối chữ hao hao giống đầu chim hồng nên có tên như vậy. Cũng nhiều khi “hạc đầu” là chỉ riêng cách viết nét chấm trong thư pháp. 10 Vuốt rồng (long trảo): Tức “long trảo thư”, một kiểu thức của thư pháp. Tương truyền, Vương Hi Chi đời Tấn có lần uống rượu rồi cầm bút viết chữ, chữ viết chỉ chấm điểm như vuốt rồng. Sau gọi kiểu viết chữ như vậy là “long trảo thư”. “Long trảo” cũng có khi được dùng để chỉ riêng cách viết nét hất móc trong thư pháp. 11 Ngọc tước ra từ núi Côn Sơn: Côn Sơn tức núi Côn Lôn (ƳƴƮ - Ngọn núi ở vùng Tân Cương, Tây Tạng). Tương truyền núi Côn Lôn có loại ngọc quí. Về sau người ta dùng chữ “ngọc núi Côn” (Côn ngọc ƳΠ) để tỉ dụ với những thứ đẹp đẽ. Ở đây, dùng hình ảnh ngọc núi Côn để so sánh với chữ viết. 12 So sánh hương thơm của mực như hương thơm của hoa lan đầm Sở. Đỗ Mục, Lí Cam thi ŁƌǬ viết: “U lan tư Sở trạch, Hận thủy đề Tương chử” é^ÿŋţāř“Ŵ Ű- Hoa lan nhớ đầm Sở, Dòng nước uất hận rên rỉ bến Tương. 13 Nét móc: Chỉ nét “qua ȼ”, là một nét cơ bản theo Vĩnh tự bát pháp. Tương truyền vua Đường Thái Tông ăŇŻ khi luyện chữ, viết chữ “qua” hay bị hỏng. Một lần, vua viết đến chữ “tiễn č”, vì nét “qua” mà chữ viết hỏng. Ngu Thế Nam ӫÏ cầm bút viết thêm chữ “tiễn” rồi đưa cho Ngụy Trưng ‫ي‬ȁ xem. Ngụy Trưng nói cả bức viết, duy có chữ “tiễn” là khí lượng không như thật. 14 Sáu nét chấm: (Chưa rõ) Có lẽ là sáu cách viết nét chấm (trong Thư pháp). 15 Hữu Đường: Tức triều nhà Đường (618-907). TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 59 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 16 Vương gia lệnh: “Lệnh” là tên một chức quan. “Vương gia lệnh” tức ông quan lệnh nhà họ Vương, ở đây có lẽ chỉ cha con Vương Hi Chi ΡѲ# (Khoảng 321-379), Vương Hiến Chi ΡΝ# (344-386). Vương Hi Chi là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn. Con thứ bảy của ông là Vương Hiến Chi làm quan đến chức Trung thư lệnh, nên còn được gọi là “Vương đại lệnh”, từ nhỏ theo cha học thư pháp, lớn lên cũng trở thành một nhà thư pháp rất có tên tuổi. Về sau người ta thường nhắc tới thư pháp “nhị Vương .Ρ” tức là chỉ thư pháp của cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi. 17 Tán kị lang: Tên một chức quan, ở đây chỉ Chung Diêu ‫׃‬Ѥ (Khoảng 151-230). Ông người nước Ngụy, thời Tam Quốc, từng giữ chức Tán kị lang. Là một thư pháp gia nổi tiếng, người sau tôn sùng thường gọi chung về ông và Vương Hi Chi là “Chung Vương ‫׃‬Ρ”. 18 Tam tuyệt: Chỉ ba tài nghệ siêu việt. Có nhiều thuyết nói về “tam tuyệt”. Chẳng hạn người ta tôn xưng Cố Khải Chi ‫ؠ‬ȫ# đời Tấn có tam tuyệt là “tài tuyệt ɉя”, “hoạ tuyệt σя”, “si tuyệt ύя” hoặc Trịnh Kiền ֪Ө đời Đường có tam tuyệt là “thi ԡ, thư ʬ, hoạ ρ”. Hoặc có khi lại nói tới “tam tuyệt” để chỉ ba tài năng xuất chúng của ba người cùng thời, như đời Đường có “tam tuyệt” là văn Vương Lãng Ρʶ, thư Lương Hộc ˖٘, chữ khắc của Chung Diêu ‫׃‬Ѥ. Có lẽ chăng ở đây, tác giả mượn cách nói “tam tuyệt” để chỉ Vương Hiến Chi, Chung Diêu (hai nhân vật được nhắc đến trong câu thơ trên) và Chử Toại Lương (là nhân vật chính được nói tới trong bài thơ) (?!) 19 Cuối câu này có nguyên chú: “Tô Đông Pha viết bài tạ ơn vua ban cho bức tranh chữ “kinh loan hồi phượng”, có ba mươi tư chữ quí.” Nguyên Tô Đông Pha có thơ tạ ơn vua như sau: “Thương nhan bạch phát cánh sinh quang, Tụ hữu li châu tam thập tứ” ӌ‫؞‬ ϐ‫`ل‬ζ‚Ӿʲ‫ؾ‬ΤÈĕ (Nét mặt xanh xao, mái tóc bạc như có sức sống trở lại, Trong tay áo đã có ba mươi tư chữ quí vua ban), lại có lời tự chú thích rằng: “Thần sở tứ thi tịnh đề mục cập thần tính danh phàm tam thập tứ tự” ҙɄՔԡ‫؝‬ϞÝҙşò› Èĕů (Thơ thần được vua ban, cả đề mục và tên họ của thần ghi trong đó, tất cả là ba mươi tư chữ). Về chữ li châu - vốn có nghĩa là ngọc quí. “Li châu” là ngọc đeo ở cổ của con li long dưới đáy biển. Có được vật này là rất quí báu nên dùng chữ này để chỉ người tài hoặc vật quí báu. (Xem thêm chú thích 4 - bài 19) 20 Củng bích: Chỉ ngọc quí, vật quí báu. Tả truyện, Tương Công, năm 28: “Dữ ngã kì củng bích” ҟȾɘί - Ban cho tôi ngọc củng bích. Sớ có lời chú giải rằng: “Củng, vị hợp lưỡng thủ dã. Thử bích lưỡng thủ củng bão chi, cố vi đại bích” ɘԳïˆɈ(̆ ߈Ɉɘɐůɻ͵Ņί - “Củng” là hai tay khum khum úp vào nhau. Ngọc phải dùng hay tay khum vào để bưng thì là ngọc lớn. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 60 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 41. Dạ tập, thính song ngoại vũ thanh thậm giai, xá đệ Tập Chi chúc phú (nhân đồng Thạch Trai tác) < Đắc “chi” tự > [Q10. 14a] °ȢŽƬ®ȥªƍNNjî2.ÚǶ˜‰ơĥM ùŅÀ Đáo song hàn cổ dạ lai trì, ¨ЗƎ٪ŃX֚ ͖̌҈҈ҊЋ $Ɗ֠χմLӆ ƚ֌ȍʇъŖѐ ėõ̸̕ΨǦ þȾ‫ق‬ЇСˉ Tàn trích thanh thanh thính bất di. Sạ mật hoàn sơ khinh tự diệp, Tương liên hốt đoạn tế như ti. Nhân quân lưu thủy cầm tam lộng, Hoà ngã cao thu địch nhất chi. <Dž‫ד‬Ə-> <Tịch gian thực sự> Chính hảo đương diên phùng kích bát, ̅ŕτЧ֋ɲѫ ֜˸ӗ‫͵أ‬vԡ Nhiễu diêm tiêu táp vị thôi thi. êm nay t em T t p, nghe ti p Chi nói ta làm th ng m a r i ngoài song c a th (nhân cùng Th ch Trai1 làm bài th < Làm theo vận “chi” > Đến bên song cửa, tiếng trống canh lạnh lùng, đêm dần đến, Giọt mưa còn rớt lại nhỏ từng tiếng từng tiếng, nghe mãi không ngừng. Lúc mau lúc thưa, nhẹ như lá, Đang liên miên bỗng đứt đoạn, mảnh như là sợi tơ. Nhân đây, bác gảy ba khúc nhạc2 tuyệt diệu như nước chảy3, Hoà với một điệu sáo trong trẻo như khí trời thu4 của ta.5 Vừa hay đang cuộc tiệc, mọi người cùng gõ bát, Quanh mái nhà, tiếng gió loạt xoạt vì giục giã ta làm thơ6. t hay, này) TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 61 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 1 Thạch Trai: (Chưa rõ) 2 Nguyên văn dùng chữ tam lộng: Khúc nhạc chia từng đoạn, một đoạn gọi là “lộng”. 3 Nguyên văn dùng chữ lưu thủy: Tức nước chảy. Sau để tả trạng thái liên miên không dứt như nước chảy. 4 Nguyên văn dùng chữ cao thu: Vốn chỉ khí trời mùa thu trong trẻo. Thơ Tạ Diêu (nhà thơ thời Nam Tề) có câu: “Cao thu dạ phương tĩnh, Thần cư túc thả thâm” ‫ق‬ЇŃʈ، ϹƦҌ̈́- Khí trời thu trong trẻo, đêm đang yên tĩnh. Nơi tinh thần ta trú đậu càng răn dè càng nghiêm cẩn. 5 Cuối liên thơ này nguyên chú viết: “Đây là việc thật trong cuộc tiệc hôm đó”. 6 Nguyên văn cuối câu 7 dùng chữ kích bát, cuối câu 8 dùng chữ thôi thi: Thời Nam Tề, Cảnh Lăng Vương và Tiêu Tử Lương, các buổi tối, thường tụ tập đám học sĩ cùng nhau xướng hoạ. Lại đặt ra lệ thắp nến sáng, khắc lên thân nến thành từng khúc, cứ mỗi lúc nến cháy hết một khúc thì phải làm xong thơ tứ vận (bốn vần). Tiêu Văn Đạm nói: “Đốt hết một khúc nến mới xong một bài thơ tứ vận thì có gì là khó?”. Tiêu Văn Đạm nghĩ ra cách gõ bát, gõ một tiếng, tiếng vừa dứt thì phải có thơ. Nhân chuyện này, về sau người ta dùng chữ “kích bát thôi thi” (gõ bát giục làm thơ) để tả cảnh tượng của những cuộc tụ họp xướng hoạ thi phú. 42. Hồ thượng đãi nguyệt đắc tam thủ - Bài I ų!÷ĸù ȴ c Đãi nguyệt nam hồ hồ thượng đình, Nhiễu đình hồ thủy trạc lai thanh. Hôn vân hốt quyển hồ đông giác, Tài kiến hi vi sổ điểm tinh. Ch tr ng trên h ǶʱÏ͏͏7 ֜7͏ͯ̕X؋ ʕ‫؁‬ȍɟ͏˃Ԑ ѪԊЌȀʁ٧ʘ - Bài 1 Chờ trăng phía nam hồ, đình trên hồ, Nước hồ quanh đình vẩn đục lại trong xanh. Đám mây mờ bỗng nhiên vén góc hồ phía đông, Lúc ấy mới thấy được vài chấm sao sa li ti lấp lánh. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 62 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 43. Hồ thượng đãi nguyệt đắc tam thủ - Bài II [Q10. 14b] ų!÷ĸù ȴ c6 Lục chử sương lưu bạc mộ hàn, ӏ͊؆̸ӘʧƎ ַӮƙDZ՞ȀͰ ξΑ‫»آ‬пп֭ Șʲ‫إ‬XϐΠϝ Kim xà xạ ảnh tẩu vi lan. Lưu lê phong động lân lân tửu, Kháp hữu phi lai bạch ngọc bàn. Ch tr ng trên h - Bài 2 Sương đọng trên bến nước xanh bàng bạc buổi chiếu tối lạnh lạnh, [Dòng sông] như con rắn vàng phản chiếu ánh sáng, đẩy sóng nước đi chậm chậm. Gió động như thìa “lưu lê1” khoắng vào rượu trong, Vừa lúc có mâm ngọc trắng2 bay lên. 1 Lưu lê: Là cái thìa cơm. Chữ dùng trong Hán thư, thiên Hung Nô liệt truyện ÄŔ£w: “(Hàn) Xương, (Trương) Mãnh, dữ Thiền Vu cập đại thần câu đăng Hung Nô Nhược Thủy Đông Sơn, hình bạch mã, Thiền Vu dĩ Kính Lộ đao, kim lưu lê nhiễu tửu…” ʓΚÎ /ÝŅҙdώÄŔԾ̕Ʈ¢ϐ‫ؿ‬Î/Dǵդ ַξΑɚ֭… - Hàn Xương, Trương Mãnh và Thiền Vu cùng các đại thần đều bước tới Nhược Thủy, Đông Sơn của Hung Nô giết ngựa trắng ăn thề, Thiền Vu dùng bảo đao Kính Lộ, dùng thìa lưu lê vàng để quấy rượu. 2 Mâm ngọc trắng (bạch ngọc bàn): Chỉ mặt trăng. Lí Bạch, Cổ lãng nguyệt hành äʶ ʱӷ có câu thơ: “Thiếu thời bất thức nguyệt, Hô tác bạch ngọc bàn” ơʝԸʱüT ϐΠϝ- Lúc nhỏ không biết đó là mặt trăng, Thường gọi đó là mâm ngọc trắng. 44. Hồ thượng đãi nguyệt đắc tam thủ - Bài III ų!÷ĸù Nhất trản hàn đăng vong dạ thâm, Bán sinh đê thủ vị trầm ngâm. Thỉnh quân thí khán hồ tâm nguyệt, Diệu xứ ưng tòng thử ngoại tầm ȴ c  ϚƎ΁ȉŃ̈́ ÌζO‫̡͵ز‬ö ԯõԠϣ͏ȅʱ śөȹǼ̆Łƞ TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 63 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Ch tr ng trên h • - Bài 3 Một ngọn đèn lạnh, quên rằng đêm đã khuya, Nửa đời cúi đầu trầm tư suy nghĩ. Xin bác thử xem trăng nơi đáy nước, Những ý niệm uyên áo1 thì hãy cầu tìm bên ngoài [sách vở kinh điển]. 1 Nơi ý niệm uyên áo (diệu xứ): Thế thuyết tân ngữ ԫʆԨ, phần Văn học ʂŶ: “Tư Mã thái phó vấn Tạ xa kị: “Huệ Tử kì thư ngũ xa, hà dĩ vô nhất ngôn nhập huyền?” Tạ viết: “Cố đương thị diệu xứ bất truyền”.”í‫ص‬ŇsĈԵխ ȡŭʬ1խQD͸ԓ† Ξ Եʩ ɻτʜśөw - Tư Mã thái phó hỏi Tạ xa kị rằng: Năm xe sách của Huệ Tử, tại sao chẳng có lời nào để hiểu được những ý niệm vi diệu? Tạ nói: Thế nên mới bảo nơi ý niệm uyên áo thì chẳng cần nói ra lời. 45. Phú đắc nguyệt chiếu băng trì < Đắc “thanh” tự > ǶùĸſhŜ ùůÀ Phiến nguyệt sơ cao chiếu, Từng băng sạ kết thành. Linh lung song dạng tịnh, Thượng hạ nhất ban thanh. [Q10. 15a] Triệt để hàn tăng đống, Liên không lãnh bội minh. Ảnh hàm kim kính tịnh, Quang xạ tuyết đào khuynh. Tra dục thông Ngân Hán, Kiều ứng thướng Ngọc kinh. Viễn sa mê túc lộ, Đoạn ngạn thất lưu huỳnh. Thố thoát hình nan yểm, Hồ nghi thính phục kinh. Nhãn hoa thùy bất huyễn, Hung thứ tỉ lai bình. ΍ʱ¤‫ͽق‬ ƫ–$юȽ ΢β‫˳׻‬ ҥ͉ ȃǘƎķ˜ ֌Ж—fʔ DZ÷ַ‫ׇ̓‬ ‚ƙ‫ͮ؀‬x ˮ˾։ֺ͜ ˵ȹΠ6 ̤֘ւƇٟ ʇưŊ̸ӳ ҕǮ‫׾‬ɧ ΖψҊǾ‫ؼ‬ ϥҬԬϤ Ғ˽̏XǍ TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 64 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Làm th l y “Tr ng chi u trên h b • ng1” < Làm theo vận “thanh” > Mảnh trăng mới đầu chiếu trên cao, Tầng băng đột nhiên kết thành. Song song hai hình cùng lóng lánh, Trên và dưới đều trong ngần. Ở tận đáy nước, nước lạnh thêm đóng băng, Trên không trung, trăng lạnh càng sáng bội phần. Bóng trăng trên hồ ngậm mảnh gương vàng tinh nguyên, Ánh trăng phản chiếu trên lớp sóng tuyết dập duềnh. Bè nổi muốn trôi thông đến sông Ngân Hán2, Cây cầu phải bắc đến cửa trời3. Bãi cát xa xa, [ánh sáng] làm lờ mờ đám cò ngủ qua đêm, Từng khúc sông đứt đoạn, [ánh sáng] làm những con đom đóm mất ánh lập loè. [Ánh sáng trong đêm tạo nên] những hình thù như con thỏ nhanh chân lẩn trốn4 rất khó chụp lại, [Những hình thù đó khiến ta] nghi ngờ, lắng nghe lại thấy kinh hoàng. Mắt hoa mờ, ai không bị huyễn hoặc, Rồi trong ngực mới thấy yên yên. Chưa rõ lấy đề từ bài thơ của ai. Diệp Quí Lương ‡Ánj thời Đường cũng có bài thơ Phú đắc Nguyệt chiếu băng trì: 1 Ȧ­9qĢʼn½ĸļ8žXƎƣūƶǍŶƋŜ ²ȇȀƪǥškõǩƭŪȧƈŖôſUȕ‰Ǧ ƗŤÎRjǢ—°ǿÄǯþé¦ Ȗ$Ƿýȟ 2 Sông Ngân Hán: Tức sông Ngân (Ngân Hà ֺ̦), chỉ dải sáng màu trắng nhờ vắt ngang bầu trời, do các ngôi sao li ti họp thành, thường nhìn thấy trong những đêm trời quang. 3 Nguyên văn dùng chữ Ngọc kinh: Ngụy thư ‫ي‬ʬ, phần Thích Lão chí ֳѻȈ có viết: “Đạo gia chi nguyên, xuất ư Lão Tử, kì tự ngôn dã, tiên thiên địa sinh, dĩ tư vạn loại. Thượng xử Ngọc kinh, hạ tại Tử vi, vi phi tiên chi chủ.” “Ngọc kinh” chỉ cửa trời. Thơ Lí Bạch, Lư sơn dao kí Lư thị ngự hư chu ǢƮԶƉǢZǽӪҤ có câu: “Dao kiến tiên nhân TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 65 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* thái vân lí, Thủ bả phù dung triều Ngọc kinh” ֗ԊB9і‫؁‬ԁ, ɈɍҫӍʸΠ6 - Vọng trông tiên nhân trong mây ngũ sắc, Tay cầm đoá phù dung hướng về cửa thiên đình. 4 Những con thỏ nhanh chân lẩn trốn (thố thoát): Ý nói lẩn trốn rất nhanh. Tô Bá Hành ӤJӺ (người đời Minh) trong bài Huyền đàm cổ kiếm ca Ξͣäµ́ có câu thơ: “Thần quang thố thoát phi tuyết sương, Bảo khí long đằng quán tiêu hán” Ϲ‚ ҕ‫؀إ‬؆, ƕ̔ ٰ‫غ‬Վ‫ ͜؃‬- Ánh sáng thần diệu như thỏ nhanh chân lẩn trốn bay qua tuyết sương, Bảo khí như rồng bay vút xuyên lên trời cao. 46. Thu tiêu yến tập tửu lan mạn hứng hoạ hữu nhân vận ƧÈ Ǩƀ ȢȌȚŸa‘ƒ@Ȫ  Hồi đăng thiêm tửu vị cừ ương, Bệnh giác kim tiêu kiện thắng thường. Khẳng khái Sở ca lai ẩm trướng, Chiêu diêu Hán xí thụ từ dương. Yên như lưu thủy hàn xâm toạ, Vân chức khinh sa nguyệt [Q10. 15b] chiếu lương. Hào hứng kịch truy Bình Lạc yến, Kiến An phong cốt quĩ Trần vương. T h t p y n m ng lan man, ho êm mùa thu, khi cu v n th c ab ց΁͈֭ʻ͋ʼn ϊԏ>Ƅp¾Lj ȴȱ˥́X‫ة‬dž ɖɮ͜NJ˴ԝɪ ͻŖ̸̕Ǝ^Ģ ‫؁‬ѥմхʱͽ˰ ՄҠ³քǍ˯Լ ǥŹ‫ـآ‬Ȫ‫פ‬Ρ c r u s p tàn, c m n Thắp lại đèn, rót thêm rượu, [bệnh tật rồi] cũng chưa thể chết ngay được1, Ốm đau mà đêm nay cảm thấy khoẻ hơn bình thường. Cảm khái vì khúc ca nước Sở, [Hạng Vũ] dậy uống rượu trong trướng2, Cờ Hán phô trương, [Hàn Tín] nói lớn [hẹn lúc phá Triệu xong sẽ họp nhau ăn tiệc]3. Khói như nước chảy4, giá lạnh dồn đến chỗ ngồi, Mây dệt tấm lụa mỏng, trăng chiếu trên cột nhà. Hào hứng vui say cuộc tiệc Bình Lạc5, [Khiến cho] phong cốt Kiến An6 cũng phải thẹn thùng với Trần vương7. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 66 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 1 • Nguyên văn dùng chữ vị cừ ương (vị cự ương): Bài Tạp thi ‫׼‬ԡ III của Đào Tiềm (đời Tấn) có câu: “Nghiêm sương kết dã thảo, Khô tụy vị cự ương” ē؆юֶҶ, ˊȜʻ ֞ʼn. (ʻ֞ʼn = ʻԛʼn) - Sương lạnh bám lấy cỏ nội, Cỏ nội tuy khô héo nhưng cũng chưa hẳn đã chết ngay được. (Đọc là cừ trong vị cự ương là đọc theo thói quen và để cho hiệp vận) 2 Câu thơ nhắc đến hoàn cảnh Hạng Vũ ؔѳ trong đêm trước trận đánh Cai Hạ Ħ. Sử kí, Hạng Vũ bản kỉ ؔѳʽс kể rằng: “Hạng Vương đóng quân ở Cai Hạ, binh ít, lương hết! Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng Vương nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở (Sở ca), Hạng Vương liền kinh hoảng nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở đông như thế?” Đang đêm, Hạng Vương thức dậy, uống rượu trong trướng (ẩm trướng). Có mĩ nhân thường đi theo tên là Ngu, có con ngựa thường cưỡi tên là Chuy, Hạng Vương đau đớn cảm khái (khẳng khái) làm bài thơ: “Sức nhổ núi, khí trùm đời. Ngựa Chuy chùn lại bởi thời không may! Ngựa sao chùn lại thế này? Nàng Ngu, biết tính sao đây hỡi nàng?” (ȫƉf¨£"bÖȰ׌f‚ǮPbš.ģ ȏ°ȘŚf–ȨƕŋŏȫƉ,±Ąĵ ŚƕÝùŋ0ıLŋ@.¯1ȫƉp °Ǻȱá(Ĺǀ@ŠǟäèBȸȶŠȺäȹ.ĦıȫƉ,ăŏĊĉlj* Ǭĵ wėÛ]Řƙ%ī#r]Ⱥ#ȉȺ#ȉ] ŇLǟ]ǟ]ŇǒL). Ở đây, ý thơ chủ yếu nhằm đến khía cạnh các cuộc rượu của tiền nhân. 3 Sử kí, Hoài Âm hầu liệt truyện Ⱥ‫]ע‬£w chép khi Hàn Tín ؏b đem quân đánh Triệu, dò biết Triệu khinh suất, mới bầy kế, một mặt cho toán quân giả thua dụ Triệu ra khỏi thành, mặt khác, cho quân nhân cơ hội tiến vào thành của Triệu, nhổ cờ của Triệu, dựng cờ đỏ của Hán. Trước trận đánh, lại bảo bọn tì tướng, quân sĩ ăn cơm lót lòng thôi và hẹn: “Hôm nay phá quân Triệu xong sẽ họp nhau ăn tiệc”. Quả nhiên, Triệu trúng kế của Hàn Tín, bị quân Hàn Tín đánh cho đại bại. Câu thơ này nhắc đến một cuộc tiệc khác của tiền nhân. 4 Nguyên văn dùng chữ lưu thủy: (Xem chú thích 3 / tr.61 ) 5 Bình Lạc: Tên một cửa cung thời Hán (nay thuộc thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam). (Xem thêm chú thích 7 bên dưới) 6 Kiến An phong cốt: Chỉ phong cách văn chương hào sảng của các văn nhân thời kì Kiến An (cuối Hán đầu Ngụy) như cha con Tào Tháo ʭɳ, bảy văn nhân đất Nghiệp Trung là Khổng Dung ŮӲ, Trần Lâm ‫פ‬Χ, Vương Xán Ρо, Từ Cán Ǹǒ, Nguyễn Vũ ‫י‬Ϋ, Ứng Dương ȹά, Lưu Trinh ´˦… 7 Trần vương: Tức Tào Thực ʭˠ (192 - 232), được phong tước Trần vương. Tào Thực từng viết trong bài Danh đô thiên ò֨а hai câu thơ: “Qui lai yến Bình Lạc, Mĩ tửu đấu thập thiên” ̉XƃǍ˯Ѯ֭ʃÈÉ - Đến yến tiệc ở Bình Lạc, rượu ngon đáng giá vạn TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 67 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* tiền. Sau, Lí Bạch cũng nhắc lại nhân vật Trần vương và cuộc tiệc Bình Lạc trong bài Tương tiến tửu: “Trần sinh tích thời yến Bình Lạc, Đấu tửu thập thiên tứ hoan hước” ‫פ‬ζ ʗʝƃǍ˯ʃ֭ÈÉȓ̃Դ - Thuở trước, Trần vương mở yến ở Bình Lạc, Rượu vạn đồng một đấu mặc sức vui uống nô đùa. 47. Đề kê bộ sồ đồ Ȭɀ’ȣ Xích trách nga nga vũ tử trầm, Dẫn sồ tiềm địa hướng hoa âm. Khả liên vi ý duyên cầu hoạt, Vô phục chuyên trường đố địch tâm. tranh gà m m mm ՝ljƱƱѳщ̡ ǩ‫͠׸‬ĠôҬ‫ע‬ éȶȀȦћ̷̗ ͸Ǿƛıřʀȅ i cho gà con Mào đỏ ngất ngưởng, lông tía bóng bảy, Dẫn lũ gà con ẩn vào khoảng đất dưới bóng hoa râm. Đáng thương ý nó cẩn thận, vì mong cầu được sống, Chứ chẳng đâu mang lòng riêng giữ một khoảnh đất để đối chọi với ai. 48. Hán Cao Tổ ŚȼƤ  Sở lai ước pháp duy tam nhĩ, Bất thị sát nhân năng nhất chi. Linh Bích phong lôi tiêu bá [Q10. 16a] khí, Tân Thành cảo tố thức vương sư. Dĩ thiên hạ dưỡng di Phong hiếu, Trọng cố nhân giao hệ Bái tư. Độc thị cung tàng cao điểu tận, Thiên thu do thặng thử vi từ. i Nguyên bản viết chữ ̥ - một cách viết giản nét của chữ ؄ ɄXт̭Ƞ҃ ď̍9ғ# ؊ĺ‫ֽ؂آ‬؉̔ ʆĨџчԸΡDŽ Dņ‫ت‬ЋՂű ֵɻ94ѧ؄ iȏ ΜʜǨӠ‫ْق‬ϛ ÉЇΛ°̆Ȁպ • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 68 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Hán Cao T • 1 Ước pháp được đưa ra duy chỉ có ba điều2, Chẳng ham giết người thì có thể nhất thống thiên hạ3. Ở Linh Bích4, cuồng phong sấm sét tiêu tan khí bá vương, Ở Tân Thành, mặc đồ tang trắng xưng là quân đội phò tá thiên tử5. Dâng cả thiên hạ để làm tròn đạo hiếu6 [với cha] ở đất Phong7, Coi trọng mối tri giao với cố nhân mà luôn nhớ về đất Bái8. Riêng có việc khi chim bay cao đi hết thì cung tốt bị cất vào bao9, Là chút lời chê trách còn dư lại đến nghìn đời sau. 1 Hán Cao Tổ: Tên thật là Lưu Bang ´֤, tự là Quí; người ấp Phong, quận Bái nên còn gọi là Bái công ؄Š. Ông là vị vua đầu triều Tây Hán . 2 Nguyên văn ước pháp duy tam nhĩ: Tức chỉ ước pháp tam chương. Sử kí, thiên Cao Tổ bản kỉ ‫ق‬ϸʽс chép: Tháng 10 năm thứ nhất nhà Hán (207TCN), Bái Công (tức Hán Cao Tổ) đã tiêu diệt được Tần. Khi đến đóng quân ở Bá Thượng, Bái Công triệu tập các vị phụ lão và những người thân hào ở các huyện đến nói: “$ǮPƸWZ`ǂƉ.ò Ɖ`($ƂǁƸŠ ƯDŽĿ@ǂœH@‚ƚĖƿ(Ngô dữ chư hầu ước, tiên nhập Quan giả vương chi, ngô đáng vương Quan Trung. Dữ phụ lão ước, pháp tam chương nhĩ: Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội) Ta cùng chư hầu giao ước ai vào Quan Trung trước thì người ấy làm vua. Vậy ta phải làm vua ở Quan Trung. Ta cam kết với các vị phụ lão giản lược pháp luật và ba điều mà thôi: Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì theo tội mà xử.” 3 Đây vốn là lời Mạnh Tử trả lời Lương Tương Vương ˖ԆΡ. Khi ông vua nước Lương này hỏi trong thiên hạ thời buổi nay, ai có thể thống nhất được thiên hạ, Mạnh Tử trả lời: “Bất thị sát nhân năng nhất chi” ď̍9Ѽғ#- Chẳng ham giết người thì có thể thống nhất thiên hạ. (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương thượng ˖ȡΡ) 4 Linh Bích: Tên huyện, nay thuộc tỉnh An Huy. Khoảng giữa năm thứ hai nhà Hán (206TCN), Hạng Vũ đánh một trận lớn với quân Hán ở phía đông Linh Bích, thuộc Bành Thành. Trong trận này, quân Hán bị giết nhiều, cha và vợ của Lưu Bang bị quân Sở bắt đem đi (Xem thêm Sử kí, Cao Tổ bản kỉ) 5 Tân Thành: Tên huyện, nay thuộc tỉnh Hà Bắc. Tháng hai năm thứ hai nhà Hán (206TCN), Lưu Bang đến Tân Thành, các bô lão ở Tân Thành báo tin Nghĩa Đế chết. Tại đây, Lưu Bang đã nhân cớ báo tang trả thù cho Nghĩa đế, để triệu tập chư hầu đánh Hạng Vũ. (Xem thêm Sử kí, Cao Tổ bản kỉ) TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 69 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • 6 Nguyên văn dĩ thiên hạ dưỡng: Chữ dùng của sách Mạnh Tử Ųŭ, Vạn Chương thượng ӄМ: “Hiếu tử chi chí, mạc đại hồ tôn thân, tôn thân chi chí, mạc đại hồ dĩ thiên hạ dưỡng.” űŭ#ҜҼŅ%ƝԎ ƝԎ#ҜҼŅ%Dņ‫ت‬- Người con tròn đạo hiếu không gì lớn bằng việc khiến cha mẹ được tôn kính, để cha mẹ được tôn kính, không gì bằng đem cả thiên hạ dâng lên phụng dưỡng cha mẹ. 7 Phong: Tên đất. 8 Bái: Tên đất. Đất Bái là đất phát tích, đất khởi nghiệp của Hán Cao tổ Lưu Bang. 9 Cung tàng cao điểu tận: Ý nói thái độ dùng người một cách bạc bẽo, dùng xong việc thì bỏ. Câu thơ nhắc đến lời Hàn Tín trách Lưu Bang. Sử kí, Hoài Âm hầu liệt truyện chép rằng khi Hàn Tín tiếp kiến Hán vương ở đất Trần, nhà vua vì nghe lời đồn Hàn Tín có ý làm phản nên sai người trói Hàn Tín lại. Tín nói: “Đúng như người ta nói “Thỏ khôn chết thì chó săn giỏi bị nấu, chim cao hết thì cung tốt bị giấu, nước địch bị phá thì mưu thần hết đời”. Thiên hạ đã bình định thì ta bị nấu chín là đáng lắm.”  ńǒ@Ǩ ƇYœnjƆ= ȼȿ×njíǝĠœƢǰLj< ²"ÝÃțò=- Quả nhược nhân ngôn, giảo thố tử, lương cẩu phanh, cao điểu tận, lương cung tàng, địch quốc phá, mưu thần vong. Thiên hạ dĩ định, ngã cố đương phanh! ) 49. Thu thủy Ƨř  Thu thủy trường vô cạnh, Không giang tự uất bình. Viễn kiêm thiên nhất sắc, Trừng tẩm nguyệt song thanh. Yên tự ngư phàm một, Hàn đường lộ ảnh minh. Vọng dương sầu tích thủy, Ba lãng đẩu nhiên kinh. N Ї̕‫׎‬͸О Ж̚LͿǍ ֘’ņҨ ͧ̿ʱ‫͉׻‬ ͻ͘͝ǂ̢ ƎIJٟDZʔ ʷ̳ȢД̕ ̯̼‫ן‬ͺ‫ؼ‬ c mùa thu Nước mùa thu dài hơn mọi thứ, Sông vắng tựa như bằng phẳng. Xa xăm kia, trời nước một màu, Nước trong như xâm lấn đến trăng, trăng nước cả hai cùng thanh khiết. TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 70 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Cánh buồm của người đánh cá chìm trong bến sông đầy khói, Bóng cò sáng sáng trên đê lạnh. Vọng nhìn ra bể, nước như ứ lại thảm thê, Con sóng nước, bỗng nổi lên nỗi kinh hoàng. 50. Thu sơn [Q10. 16b] ƧÛ  Thảo mộc tiệm hoàng lạc, Thu dung tiên mãn san (sơn). Nhất ngân bình viễn ngoại, Kỉ điểm hữu vô gian. Ẩn kỉ hoàn như thụy, Đương li hảo cộng nhàn. Cánh thùy kham nại cửu, Chung nhật đối sàn nhan. Ҷʺ͞٥Ӆ ЇƆ͗Ʈ ϋǍ֘Ł Ǖ٧ʲ͸‫ד‬ ‫֠šװ‬Ŗϧ τкŕ‫ג‬ ʫԬĮѿ! ьʍƟŵ‫؞‬ Núi mùa thu Cỏ cây dần tàn phai1, Dung nhan của mùa thu sớm đã phủ khắp núi. [Núi như] một vệt phẳng ngoài chốn xa xa, [Cảnh sắc như chỉ] mấy điểm chấm phá thấp thoáng. Tựa ghế2 dường như ngủ, Bên bờ rào giậu3 mà dễ gì an nhàn. Ai có thể chịu lâu được, Suốt ngày đối mặt với núi vời vợi cao . 1 Nguyên văn dùng chữ hoàng lạc: Kinh Lễ, thiên Nguyệt lệnh, phần về tháng mùa thu viết: “Thị nguyệt dã, thảo mộc hoàng lạc, nãi phạt tân vi hôi” ʜʱ(Ҷʺ٥Ӆ I ӝ͵ͳ- Tháng mùa thu, cỏ cây héo úa rồi rụng dần, cho nên chặt cây làm củi đốt. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 71 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* 2 Nguyên văn dùng chữ ẩn kỉ trong thiên Tề vật luận ٬Ώ԰ của sách Trang Tử Һŭ: “Nam Quách Tử Cơ ẩn kỉ nhi toạ, ngưỡng thiên nhi khư, doanh yên tự tang kì ngẫu Ï֧ŭ є‫šװ‬ѾĢEņѾĒϗͷLϏ҂- Nam Quách Tử tựa kỉ (ghế) ngồi ngửa lên trời hà hơi, thơ thẩn như mất lứa đôi. (Dẫn theo bản dịch của Nhượng Tống) 3 Hình ảnh “bờ giậu” gợi nhớ tới Đào Tiềm, ông tổ của thơ điền viên. Bài Ẩm tửu ‫֭ة‬ số 5 của Đào Tiềm có câu: “Thái cúc đông li hạ, Du nhiên kiến nam sơn” ֲҿ˃вȚ ͺԊÏƮ - Hái cúc ở giậu phía đông, Thanh thản trong núi phía nam. Hình ảnh “hái cúc bờ giậu phía đông” về sau tượng trưng cho cuộc sống điền viên sơn thủy. 51. Thiết trâm hoạ bích ứng chế < Đắc “trâm” tự > ȓƲƐ¨ëu ùƲÀ Đế nữ tân cần kiệm đức khâm, Khước phao vân mấn sự trừu trâm. Cung trung dĩ chiếu y thường thức, Toạ hữu hoàn minh quyến mẫu tâm. Lương ngọc cửu sai phi vị bảo, Minh châu tứ thốn cự huy kim. Thuần phong tự khả di kiêu tục, Bất độc khuê môn phụng tác châm. i ǃœոÁ|Ȃ̀ Öɕ‫ن؁‬-ɒе ƂƿͽӻԄǧ Ǜëֻ֠νπȅ ҧΠ'ָ i‫͵؍‬ƕ ʔΤĕƖԛɬַ ͅ‫آ‬қéЋͨa Μ‫׏ה‬ōTЬ Nguyên bản nhầm tự dạng, chữ vốn viết là R" Ph ng m nh hoàng th ng làm bài th “Dùng trâm s t v lên vách1” < Làm theo vận “trâm” > Các công chúa chịu khó, cái đức cần kiệm đáng kính phục, Thế mà xoã tóc mây bỏ việc gài trâm. Trong cung đã có qui định về trang phục, [Lấy trâm gài đầu] khắc bài minh lên ghế ngồi bên phải2, [là để nhắc nhở] lòng lo việc ruộng nương. • TuÇn Cai biÖt thù thi sao * QuyÓn 10 • 72 *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* Ngọc đẹp chín thoa không phải vì của báu, Hạt châu bốn tấc há chỉ để sánh với vàng? Thuần phong vốn có thể di dời tục xấu, Chẳng riêng trong chốn khuê phòng mới làm bài châm3. 1 Đại Nam thực lục chính biên ŅÏƑǭ, quyển 22 chép: “Vua (tức Tự Đức) ban hai bài thơ “Châm sắt viết chữ lên tường” cho các công chúa. Lúc bấy giờ, vua nghe thấy các công chúa nhiều người chuộng xa xỉ, khoe mẽ, mỗi khi gặp thuyền nước Thanh đem hàng lại thì mua nhiều vật lạ, không biết tiếc tốn của. Cho nên vua dùng việc tiết kiệm của Hán Dương công chúa trong sách đời Đường ra đầu đề [Sách Đường thư, đời Đường Văn Tôn, Hán Dương công chúa thường dùng cái châm sắt viết số thuế ruộng thái ấp lên tường], sai Thái Trưởng công chúa là Vĩnh Trinh, An Mĩ công chúa là Huy Nhu làm bài dâng lên. Nhân thể vua làm bài thơ ấy ban cho các công chúa, là dạy việc tiết kiệm đấy”. Nguyên chú bài thơ ngự chế của vua Tự Đức cũng ghi việc này. Bài thơ ngự chế như sau: Bài 1 ͜‫|ר‬ȂäX̀LjԖκЈθ‫׊‬еώόҰ֋αм͑Ѧկъ٧лϋ̈́ ֠ƚҡʴ͵‫ה‬ЮՁΐĐԓϵœЬȬȾΡŢϒԍɼNϣǯЪʹҭؐ Bài 2 ñʓΤѷϛֽ̠؋ê֝ҭΜ‫׊‬еԛθѝњ‫؜‬ՐNj҄‫؝‬٦ʖʖξȅ Ź˫ȉռ-ÁұΛʬʱöϭaȪR‫؍‬äҰ͸ŖNjѵʍǬ̈́ 2 Người xưa thường khắc bài minh lên chỗ ngồi bên phải, bài minh thường có nội dung răn dè, khuyến chừng, nhắc nhở, nhân đó gọi là toạ hữu minh. 3 Bài châm: Thể văn chương có nội dung khuyến chừng, răn dè, cảnh giới. [Q10. 17a] Tuần Cai biệt thự thi sao quyển thập chỉ. ǿ‫¦מ‬ĶԡɌÔÈ̄ (Quyển 10 thuộc tập Tuần Cai biệt thự thi sao hết) Nam Ưng Hinh Mạnh Minh tập đính. μҘ‫ش‬ŲʔնԔ (Con trai là Ưng Hinh, hiệu Mạnh Minh biên tập, hiệu đính) • PHỤ LỤC 3 Bảng tra từ ngữ cho 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10 - Tuần Cai biệt thự hợp tập Với công tác khảo sát, phiên dịch, chú giải, giới thiệu trọn vẹn một đối tượng (là quyển thơ 10), chúng tôi thấy một bảng tra đầy đủ về từ ngữ là rất quan trọng cho những người quan tâm. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành làm danh sách tra cứu từ ngữ này. Hoàn thành công việc trên đây, chúng tôi đã tham khảo, tra cứu các tài liệu ở phần Danh sách tài liệu tham khảo như đã trình bày. Bảng tra được xếp ABC theo cách đọc Hán Việt của các đơn vị từ ngữ, với các thông tin sau: (1). Cách đọc Hán Việt (2). Chữ Hán (3). Tần số xuất hiện (4). Nghĩa của từ, ngữ. (5). Vị trí từ, ngữ trong bài, dòng. Đối với những từ, ngữ có hơn một nghĩa, thì chữ số nằm trong < > thể hiện số lần xuất hiện của từ, ngữ ở từng nghĩa khác nhau. Ở phần giải thích nghĩa, khi cần thiết, có dẫn theo từ ngữ liên hệ (Dấu hiệu nhận biết là các kí hiệu viết tắt như: X. ! xem, Xt. ! xem thêm, Cn. ! cũng như). B ả ng Tra T ừ Ng ữ Tuần Cai Biệt Thự Thi Sao Quyển chi Thập - ‡öIdãO%M Hoàng Tứ Tử Hồng Y Quân Bác trứ Ã[p°6XNÝ (Sáng tác của Hoàng tử thứ tư Hồng Y, tự là Quân Bác) M ụ c l ụ c B ả ng tra A- B C D-Đ E-G H K L M 3 4 9 16 24 25 32 38 44 N O-Ô P-Q S T U-Ư V X-Y Canh Thân (1860 / 27 tuổi) - Cổ kim thể: 51 bài ▫ Độ dài văn bản : 2476 ▫ ▫ Số chữ khác nhau Số đơn vị từ ngữ đưa vào bảng tra : 1102 : 1509 46 52 53 59 62 84 85 87 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 • a- *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* • a-â ! ác Ȕ (2) X. ác thủ ȔDz 25.01, 31.18 ▫ ác thủ ȔDz (2) Nắm tay nhau. 25.01, 31.18 ! ai Ý (1) Bi thương. 13.02 ! ai ÿ (2) Bụi. X. trần ai Čÿ, phù ai ˏÿ. 23.08, 31.03 ! ái Ǖ (1) Yêu, yêu quí. 40.16 ! anh Ћ (1) X. anh hùng Ћԣ 26.07 ▫ anh hùng Ћԣ (1) Người tài giỏi kiệt xuất hơn người. 26.07 ! ảnh ƣ (7) 1. Bóng, tức là hình của vật thu được hoặc nhìn thấy được do ánh sáng phản xạ lên bề mặt của vật. X. nhân ảnh 7 ƣ, hoa ảnh Їƣ, lộ ảnh սƣ. <6> : 18.05, 28.01, 32.03, 43.02, 45.07, 49.06 2. Bóng mặt trời <1> : 39.04 ! ám ɉ (1) Ngầm, kín đáo, không để cho người ngoài biết. 36.07 ! an ł (1) X. Kiến An phong cốt ƛłՉգ 46.08 ! án ɲ (1) X. kỉ án †ɲ 18.06 ! âm Ԕ (7) 1. Không mưa, không nắng gọi là âm. X. âm ế Ԕϝ <1> : 4.05 2. Bóng râm, chỗ mặt trời không soi tới. X. tùng âm ɥԔ, đồng âm ɳԔ, hoa âm ЇԔ. <5> : 1.01, 1.01, 2.02, 10.04, 47.02 3. X. Sơn Âm <1> : 9.04 ▫ âm ế Ԕϝ (1) Âm u, tả vẻ không mưa không nắng, không có ánh sáng. 4.05 ▫ âm âm ԔԔ (1) Tả vẻ âm u, như chỗ dưới tán cây, không có mặt trời chiếu tới. 1.01 ! ẩm Ր (2) Uống, thường chỉ chung cho ăn uống, có khi chỉ riêng uống rượu. 32.08, 46.03 ▫ ẩm hoà ՐÜ (1) Chữ dùng của sách Trang Tử ВĹ, thiên Tắc dương ’ԙ: “Cố hoặc bất ngôn nhi ẩm nhân dĩ hoà” ȣǫѡϡ ՗7@Ü - Cho nên hoặc khi chẳng nói mà cho người được “uống” hoà bình. Có lời chú rằng: “Nhân các tự đắc, tư B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 • a- *Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh HiếuPhùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu*Phùng Minh Hiếu* ẩm hoà hĩ, khởi đãi ngôn tai!” 7ÏϷ ƭȭՐÜͩ҈ƨѡß - Người ta tự mình cảm thấy thoải mái, ấy là “ẩm hoà” (uống được sự hoà), há còn phải đợi nói ra nữa hay sao? Như vậy, vốn ý chỉ làm thế nào để cho người ta “tự đắc” mà “ẩm hoà”, nhưng về sau văn chương thường dùng theo nghĩa đội ơn trạch của nhà vua mà chúng dân được “ẩm hoà”. 32.08 ▫ ẩm trướng Րƃ (1) Uống rượu dưới trướng. Xt. Sở ca ɿʛ 46.03 ! ân DŽ (2) 23.06, 30.01 ! ẩn ԡ (1) Dựa, tựa vào. 50.05 ▫ ẩn kỉ ԡ† (1) Dựa vào ghế, dựa vào kỉ án. Chữ dùng trong thiên Tề vật luận օ̛Ѹ của sách Trang Tử ВĹ: “Nam Quách Tử Cơ ẩn kỉ nhi toạ, ngưỡng thiên nhi khư, doanh yên tự tang kì ngẫu ²ӜĹξԡ†ϡ ýAěϡí͗̃Hé}ϤNam Quách Tử tựa kỉ (ghế) ngồi ngửa lên trời hà hơi, thơ thẩn như mất lứa đôi. 50.05 Ơn huệ, ân nghĩa. b ! ba ˄ (4) Sóng nước. Sóng nhỏ gọi là ba, sóng lớn gọi là lan ˽. X. hồi ba Ҽ˄, ba lãng ˄ˎ. 3.04, 6.11, 7.01, 49.08 ▫ ba lãng ˄ˎ (1) Sóng nước. 49.08 ! bá Դ (1) Đứng đầu một nước chư hầu thời cổ đại gọi là bá, cũng chỉ bá vương nói chung. 48.03 ! bác • (1) X. bác trác •ã 27.08 ▫ bác trác •ã (1) Từ tượng thanh, tả tiếng gõ cửa. 27.08 ! bạc ˂ (1) • Dừng, đậu lại, (thuyền) neo lại. 9.01 ! bạc Λ (1) Cái rèm cửa. X. châu bạc ̬Λ. 10.05 ! bạc Ю (3) 1. Mỏng mảnh, trái với dày. <1> : 27.04 2. Nhạt nhẽo, màu nhạt nhạt. X. bạc mính ЮɊ <1> : 16.04 3. Xâm vào, gần đến lúc. X. bạc mộ Ю ɋ <1> : 43.01 ▫ bạc mính ЮɊ (1) Hoàng hôn bảng lảng. 16.04 ▫ bạc mộ Юɋ (1) Xâm vào lúc tối, lúc gần tối. 43.01 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! bách ɬ (1) Cây bách. Thứ cây to, cùng loài với cây thông. X. tùng bách ɥɬ. 6.05 ! bách ͑ (1) Trăm, một trăm. 21.06 ! bạch ͐ (6) 1. Sắc trắng, tinh sạch, sáng sủa đều có thể gọi là bạch. <5> : 6.06, 17.03, 31.12, 31.15, 43.04. 2. X. Thái Bạch Ĝ͐. <1> : 26.01 ▫ bạch liên xã ͐Фͳ (1) Cũng gọi là Liên xã. Nhà sư Huệ Viễn đến dựng chùa Đông Lâm ở núi Lư vào khoảng năm Đông Tấn, niên hiệu Thái Nguyên thứ chín (Năm 384). Năm thứ nhất niên hiệu Hưng Nguyên (402), nhà sư Huệ Viễn cùng Huệ Vĩnh, Huệ Trì và một số nhà sư khác cùng tu hành theo phép cầu “vãng sinh tịnh độ ƥ̻ ˔ù” (tu cầu được về nơi Phật ở). Vì trong chùa có một hồ rất nhiều sen trắng nên nhân đó gọi tập hợp những người tu hành ở đây là Bạch Liên xã. 31.15 ▫ bạch ngọc bàn ̨͐͜ (1) Chỉ mặt trăng. Lí Bạch, Cổ lang nguyệt hành có câu thơ: “Thiếu thời bất thức nguyệt, Hô tác bạch ngọc bàn” ţɄ ѿɔÛN̨͐͜- Lúc nhỏ không biết đó là mặt trăng, Thường gọi đó là mâm ngọc trắng. 43.04 ▫ bạch nhật ͐ȵ (2) Mặt trời, mặt trời trắng. 6.06, 17.03 ▫ bạch vân ͐Ԭ (1) Thuật ngữ Thiền lâm. Lấy cái tự tại của mây trắng để ẩn dụ với con người tự do tự tại, không nê chấp, không vướng víu; b 5 cũng có ý chỉ người ẩn dật. Cảnh Đức Truyền đăng lục, q.14 (Đại ngũ nhất, Tam linh cửu 309 hạ): “Đạo ngộ vấn: “Như hà thị Phật pháp đại ý?” Sư viết: “Bất đắc bất tri”. Ngộ viết: “Hướng thượng canh hữu chuyển xử dã vô?” Sư viết: “Trường không bất ngại bạch vân phi”.” ӋLJä ĨLɃM˃ĚǓ Ƃ ɍ ƭͪLJɍ ÔɏɕҲо% ̄ Ƃɍ ӿ·Ͳ͐ԬՌ 31.12 ! bái ȁ (1) Lạy, bái tạ. 40.21 ! bái ȳ (1) Thứ cờ diềm điểm nhiều màu sặc sỡ như hình cánh chim, đuôi chim, cờ thường cắm trước xe quân sự. X. hoàn bái ӗȳ. 32.03 ! bái ԯ (1) Tên đất. Đất Bái là đất phát tích, đất khởi nghiệp của Hán Cao tổ Lưu Bang. 48.06 ! ban Ѐ (2) X. nhất ban Ѐ 14.15, 45.03 ! bàn ͜ (3) 1. Cái mâm. Phàm vật dụng nông, vành rộng thì đều có thể gọi là bàn. X. bạch ngọc bàn ̨͐͜. <1> : 43.04 2. Uốn lượn quanh co, vòng quanh. <2> : 4.02, 34.05 ! bản ɞ (2) Vốn, nguyên là, vốn dĩ. 30.04, 40.17 ! bán ® (1) Một nửa. 44.02 ▫ bán sinh ®̻ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Nửa đời người. Ước lệ chỉ một thời gian khá dài trong đời một con người. 44.02 ! bạn G (2) Bạn. Làm bạn. X. ngẫu bạn fG. 20.08, 29.03 ! bạng п (1) Con trai, trong thịt trai có chất nhớt dính tích mãi thành ra ngọc trai. 19.06 ▫ bạng thai пϮ (1) Chỉ ngọc trai. Người xưa tin rằng trai sản ra ngọc như phụ nữ mang thai, có liên quan đến việc trăng tròn trăng khuyết. Cao Thích, Hoạ Hạ Lan phán quan vọng Bắc Hải tác thi có câu thơ: “Nhật xuất kiến ngư mục, Nguyệt viên tri bạng thai” ȵˆљխ͝ɔöͪп Ϯ - Mặt trời lên nhìn thấy mắt cá, Trăng tròn biết trai đã mang thai ngọc. 19.06 ! bao ¥ (1) Bao bọc, bao trùm. 30.05 ! báo Ĉ (1) Báo đáp, đền đáp. 30.01 ! bảo ř (1) Của báu. 51.05 ! báo ҍ (1) X. tạ báo ѽҍ 9.02 ! bát v (2) (Số đếm) Tám. 26.05, 40.04 ▫ bát pháp v˃ (1) Thuật ngữ của Thư pháp, chỉ “Vĩnh tự bát pháp”. Là phương pháp viết chữ chân (chính khải), lấy các nét cấu thành chữ “vĩnh ʮ” làm ví dụ. b 6 40.04 ▫ bát trận vԓ (1) Tức bát trận đồ. Đây là một mô hình bố trí đội hình và binh lực tác chiến trong phép binh thời cổ đại. Tương truyền, "bát trận đồ" là của Gia Cát Lượng. Tam Quốc Chí, phần Thục, Gia Cát Lượng truyện: "Suy diễn binh pháp, tác bát trận đồ" ȏ˩|˃Nvԓ÷Gia Cát Lượng phát huy tư tưởng binh pháp, sắp xếp ra bát trận đồ. 26.05 ! bát ϐ (1) Cái bát. X. kích bát țϐ. 41.07 ! bắc ¨ (2) Phía bắc, hướng bắc. 24.07, 35.07 ▫ bắc đường ¨ă (1) Sách Lễ nghi, thiên Hôn lễ viết: “Phụ tẩy tại bắc đường” Ĵˈú¨ă - Bắc đường là nơi rửa tay của phụ nữ. Kinh Thi, phần Vệ phong, thiên Bá hề có câu: “Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bội” ̃ƭѹЏ, ѡʍ ϭ - Mao truyện giải thích chữ “bội” nghĩa là “bắc đường”. Câu Kinh Thi nghĩa là: Sao có được cây thảo huyên (thứ cây ăn vào có thể khiến người ta quên đi ưu phiền), để trồng ở mé nhà phía bắc. Về sau, “bắc đường” chỉ chỗ ở của mẹ, nên cũng tượng trưng cho mẹ. 35.07 ! băng ‚ (4) 1. Nước ngưng kết lại, ngưng đọng lại gọi là băng. Cũng tức là băng tuyết, chỉ sự mát mẻ. X. băng điệm ‚Σ. <3> : 5.05, 19.04, 45.02 2. Sắc trắng tinh khiết. X. băng hoàn ‚ ΰ. <1> : 24.02 ▫ băng điệm ‚Σ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Tấm chiếu mát mẻ. 5.05 ▫ băng hoàn ‚ΰ (1) Là một thứ dệt từ tơ, rất mỏng mảnh, sắc trắng như tuyết. 24.02 ! bằng ɖ (1) Bạn bè. 35.10 ! bất  (25) (Từ phủ định) Không, chẳng. 1.08, 2.07, 5.03, 6.07, 6.15, 10.02, 12.04, 13.04, 14.03, 21.01, 22.06, 24.04, 25.07, 27.03, 29.01, 31.02, 31.08, 31.16, 33.03, 36.04, 38.07, 41.02, 45.15, 48.02, 51.08 ▫ bất cảm Ȧ (1) Không dám, chẳng nên. 29.01 ▫ bất dị Ⱦ (1) Khó, không dễ. 31.02 ▫ bất phân Š (1) Không dự liệu, không lường trước. 5.03 ▫ bất tỉnh ͠ (1) Không nhìn thấy, không kiểm soát được. 2.07 ▫ bất túc ң (1) Không đáng giá. 31.16 ! bế Ԃ (1) Khép, đóng (cửa), trái nghĩa với khai (mở cửa). 2.05 ! bệnh ͋ (1) Sự đau ốm. 46.02 ! bi lj (1) Đau thương, bi thảm. 6.13 ! b 7 bị я (2) 1. Cái chăn, cái mền. X. Khương bị įя. <1> : 1.02 2. Bao trùm, phủ trùm. <1> : 22.02 ! bích Đ (1) X. Linh Bích ԵĐ. 48.03 ! bích ̵ (1) Ngọc bích. X. củng bích Ȃ̵. 40.22 ! bích ͱ (5) Sắc xanh biếc. 1.08, 2.06, 5.06, 17.07, 36.01 ▫ bích sa lung ͱαΨ (1) “Lung” là cái lồng. “Bích sa lung” chỉ cái lồng có lụa biếc, dùng để phủ lên đồ vật, có ý nâng niu, giữ gìn đồ vật. Đời Đường, có người tên là Vương Bá ̩Ș, thuở nhỏ nghèo khổ, thường đi ở nhờ trong Mộc Lan viện, chùa Huệ Chiêu (thuộc Dương Châu). Các nhà sư thường có ý coi khinh. Lớn lên, Vương Bá hiển vinh, một lần về thăm chùa xưa, thấy mấy câu thơ mình đề trên vách tường thuở trước được người ta lấy lụa biếc phủ lên. Ông nhân đó có làm mấy lời thơ rằng: “Nhị thập niên lai trần bộc diện, Như kim thủy đắc bích sa lung” +ªƊQČșԹ, Ĩ;ĮƭͱαΨ Hai mươi năm bụi bặm bám đầy, Đến nay mới được phủ lụa biếc. Lại có thuyết nói rằng, thời Tống, Ngụy Dã լ Ө và Khấu Chuẩn Œˡ có lần cùng nhau ngao du đến tăng xá phủ Hiệp, cả hai người đều có đề thơ tại đó. Lần khác, lại cùng nhau đến đây chơi, thấy thơ đề của Khấu Chuẩn được người ta lấy lụa biếc phủ lên, thơ của Ngụy Dã thì không. Lúc ấy, có đứa con hát đi theo hầu bèn nhanh tay lấy vạt áo phủi hết bụi trên bức vách có thơ đề của Ngụy Dã. Ngụy Dã bèn có câu thơ rằng: B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 “Nhược đắc thường tương hồng tụ phất, Dã ưng thắng tự bích sa lung” Њƭƅ Ŝίюǽ, %Ǥ @ͱαΨ - Nếu đã được tay áo của người đẹp phủi bụi cho rồi, thì còn hơn cả được phủ lụa biếc. 1.08 ! biên ә (4) Bên cạnh, ở ven. 2.08, 7.03, 18.06, 8.03 ! biển ǯ (1) Nhỏ dẹt. 8.03 ▫ biển chu ǯϿ (1) Cái thuyền con. Sử kí, thiên Hoá thực truyện chép rằng Phạm Lãi sau khi rửa được cái nhục Cối Kê đã “cưỡi thuyền nhỏ đi ngao du sông nước” (#ǯϿˏ ȱʲ˟ - Thừa biển chu phù ư giang hồ). 8.03 ! biến Ӊ (1) Khắp, khắp lượt. 10.08 ! biệt  (1) Đặc biệt, riêng biệt. 37.07 ! biều ̸ (1) Bầu rượu. Vỏ bầu dùng để đựng rượu, đựng nước gọi là biều. 6.10 ! biểu ь (1) Bên ngoài, mé ngoài. X. lâm biểu ɨь. 37.02 ! bình ũ (1) Bức bình phong. X. hoạ bình ͅũ. 10.06 ! bình Ɖ (5) 1. Bằng phẳng. X. uất bình ̊Ɖ. <3> : 22.03, 49.02, 50.03 2. Sự gì trong lòng yên ổn, không rối loạn gọi là bình. b 8 <1> : 45.16 3. X. Bình Lạc Ɖʈ <1> : 46.07 ▫ Bình Lạc Ɖʈ (1) Tên một cửa cung thời Hán (nay thuộc thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam). Xt. Trần vương Ԗ̩. 46.07 ! bình ̹ (1) Cái bình. Có khi dùng như một lượng từ, như tửu nhất bình ӡ ̹ - một bình rượu. 25.06 ! bồ Р (2) 1. Cỏ bồ, lá non của cỏ bồ có thể ăn được, lá già dùng làm chiếu, làm quạt hay làm túi bọc đồ. X. cô bồ ИР <1> : 18.05 2. X. y bồ thực CРՍ <1> : 31.16 ! bổ ѓ (2) Bù vào chỗ thiếu, bổ sung thêm vào. 31.13, 35.13 ▫ bổ thiên ѓě (1) Vá trời. Truyền thuyết thần thoại Trung Quốc có chuyện Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời xanh. Sau dùng chữ “bổ thiên” để chỉ công lao cứu thế giúp đời. 31.13 ! bộ à (1) Cho ăn, bú mớm cho, chỉ công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. X. phản bộ Áà. 35.11 ! bốc ³ (1) X. bốc trúc ³Ρ 17.05 ▫ bốc trúc ³Ρ (1) Chọn đất cất nhà. 17.05 ! bội [ (1) Gấp bội, gấp lên nhiều lần. B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 45.06 ! bổn ̓ (1) Cái sọt đựng đất. 6.16 ! bút Ε (2) b 9 Vốn chỉ cái bút viết, một trong "văn phòng tứ bảo" (bút, nghiên, giấy, mực). Dùng bút để viết để vẽ nên "bút" còn có nghĩa là bút pháp. X. tam tuyệt bút κ Ε, tùy bút ԞΕ. 39.08, 40.08 c ! ca ʛ (6) 1. Ca hát. X. tái ca ҭʛ. <3> : 18.07, 22.08, 33.02 2. Khúc hát, bài hát. X. khải ca ‡ʛ, Sở ca ɿʛ. <3> : 32.04, 37.03, 46.03 ▫ ca đài vũ tạ ʛϹϾʄ (1) Chỉ nhà biểu diễn ca múa, bao gồm cả thính đường. Tân Khí Tật (người đời Tống) trong Giá hiên từ - Vĩnh ngộ lạc Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ có câu: “Vũ tạ ca đài, phong lưu tổng bị vũ đả phong xuy khứ” ϾʄʛϹՉˋσя ԪǴՉÙ¼ - Đài ca lầu hát, vẻ phong lưu đã bị mưa gió dập vùi hết cả rồi. 33.02 ! các Ï (1) Đều, mỗi cái, từng cái. 20.01 ! cách ɰ (1) Thể cách, thể thức. 40.17 ! cách Ԝ (3) Ngăn cách, ngăn giữa hai cái, không để cho thông nhau gọi là cách. 27.07, 36.03, 37.05 ▫ cách lân Ԝӟ (1) Như cách bích ԜĐ, chỉ hàng xóm láng giếng. 27.07 ! cai ѭ (1) Bao quát hết thảy, thấu suốt. 23.06 ! cai Ԑ (1) X. Nam Cai ²Ԑ 35.13 ! cam ̺ (1) X. cam tâm ̺ƴ 21.04 ▫ cam tâm ̺ƴ (1) Khoái ý, cam lòng, bằng lòng. 21.04 ! cảm ǖ (1) Cảm kích, cảm tạ. 30.01 ! cảm Ȧ (1) Dám, nên. X. bất cảm Ȧ. 29.01 ! can & (1) Khô, cạn. 28.04 ! can ɟ (1) X. lan can ʕɟ 28.01 ! cán ȸ (1) Buổi chiều, lúc mặt trời lặn. X. tiêu cán ŋȸ. 32.02 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! cán ˌ (1) Tẩy rửa. 21.07 ! cảng ˜ (1) Cảng, nơi tàu bè có thể vào neo đậu. X. cảng khẩu ˜Å 9.01 ▫ cảng khẩu ˜Å (1) Cửa biển. 9.01 ! canh / cánh ɏ (5) canh: Canh giờ, một đêm chia làm năm canh, mỗi canh giờ tương đương với 2 tiếng đồng hồ. <1> : 2.03 cánh: Lại, lại thêm. <4> : 25.08, 36.05, 40.12, 50.07 ! canh ϣ (1) Cày ruộng, làm ruộng. X. lực canh › ϣ. 39.06 ! cảnh č (1) Cảnh giới, cõi. 31.02 ! cạnh ΐ (1) Ganh đua. 49.01 ! cao έ (1) Tên một loại bánh dùng bột gạo làm thành. 21.08 ! cao ϴ (1) Đất phì nhiêu, đất tốt gọi là cao. 22.04 ! cao ե (5) Trên cao, cao, trái với "thấp". X. cung tàng cao điểu tận ƞжեձ͛ 16.02, 37.01, 41.06, 45.01, 48.07 ▫ cao thu եͽ (1) Vốn chỉ khí trời mùa thu trong trẻo. Thơ Tạ Thiêu (nhà thơ thời Nam Tề) có c 10 câu: “Cao thu dạ phương tĩnh, Thần cư túc thả thâm” եͽĘȰԷʹŧϫ ˕- Khí trời thu trong trẻo, đêm đang yên tĩnh. Nơi tinh thần ta trú đậu càng răn dè càng nghiêm cẩn. 41.06 ! cảo υ (1) Một loại vải the mỏng. X. cảo tố υγ 48.04 ▫ cảo tố υγ (1) Áo tang, cũng chỉ mặc áo tang, để tang. 48.04 ! cát ˜ (1) Cắt, chia cắt. X. cát cứ ˜Ȝ 26.06 ▫ cát cứ ˜Ȝ (1) Chia cắt lãnh thổ để chiếm giữ và lập chính quyền riêng. Xt. tam phân cát cứ Š˜Ȝ 26.06 ! cát Ñ (1) X. Lý Trường Cát ɠӿÑ 27.05 ! căng ͨ (1) Mến chuộng. 40.15 ! câm ͷ (1) Kiềm chế được, đương nổi. 21.02 ! cầm ̰ (2) 1. Đàn cầm, loại đàn dài ba thước sáu tấc, căng bẩy dây. <1> : 10.05 2. Đánh đàn. <1> : 41.05 ! cần £ (1) Cần cù, siêng năng. X. tân cần ҳ£ 51.01 ! cận ҹ (1) Gần. X. cận lai ҹQ B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 16.07 ▫ cận lai ҹQ (1) Gần đây. 16.07 ! cấp ƿ (1) Gấp gáp. 6.01 ! cập ¿ (1) Đến, đạt đến. 40.14 ! cầu ʯ (2) Tìm cầu, mong cầu, xin. 12.02, 47.03 ! cẩu ̢ (1) Con chó. X. cẩu đạo ̢͙ 33.06 ▫ cẩu đạo ̢͙ (1) Giả làm chó đi ăn trộm. Sử kí, Mạnh Thường Quân liệt truyện chép: Tề Mân Vương năm 25, vua Tề sai Mạnh Thường Quân sang Tần. Ban đầu, vua Tần có ý mến mộ, cho Mạnh Thường Quân làm tướng. Sau có người gièm pha, vua Tần không trọng dụng Mạnh Thường Quân, lại cho bắt giam. Mạnh Thường Quân nhờ Hạnh Cơ (người thiếp yêu của vua Tần) nói giúp. Hạnh Cơ Mạnh Thường Quân tặng cho áo lông cừu trắng. Nguyên Mạnh Thường Quân có một chiếc áo lông cừu trắng, đáng giá nghìn vàng, có thể coi là độc nhất vô nhị, nhưng khi vào Tần, Mạnh Thường Quân đã dâng tặng cho Tần vương. Mạnh Thường Quân chưa biết làm sao, hỏi khắp các môn khách, bấy giờ có người có thể giả làm chó trộm (cẩu đạo) nói rằng có thể đi lấy lại áo cừu trắng. Đêm đó, người ấy giả làm chó, vào chỗ cung cấm Tần vương cất giấu áo cừu trắng lấy lại áo đem về. Có áo cừu trắng, Hạnh Cơ nói giúp Mạnh Thường Quân với vua Tần mà vua Tần thả cho Mạnh Thường Quân về. c 11 33.06 ! châm Ξ (1) Bài châm, viết chữ vào giấy hay khắc gỗ treo trong phòng ở để có ý nhắc nhở, răn dè. 51.08 ! chẩm ɧ (1) Cái gối. X. chẩm qua ɧǨ 32.01 ▫ chẩm qua ɧǨ (1) Gối trên vũ khí mà ngủ, ý nói đến sự cảnh giác cao độ. 32.01 ! chấn ȅ (1) Chấn chỉnh. X. chấn lữ ȅȲ 32.07 ▫ chấn lữ ȅȲ (1) Chỉnh đốn quân đội. Vốn là chữ lấy từ Kinh Thư, Đại Vũ mô: “Ban sư chấn lữ” ̭ƂȅȲ - Thế là [Vũ] chỉnh đốn quân sĩ, đưa toàn quân quay về. 32.07 ! chấp Ă (1) Giữ gìn. X. ngự kim chấp cổ Ư;ĂÆ 22.05 ! châu Ÿ (2) Ngày xưa nhân thấy có núi cao, sông dài mới chia đất ra từng khu, lấy núi sông làm mốc, gọi các khu đất đó là "châu". X. Tinh Châu khoái tiễn ƌŸ ƹ—, cửu châu $Ÿ. 6.14, 33.08 ! châu ̬ (5) Ngọc châu. X. li châu ա̬, minh châu ȼ̬. 10.05, 19.06, 23.03, 40.21, 51.06 ▫ châu bạc ̬Λ (1) Cũng như châu liêm, tức rèm châu, cái rèm có trang trí bằng ngọc châu. 10.05 ▫ châu cung ̬ʼn (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Cung ngọc, cũng như châu cung bối khuyết ̬ʼnҏԉ, chỉ thủy cung. 19.06 ! chi (2) 1. Là trợ từ kết cấu nối định ngữ với trung tâm ngữ. <1> : 37.06 2. Là đại từ thay thế cho một danh từ được nhắc đến ở trước nó. <1> : 48.02 ! chi Ƞ (3) 1. Sông phân thành nhánh nhỏ gọi là chi. Phàm sự gì phân thành nhánh nhỏ cũng gọi là chi. X. chi sàng ȠƑ. <2> : 18.02, 31.09 2. Chi cho, cấp cho, giữ cho. <1> : 3.03 ▫ chi sàng ȠƑ (1) Như nói “hà sàng ʼƑ”, chỉ lòng sông, lòng suối, lòng nước. 18.02 ! chi ɩ (5) 1. Cành cây. X. hoạ chiết chi ͅǸɩ, liên lí chi ӆӦɩ. <2> : 11.02, 24.02 2. (Lượng từ) Dùng cho các vật dạng hình que. <2> : 5.04, 41.06 3. X. lệ chi Аɩ <1> : 29.03 ! chỉ É (1) Chỉ, duy chỉ. 20.08 ! chỉ ʝ (1) Dừng lại. X. tri chỉ ͪʝ 35.02 ! chỉ β (1) Giấy. X. chỉ song βΉ 1.03 ▫ chỉ song βΉ (1) Cửa có dán giấy. Bạch Cư Dị, Vãn tẩm có câu thơ: "Chỉ song minh giác vãn, c 12 Bố bị noãn tri xuân" βΉȼѝɅ, ſя ɈͪɁ - Cửa giấy làm ánh sáng như tối đi, Đắp chăn vải bố ấm áp mới biết trời đã xuân. 1.03 ! chiếm / chiêm ´ (2) chiếm: Làm cho một khoảng không gian, thời gian hoặc một phần nào đó không còn trống nữa. <1> : 18.04 chiêm: Xem, nhìn. X. chiêm tinh ´ɀ <1> : 25.08 ▫ chiêm tinh ´ɀ (1) Ngắm sao, xem sao. 25.08 ! chiết Ǹ (1) Bẻ gãy. X. hoạ chiết chi ͅǸɩ 24.02 ! chiêu Ȁ (2) Vẫy, phất. 1.05, 46.04 ▫ chiêu diêu Ȁȗ (1) Sử kí, Khổng Tử thế gia: "Linh Công dữ phu nhân đồng xa, hoạn giả Ung Cứ tham thặng, xuất, sử Khổng Tử vi thứ thặng, chiêu diêu thị quá chi." ·< m.VëuÖúµP(D5q p"¦(’“~í% Vệ Linh Công cùng phu nhân ngồi trên xe, viên hoạn quan Ung Cứ cùng ngồi, đi ra, bảo Khổng Tử ngồi trên cái xe đằng sau. Mấy người lượn qua chợ trước mặt đông mọi người. Nhân đó về sau dùng chữ "tiêu diêu" để tỏ cái ý phô trương, cố tình cho người khác biết. 46.04 ▫ chiêu huề Ȁȟ (1) Dắt díu nhau, tả cái vẻ quây quần sum vầy vui vẻ. 1.05 ! chiếu ̈ (4) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 1. Soi rọi, chiếu rọi. <2> : 45.01, 46.06 2. Chỉ ánh sáng. <1> : 14.07 3. Xem xét, noi theo, chiếu theo. <1> : 51.03 ! chính ʞ (2) 1. Chính giữa, ở giữa. <1> : 28.03 2. Vừa lúc, vừa vặn. X. chính hảo <1> : 41.07 ▫ chính hảo ʞħ (1) Vừa lúc, vừa hay. 41.07 ! chu Ú (1) Nhà Chu. X. Chu kinh Ú3. 32.07 ▫ Chu kinh Ú3 (1) Tức kinh đô của nhà Tây Chu (1066TCN ? - 256TCN ?), ở đây, Quân Bác mượn để chỉ kinh đô Huế của nhà Nguyễn bấy giờ. 32.07 ! chu Ͽ (2) Con thuyền. X. đãng chu ЫϿ, biển chu ǯϿ 8.03, 36.02 ! chủ  (1) Chủ, trái với "phụ". X. chủ nhân ông  7ϙ 38.08 ▫ chủ nhân ông 7ϙ (1) Ông chủ, người chủ. 38.08 ! chúc Ŭ (1) Buộc vào, liên hệ với. 40.24 ! chúc ̏ (1) Đuốc, nến. X. ngân chúc ӭ̏ 10.06 ! c 13 chung η (1) Hết, suốt cả. X. chung nhật ηȵ 50.08 ▫ chung nhật ηȵ (1) Suốt cả một ngày. 50.08 ! chung Ӽ (1) Cái chuông, tiếng chuông. 2.03 ! chúng ͥ (1) Nhiều, số đông. 20.07 ! chuyên ŝ (1) Làm chủ yếu về một việc gì gọi là chuyên. X. chuyên trường ŝĉ 47.04 ▫ chuyên trường ŝĉ (1) Chuyên giữ một chỗ, riêng giữ khư khư cho mình một chỗ. 47.04 ! chuyên ɾ (1) Cây rui, thanh tre hay gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh mè. Làm lượng từ chỉ gian nhà. 17.05 ! chuyển Ҳ (1) Quay chiều khác, từ trạng thái này biến đổi sang trạng thái khác. 16.08 ! chử ˚ (1) Bãi nhỏ bên sông. 43.01 ! chức ϊ (1) Dệt, dệt tơ, dệt vải. 46.06 ! chước Ӡ (1) Châm rượu, rót rượu. 6.10 ! chương Ύ (1) Văn vẻ, văn chương. 40.20 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! cô ľ (1) Đơn lẻ, cô độc. 4.01 ! cô И (1) Một thứ rau mọc ở chỗ nước nông. X. cô bồ ИР 18.05 ▫ cô bồ ИР (1) “Cô” và “bồ” đều chỉ những loài thực vật chuyên mọc ở nơi nước nông. Về sau người ta mượn chữ “cô bồ” để chỉ chỗ ven bờ, chỗ mé nước. 18.05 ! cố ȣ (2) 1. Nguyên cớ. <1> : 11.04 2. Cũ, xưa. X. cố nhân ȣ7 <1> : 48.06 ▫ cố nhân ȣ7 (1) Người quen cũ, bạn cũ. 48.06 ! cổ Æ (7) Xưa, cũ, già - chỉ đã qua thời gian rất lâu. X. ngự kim chấp cổ Ư;ĂÆ, kim cổ ;Æ, tiền cổ ”Æ. 4.04, 20.06, 22.05, 26.07, 30.06, 35.03, 40.13 ▫ cổ hương Æՙ (1) Hương thơm toả ra từ những bức thư hoạ cổ. Lục Du, Tiểu thất: “Song kỉ cùng u trí, Đồ thư phát cổ hương” Ή† ΋Əϸ÷ɐ͏ÆՙSong cửa, bàn giấy hết sức thanh nhã, Bức thư hoạ toả hương thơm cổ xưa. 20.06 ▫ cổ kim Æ; (1) Xưa nay. Cn. kim cổ ;Æ 30.06 ▫ cổ lai ÆQ (1) Từ xưa đến nay. 26.07 ! c 14 cổ փ (3) 1. Cái trống, cũng chỉ gõ, trống, đánh trống. <2> : 4.08, 28.03 2. Tiếng trống canh. "Cổ" cũng là một đơn vị tính thời gian ban đêm thời cổ, cũng như "canh (giờ)". <1> : 41.01 ! côn Ų (1) X. Tây Côn thể іŲդ 15.03 ! côn ȹ (1) X. Côn Sơn ȹŭ 40.09 ▫ Côn Sơn ȹŭ (1) Côn Sơn tức núi Côn Lôn (Ųųŭ Ngọn núi ở vùng Tân Cương, Tây Tạng). Tương truyền núi Côn Lôn có loại ngọc quí. Về sau người ta dùng chữ “ngọc núi Côn” (Côn ngọc Ų̨) để tỉ dụ với những thứ đẹp đẽ. 40.09 ! công w (1) X. Viễn công ӏw 1.06 ! công œ (1) Công lao. 40.02 ! công ź (1) Công phu, công sức. 31.13 ! cộng { (4) Cùng nhau, đều. 18.02, 25.01, 32.08, 50.06 ! cốt գ (1) X. Kiến An phong cốt ƛłՉգ 46.08 ! cơ ı (1) Con gái đẹp, mĩ nữ. X. Yên cơ ̎ı. 20.03 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! cơ Ѿ (1) Sự trách móc, lời chê trách. 15.04 ! cơ Օ (2) Đói, lúc đói. X. tại ứ tư cơ úՎƽՕ. 22.06, 38.07 ▫ cơ hàn ՕŔ (1) Đói rét, ý chỉ lúc nghèo khổ. 38.07 ! cú Ç (2) Câu, thường chỉ câu thơ. 1.07, 10.07 ! cụ ~ (1) Đồ dùng, thức dùng. X. hàn cụ Ŕ~ 21.01 ! cung ʼn (3) Cung điện, cung đình. X. phạm vương cung ɸ̩ʼn. 1.01, 19.06, 51.03 ! cung ƞ (1) Cái cung. X. cung tàng cao điểu tận ƞ жեձ͛ 48.07 ▫ cung tàng cao điểu tận ƞжե ձ͛ (1) Nói thái độ dùng người một cách bạc bẽo, dùng xong việc thì bỏ. Sử kí, Hoài Âm hầu liệt truyện chép rằng khi Hàn Tín tiếp kiến Hán vương ở đất Trần, nhà vua vì nghe lời đồn Hàn Tín có ý làm phản nên sai người trói Hàn Tín lại. Tín nói: “Đúng như người ta nói “Thỏ khôn chết thì chó giỏi bị nấu, chim cao hết thì cung tốt bị giấu, nước địch bị phá thì mưu thần hết đời”. Thiên hạ đã bình định thì ta bị nấu chín là đáng lắm.” (“ ¢ Ü . â  ½ : ©  Û ¼ -Ććzۃß–_ÈæÙ , k|s^„-”- Quả nhược nhân ngôn, giảo thố tử, lương cẩu phanh, cao điểu tận, lương cung c 15 tàng, địch quốc phá, mưu thần vong. Thiên hạ dĩ định, ngã cố đương phanh! ) 48.07 ! củng Ȃ (1) Ôm, vòng hai tay lại gọi là củng. 40.22 ▫ củng bích Ȃ̵ (1) Chỉ ngọc quí, vật quí báu. Tả truyện, Tương Công, năm 28: “Dữ ngã kì củng bích” ϺǪ}Ȃ̵ - Ban cho tôi ngọc củng bích. Sớ có lời chú giải rằng: “Củng, vị hợp lưỡng thủ dã. Thử bích lưỡng thủ củng bão chi, cố vi đại bích” ȂѻÐuDz%ʟ̵uDzȂǺĻ ȣ́Ě̵ - “Củng” là hai tay khum khum úp vào nhau. Ngọc phải dùng hay tay khum vào để bưng thì là ngọc lớn. 40.22 ! cúng R (1) X. cúng giàng RՑ 36.08 ▫ cúng giàng RՑ (1) (Thuật ngữ Phật giáo) Dâng cúng thần phật. 36.08 ! cư ŧ (1) Ở, chỉ cái nhà ở. 7.02 ! cứ Ȝ (1) Chiếm cứ. X. cát cứ ˜Ȝ 26.06 ! cự (cừ) ˛ (1) X. vị cự ương ɜ˛ĝ 46.01 ! cự ѧ (2) Há là (Từ biểu thị ý như muốn hỏi nhưng thật ra là để khẳng định rằng không có lẽ nào lại như thế), dùng như khởi ҈. 19.05, 51.06 ! cực ʃ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Vốn chỉ cái nóc nhà, nhân đó gọi những sự vật rất cao hay ở tới vị trí tuyệt đỉnh là cực. 31.10 ! cừu : (1) Mối thù, sự thù địch 30.01 ! cừu ђ (1) Áo lông cừu. X. cẩu đạo (thủ Tần cừu) ̢͙Â;ђ 33.06 ! cửu  (2) Lâu, chỉ đã trải qua thời gian dài. 24.06, 50.07 ! cửu $ (4) (Số đếm) Chín. 32.02, 33.08, 40.20, 51.05 c 16 ▫ cửu châu $Ÿ (1) Trung Quốc cổ đại đặt ra chín châu, về sau "chín châu" (cửu châu) là từ chỉ chung cho Trung Quốc. 33.08 ▫ cửu trùng $ӧ (2) Vốn nghĩa chỉ “trời”, vì người xưa cho rằng trời có chín tầng; sau nghĩa mở rộng chỉ những gì cực kì thâm vịễn, như cung cấm, như ngôi vua. Cửu biện (Tống Ngọc), thuộc tập Sở từ có câu: “Khởi bất uất đào nhi tư quân hề, Quân chi môn dĩ cửu trùng” ҈ԗϡƽÕy, Õ ԁ@$ӧ - Há lòng dạ chẳng sôi nỗi lòng nhớ vua, nhưng cửa nhà vua [cao tựa] chín tầng trời. 32.02, 40.20 d-đ ! dã Ө (3) Cánh đồng, đồng ruộng. 6.13, 38.01, 39.05 ! dạ Ę (8) Đêm, ban đêm. 2.07, 6.03, 6.08, 8.03, 40.24, 40.24, 41.01, 44.01 ▫ dạ dạ ĘĘ (1) Đêm đêm. 40.24 ▫ dạ thâm Ę˕ (2) Đêm thâm, đêm sâu, đêm khuya. 2.07, 44.01 ! dạng ʌ (1) Hình dạng, hình thù của vật. 45.03 ! danh Ó (2) Tên tuổi, danh tiếng. 30.06, 33.01 ! dao ̳ (1) X. Dao đài ̳Ϲ 20.08 ▫ Dao đài ̳Ϲ (1) Tương truyền Dao Đài là nơi tiên ở, Dao Đài có mười hai tầng lầu, mỗi tầng lầu rộng tới mấy nghìn bộ, tầng lầu nào cũng gắn ngọc ngũ sắc. Nhân đó, "Dao Đài" để chỉ những chốn cực kì hoa lệ. 20.08 ! dao Ӎ (2) 1. Xa, như viễn ӏ. X. dao thiên Ӎě <1> : 3.02 2. Bập bềnh, trôi nổi. <1> : 19.02 ▫ dao thiên Ӎě (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Trời xa. 3.02 ! dân ʫ (2) Dân chúng. X. vị dân ́ʫ. 22.01, 32.02 ! dẫn Ɵ (1) Dắt, dẫn dắt. 47.02 ! dật ˢ (1) Đầy tràn, thừa mứa. 23.05 ! dầu ʽ (1) Dầu đốt. X. đậu dầu ҇ʽ 28.04 ! di ğ (1) X. di do ğ̥ 25.02 ▫ di do ğ̥ (1) Thung dung, không cái gì câu thúc. 25.02 ! di ƾ (1) X. di du ƾǒ 35.08 ▫ di du ƾǒ (1) Mừng vui, hớn hở. 35.08 ! di ΀ (4) Biến chuyển, dời đổi, di chuyển. 24.06, 41.02, 48.05, 51.07 ! di Ӕ (1) Để lại. 30.07 ! dĩ @ (1) Vì, để. 48.05 ! dĩ ż (3) Đã (Phó từ diễn tả sự việc đã xảy ra). 14.04, 38.08, 51.03 ! dị Ⱦ (2) Dễ, dễ dàng, trái với khó (nan ԩ). d - 17 3.07, 31.02 ! diệc 2 (1) Cũng. 35.14 ! diêm ʑ (2) Mái hiên. 32.04, 41.08 ! doanh Ҟ (1) Giành được, chuốc lấy. 15.04 ! diên ʿ (1) Men theo, đi men theo. 2.08 ! diên Ι (2) Cuộc tiệc, tiệc rượu. X. yến diên ŊΙ 35.09, 41.07 ! diện Թ (2) Mặt, bề mặt của vật. X. thủy diện thiên tâm ʭԹěƴ 18.03, 19.01 ! diệp М (2) Lá cây. 20.01, 41.03 ! diêu ȗ (1) X. chiêu diêu Ȁȗ 46.04 ! diếu ˞ (1) Nước xa xa, nước man mác gọi là diếu. 7.01 ! diệu Ĭ (3) 1. Chỗ huyền diệu, vi diệu. X. diệu xứ Ĭо. <1> : 44.04 2. Khéo, khéo léo. <2> : 31.13, 40.19 ▫ diệu xứ Ĭо (1) Chỗ vi diệu, chỗ uyên áo. 44.04 ! do ̥ (5) 1. Còn (Từ biểu thị sự tiếp tục tồn tại). B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 <4> : 6.04, 32.06, 36.06, 48.08 2. X. di do ğ̥ <1> : 25.02 ! do ̀ (2) Bởi vì. X. do lai ̀Q 12.03, 35.11 ▫ do lai ̀Q (2) Bởi vì, vì. 12.03, 35.11 ! dong ӷ (1) X. dong tiêu ӷӰ 21.06 ▫ dong tiêu ӷӰ (1) Nung chảy. 21.06 ! du ǒ (1) X. di du ƾǒ 35.08 ! du ӈ (1) Dạo chơi. X. du lí ӈū 39.05 ▫ du lí ӈū (1) Dạo chơi, cũng viết là ˝ū. 39.05 ! duẩn Ζ (1) Măng. 9.02 ! dục ʘ (7) 1. Muốn, mong muốn. <3> : 19.08, 30.07, 35.13 2. Muốn sắp, như muốn (chỉ một trạng thái sắp chuyển sang một trạng thái khác) <4> : 10.01, 14.14, 27.04, 45.09 ! dung ō (2) 1. Dung chứa, dung tha. <1> : 32.05 2. Dung nhan. X. thu dung ͽō <1> : 50.02 ! dụng ̽ (2) 1. Dùng, sử dụng. d - 18 <1> : 30.03 2. Tác dụng. <1> : 40.11 ! duy ǎ (2) Chỉ có, ngoài ra không có gì khác thì nói là duy. 35.04, 48.01 ! duyên ς (4) 1. Nhân duyên, cơ duyên. X. nhân duyên óς <1> : 20.06 2. Duyên cớ, bởi vì. <3> : 6.01, 40.15, 47.03 ! dư ) (1) Ta (Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) 7.01 ! dư Ւ (2) Thừa ra, phần dư thừa. 6.10, 19.03 ! dữ Ϻ (5) 1. Và. <2> : 31.09, 35.04 2. Cùng. <3> : 1.02, 36.07, 38.07 ! dương ȓ (1) Truyền bá, truyền tụng; khuếch trương một điều gì đó, cố tình để cho người khác biết gọi là dương. 46.04 ! dương ˇ (1) Biển nước. 49.07 ! dương ԙ (3) 1. Chỉ thái dương, tức mặt trời. X. tà dương Ȭԙ <2> : 9.01, 13.01 2. X. Thọ Dương Mai Ĕԙɵ <1> : 34.08 ! dưỡng Ց (3) 1. Nuôi dưỡng. <2> : 35.12, 48.05 2. X. cúng dàng RՑ B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 <1> : 36.08 ! đa ė (4) Nhiều. 3.06, 9.03, 26.07, 32.02 ▫ đa thiểu ėţ (1) Bao nhiêu. 26.07 ! đả Ǵ (1) Đánh, xua đuổi. 2.04 ! đái Ƅ (1) Mang, vác, đội. 14.06 ! đái ǭ (1) X. phỏng Đái ѥǭ 9.04 ! đài Ϲ (3) Đài, kiểu vật kiến trúc cao, thường để làm nơi ngắm vọng ra bốn bên. X. Dao đài ̳Ϲ, ca đài vũ tạ ʛϹϾʄ, ngọc đài ̨Ϲ 20.08, 33.02, 34.06 ! đãi ƨ (2) Đợi, chờ đợi. 10.04, 42.01 ! đại Ě (2) To, lớn. 36.08, 38.06 ▫ đại sĩ ĚĒ (1) Từ gọi chung chỉ Bồ tát. 36.08 ! đãng Ы (1) Đi qua đi lại bập bềnh. X. đãng chu ЫϿ 36.02 ▫ đãng chu ЫϿ (1) Con thuyền bơi qua bơi lại bập bềnh. 36.02 ! đáo  (3) Đi đến, đạt đến. 19.07, 28.03, 41.01 ! d - 19 đào ɱ (1) Hoa đào. 14.09 ! đào ˻ (1) Sóng, sóng nước. 45.08 ! đảo \ (1) Lộn ngược. 2.01 ! đạo ͙ (1) Trộm cắp. X. cẩu đạo ̢͙ 33.06 ! đạo Ӌ (1) Con đường. X. sạn đạo ɺӋ 26.01 ! đạp Ҧ (1) Dẫm lên, đạp chân lên. 6.04 ! đạt ӌ (1) Đến được đích gọi là đạt. X. đạt tôn tam ӌş 35.03 ▫ đạt tôn tam ӌş (1) Ba điều đáng tôn quí. Sách Mạnh Tử, thiên Công Tôn Sửu hạ có câu: “Thiên hạ hữu đạt tôn tam: tước nhất, xỉ nhất, đức nhất. Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, phụ thế trưởng dân mạc như đức” - ěɕӌş: ̔ ֆ Ʋ  əƚДĨ̔ӝ ցДĨֆүӿʫДĨƲTrong thiên hạ có ba điều đáng tôn quí là phẩm tước, tuổi tác, đức hạnh. Triều đình trọng phẩm tước, làng tổng trọng tuổi tác, giúp đời giúp dân thì trọng ở đức hạnh. 35.03 ! đắc ƭ (7) Được. 13.03, 15.04, 17.01, 27.01, 31.02, 35.01, 36.05 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ▫ đắc qua thả qua ƭӊӊ (1) Nghĩa là sống không mục đích, sống miễn cưỡng cho qua ngày. Như Quan Hán Khanh (người đời Nguyên) trong bài Lỗ Trai lang IV có câu: “Nhĩ na lí vấn ngã vi hà thụ tịch mịch, Ngã đắc qua thời thả tự tùy duyên qua” ̗Ӛё äǪ́LÃŏŕǪƭӊɄϷԞς ӊ - Người sao chẳng hỏi ta vì cớ gì im lặng. Ta là vì chỉ muốn miễn cưỡng sống cho qua ngày mà thôi. 13.03 ! đặc ̜ (2) Kì lạ, đặc biệt. X. kì đặc Ġ̜ 4.01, 31.06 ! đăng ̌ (4) Đèn. Thắp sáng, chiếu sáng. 8.04, 17.07, 44.01, 46.01 ! đấu է (1) Đua, thi thố. 14.10 ! đầu Ղ (7) 1. Đầu (Bộ phận trên thân thể). X. hồi đầu ҼՂ <1> : 37.05 2. Phần trước nhất, phần trên cùng của vật. <5> : 6.12, 9.02, 16.04, 33.01, 40.07 3. X. tâm đầu ƴՂ <1> : 29.02 ! đẩu ԑ (1) X. đẩu nhiên ԑ̅ 49.08 ▫ đẩu nhiên ԑ̅ (1) Bỗng nổi lên. 49.08 ! đậu ҇ (2) Tên một loài thực vật, có nhiều loại. X. hồng đậu ί҇ 11.03, 28.04 ▫ đậu dầu ҇ʽ (1) d - 20 Một loại dầu làm từ đậu, có vị thơm, có thể dùng để đốt đèn. 28.04 ! đê J (2) Thấp, hạ thấp xuống, tả cái dáng rụt rè cúi mình. X. đê thủ J՘ 10.06, 44.02 ▫ đê thủ J՘ (1) Cúi đầu, tả cái dáng trầm ngâm suy nghĩ. 44.02 ! đề ȑ (1) X. đề hồ ȑē 27.02 ▫ đề hồ ȑē (1) Còn viết là յչ đề hồ, hay Kinh Thi gọi là յ đề - Tên một loài chim nước, thân cao, lông trắng, mỏ dài, bắt cá giỏi, thường sống theo đàn. Kinh Thi, Tào phong, Hậu nhân: “Duy đề tại lương, Bất nhu kì dực?” οյúɴ˺}Ϟ - Chim bồ nông đậu trên đập, Có thể nào không ướt cánh được chăng? 27.02 ! đề Մ (3) Đề lên, viết chữ lên khiến người ta trông thấy thì biết ngay gọi là đề. 3.06, 7.03, 24.08 ▫ đề thi Մѫ (2) Đề thơ, làm thơ rồi viết ra. 3.06, 24.08 ! đề ո (1) X. đề quyết ոմ 13.02 ▫ đề quyết ոմ (1) Tên gọi khác của chim đỗ quyên. 13.02 ! để ƒ (2) 1. Đáy, phần cuối cùng của vật. X. triệt để Ƴƒ. <1> : 45.05 d - 21 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 2. Gì, sao (Từ để hỏi). <1> : 6.01 ! để ǻ (1) Đến, bước tới. 8.03 ! để ͭ (1) Bằng nhau, quân bằng. Quốc ngữ, Lỗ ngữ hạ chép câu chuyện Quí Khang Tử muốn thu thuế ruộng, sai Nhiễm Hữu đến hỏi đức Trọng Ni, đức Trọng Ni không trả lời, nhưng nói riêng với Nhiễm Hữu rằng: “Này Cầu, người không nghe được điều này sao? Tiên vương đặt ruộng đất, thu thuế ruộng đất theo sức người làm trên ruộng, mà [thuế thu] thì cân nhắc sao cho công bằng với cả người ở xa, người ở gần…(“Tiên vương chế thổ, tịch điền dĩ lực nhi để kì viễn nhĩ” o̩ùΧ̿@›ϡͭ }ӏӘ…) 22.03 ! đế Ɓ (3) 1. Chỉ vị thiên thần tối thượng, như thượng đế, ngọc đế. X. đế nữ Ɓĥ. <2> : 22.08, 51.01 2. Cách gọi vị quân chủ, như hoàng đế. X. đế lực Ɓ›. <1> : 19.03 ▫ đế lực Ɓ› (1) Tác dụng của đế vương, công lao công sức của nhà vua. Kích nhưỡng ca Ef § - một bài dân ca cổ của Trung Quốc có câu: "Nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức, tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực, đế lực hà hữu ư ngã tai!" ȵˆϡ Nȵs+DžӾ/ϡՐϣ̿ϡ ՍƁ›LɕȱǪßMặt trời mọc tôi làm việc, mặt trời lặn tôi nghỉ ngơi, tôi đào giếng tôi uống, tôi cày ruộng tôi ăn, nhà vua có bỏ công sức gì cho tôi? 22.08 ▫ đế nữ Ɓĥ (2) 1/. Chỉ con gái Thượng đế, ý nói về một người con gái rất đẹp. 19.03 2/. Tức công chúa. 51.01 ! đệ Δ (1) Thứ, bậc. X. đệ nhất Δ 33.01 ▫ đệ nhất Δ (1) Hạng nhất, thứ nhất. 33.01 ! địa û (6) Đất, mảnh đất, vùng đất, thế đất. X. thiên địa ěû. 4.01, 18.02, 23.07, 26.03, 30.05, 47.02 ! địch Ȩ (1) Kẻ thù. X. đố địch tâm īȨƴ 47.04 ! địch Γ (1) Ống địch, như ống sáo. 41.06 ! điểm ր (3) 1. Chấm nhỏ. <2> : 42.04, 50.04 2. Nét chấm (Một trong những nét cơ bản cấu tạo chữ Hán). <1> : 40.12 ! điệm Σ (2) Cái chiếu đan. X. băng điệm ‚Σ. 5.05, 27.03 ! điền ̿ (2) Ruộng. X. trang điền В̿. 18.04, 39.06 ! điệp ͈ (1) Chồng chất lên, trùng điệp. 2.06 ! điêu ԥ (1) Đẽo, tạc, điêu khắc. X. điêu nguyệt lũ vân ԥɔӻԬ 15.01 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ▫ điêu nguyệt lũ vân (1) ԥɔӻԬ Trăng như đã đẽo gọt, mây như đã được chạm khắc, ý nói đến vẻ đẹp vốn không có đẽo gọt chạm khắc mà vẫn đẹp như là đã qua bàn tay sửa sang tô điểm. 15.01 ! điều Һ (2) X. điều điều ҺҺ 8.01 ▫ điều điều ҺҺ (1) Xa xôi, kéo dài mãi. 8.01 ! điểu ձ (2) Con chim. X. cung tàng cao điểu tận ƞ жեձ͛ 6.13, 48.07 ! đinh  (3) 1. Người. X. ngũ đinh . <1> : 26.02 2. X. đinh đinh  <2> : 37.02, 37.02 ▫ đinh đinh  (1) Chát chát. Tả tiếng chặt gỗ, bổ củi. X. phạt mộc đinh đinh Fɛ. 37.02 ! đình 4 (5) Cái đình, một vật kiến trúc có nóc, có cột chống, không có tường bao quanh. X. Trầm Hương đình tử ʸՙ4Ĺ. 16.02, 24.07, 25.02, 42.01, 42.02 ! đình c (2) Dừng lại. X. đình vân cԬ 5.07, 25.04 ▫ đình vân cԬ (1) Đám mây dừng lại. Đào Uyên Minh làm chùm bốn bài thơ Đình vân, lời dẫn rằng: “Đình vân, tư thân hữu dã” c -ƽ6À% - Mây dừng là chỉ ý nhớ bạn thân. 5.07 ! d - 22 đình ƕ (1) Sân trước. 28.01 ! định Ņ (1) Chắc chắn là, hẳn là. 7.04 ! đoan Ώ (1) Cuối cùng thì. 10.02 ! đoàn ø (1) X. đoàn loan øʖ 31.11 ▫ đoàn loan øʖ (1) Quây tụ lại, sum vầy. 31.11 ! đoản ͫ (2) Ngắn, trái với "dài" (trường ӿ). 3.03, 38.02 ! đoạn ȯ (2) Đứt, cắt ra từng khúc. 41.04, 45.12 ! đồ ÷ (1) X. Tư Không Đồ η÷ 27.06 ! đồ Ƭ (1) Chỉ, duy chỉ. 21.03 ! đồ Ӂ (1) Con đường. 37.06 ! đổ ͧ (2) Nhìn, xem. 10.07, 39.05 ! đố ī (1) Ghen ghét. X. đố địch tâm īȨƴ 47.04 ▫ đố địch tâm īȨƴ (1) Lòng ghén ghét, âm mưu hại người khác. 47.04 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! độ Ɠ (1) X. Huyền Độ ̧Ɠ. 1.05 ! độc ̦ (2) Riêng, chỉ riêng, một mình. 48.07, 51.08 ! đôi ą (1) Đống (khối nhiều vật chồng chất lên nhau ở một chỗ). 23.04 ! đồi Ճ (1) X. đồi nhiên Ճ̅ 31.18 ▫ đồi nhiên Ճ̅ (1) Ngả ngốn, tả dáng nằm lăn ra. 31.18 ! đối š (1) Đối diện, đối mặt. 50.08 ! đông ɤ (4) Phía đông, phương đông. 6.01, 10.02, 38.05, 42.03 ▫ đông phong ɤՉ (1) Gió từ phương đông thổi về, tức gió xuân. Kinh Lễ, thiên Nguyệt lệnh chép về tháng Mạnh Xuân (tức tháng giêng): “Đông phong giải đống, chập trùng thủy chấn” ɤՉџ„, хцĮȅ - Gió xuân (gió phương đông) thổi về làm tan băng, con sâu đất bắt đầu trồi dậy. 6.01 ! đồng Ò (4) Cùng, cùng nhau. 1.02, 14.15, 20.03, 36.07 ! đồng ɳ (1) Cây ngô đồng. 10.04 ▫ đồng âm ɳԔ (1) Tán cây ngô đồng rợp bóng. 10.04 ! d - 23 đống „ (1) Đông lại, đóng băng. 45.05 ! động ž (4) 1. Chuyển động, lay động. <2> : 22.04, 43.03 2. Sống động. Thuật ngữ của Thư pháp. Đậu Kí (người đời Đường) viết trong Tự cách Ļɰ: “Như dục bôn phi viết động” ĨʘģՌɍž - Bút lực khiến chữ viết như muốn bay lượn thì gọi là “động” (sống động). <1> : 40.04 3. Tự nhiên, bất giác, như Cao Thích viết trong bài Biệt dương sơn nhân có câu: “Bất đáo Tung Dương động thập niên, Cựu thời tâm sự dĩ đồ nhiên”  ŵԙžªƊϼɄƴ*żƬ̅ Không đến Tung Dương thoảng qua đã mười năm, Những việc xưa cũ đã thành hư vô. <1> : 31.05 ! đức Ʋ (3) Đức hạnh, có đức hạnh. 35.04, 40.01, 51.01 ! đương ͆ (5) 1. Chịu, đỡ, chống đỡ. <4> : 6.02, 26.01, 28.02, 50.06 2. Đúng lúc, đang lúc. <1> : 41.07 ! đường á (1) Tức triều nhà Đường (618-907) X. Hữu Đường ɕá 40.14 ! đường ă (2) Gian nhà chính. X. bắc đường ¨ă, tây đường іă. 14.14, 35.07 ! đường Ċ (2) 1. Con đê, con đập ngăn nước. <1> : 49.06 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 2. Ao nước. Ngày trước, ao nước hình tròn gọi là trì ʳ, ao nước hình vuông gọi là đường Ċ. X. trì đường xuân thảo ʳĊɁЏ <1> : 1.07 ! đường ɹ (1) d - 24 6.02 ▫ đường lê ɹɷ (1) Tên cây. Giống cây lê nhưng nhỏ hơn, nở hoa vào đầu mùa xuân, hoa nhỏ màu trắng. 6.02 X. đường lê ɹɷ e-g ! ế ϝ (2) Vốn chỉ cái lọng, sau chỉ sự che lấp. X. âm ế Ԕϝ 4.05, 6.06 ! gia Ō (1) Nhà, gia tộc. 40.17 ! giả Ϡ (5) (Đại từ) Từ thường chỉ thay cho người. 6.09, 13.03, 21.04, 35.01, 35.02 ! giá ɫ (1) Giá đỡ. 31.08 ! giá ΃ (1) Cấy lúa. 22.07 ! giác ѝ (3) Cảm thấy, cảm giác. X. tự giác Ϸѝ 14.03, 16.08, 46.02 ! giác ў (1) Góc. 42.03 ! giai ͒ (1) Đều. 6.12 ! giai щ (1) Con đường. 32.03 ! giải џ (2) 1. Biết, hiểu ra. <1> : 10.02 2. Giải trừ, giải toả. <1> : 23.01 ! gian ԅ (4) Khoảng giữa. X. nhân gian 7ԅ. 3.07, 17.01, 33.07, 50.04 ! giang ʲ (6) Sông. X. Phan giang Lục hải ˮʲԘː. 4.03, 7.04, 18.01, 25.02, 34.01, 49.02 ! giao 1 (3) 1. (Người với người) có mối quan hệ với nhau. <2> : 17.06, 31.11 2. Trao đổi qua lại. <1> : 48.06 ! giao ծ (1) Tức “giao nhân ծ7”, chỉ giống người cá ở ngoài Nam Hải, tương truyền khi khóc, trong nước mắt của “giao nhân” có châu ngọc. 6.11 ! giáo / giao ȥ (4) giao: Khiến cho. <3> : 14.06, 19.05, 23.02 giáo: Dạy dỗ. X. giáo hoá ȥ§ B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 <1> : 22.02 ▫ giáo hoá ȥ§ (1) e - g 25 Giáo hoá, dạy bảo và mở mang văn hoá cho dân. 22.02 h ! hà L (12) Sao, tại sao (Từ để hỏi). 7.04, 11.04, 14.13, 16.05, 20.07, 25.08, 30.02, 30.08, 31.07, 33.08, 34.05, 40.11 ▫ hà cố Lȣ (1) Nguyên cớ gì. 11.04 ▫ hà như LĨ (1) Như thế nào. 7.04 ▫ hà tằng Lɑ (1) Sao lại còn. 30.02 ▫ hà tất LƵ (1) Sao cứ, hà cớ gì cứ phải. 33.08 ▫ hà tự LH (1) Giống cái gì, như thế nào rồi. 14.13 ▫ hà xứ Lо (2) Ở nơi nào, đến chỗ nào. 25.08, 30.08 ! hà ʼ (2) Sông. 3.07, 10.07 ! hà / hạ Б (2) hà: Hoa sen. <1> : 17.04 hạ: Gánh, vác. <1> : 6.16 ! hà т (1) Con tôm. 9.02 ! hà Բ (1) Ráng chiều. X. tàn hà ʣԲ. 36.03 ! hạ  (5) Dưới, bên dưới, xuống dưới. X. thiên hạ ě. 35.06, 37.05, 39.01, 45.04, 48.05 ! hác đ (1) Cái ngòi, cái ao. 31.09 ! hạc ջ (2) Con chim hạc. 4.04, 40.07 ! hải ː (5) Biển. X. Phan giang Lục hải ˮʲԘː, hồ hải ˟ː, tứ hải ñː 7.04, 8.02, 17.06, 19.05, 32.08 ▫ hải thị ːž (1) Khí ở trên biển do khúc xạ ánh sáng tạo thành các hình thể phản chiếu trên mặt nước - xưa gọi là “thận khí”. 19.05 ! hàm × (1) Ngậm, ngậm chứa. 45.07 ! hàn Ŕ (14) Lạnh, lạnh lẽo. X. cơ hàn ՕŔ. 4.07, 6.03, 8.03, 19.02, 21.01, 26.06, 38.04, 38.07, 41.01, 43.01, 44.01, 45.05, 46.05, 49.06 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ▫ hàn cụ Ŕ~ (1) Tên một loại đồ ăn lạnh, còn gọi là “tản tử” ՓĹ, làm xong có thể ăn nguội. Ngày tết Hàn thực cấm lửa nên thường dùng loại bánh này. 21.01 ▫ Hàn Thực ŔՍ (2) Tức ngày 3 tháng 3, tương truyền là ngày giỗ của ông Giới Tử Thôi. Ông Giới Tử Thôi là bề tôi tòng vong theo công tử Trùng Nhĩ. Khi công tử về nước lên làm Tấn Văn công, có hạ lệnh thưởng công cho những người theo tòng vong ngày trước. Giới Tử Thôi cho rằng Trùng Nhĩ được về kế vị là do ý trời đã chọn, chẳng phải công lao của Trùng Nhĩ hay bất cứ ai, cho nên người ban thưởng và người nhận thưởng công lao đều là trái đạo. Ông bèn cõng mẹ trốn biệt vào núi. Tấn Văn công muốn vời Giới Tử Thôi ra nhưng không được, mới sai người phóng hoả đốt núi. Giới Tử Thôi chịu chết cháy vẫn không ra. Sau, Tấn Văn công thương xót, đặt ra ngày tết Hàn thực để tưởng nhớ. Ngày ấy kiêng lửa, ăn đồ ăn nguội (“hàn thực” nghĩa là ăn đồ ăn nguội. 4.07, 8.03 ! Hàn Ժ (1) Tức nước Hàn, một trong "thất hùng" thời Chiến Quốc. (Thất hùng: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần) 30.01 ! hãn ȇ (1) Cứng rắn. X. kiên hãn Ąȇ 31.05 ! hán ˪ (2) 1. Tức nước Hán của Lưu Bang. <1> : 46.04 2. X. Ngân Hán ӭ˪. <1> : 45.09 ! hạn ԏ (2) Giới hạn. X. vô hạn ̄ԏ. h 26 5.07, 39.07 ! hạng Ž (1) Ngõ tắt. X. môn hạng ԁŽ. 10.01 ! hành Г (1) Thân cây. 20.01 ! hành ш (3) Đi. 10.02, 27.08, 33.07 ▫ hành nhân ш7 (1) Người đi đường. 10.02 ▫ hành lạc шʈ (1) Vui chơi, tiêu khiển. 33.07 ! hạnh ɡ (1) Cây hạnh. 14.10 ! hào ʩ (1) Đầu bút lông. 40.06 ! hào ҋ (1) Có một nghĩa gốc là xa xỉ. X. hào hứng 46.07 ▫ hào hứng ҋϻ (1) Có dư thừa hứng thú. 46.07 ! hảo ħ (5) 1. Tốt, tốt đẹp. <3> : 2.02, 40.13, 50.06 2. Vừa vặn. X. chính hảo <1> : 41.07 3. Rất. <1> : 3.07 ! hạo ͕ (1) X. tứ hạo ñ͕ 30.06 ! hận ǃ (2) Oán giận, uất hận. 14.08, 26.07 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! hấp Ϛ (1) Tụ hợp. 40.20 ! hầu T (1) X. quân hầu ÕT 35.05 ! hậu Ʃ (1) Sau khi. 19.04 ! hề Ĥ (1) Thằng nhỏ theo hầu. 27.05 ! hề Ҩ (1) Lối đi nhỏ. 38.01 ! hệ ό (1) Buộc vào, hướng về. 48.06 ! hi ŷ (1) X. hiểm hi ԟŷ 37.06 ! hi ΁ (1) Thưa thớt. Tào Tháo, Đoản ca hành: "Nguyệt minh tinh hi, Điểu tước nam phi" ɔ ȼ ɀ ΁  ձ ն ² Ռ - Trăng sáng sao thưa, Chim tước bay về nam. X. hi vi ΁Ʊ. 42.04 ▫ hi vi ΁Ʊ (1) Thưa thớt, ít ỏi. 42.04 ! hỉ ç (2) Vui vẻ. 1.02, 35.14 ! hí Ǭ (1) Chơi, chơi cho vui, tiêu khiển. 10.07 ! hiềm ķ (2) Nghi hoặc, e ngại, ghét. X. viễn hiềm ӏ ķ. h 27 3.05, 30.05 ! hiểm ԟ (2) (Địa hình) hiểm yếu, nguy hiểm. X. hiểm hi ԟŷ. 4.03, 37.06 ▫ hiểm hi ԟŷ (1) Hiểm trở, xung yếu. 37.06 ! hiệt Ձ (2) 1. Tên người, chỉ Thương Hiệt ZՁ, theo truyền thuyết, là người sáng tạo ra chữ viết của Trung Hoa. Thương Hiệt là sử quan của Hoàng Đế, một trong Tam Hoàng ͓ (Ba vị đế vương đời Hoàng, một trong nhiều thuyết về Tam Hoàng là chỉ Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế) <1> : 40.02 2. X. Hiệt Lợi ՁŽ <1> : 32.05 ▫ Hiệt Lợi ՁŽ (1) Tức Khả Hãn Đông Đột Quyết Ëʱ Έº, người đời Đường, họ A Sử Na, tên là Đốt Bật, là một thủ lĩnh dân tộc thiểu số (Xem thêm Cựu Đường thư, Đột Quyết liệt truyện, quyển 144). Thơ văn đời sau lấy hình tượng Hiệt Lợi để chỉ chung cho các thủ lĩnh dân tộc thiểu số. 32.05 ! hiểu Ɍ (3) Buổi sớm, sớm mai. 5.01, 6.04, 37.01 ! hiếu Ľ (2) Hiếu thuận, hiếu thảo. X. hiếu tử ĽĹ. 35.12, 48.05 ▫ hiếu tử ĽĹ (1) Người con có hiếu. 35.12 ! hình Ƣ (1) Hình thù, hình dạng của vật. 45.13 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! hoa Ї (16) 1. Bông hoa. <15> : 1.01, 5.04, 6.01, 10.03, 11.01, 15.02, 17.01, 20.02, 24.03, 28.01, 32.03, 34.04, 36.04, 36.06, 47.02 2. Hoa mắt. <1> : 45.15 ▫ hoa ảnh Їƣ (2) Bóng hoa. 28.01, 32.03 ▫ hoa âm ЇԔ (1) Bóng hoa, hoa rợp bóng. 47.02 ! hoà / hoạ Ü (8) hoà: Hoà hợp, hài hoà, hoà với. X. thanh hoà ˙Ü, ẩm hoà ՐÜ. <5> : 3.02, 14.02, 14.07, 32.08, 41.06 hoạ: Xướng hoạ. <3> : 10.08, 21.08, 34.06 ! hoá § (1) Thay đổi, biến đổi. X. giáo hoá ȥ§. 22.02 ! hoạ ͅ (3) Vẽ tranh, cũng chỉ bức tranh. 10.06, 24.02, 40.15 ▫ hoạ bình ͅũ (1) Bức bình phong có vẽ trang trí. 10.06 ▫ hoạ chiết chi ͅǸɩ (1) “Chiết chi” là một thủ pháp vẽ hoa cỏ. Chỉ vẽ bông hoa, mà không vẽ cành hoa thì gọi là cách vẽ “chiết chi”. 24.02 ! hoài ǥ (2) 1. Ôm ấp, trong lòng một vật gì. X. hoài tụ ǥю. <1> : 24.05 2. Hướng về, qui về. X. hoài lai ǥQ. <1> : 14.11 ▫ hoài lai ǥQ (1) Vẫy gọi tới. h 28 14.11 ▫ hoài tụ ǥю (1) Giấu vào tay áo, trong tay áo. 24.05 ! hoan ʜ (1) Vui vẻ, hân hoan. 25.01 ! hoàn ΰ (1) Lụa nõn. X. băng hoàn ‚ΰ. 24.02 ! hoàn ӗ (11) 1. Trở lại, quay lại. X. hoàn bái ӗȳ <2> : 2.08, 32.03 2. (Phó từ) Lại, vẫn. <9> : 1.06, 19.06, 20.06, 25.04, 26.05, 30.06, 41.03, 50.05, 51.04 ▫ hoàn bái ӗȳ (1) "Bái" là thứ cờ thường cắm trước xe của quân đội. Vốn cổ nhân có dùng chữ “phản bái” để chỉ đoàn quân đội đánh trận trở về, ở đây dùng chữ “hoàn bái” nghĩa cũng tương tự. 32.03 ! hoán ̇ (1) Sáng sủa, rực rỡ. 40.20 ! hoàng ͓ (1) Ông hoàng. 40.02 ! hoàng տ (4) Màu vàng. 5.02, 10.07, 17.04, 50.01. ▫ Hoàng Hà cú տʼÇ (1) Câu thơ Hoàng Hà (Chưa rõ điển, trong ngữ cảnh thơ Quân Bác, có khả năng chỉ thơ của Lí Thương Ẩn). 10.07 ▫ hoàng hôn տȽ (2) Khoảng thời gian lúc mặt trời mới lặn, ánh sáng yếu ớt và mờ dần. 5.02, 17.04 ▫ hoàng lạc տЛ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 (Cây cối) tàn phai. Kinh Lễ, thiên Nguyệt lệnh, phần về tháng mùa thu viết: “Thị nguyệt dã, thảo mộc hoàng lạc, nãi phạt tân vi hôi” Ƀɔ%Џɛ տЛFѓ̀- Tháng mùa thu, cỏ cây héo úa rồi rụng dần, cho nên chặt cây làm củi đốt. 50.01 ! hoành ʐ (1) Bề ngang. X. tung hoành χʐ. 38.01 ! hoạt ˊ (1) Sống, trái với "chết" (tử ʡ). 47.03 ! học ŀ (3) 1. Học hành, thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. <1> : 22.07 2. X. học học ŀŀ. <2> : 31.06, 31.06 ▫ học học ŀŀ (1) Tả núi chất ngất, nhiều đá tảng lớn. ŀ ŀ, tức là ŶŶ (học học). Thuyết văn viết: “Học, sơn đa đại thạch dã.” Ŷ ŭėĚͬ%- Học nghĩa là núi nhiều đá lớn. 31.06 ! hô Û (1) Lên tiếng, hô hoán lên. 27.08 ! hồ ē (1) X. đề hồ ȑē 27.02 ! hồ ˟ (7) Hồ nước, ao hồ. 8.02, 39.04, 42.01, 42.01, 42.02, 42.03, 44.03 ▫ hồ hải ˟ː (1) Ý khí phóng khoáng, ý ngao du sơn thủy. 8.02 h 29 ▫ hồ tâm nguyệt ˟ƴɔ (1) Trăng nơi lòng hồ, ý nói việc hư huyễn, không chân thực. Cũng như nói thủy trung tróc nguyệt ʭȆɔ(vớt trăng trong lòng nước). Cảnh Đức, Truyền đăng lục, q.30, Vĩnh Gia Chân Giác Thiền sư, Đăng đạo ca có câu: "Kính lí khán hình kiến bất nan, Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc" Ӻё͢Ƣљ ԩʭȆɔ̓Ǿƭ - Không khó thấy hình trong gương, Tranh nhau vớt trăng nơi đáy nước. 44.03 ! hồ ̡ (2) 1. Con cáo. <1> : 6.13 2. X. hồ nghi ̡͊ <1> : 45.14 ▫ hồ nghi ̡͊ (1) Người xưa cho rằng con cáo có tính đa nghi, nhân đó dùng chữ "hồ nghi" để nói về sự đa nghi, không quyết đoán. 45.14 ! hộ Ҁ (1) Bảo vệ. X. hộ trì Ҁȃ. 4.06 ▫ hộ trì Ҁȃ (1) Bảo vệ, che chở. 4.06 ! hồi Ҽ (6) Cũng viết là ò. Trở lại, quay lại, quẩn quanh. 1.04, 3.04, 26.02, 34.02, 37.05, 46.01 ▫ hồi ba Ҽ˄ (1) Chỉ sóng nước dập duềnh. 3.04 ▫ hồi đầu ҼՂ (1) Ngoảnh đầu lại, ngoái lại. 37.05 ▫ hồi thiên Ҽě (1) Trước cho rằng hoàng đế là trời, vì thế có thể can gián, ngăn cản hành động, ý B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 định nào đó của hoàng đế thì gọi là hồi thiên. 26.02 ! hội ɓ (3) 1. Tụ họp, tụ hội. <1> : 25.07 2. (Phó từ) Nên, có thể. <2> : 27.08, 40.24 ! hôn Ƚ (4) Tối, tối tăm. X. hoàng hôn տȽ. 5.02, 6.06, 17.04, 42.03 ! hồn ժ (1) Linh hồn. Người xưa quan niệm người có thể tách rời khỏi thân xác, để tồn tại riêng mình tinh thần. Tồn tại thân xác gọi là phách ի, tồn tại tinh thần thoát li khỏi thân xác gọi là hồn ժ. 6.08 ! hỗn ˗ (1) Lẫn lộn. X. ngư mục hỗn խ͝˗. 19.05 ! hồng ί (3) Màu đỏ. 11.03, 36.02, 37.05 ▫ hồng đậu ί҇ (1) Quả của cây tương tư thì gọi là “hồng đậu”. Hình ảnh “hồng đậu” thường dùng để tỉ dụ tình yêu, nỗi tương tư. Vương Duy (thời Đường) bài thơ: “Hồng đậu sinh nam quốc, Xuân lai phát kỉ chi? Khuyến quân đa thái hiệt, Thử vật tối tương tư.” ί̻҇²ô, Ɂ Q͏Ɛɩ. ¤ÕėȍȞ, ʟ̛ɒ͟ƽ. Hồng đậu sinh ở phương Nam. Mùa xuân đến, nẩy bao nhiêu cành rồi? Xin bác hái cho nhiều. Vật ấy rất gợi tình nhớ nhau. Xt. tương tư ͟ƽ. 11.03 ▫ hồng trang ίĭ (1) Chỉ người phụ nữ trang điểm rất rực rỡ, sau dùng để chỉ người đẹp, mĩ nữ. 36.02 h 30 ▫ hồng trần ίČ (1) Bụi hồng, cũng để chỉ cõi đời trần tục. 37.05 ! hốt ƻ (6) Đột nhiên, hốt nhiên, bỗng. 4.05, 10.05, 20.05, 31.03, 41.04, 42.03 ! hợp Ð (3) 1. Hợp với, phù hợp, hài hoà. <1> : 20.08 2. Khép lại, đóng lại, họp lại <2> : 34.03, 40.05 ! hứa Ѧ (4) Nhận rằng, hẹn rằng. 3.08, 14.05, 29.04, 38.08 ! huề ȟ (1) Dắt díu. X. chiêu huề Ȁȟ. 1.05 ! hung ϯ (1) Lồng ngực, trong lồng ngực. 45.16 ! hùng ԣ (1) X. anh hùng Ћԣ 26.07 ! huống ˀ (1) Huống hồ, huống gì. 35.06 ! huy ȕ (3) 1. Khua, múa, vung vẩy. X. huy thủ ȕ Dz. <2> : 6.14, 24.08 2. Vứt đi, vứt bỏ. <1> : 51.06 ▫ huy thủ ȕDz (1) Vẫy tay, vung tay. Chỉ việc đánh đàn, cũng chỉ làm thơ. 24.08 ! huy ұ (1) Sáng sủa, rực rỡ. X. vinh huy ʅұ. 40.14 ! huyên è (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Huyên náo, ồn ào. 17.08 ! huyên ՠ (1) X. Phùng Huyên ՚ՠ. 33.05 ! huyền Ơ (1) Dây cung, dây đàn. 22.04 ! huyền ̧ (1) X. Huyền Độ ̧Ɠ. 1.05 ▫ Huyền Độ ̧Ɠ (1) Tên tự của Hứa Tuân, danh sĩ đời Đông Tấn. Huyền Độ đương thời được kẻ sĩ mến chuộng. Mỗi khi tụ hội họp mặt mà không có Hứa Tuân thì mọi người cảm thấy vắng vẻ. Thế thuyết tân ngữ ѴȮѲ, phần Ngôn ngữ Ѳѡ viết: “Lưu Doãn vân: Thanh phong lãng nguyệt, triếp tư Huyền Độ” šť˙ՉɗɔҮƽ̧Ɠ- Lưu Doãn nói: Khi có trăng thanh gió mát lại nghĩ tới Huyền Độ. 1.05 ! huyền θ (1) Đánh đàn. X. huyền quản θΜ. 33.04 ▫ huyền quản θΜ (1) Đánh đàn thổi sáo, chỉ ca hát đánh đàn nói chung. 33.04 ! huyền φ (1) Treo, cũng như Ǧ (huyền). 26.01 ! huyễn Ǝ (1) Biến hoá. 31.12 ! huyễn ͣ (1) Hoa mắt. 45.15 ! huỳnh ф (1) h 31 Con đom đóm. X. lưu huỳnh ˋф. 45.12 ! hưng / hứng ϻ (4) hưng: Dấy lên, nổi lên. X. hưng vong ϻ0. <1> : 26.03 hứng: Hứng thú, cảm giác thích thú thấy trong người đang có sức thôi thúc làm một việc gì đó. X. hào hứng ҋϻ. <3> : 9.03, 39.07, 46.07 ▫ hưng vong ϻ0 (1) Chỉ một quá trình thịnh vượng rồi lại suy tàn. 26.03 ! hương ՙ (5) 1. Hương thơm. <4> : 14.11, 20.06, 24.04, 40.1 2. X. Trầm Hương đình tử ʸՙ4Ĺ. <1> : 24.07 ! hưởng Լ (1) Vang lên, cộng hưởng. Âm thanh vọng lại, hồi ứng lại gọi là hưởng. 38.04 ! hướng Ô (2) Hướng về, hướng tới. 6.12, 47.02 ! hữu Í (1) Bên phải. X. toạ hữu (minh) ƔÍ(Ӯ). 51.04 ! hữu ɕ (11) 1. Có, trái nghĩa với "không" (vô ̄). <9> : 11.01, 16.06, 27.08, 31.13, 33.05, 34.06, 36.07, 43.04, 50.04 2. (Trợ từ) Vô nghĩa, thường đứng trước danh từ hoặc hình dung từ. X. Hữu Đường ɕá <2> : 7.02, 40.14 ▫ Hữu Đường ɕá (1) Tức triều nhà Đường (618-907). 40.14 ! hựu ¾ (2) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 (Phó từ) Lại. h 32 2.06, 6.16 k ! kế Ѣ (1) Mưu kế. 30.03 ! kềnh ʓ (1) Cọc đèn, giá để đèn, chân đèn. 28.04 ! kết ι (1) Kết tụ lại, ngưng tụ lại. 45.02 ! khả Ë (9) 1. Có thể. <4> : 20.06, 23.04, 30.08, 51.07 2. Đáng, đáng nên. X. khả liên ËǢ <4> : 13.02, 36.05, 37.08, 47.03 3. Vô nghĩa, từ dùng để tăng thêm ngữ khí. <1> : 26.02 ▫ khả liên ËǢ (3) 1/. Đáng thương. 2/. Đáng tiếc. 37.08, 36.05, 47.04 ! khách ņ (4) Khách khứa, đối với "chủ" . X. toạ khách ýņ, thừa long khách #ևņ. 3.05, 6.09, 33.03, 35.05 ! khai ԃ (4) Mở, mở cửa, mở tiệc. 18.03, 29.01, 34.04, 35.09 ! khải ‡ (1) X. khải ca ‡ʛ 32.04 ▫ khải ca ‡ʛ (1) Khúc ca hát lên khi đánh thắng trận trở về. 32.04 ! khái ǝ (1) X. khẳng khái Ǡǝ. 46.03 ! kham Ć (6) 1. Chịu đựng, đương nổi. <1> : 50.07 2. Có thể, đáng nên. Dùng như khả Ë , . <5> : 1.06, 14.04, 20.07, 21.07, 23.03 ! khảm Ŵ (1) Tả cái không gian rộng rãi, thoáng đạt. X. khảm không Ŵ·. 31.07 ▫ khảm không Ŵ· (1) Từ nguyên giải thích "khảm không" tức là "linh lung". Quân Bác viết câu thơ: "Khảm không hà linh lung", tức là có phân biệt "khảm không" với "linh lung". Căn cứ vào ngữ cảnh bài thơ của Quân Bác có thể thấy, "khảm không" và "linh lung" đều tả về núi. Thiên về nói cái ý thoáng rộng, thoáng đạt thì là "khảm không", thiên về nói cái ý ánh sáng lấp loá thì là "linh lung". Xt. linh lung ̷̪. 31.07 ! khán (khan) ͢ (7) Nhìn, xem. X. trữ khan I͢. 20.05, 21.03, 27.04, 31.17, 32.07, 40.23, 44.03 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! khánh ǟ (1) Tốt lành, như cách dùng trong Kinh Thư, thiên Lã hình: "Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi" 7ɕǟn ʫқ - Một người (chỉ ông vua) tốt thì trăm họ được nhờ. 23.05 ! kháp dž (3) Vừa hay, vừa vặn. 17.04, 39.02, 43.04 ! kháp Ȍ (1) Cấu, bấm tay ngắt ra. 21.05 ! khẳng Ǡ (1) X. khẳng khái Ǡǝ. 46.03 ▫ khẳng khái Ǡǝ (1) Hào sảng, hừng hực. 46.03 ! khâm ʚ (2) Cung kính, kính phục 40.01, 51.01 ! khâm э (1) Cái chăn lớn. 20.03 ! khâm ѕ (1) X. khâm kì ѕɚ. 8.02 ▫ khâm kì ѕɚ (1) Ôm ấp, ấp ủ trong lòng (một tình cảm, một ý chí). 8.02 ! khấp ˅ (1) Khóc thành tiếng. 6.02 ! khẩu Å (3) 1. Miệng (Bộ phận của cơ thể). <2> : 12.04, 21.01 2. Cửa. X. cảng khẩu ˜Å. <1> : 9.01 ! k 33 khấu È (1) Dập đầu bái lạy. 1.06 ! khê ˣ (6) 1. Khe nước. <4> : 2.08, 6.12, 36.01, 38.02 2. X. Ngọc Khê ̨ˣ. <2> : 10.08, 14.16 ▫ khê mao ˣʨ (1) Cỏ rêu ở khe nước, như cách nói trong Tả truyện, Ẩn công, năm thứ 3: “Minh thứ nhi hành, yếu chi dĩ lễ, tuy vô hữu chí, thùy năng gián chi? Cẩu hữu minh tín, giản khê chiểu chỉ chi mao, tần phiền ôn tảo chi thái, khuông cử kĩ phẫu chi khí, hoàng ô hàng lạo chi thủy, khả tiến ư quỉ thần, khả tu ư vương công.” ȼǁϡшї @ͺԦ̄ɕҚѵ ϰԅ ЍɕȼW˷ˣʾʻ ʨ лмЭи ЖΗ ΘӴӪ î˰ʴш˲ ʭËвȱթʹËϖȱ̩w. Thông cảm cho nhau mà hành động, giao tiếp với nhau hãy theo lễ nghi, như thế thì dù chẳng gửi con tin, cũng không ai li gián được? Nếu tâm đã sáng suốt, thì cứ lấy rau cỏ mọc bên khe suối bờ ao, lấy sọt tre vò đất, lấy nước sông nước hồ cũng có thể cúng tế thần linh được, cũng có thể tiến vào nơi cung điện được. 38.02 ! khi ʙ (2) Nghiêng, lệch. X. khi trắc ʙ9. 4.04, 31.08 ▫ khi trắc ʙ9 (1) Nghiêng nghiêng, lệch. 31.08 ! khí ʬ (4) 1. Không khí tự nhiên, khí hậu. X. thiên khí ěʬ. <1> : 2.03 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 2. Khí thế, khí chất, khí vị. X. sát khí ʤʬ. <3> : 26.05, 30.05, 48.03 ! khiên ǐ (1) Sai trái, sai lầm. 22.06 ! khiêu ҥ (1) Nhảy nhót. X. khiêu lương ҥɴ. 38.05 ▫ khiêu lương ҥɴ (1) Nhảy nhót, như sách Trang Tử, thiên Tiêu dao du có lời Trang Tử nói: "Tử độc bất kiến tinh sinh hồ? Ti thân nhi phục, dĩ hầu ngạo giả, đông tây khiêu lương, bất tịch cao hạ, trúng ư cơ tịch, tử vu võng cô" Ĺ̦љҎ̠" ¯ ҬϡE@]ȤϠ ɤіҥɴҴ եȱʏҴʡ,ϑϒ- Riêng ông chẳng thấy con cầy hay sao? Nó rình mò các vật đi dong, co mình đứng nấp, vồ đông nhẩy tây, chẳng kể cao thấp, mắc vào cạm bẫy, chết trong lưới rập. 38.05 ! khiếu Ê (1) Kêu. 13.01 ! khinh Ұ (2) Nhẹ, mỏng mảnh. 41.03, 46.06 ! khoa Ѱ (1) Khoe. 40.07 ! khoá Ѷ (1) Thi, khảo hạch, cũng chỉ sự ganh đua. 39.06 ! khoái ƹ (1) Sắc nhọn. X. Tinh Châu khoái tiễn ƌ Ÿƹ— 6.14 ! k 34 khoán ‘ (1) Tờ giấy cho vay nợ. 33.05 ! khô ɪ (1) Khô héo. X. vinh khô ʅɪ. 24.06 ! không · (10) 1. Bầu trời, khoảng không. X. không trung ·. <3> : 4.02, 15.02, 45.06 2. Thuật ngữ Phật giáo. X. không môn ·ԁ , không sắc ·Ѓ. <2> : 2.05, 31.12 3. Rộng, thoáng rộng. X. khảm không. <1> : 31.07 4. Luống, uổng phí, suông (ý nói vô ích). <2> : 6.08, 22.07 5. Trống trải. <1> : 49.02 6. X. Tư Không Đồ η÷. <1> : 27.06 ▫ không môn ·ԁ (1) Phật giáo cho rằng thế giới sắc tướng là hư huyễn, giải thoát khỏi mọi chấp trứ bằng phương pháp “không”, đi theo con đường “không” để nhập đạo, để đạt tới cõi Niết Bàn thì gọi là “không môn”. Về sau, “không môn” để chỉ chung cho nhà Phật, cửa chùa. 2.05 ▫ không sắc ·Ѓ (1) Vô hình là “không”, hữu hình là “sắc”. Bát Nhã Tâm kinh thuyết ЀЊƴμѴ nói: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” Ѓ¶Ƀ··¶ɃЃ - Sắc tức là không, không tức là sắc. 31.12 ▫ không trung · (1) Bầu trời. 15.02 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! khởi ҈ (3) Há là (Từ biểu thị ý như muốn hỏi nhưng thật ra là để khẳng định rằng không có lẽ nào lại như thế). 32.05, 33.05, 40.15 ! khởi ҡ (2) Dậy, nổi lên, trồi lên. 2.04, 16.03 ! khu © (2) X. khu khu ©©. 33.08, 33.08 ▫ khu khu ©© (1) Yêu mến, ái mộ. 33.08 ! khu ՞ (1) Lùa đi, chạy. 38.03 ! khúc Ɏ (2) 1. Uốn lượn. <1> : 18.01 2. Khúc nhạc. <1> : 18.07 ! Khuê Ģ (1) Sao Khuê là một trong nhị thập bát tú, chủ về văn chương, tượng trưng cho văn học; cũng dùng như một mĩ từ chỉ những sự vật liên quan đến nhà vua. 40.04 ! khuê Ԇ (1) Phòng trong. X. khuê môn Ԇԁ. 51.08 ▫ khuê môn Ԇԁ (1) Như nói “khuê phòng”, chỉ nơi ở của phụ nữ ngày trước. 51.08 ! khuyến ¤ (1) Khích lệ. 16.05 ▫ khuyến tửu ¤ӡ (1) Mời uống thêm rượu (trong tiệc rượu). k 35 16.05 ! khuynh j (1) Nghiêng ngả. 45.08 ! khứ ¼ (7) 1. Đi, rời đi. <3> : 6.15, 8.01, 36.02 2. Từ biểu thị xu hướng của động tác. <3> : 14.12, 24.01, 38.03 3. X. qui khứ lai ʠ¼Q. <1> : 13.04 ! khước ¸ (2) Lại (Chuyển chiết liên từ, biểu thị điều nói ở đằng sau trái ngược với điều đã nói trước) 12.02, 51.02 ! khương į (1) X. Khương bị įя 1.02 ▫ Khương bị įя (1) Đời Hán có người tên là Khương Quăng įϬ, rất hoà thuận với các anh em, thường cùng anh em đắp chung chăn khi ngủ. Hậu Hán thư, quyển 53 có chép chuyện Khương Quăng. Về sau, thường dùng điển này để chỉ về tình anh em hoà hảo. 1.02 ! kì } (2) Vô nghĩa (Từ để nhấn mạnh điều nói đến ở đằng sau) 12.04, 31.10 ! kì Ġ (1) Kì lạ. X. kì đặc Ġ̜ 31.06 ▫ kì đặc Ġ̜ (1) Kì lạ khác người. 31.06 ! kì ɚ (2) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 1. Chỉ một khoảng thời gian có hạn định. <1> : 24.01 2. X. khâm kì ѕɚ. <1> : 8.02 ! kỉ † (2) Cái ghế. X. ẩn kỉ ԡ†, kỉ án †ɲ. 18.06, 50.05 ▫ kỉ án †ɲ (1) Đồ vật giống như cái bàn, thời xưa là chỗ để người ta thảo công văn, giấy tờ. 18.06 ! kỉ Ɛ (1) Mấy, một vài. 50.04 ! kí ѣ (2) 1. Nhớ, ghi nhớ. <1> : 9.04 2. Ghi chép. <1> : 1.07 ! kị ՜ (2) Cưỡi ngựa. X. tán kị lang ȧ՜ӛ. 34.05, 40.18 ! kích ț (1) Gõ, đánh. X. kích bát.țϐ 41.07 ▫ kích bát țϐ (1) Thời Nam Tề, Cảnh Lăng Vương và Tiêu Tử Lương, các buổi tối, thường tụ tập đám học sĩ cùng nhau xướng hoạ. Lại đặt ra lệ thắp nến sáng, khắc lên thân nến thành từng khúc, cứ mỗi lúc nến cháy hết một khúc thì phải làm xong thơ tứ vận (bốn vần). Tiêu Văn Đạm nói: “Đốt hết một khúc nến mới xong một bài thơ tứ vận thì có gì là khó?”. Tiêu Văn Đạm nghĩ ra cách gõ bát, gõ một tiếng, tiếng vừa dứt thì phải có thơ. Nhân chuyện này, về sau người ta dùng chữ “kích bát thôi thi” (gõ bát k 36 giục làm thơ) để tả cảnh tượng của những cuộc tụ họp xướng hoạ thi phú. 41.07 ! kịch ™ (1) Rất, lắm. 46.07 ! kiêm  (1) Gồm cùng, gộp cùng, hoà cùng. 49.03 ! kiểm ʔ (2) Soát lại, sắp xếp lại. X. kiểm thư ʔɐ. 25.05, 27.05 ▫ kiểm thư ʔɐ (1) Ngày xưa viết chữ, ghi chép lên thẻ trúc, sau đó dùng dây da hoặc dây thừng xâu các thẻ tre lại với nhau, ở những chỗ mắt nối dây buộc, người ta gắn cho một ít xi, trên chỗ gắn xi đó thì đóng dấu của mình - đóng dấu như vậy gọi là “kiểm”. Có thể hiểu “kiểm thư” là đóng sách, rà soát lại sách vở. 25.05 ! kiệm l (1) Tiết kiệm. 51.01 ! kiên Ą (1) Cứng rắn. X. kiên hãn Ąȇ 31.05 ▫ kiên hãn Ąȇ (1) Cứng rắn, chắc chắn. 31.05 ! kiến ƛ (1) X. Kiến An phong cốt 46.08 ▫ Kiến An phong cốt (1) ƛłՉգ Chỉ phong cách văn chương hào sảng của các văn nhân thời kì Kiến An (cuối Hán đầu Ngụy) như cha con Tào Tháo, bảy văn nhân đất Nghiệp Trung là B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Khổng Dung ĺу, Trần Lâm Ԗ̯, Vương Xán ̩ Ϋ , Từ Cán ƪ ƍ , Nguyễn Vũ Ԍ̱, Ứng Dương Ǥ̲, Lưu Trinh šʀ… 46.08 ! kiến љ (3) Nhìn, thấy. 5.04, 6.16, 42.04 ! kiện d (2) Khoẻ khoắn. X. kính kiện d. 40.07, 46.02 ! kiêu ˶ (2) 1. Rót vào, đổ vào. <1> : 8.02 2. Bạc bẽo. X. kiêu tục ˶V. <1> : 51.07 ▫ kiêu tục ˶V (1) Chỉ phong khí xã hội bạc bẽo, không tốt đẹp. 51.07 ! kiều ʎ (1) Cái cầu. 45.10 ! kim ; (9) Nay, ngày nay, hôm nay, thời nay. X. cổ kim Æ;, ngự kim chấp cổ Ư;Ă Æ, tòng kim Ʈ;. 1.02, 22.05, 25.07, 30.06, 31.15, 32.08, 34.08, 35.03, 46.02 ▫ kim cổ ;Æ (1) Xưa nay. Cn. cổ kim Æ; 35.03 ▫ kim nhật ;ȵ (1) Hôm nay, ngày nay. 34.08 ! kim ө (6) Vàng, có màu như vàng. 21.06, 30.02, 34.05, 43.02, 45.07, 51.06 ▫ kim liệt өā (1) k 37 Bờ ngăn khe nước được chất bằng vàng bạc thì gọi là “kim liệt”, ý nói sự xa hoa cực độ. Thế thuyết tân ngữ, thiên Thái xỉ: “Vu thời nhân đa địa quí, Tế (tức Vương Vũ Tử, cháu của Vương Quân Phu Khải đời Tấn - người nổi tiếng với các cuộc thi thố về sự giàu sang với Thạch Sùng) hiếu mã xạ, mại địa tác liệt, biên tiền tệ địa cảnh liệt. Thời nhân hiệu viết “kim câu” (cũng tức là “kim liệt”)” +š.h`è²nĂx* `4bÑô}`Ëbš.Už ó­- Đương thời, người đông, đất rất quí. Vương Tế thích cưỡi ngựa, bắn cung, bèn mua đất làm đường ngăn ven dòng nước, lại xếp tiền vàng làm bờ ngăn, người đời gọi bờ đường ngăn dòng nước xếp bằng tiền ấy là “kim câu” (cũng gọi là “kim liệt”). 34.05 ! kinh 3 (2) 1. Kinh sư, kinh đô. <1> : 32.07 2. X. Ngọc kinh ̨3. <1> : 45.1 ! kinh ՟ (2) Kinh hồn, hoảng sợ. 45.14, 49.08 ! kính  (1) Cứng. X. kính kiện d. 40.07 ▫ kính kiện d (1) Rắn rỏi, khoẻ khoắn. 40.07 ! kính ƫ (4) Con đường nhỏ. X. tam kính ƫ. 2.08, 4.02, 5.03, 34.03 ! kính ӂ (1) Thẳng vào. 6.05 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! kính Ӻ (2) k 38 19.03, 45.07 Gương soi. l ! la ϔ (1) Dải lụa. 36.01 ! lạc ʈ (3) 1. Vui sướng. X. hành lạc шʈ. <2> : 22.08, 33.07 2. X. Bình Lạc Ɖʈ. <1> : 46.07 ! lạc Л (4) 1. Rơi xuống, rụng xuống. X. hoàng lạc. <3> : 6.15, 37.03, 50.01 2. Dừng, ngưng lại. <1> : 1.03 ! lai Q (24) 1. Đến, đi đến. <5> : 2.07, 3.08, 17.02, 29.03, 46.03 2. Biểu thị quá trình thời gian. X. cận lai ҹQ, cổ lai ÆQ, tòng lai ƮQ <8> : 6.03, 16.07, 23.02, 26.07, 30.04, 39.02, 39.07, 41.01 3. Từ biểu thị xu hướng của động tác. X. hoài lai ǥQ, qui khứ lai ʠ¼Q. <6> : 13.04, 14.11, 21.08, 35.14, 43.04, 48.01 4. Biểu thị sự phát sinh sự việc. <3> : 10.06, 42.02, 45.16 5. X. do lai ̀Q <2> : 12.03, 35.11 ! lan ʕ (2) Vốn viết là Ԉ, chỉ cái hàng rào. X. lan can ʕɟ 10.03, 28.01 ▫ lan can ʕɟ (1) Cái hàng rào. 28.01 ! lan ˽ (1) Sóng nước. 43.02 ! lan н (1) Hoa lan. 40.10 ! lan Ԉ (2) Sắp tàn, sắp kết thúc. X. tửu lan ӡԈ, xuân lan ɁԈ. 10.07, 29.01 ! lang ӛ (3) 1.X. Tán kị lang ȧ՜ӛ. <1> : 40.18 2. Chàng. <2> : 29.04, 36.07 ! lang / lãng ˎ (3) lang: X. Thương Lang ˤˎ <1> : 18.07 lãng: Sóng. X. ba lãng ˄ˎ <2> : 16.04, 49.08 ! lãnh ƒ (2) Lạnh. 21.03, 45.06 ! lao ¡ (1) Vất vả, nhọc nhằn. X. ưu lao ǡ¡. 22.01 ! lão ϟ (3) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 1. Ông, từ để gọi những người già. <1> : 27.07 2. Sự gì đã qua thời gian lâu. <2> : 3.01, 24.01 ! lạo ˲ (1) Vũng nước đọng. 38.01 ! lập Ό (1) Đứng. X. trác lập °Ό. 38.06 ! lâm ɨ (2) Rừng cây. 6.13, 37.02 ▫ lâm biểu ɨь (1) Bìa rừng, mé rừng. 37.02 ! lân ά (2) Nước trong nhìn thấy cả đá trong nước gọi là "lân". X. lân lân άά. 43.03, 43.03 ▫ lân lân άά (1) Tả nước trong suốt. 43.03 ! lân ӟ (1) Hàng xóm, láng giềng. X. cách lân Ԝ ӟ. 27.07 ! lâu ʊ (2) Cái lầu. X. thập nhị lâu ª+ʊ. 28.03, 33.04 ! lê ɷ (1) X. đường lê ɹɷ 6.02 ! lê ̝ (2) 1. Cái cày, đường cày. <1> : 22.04 2. X. lưu lê ̝͂. <1> : 43.03 ! lệ ˓ (1) Nước mắt. l 39 6.04 ! lệ А (1) X. lệ chi Аɩ 29.03 ▫ lệ chi Аɩ (1) Cây vải. 29.03 ! lệnh ? (1) Tên một chức quan. 40.17 ! li Ω (1) Cái hàng rào. Bài Ẩm tửu Րӡ số 5 của Đào Tiềm có câu: “Thái cúc đông li hạ, Du nhiên kiến nam sơn” ӥЕɤ΢ Lj̅љ²ŭ - Hái cúc ở giậu phía đông, Thanh thản trong núi phía nam. Hình ảnh “hái cúc bờ giậu phía đông” về sau tượng trưng cho cuộc sống điền viên sơn thủy. 50.06 ! li Ԩ (3) 1. Tách rời. <1> : 11.01 2. X. li li ԨԨ <2> : 20.07, 20.07 ▫ li li ԨԨ (1) Um tùm, tả dáng chen chúc của cỏ cây. 20.07 ! li ա (2) Con li long. X. li châu ա̬, tham li Ȏ ա 19.08, 40.21 ▫ li châu ա̬ (1) Ngọc quí. “Li châu” là ngọc đeo ở cổ của con li long dưới đáy biển. Có được vật này là rất quí báu nên dùng chữ này để chỉ người tài hoặc vật quí báu. Xt. tham li Ȏա 40.21 ! lí ū (1) Cái dép. X. du lí ӈū. B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 39.05 ! lí ɠ (1) X. Lí Trường Cát ɠӿÑ 27.05 ▫ Lí Trường Cát ɠӿÑ (1) Tức Lí Hạ ɠғ (790 - 816), người Xương Cốc, Hà Nam, sống vào thời Đường. Tên tự là Trường Cát, người đời còn gọi ông là Lí Xương Cốc. Ông sớm nổi tiếng với tài văn chương. Đường đại thi nhân Lí Thương Ẩn viết Lí Trường Cát tiểu truyện: Trường Cát đi đâu thì cưỡi lừa, thường có một đứa nhỏ đi theo hầu, đeo một cái túi gấm rách cũ. Trên đường gặp được điều gì hay, Trường Cát liền viết vào giấy, rồi bỏ vào túi đeo bên mình. Chiều tối trở về nhà, bà mẹ sai người tì nữ lấy những thứ trong túi ra, thấy có nhiều giấy viết, liền nói ngay: “Đây đều là những điều thốt ra từ lòng con ta mà thôi!” Trường Cát nhận lại những thứ giấy mình chép trong ngày, đem ra biên tập sửa chữa lại cho hoàn chỉnh rồi mới bỏ vào túi. 27.05 ! lí ё (2) Ở trong, bên trong. 32.03, 34.04 ! lí Ӧ (2) 1. Dặm (360 bước là một dặm). <1> : 38.04 2. X. liên lí chi ӆӦɩ. <1> : 11.02 ! liêm Ɩ (1) X. Liêm Pha ƖՀ. 32.06 ▫ Liêm Pha ƖՀ (1) Danh tướng nước Triệu thời Chiến Quốc. Thời Triệu Huệ Văn Vương, Liêm Pha dẫn quân đánh Tề, lấy được Tấn Dương, vua Triệu phong cho Liêm l 40 Pha làm Thượng khanh. Trong chiến dịch Trường Bình, Liêm Pha cố thủ liền ba năm, quân Tần nhọc công vô ích phải rút lui. Về sau, vua Triệu trúng kế phản gián của Tần, cho Triệu Quát thay vị trí của Liêm Pha, nhờ thế Tần đại phá quân Triệu. Năm 15 Triệu Hiếu Thành Vương, Liêm Pha cất quân đánh quân Yên ở đất Hạo, chiến thắng trở về, được phong làm Tín Bình Quân, giữ chức Tướng quốc. Đến thời Triệu Điệu Tương Vương, Liêm Pha đắc tội với vua, phải chạy sang Ngụy. Sau, nước Triệu nhiều lần khốn đốn vì quân Tần, lại có ý muốn dùng Liêm Pha, nhưng có người thù ghét, đem vàng đút lót cho sứ giả vua Triệu sai đi gặp Liêm Pha. Sứ giả trở về nói gièm Liêm Pha với vua Triệu, nên Liêm Pha cũng không được dùng. Cuối đời, ông sống ở Ngụy rồi sang Sở nhưng không lập nên công trạng gì, rồi qua đời ở Thọ Xuân. 32.06 ! liêm Φ (3) Bức rèm, màn che cửa. X. trúc liêm Α Φ. 2.01, 25.03, 27.04 ! liên Ǣ (6) 1. Thương, thương xót. <2> : 36.05, 47.03 2. Tiếc. <1> : 37.08 3. Yêu mến, đáng yêu. <3> : 14.04, 17.03, 40.18 ! liên Ф (4) Sen, hoa sen. X. liên hoa ФЇ, bạch liên xã ͐Фͳ. 20.08, 31.15, 36.05, 36.06 ▫ liên hoa ФЇ (1) Hoa sen. 36.06 ! liên ӆ (6) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Liền nhau, liên tục, nối với nhau. 11.02, 20.02, 25.05, 36.06, 41.04, 45.06 ▫ liên lí chi ӆӦɩ (1) Cây liền cành, tỉ dụ tình cảm vợ chồng. Bạch Cư Dị viết trong bài Trường hận ca hai câu thơ rằng: “Tại thiên nguyện tác tỉ dực điểu, tại địa nguyện vi liên lí chi” úěǘNʧϞձ úûǘ́ӆ ̮ɩ - Trên trời xin được làm chim liền cánh, Dưới đất nguyện được làm cây liền cành. 11.02 ▫ liên ốc ӆŨ (1) Ý nói rất nhiều. Đỗ Phủ có câu thơ: “Sàng thượng thư liên ốc, Giai tiền thụ phất vân” ƑɐӆŨ, ԛ”ʍǽԬ Đầu giường có rất nhiều sách, trước thềm cây rung rinh động mây. 25.05 ! liệt ā (1) Bờ ngăn nước. X. kim liệt өā 34.05 ! liễu ( (1) Xong, tận, dứt, hết. 37.04 ! linh ̪ (3) X. linh lung ̷̪. 31.07, 34.07, 45.03 ▫ linh lung ̷̪ (3) Tả ánh sáng lấp loá. Lí Bạch, Ngọc giai oán có câu thơ: "Khước hạ thủy tinh liêm, Linh lung vọng thu nguyệt" ¸ ʭɇΦ̷̪ɘͽɔ- Bèn hạ bức rèm thủy tinh xuống, nhưng vẫn ngước nhìn ánh trăng mùa thu lấp loá. 31.07, 34.07, 45.03 ! linh Ե (3) 1. Linh thiêng. X. uy linh ijԵ. <2> : 26.05, 31.02 2. X. Linh Bích ԵĐ <1> : 48.03 l 41 ▫ Linh Bích ԵĐ (1) Tên huyện, nay thuộc tỉnh An Huy. Khoảng giữa năm thứ hai nhà Hán (206TCN), Hạng Vũ đánh một trận lớn với quân Hán ở phía đông Linh Bích, thuộc Bành Thành. Trong trận này, quân Hán bị giết nhiều, cha và vợ của Lưu Bang bị quân Sở bắt đem đi (Xem thêm Sử kí, Cao Tổ bản kỉ) 48.03 ! loan ʖ (1) X. đoàn loan øʖ 31.11 ! loạn ' (1) Lẫn lộn. 36.04 ! long և (4) Rồng, con rồng. X. thừa long khách # ևņ 4.03, 26.03, 35.05, 40.08 ▫ long trảo և̒ (1) Tức “long trảo thư”, một kiểu thức của thư pháp. Tương truyền, Vương Hi Chi đời Tấn có lần uống rượu rồi cầm bút viết chữ, chữ viết chỉ chấm điểm như vuốt rồng. Sau gọi kiểu viết chữ như vậy là “long trảo thư”. “Long trảo” cũng có khi được dùng để chỉ riêng cách viết nét hất móc trong thư pháp. 40.08 ▫ long xà ևр (1) Ý chỉ điều gì phi thường lớn lao. Như Tả truyện, Tương công năm 21: “Thâm sơn đại trạch, thực sinh long xà, bỉ mĩ, dư cụ kì sinh long xà dĩ hoạ nhữ” ˕ŭ Ě˸, Ŗ̻ևрƤϕ, Ւǧ}̻ևр @͸ĥ- Núi sâu chằm lớn, thực sẽ sinh rắn rồng. Người ấy đẹp, ta sợ sẽ sinh ra kẻ phi thường như rắn rồng mà hại các ngươi! 26.03 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! lô ̑ (1) Cái lò. X. lô yên ̑̆. 2.01 ▫ lô yên ̑̆ (1) Khói lò, khói bếp lò. 2.01 ! lô й (1) X. lô quản йΜ. 38.04 ▫ lô quản йΜ (1) Tên nhạc khí, dùng để thổi như sáo. 38.04 ! lộ Ҥ (4) Đường, con đường. 2.07, 10.01, 17.01, 36.01 ! lộ Գ (2) 1. Sương sa. <1> : 14.06 2. Hiển lộ, lộ ra. <1> : 40.08 ! lộ ս (2) Con cò. 45.11, 49.06 ! lôi ԭ (1) Sấm sét. X. phong lôi Չԭ. 48.03 ! lộng Ɯ (1) Một khúc nhạc gọi là "lộng". 41.05 ! lợi Ž (1) X. Hiệt Lợi ՁŽ. 32.05 ! lũ ψ (1) Sợi tơ. X. lũ ti ψλ. 29.02 ▫ lũ ti ψλ (1) Sợi tơ, mảnh như sợi tơ. 29.02 ! lũ ӻ (1) l 42 Chạm, khắc. X. điêu nguyệt lũ vân ԥɔ ӻԬ. 15.01 ! luận (luân) Ѹ (2) Bàn luận. 17.06, 27.06 ! lục x (2) (Số đếm) Sáu. 37.04, 40.12 ! lục ν (4) Màu xanh. 6.1, 7.01, 14.12, 27.02 ! lục Х (1) Xanh tốt, tốt um. 43.01 ! lục Ԙ (2) Họ (tên họ). X. Phan giang Lục hải ˮ ʲԘː. 7.04, 29.04 ! lung ̷ (3) X. linh lung ̷̪. 31.07, 34.07, 45.03 ! lung Ψ (1) X. bích sa lung ͱαΨ. 1.08 ! luyện Ӷ (1) Tức luyện kim. 21.06 ! lư ƙ (1) X. Lư Sơn ƙŭ. 31.04 ▫ Lư Sơn ƙŭ (1) Núi Lư, còn gọi là Lư Phụ (nay ở phía nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, núi mặt bắc áp vơi sông Trường Giang). Theo Cao tăng truyện (Huệ Hiệu ǜ͔, người nước Lương, thời Nam Triều), nhà sư Thích Huệ Viễn dựng chùa Đông Lâm ở Lư phụ, hơn ba mươi năm bóng không rời khỏi núi, B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 hình không nhập cõi tục (Ϸӏ³Ũƙ ԋªՒƊƣˆŭƢsV - “Tự Viễn bốc ốc Lư phụ, tam thập dư niên, ảnh bất xuất sơn, hình bất nhập tục.”) 31.04 ! lữ Ȳ (1) Quân đội. X. chấn lữ ȅȲ. 32.07 ! lực › (5) Sức lực, công sức. X. uổng phao tâm lực ɦǿƴ›, đế lực Ɓ› 15.03, 22.08, 26.02, 31.14, 39.06 ▫ lực canh ›ϣ (1) Hết sức cày cấy, canh tác. Sở từ, Bốc cư (Khuất Nguyên): "Ninh chu sừ thảo mao dĩ lực canh hồ? Tương du đại nhân dĩ thành danh hồ?" ŗѯӲЏЌ@›ϣ "?Ŝ˝Ě7@ǩÓ"? - Ta nên cuốc xáo vỡ vạc ra sức cày à? Hay nên giao du quyền quí mà thành danh à? 39.06 ! lương ɴ (2) 1. X. khiêu lương ҥɴ. ▫ <1> : 38.05 2. X. Lương Phủ thiên ɴ̕Π. <1> : 26.08 ▫ Lương Phủ thiên ɴ̕Π (1) Nguyên bản viết là Lương Phủ thiên ɴ ̕Π, tức chỉ Lương Phủ ngâm ɴ̾Ö, tên một khúc Nhạc phủ theo điệu nước Sở. “Lương Phủ” là tên ngọn núi nhỏ dưới chân núi Thái Sơn (nay thuộc tỉnh Sơn Đông). Nội dung của khúc ngâm Lương Phủ đại khái nói đến những người chết chôn ở núi này, lời lẽ giai điệu rất thê lương. Tương truyền khúc ngâm do Gia Cát Lượng làm ra. (xem thêm Tam quốc chí, phần Gia Cát Lượng truyện). l 43 26.08 ! lương ʉ (1) Cái xà nhà. 46.06 ! lương ˒ (3) Mát mẻ, khí se lạnh. 2.03, 16.03, 27.03 ! lương Ђ (2) Tốt, tốt lành. 40.16, 51.05 ! lưu ˋ (6) 1. Nước chảy, trôi chảy theo nước. <5> : 9.03, 41.05, 43.01, 45.12, 46.05 2. X. phong lưu Չˋ. <1> : 33.02 ▫ lưu huỳnh ˋф (1) Đom đóm chập chờn, bay qua bay lại vô định. Tạ Diêu (nhà thơ Nam Tề) trong bài Ngọc giai oán có câu: "Tịch điện hạ châu liêm, Lưu huỳnh phi phục tức" ĕʥ̬ΦˋфՌưDž - Ban đêm, trong điện, hạ bức rèm châu. Đom đóm lập loè bay qua bay lại. 45.12 ▫ lưu thủy ˋʭ (2) Chỉ nước chảy. Sau để tả trạng thái liên miên không dứt như nước chảy. 41.05, 46.05 ! lưu ͂ (1) X. lưu lê ̝͂. 43.03 ▫ lưu lê ̝͂ (1) Là cái thìa cơm. Chữ dùng trong Hán thư, thiên Hung Nô liệt truyện: “(Hàn) Xương, (Trương) Mãnh, dữ Thiền Vu cập đại thần câu đăng Hung Nô Nhược Thủy Đông Sơn, hình bạch mã, Thiền Vu dĩ Kính Lộ đao, kim lưu lê nhiễu tửu…” Ȼ̤±,¿ĚϵY͎¦Ħ ҅ʭŭ‹͐բ±,@ƧҤ‰ө B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ͂ ̝ Ȅ ӡ  - Hàn Xương, Trương Mãnh và Thiền Vu cùng các đại thần đều bước tới Nhược Thủy, Đông Sơn của Hung Nô giết ngựa trắng ăn thề, l 44 Thiền Vu dùng bảo đao Kính Lộ, dùng thìa lưu lê vàng để quấy rượu. 43.03 m ! mạc Д (1) (Đại từ phủ định) Không cái gì. 24.06 ! mạch ϱ (3) 1. Chỉ vật tương thông, liền nhau. X. giao mạch <1> : 6.11 2. X. mạch mạch ϱϱ. <2> : 29.02, 29.02 ▫ mạch mạch ϱϱ (1) Bài thứ 10 trong 19 bài Cổ thi khuyết danh (Cổ thi thập cửu thủ) có câu: “Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ” ͗͗ ʭԅ, ϱϱ ƭѲ - Một dòng nước trong veo, cùng liếc trông nhau mà chẳng nói. Cho nên “mạch mạch” là chỉ cái vẻ cùng trông nhau tình tứ mà không ai nói với ai lời nào. 29.02 ! mạch վ (1) Gạo nếp. 6.09 ! mai ɵ (1) Hoa mai. X. Thọ Dương mai Ĕԙɵ. 34.08 ! mãn ˦ (5) Tràn đầy. 2.02, 14.08, 35.1, 38.01, 50.02 ! mạn Ч (1) Tả vẻ dài, trải dài, kéo dài mãi. 31.09 ! mang Ѕ (1) Như nói “quang mang” pЅ, tả ánh sáng rạng rỡ. 40.04 ! mang ӳ (1) X. phong mang ӱӳ. 40.08 ! mao ʨ (1) X. khê mao ˣʨ. 38.02 ! mao Ќ (1) Cỏ tranh. 3.03 ! mạt ɝ (1) Ngọn (phần trên cùng của cây cỏ). 16.03 ! mân Ҍ (1) X. Mân phong ҌՉ. 22.02 ▫ Mân phong ҌՉ (1) Một phần của Kinh Thi. Như cách chú giải của Chu Hi, ông Khí làm chức quan Hậu Tắc coi sóc việc nông. Đời con không kế nghiệp được, nghề nông bị bỏ bễ. Mãi đến Công Lưu là cháu mấy đời sau mới khôi phục được nghiệp nhà nông của Hậu Tắc, lại xem B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 lẽ thích nghi của đất đai mà dựng nước ở cái hang đất Mân. Cháu 13 đời sau là Vũ Vương. Vũ Vương nhỏ tuổi nối ngôi, Chu Công là chú ruột thay vua coi việc chính sự, thuật lại việc phong hoá của Hậu Tắc và Công Lưu, làm thành một thiên (tức thiên Thất nguyệt) trong Kinh Thi để răn bảo Thành Vương, gọi đó là thơ Mân phong. Nhắc đến thơ Mân phong là có ý nói về việc chăm lo nghề nông, mưu lợi cho chúng dân. 22.02 ! mấn զ (2) Tóc mai, tóc ở bên mái tai. X. vân mấn Ԭզ 1.04, 51.02 ! mật ő (2) 1. Rậm rạp. <1> : 20.01 2. Liền vào nhau, khít vào nhau. <1> : 41.03 ! mẫu ʦ (1) Mẹ. X. từ mẫu Ǚʦ. 35.07 ! mẫu ̈́ (3) 1. Mẫu ruộng (Đơn vị tính ruộng đất thời trước, 1 mẫu ≈ 667m2) <2> : 22.03, 34.03 2. Phần ruộng, khu ruộng. X. quyến mẫu ́̈́. <1> : 51.04 ! mê ҽ (2) 1. Lạc, lạc đường. <1> : 10.01 2. Lờ mờ. <1> : 45.11 ! mĩ ϕ (1) Đẹp, đẹp đẽ. 7.02 ! mị Ķ (1) X. vũ mị ĸĶ. 20.05 ! m 45 mịch ћ (1) Tìm kiếm. 17.01 ! minh ȼ (7) 1. Sáng, ánh sáng. <5> : 36.03, 39.04, 45.06, 49.06, 51.06 2. X. thanh minh ˙ȼ. <1> : 6.03 3. X. Minh phi ȼĩ. <1> : 6.07 ▫ minh châu ȼ̬ (1) Trân châu, ngọc quí. 51.06 ▫ Minh phi ȼĩ (1) Tức nàng Chiêu Quân. Chiêu Quân họ Vương, tên là Tường, là cung nhân của Hán Nguyên Đế. Bấy giờ cung nữ có nhiều, vua mới sai bọn hoạ công Mao Diên Thọ vẽ hình từng người để xem tranh mà vời mĩ nhân vào hầu. Các cung nữ thi nhau đút lót tiền bạc cho bọn hoạ công, chỉ riêng Chiêu Quân không chịu làm việc đó nên bị vẽ xấu đi và chưa có lần nào được vua biết. Năm Cảnh Minh thứ nhất (33TCN), chúa Hung Nô là Thiền Vu vào chầu nhà Hán, xin mĩ nữ về làm Yên Chi (vợ của chúa Hung Nô gọi là Yên Chi ԇʪ). Vua Hán ban cho Thiền Vu nàng Chiêu Quân để kết tình hoà hiếu. Khi từ biệt, Nguyên Đế mới nhận ra Chiêu Quân đầy đặn xinh đẹp. Vua kinh ngạc muốn lưu Chiêu Quân lại nhưng việc đã rồi. Chiêu Quân phải đi cống Hung Nô, khi qua cửa ải nàng ôm đàn tì bà, gảy khúc đàn tỏ lòng nhớ nước. Khi đến Hung Nô, nàng được phong là Ninh Hồ Yên Chi, sinh được một con trai. Khi chúa Hung Nô chết, con trai lại lấy nàng làm vợ. Sau nàng chết ở đất Hung Nô, tương truyền trên mộ của nàng lúc nào cỏ cũng xanh mướt, vì thế người ta gọi B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ngôi mộ của nàng là “thanh trủng Զ” (mộ xanh). 6.07 ! minh Ӯ (1) Bài minh. X. toạ hữu (minh) ƔÍ(Ӯ). 51.04 ! minh ճ (2) Kêu, hót. 13.02, 27.02 ! mính Ɋ (1) Trời xâm xẩm, lúc hoàng hôn. X. bạc mính ЮɊ. 16.04 ! mô ʋ (1) X. qui mô њʋ. 40.05 ! mộ Ǜ (1) Ái mộ, yêu mến. 33.08 ! mộ ɋ (3) Buổi chiều tối. 19.02, 38.03, 43.01 ! m 46 mộc ɛ (3) Cây cối. 1.01, 37.02, 50.01 ! môn ԁ (5) Cửa. X. tứ môn ñԁ, khuê môn Ԇԁ. 2.05, 10.01, 33.03, 34.04, 51.08 ▫ môn hạng ԁŽ (1) Cửa ngõ (cửa và ngõ). 10.01 ▫ môn tường ԁď (1) Cửa và tường, ý nói trong nhà. 33.03 ! mộng ę (4) Nằm mơ, giấc mộng. 1.04, 5.05, 14.14, 20.03 ! một ʹ (1) Chìm đắm. 49.05 ! mục ͝ (1) Mắt. X. ngư mục hỗn խ͝˗. 19.05 n ! na Ӛ (1) (Từ để cật vấn) Nào, (chỗ) nào. 33.07 ! nãi  (1) Là, lại là. 35.06 ! nại Ϣ (2) 1. Nhẫn nại, chịu được lâu. <1> : 50.07 2. Thích nghi, thích hợp. Cao Thích, Quảng Lăng biệt Trịnh xử sĩ có câu: “Khê thủy kham thùy câu, Giang điền nại sáp ương” ˣʭĆþӬ, ʲ̿ϢȒ Ϳ - Khe nước này có thể thả câu, Ruộng bên sông này thích hợp với việc gieo mạ. <1> : 23.07 ! nam ² (5) Phía nam, hướng nam. 7.01, 14.13, 28.03, 35.13, 42.01 ▫ Nam Cai ²Ԑ (1) Tên một thiên trong Kinh Thi, phần Tiểu nhã. Đây là một thiên chỉ có nhạc mà không có lời. Theo chú giải của Mao truyện thì nội dung của thiên này B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. 35.13 ▫ Nam Phố ²ˍ (2) Chỉ chung cho bờ nước phía Nam. Sở Từ, Cửu ca (phần Hà Bá) của Khuất Nguyên có câu: “Tử giao thủ hề Đông hành, Tống mĩ nhân hề Nam phố” Ĺ1 Dzyɤшҿϕ7y²ˍ - Ngài chắp tay đi về phía Đông, Đưa người đẹp về mé nước phía Nam. Về sau “Nam phố” thường để chỉ nơi li biệt. 7.01, 14.13 ! nan ԩ (3) Khó, khó khăn. 12.01, 21.02, 45.13 ! nang ð (1) Cái túi. 27.05 ! năng ϰ (6) 1. Có thể, có khả năng. <4> : 6.15, 19.08, 33.06, 48.02 2. Khéo, giỏi. <2> : 30.03, 35.12 ! nga Ű (2) X. nga nga ŰŰ. 47.01 ▫ nga nga ŰŰ (1) Tả vẻ ngất ngưởng, vẻ cao cao. 47.01 ! ngã Ǫ (3) (Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) Ta, tôi. 11.01, 31.14, 41.06 ! ngạn ů (2) Bờ, bờ bên. 34.02, 45.12 ! ngâm Ö (5) 1. Ngâm thơ, đọc thơ ngân dài giọng. <4> : 1.03, 21.08, 25.06, 26.08 2. X. trầm ngâm ʸÖ. <1> : 44.02 ! n 47 ngân ӭ (2) Bạc, sắc trắng như bạc cũng gọi là ngân. 10.06, 45.09 ▫ ngân chúc ӭ̏ (1) Ngọn nến bạc, chỉ ngọn đèn rất sáng. 10.06 ▫ Ngân Hán ӭ˪ (1) Tức sông Ngân (Ngân Hà), chỉ dải sáng màu trắng nhờ vắt ngang bầu trời, do các ngôi sao li ti họp thành, thường nhìn thấy trong những đêm trời quang. 45.09 ! ngân ͌ (1) Vệt, vết. 50.03 ! ngẫu f (1) Phối ngẫu, ghép đôi. X. ngẫu bạn fG 29.03 ▫ ngẫu bạn fG (1) Kết bạn, làm bạn. 29.03 ! ngẫu з (1) Ngó sen. 36.06 ! nghi ͊ (3) Ngỡ, ngờ vực. X. hồ nghi ̡͊. 19.03, 32.03, 45.14 ! nghĩ ȝ (1) Dự tính rằng, định rằng. 19.08 ! nghiên Ī (2) Vẻ đẹp, đẹp đẽ. 14.06, 20.01 ! nghiễn ͯ (1) X. nghiễn trích ͯ˥. 7.03 ▫ nghiễn trích ͯ˥ (1) Một đồ vật trong thư phòng thời trước, là dụng cụ chứa nước để chắt vào nghiên mực. B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 7.03 ! nghiệp ʂ (1) X. sự nghiệp *ʂ. 26.03 ! nghiêu ć (4) 1. Cao (trái với "thấp"). X. nghiêu nghiêu ćć. <2> : 31.05, 31.05 2. Tức Đế Nghiêu. Tên hiệu của ông vua họ Đào Đường thị trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc. <2> : 22.08, 40.01 ▫ Nghiêu thiên ćě (1) Luận ngữ, thiên Thái Bá có câu: "Duy thiên vi đại, duy Nghiêu tắc chi" âě ́Ěâć’ - Chỉ trời là lớn, riêng vua Nghiêu có thể thuận hành theo trời mà thi hành giáo hoá. Về sau dùng chữ "Nghiêu thiên" để ca tụng cảnh thái bình thịnh trị. 22.08 ▫ nghiêu nghiêu ćć (1) Tả cái dáng vẻ rất cao, cao vời vợi. 31.05 ! ngọ ­ (1) Giữa trưa. X. trác ngọ °­. 5.01 ! ngoạ ϶ (2) Nằm. 19.04, 27.03 ! ngoại Ė (5) Bên ngoài, ở ngoài. X. thử ngoại ʟĖ. 17.08, 18.05, 34.07, 44.04, 50.03 ! ngoan Կ (1) Ương ngạnh. 6.06 ! ngọc ̨ (9) 1. Ngọc, tức một loại đá quí. X. bạch ngọc bàn ̨͐͜. <4> : 6.1, 40.09, 43.04, 51.05 n 48 2. X. Tiểu Ngọc Ţ̨, Ngọc Khê ̨ˣ, Ngọc Đài ̨Ϲ, Ngọc Kinh ̨3. <5> : 6.08, 10.08, 14.16, 34.06, 45.1 ▫ Ngọc Đài ̨Ϲ (1) Chỉ đài gương. Vương Xương Linh, Triêu lai khúc có câu: “Bàn long ngọc đài kính, Duy đãi hoạ mi nhân” ͜և̨ ϹӺ, âƨ͡ͅ7 - Đài gương chạm hình rồng cuốn, chỉ dành để soi vẽ lông mi. Toàn Đường thi, q.881, bài thơ Mông cầu có câu: “Thái Chân ngọc đài, Vũ Tử kim liệt” lƾT¨pó b- Đài gương của Thái Chân (tức Dương Quí Phi), Bờ đường ngăn khe nước bằng vàng của Vũ Tử. ??? 34.06 ▫ Ngọc Khê ̨ˣ (2) Tức Lí Thương Ẩn. Lí Thương Ẩn có hiệu là Ngọc Khê sinh, lại có một tập thơ đề là Ngọc Khê Sinh thi. 10.08, 14.16 ▫ Ngọc kinh ̨3 (1) Cửa trời. Ngụy thư, phần Thích Lão chí có viết: “Đạo gia chi nguyên, xuất ư Lão Tử, kì tự ngôn dã, tiên thiên địa sinh, dĩ tư vạn loại. Thượng xử Ngọc kinh, hạ tại Tử vi, vi phi tiên chi chủ.” “Ngọc kinh” chỉ cửa trời. Thơ Lí Bạch, Lư sơn dao kí Lư thị ngự hư chu có câu: “Dao kiến tiên nhân thái vân lí, Thủ bả phù dung triều Ngọc kinh” Ӎљ>7π Ԭё, DzǷІТə̨3 - Vọng trông tiên nhân trong mây ngũ sắc, Tay cầm đoá phù dung hướng về cửa thiên đình. 45.10 ! ngô ք (1) X. tinh ngô ̠ք. 6.05 ! ngộ LJ (1) Tỏ ngộ, hiểu ra, cảm nhận rõ ra. 19.07 ! ngộ ѳ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Nhầm. 29.04 ! ngộ Ӈ (1) Gặp gỡ. X. tế ngộ ԝӇ. 26.04 ! ngôn ѡ (1) Lời nói. 40.03 ! ngu ǔ (1) Ngu dốt. 22.07 ! ngũ . (4) (Số đếm) Năm. 2.03, 26.02, 34.03, 37.01 ▫ ngũ đinh . (1) Theo Thủy kinh chú, phần Miện thủy, Tần Huệ Vương muốn đánh Thục mà không biết đường vào Thục, mới chế ra năm con trâu đá, lấy vàng buộc vào đuôi trâu, rồi nói vung lên rằng trâu ỉa ra vàng. Vua Thục là Phụ Lực tin là thật, bèn sai năm tráng sĩ đi kéo trâu về, thế là mở đường thông từ Tần sang Thục. Còn một thuyết khác, theo Hoa Dương quốc chí, phần Thục chí, Tần Huệ Văn Vương hứa gả cho vua Thục năm mĩ nữ. Vua Thục sai năm tráng sĩ đi đón. Khi họ về đến Tử Đồng (nay thuộc Tứ Xuyên, đi lên phía bắc thì đến vùng đất nay là Thiểm Tây), thấy có một con rắn lớn bò từ trong hang ra. Năm tráng sĩ hò nhau kéo đuôi con rắn, núi sụp, năm tráng sĩ và năm cô gái đều bị chết. Sau khi núi sụp, đường từ Tần sang Thục được thông 26.02 ! ngũ D (1) Hàng ngũ, xếp thành hàng ngũ. 20.07 ! nguy µ (1) Nguy hiểm, cái thế cheo leo. 4.02 ! n 49 nguyệt ɔ (14) 1. Trăng, mặt trăng. <13> : 1.03, 4.05, 6.08, 15.01, 21.05, 24.03, 28.02, 34.07, 42.01, 44.03, 45.01, 46.06, 49.04 2. Tháng. <1> : 14.02 ! ngư ˧ (1) Người đánh cá. 49.05 ! ngư խ (2) Con cá. 19.05, 26.04 ▫ ngư mục hỗn խ͝˗ (1) Lẫn lộn mắt cá ngọc châu. Như nói ngư mục hỗn châu խ͝˗̬ , Sách Tham đồng khế (Ngụy Bá Dương, người đời Hán) viết: "Ngư mục khởi vi châu, bồng hao bất thành giả" խ͝҈̬́ УСǩʒ - Mắt cá há có thể là ngọc châu, Cỏ bồng hao không thể thành cây giả. Về sau "ngư mục hỗn châu" để chỉ cái ý lẫn lộn thật giả. 19.05 ▫ ngư thủy quân thần խʭÕϵ (1) Tình vua tôi như cá nước. Cá gắn bó với nước, dùng để so sánh tình cảm vua tôi rất mực gắn bó với nhau. Tam Quốc Chí ôƶ, phần Thục с, Gia Cát Lượng truyện ѺО5i chép: “Cô chi hữu Khổng Minh, do ngư chi hữu thủy dã. ľ ɕĺȼ̞հ ɕʭ%- Ta (tức Lưu Bị) có được Khổng Minh, như là cá gặp nước vậy. 26.04 ! ngữ Ѳ (3) Lời nói, tiếng nói. X. ỷ ngữ ρѲ. 10.03, 15.04, 30.07 ! ngự Ư (1) Cai trị. X. ngự kim chấp cổ Ư;ĂÆ n 50 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 22.05 ▫ ngự kim chấp cổ Ư;ĂÆ (1) Cai trị thời nay, giữ gìn khuôn phép xưa. Chữ dùng của Đạo đức kinh ӋƲμ, chương 14 (Lão Tử ϟĹ): “Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu, năng tri cổ thủy, thị vị đạo kỉ” ǶÆ Ӌ@Ư; ɕϰͪÆĮɃ҆ӋϏ- Ai giữ được cái đạo từ xưa vẫn có thì có thể khống chế được mọi sự vật ngày nay, biết được cái nguyên thủy tức là nắm được giềng mối của đạo. 22.05 ! ngưng (2) Ngưng tụ lại. 5.05, 19.06 ! ngưỡng A (1) Ngước vọng. 40.02 ! ngưu ̙ (7) Con trâu. 38.01, 38.02, 38.03, 38.03, 38.05, 38.06, 38.07 ! nhạ Ѥ (1) Ngỡ rằng. 19.04 ! nhan Յ (1) X. sàn nhan ĿՅ. 50.08 ! nhàn Ԅ (7) 1. Yên tĩnh, tả cái vẻ lặng lẽ, im lìm, có khi kết hợp với các từ chỉ nỗi buồn để gia tăng sức biểu cảm, như nhàn sầu, nhàn tình, nhàn hận, nhàn tứ. <4> : 5.06, 14.08, 16.07, 39.08 2. Nhàn tản, nhàn nhã. <3> : 14.16, 25.05, 50.06 ! nhãn ͤ (2) Mắt. 6.11, 45.15 ▫ nhãn tuyền ͤˁ (1) Khe mắt, khoé mắt. 6.11 ▫ nhãn hoa ͤЇ (1) Hoa mắt. 45.15 ! nhân 7 (7) Người. X. hành nhân ш7, sát nhân ʤ 7, chủ nhân ông 7ϙ, cố nhân ȣ 7 10.02, 18.05, 33.07, 37.06, 38.08, 48.02, 48.06 ▫ nhân ảnh 7ƣ (1) Bóng người. 18.05 ▫ nhân gian 7ԅ (1) Nhân gian, cuộc đời. 33.07 ! nhân 8 (1) Có nhân, đức nhân (Là một quan niệm đạo đức thời cổ đại, có hàm nghĩa rất rộng. Hạt nhân của quan niệm này là tình thân ruột thịt, tình yêu thương giữa người với người.) 35.01 ! nhân ó (3) Nhân đó mà. 20.06, 31.14, 41.05 ▫ nhân duyên óς (1) Cơ duyên. 20.06 ! nhận ѱ (1) Nhận ra, nhận biết. 32.04 ! nhập s (5) Vào, tiến vào. 6.05, 15.01, 21.01, 36.04, 39.04 ! nhất (29) 1. (Số đếm) Một. <22> : 2.04, 2.08, 4.02, 5.04, 6.02, 6.09, 8.04, 13.01, 17.07, 18.04, 22.04, B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 25.06, 29.02, 30.05, 34.02, 34.07, 36.03, 37.03, 40.11, 41.06, 44.01, 50.03 2. Thuần nhất, không bị pha tạp. <2> : 19.01, 49.03 3. Tất cả. <2> : 14.15, 45.04 4. Thống nhất. <1> : 48.02 5. Hễ.. thì…, một phát là… <1> : 24.08 6. Thứ nhất, bậc nhất. X. đệ nhất Δ . <1> : 33.01 ▫ nhất ban Ѐ (2) Giống nhau, cùng, đều. 14.15, 45.03 ▫ nhất sắc Ѓ (2) Một màu, chỉ có một màu, không xen lẫn màu khác. 19.01, 49.03 ! nhật ȵ (15) 1. Mặt trời, ánh mặt trời. X. bạch nhật ͐ȵ <8> : 4.05, 5.02, 6.06, 6.15, 14.09, 17.03, 37.01, 39.01 2. Ngày, ban ngày. X. kim nhật ;ȵ, thử nhật ʟȵ, chung nhật ηȵ <7> : 3.01, 20.03, 23.02, 27.01, 34.08, 35.09, 50.08 ▫ nhật hạ ȵ (1) Nguyên văn dùng chữ nhật hạ: Ngày trước thường tôn sùng nhà vua như mặt trời, nên gọi kinh thành - nơi ở của nhà vua là “chỗ dưới mặt trời” (nhật hạ). Tiền Khởi (nhà thơ đời Đường) viết trong bài Tống Tiết phán quan phó Thục: “Biên thùy lao đế niệm, Nhật hạ hàng tài kiệt” әԕ¡ƁƺȵԎdz g - Ở biên thùy thì vất vả hoàn thành tâm nguyện của nhà vua, Về nơi kinh thành thì khiến đám anh kiệt phải tâm phục. 39.01 ! nhi q (1) n 51 (Từ vĩ) Vô nghĩa, ghép sau một danh từ khác. 2.04 ! nhĩ ̗ (1) (Đại từ ngôi thứ hai) Nhà ngươi, ngươi. 11.02 ! nhĩ ϥ (1) (Hư từ) Đứng cuối câu, thường diễn tả ngữ khí chỉ có sự việc đó mà thôi. 48.01 ! nhị + (1) (Số đếm) Hai. X. thập nhị lâu ª+ʊ. 33.04 ! nhị Щ (1) Nhụy hoa. 20.02 ! nhiễm Љ (2) X. nhiễm nhiễm ЉЉ. 14.11, 14.11 ▫ nhiễm nhiễm ЉЉ (1) Tả (hương thơm) dần dần thoảng đến, ngan ngát dễ chịu. 14.11 ! nhiên ̅ (3) 1. X. y nhiên S̅. <1> : 33.04 2. (Từ vĩ) Từ thêm vào sau tính từ để tả cái vẻ có tính chất của tính từ đó thể hiện. <2> : 31.18, 49.08 ! nhiệt ̋ (1) Nóng. X. nhiệt trường ̋ϳ. 21.02 ▫ nhiệt trường ̋ϳ (1) Trong lòng bức xúc. 21.02 ! nhiêu Ֆ (2) Màu mỡ, đất phì nhiêu. X. ốc nhiêu ʷ Ֆ. 14.01, 23.07 ! nhiễu ϋ (2) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 1. Uốn lượn. <1> : 34.01 2. Quấn quýt, xoắn xít lại với nhau. <1> : 28.01 ! nhiễu ӓ (2) Bao quanh, bao vây xung quanh. 41.08, 42.02 ! nhuận ˱ (1) Vật gì thấm ướt, bóng bảy gọi là nhuận, như nói "ngọc nhuận" - nghĩa là bóng bảy, lóng lánh như ngọc. 40.09 ! như Ĩ (13) 1. Như, giống như (Từ dùng để chỉ ý so sánh bằng). X. bất như Ĩ. <10> : 6.11, 7.04, 8.01, 13.04, 22.04, 23.04, 27.04, 41.04, 46.05, 50.05 2. (Giới từ) Đến, đạt tới. X. như thử Ĩ ʟ, như kim Ĩ;. <2> : 19.07, 31.15 3. X. hà như LĨ. <1> : 7.04 ▫ như thử Ĩʟ (1) Đến như thế. 19.07 ▫ như kim Ĩ; (1) Đến nay. 31.15 ! nhưng < (1) Vẫn như, lại (Biểu thị ý sự vật là trái với bình thường) 5.01 ! nhưỡng Ӥ (1) Vốn chỉ việc ủ men rượu, sau sự vật nào tích tụ dần mà thành thì gọi là nhưỡng. 6.03 ! niệm ƺ (1) Suy nghĩ, cách nghĩ. 22.06 ! niên Ɗ (5) Năm (Đơn vị tính thời gian). X. niên niên ƊƊ. 4.07, 4.07, 9.04, 20.04, 26.04 ▫ niên niên ƊƊ (1) Hằng năm. 4.07 ! ninh ŗ (1) (Phó từ) Há lại. 3.05 ! nội t (1) X. nội sử tÌ 20.04 ▫ nội sử tÌ (1) Tên một chức quan, được đặt ra từ thời Tây Chu, chủ yếu giữ việc ghi chép sách vở. 20.04 ! nông Ҹ (2) Việc nông, nghề nông, cũng chỉ người nông dân. X. tam nông Ҹ 23.01, 23.07 ! nữ ĥ (2) Con gái. X. đế nữ Ɓĥ. 19.03, 51.01 o-ô ! oán ǀ (1) Trách móc, hờn oán. n 52 29.01 ! oanh պ (2) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Tên loài chim. Chim oanh. X. oanh ngữ պѲ. 2.04, 10.03 ▫ oanh ngữ պѲ (1) Tức là chim oanh hót. 10.03 ! ô ̂ (1) X. ô ti ̂λ. 10.08 ▫ ô ti ̂λ (1) Tức chỉ ô ti lan & ¤- ngày trước, người ta dùng chỉ đen thêu lên lụa các đường kẻ đen, rồi dùng bút đỏ viết vào khoảng giữa các dòng kẻ ấy. Về sau, người ta dùng mực đen để kẻ trên giấy viết thì cũng gọi là “ô ti lan”. Giấy “ô ti lan” trở thành một loại giấy chuyên dụng của thư pháp. 10.08 ! p - q 53 1. Nhà, căn nhà. X. phẩu ốc ЦŨ <1> : 40.23 2. X. liên ốc ӆŨ. <1> : 25.05 ! ốc ʷ (1) Béo tốt, tốt màu. X. ốc nhiêu ʷՖ. 23.07 ▫ ốc nhiêu ʷՖ (1) Đất đai màu mỡ, nông sản sinh trưởng tươi tốt. 23.07 ! ôi Ԛ (1) Chỗ sông hoặc núi vòng vòng lại thì gọi là ôi. 34.01 ! ông ϙ (2) Ông già, ông lão. X. Túy Ông ý ӢϙǓ, chủ nhân ông 7ϙ. 12.03, 38.08 ốc Ũ (2) p-q ! pha Հ (1) X. Liêm Pha ƖՀ. 32.06 ! phá ͮ (2) Phá vỡ, rách toạc ra. 21.05, 30.02 ! phàm ƀ (2) Cánh buồm. X. phong phàm Չƀ 9.03, 49.05 ! phàm Ջ (1) Ngựa chạy nhanh gọi là phàm Ջ. 18.06 ! phạm ɸ (1) “Phạm” có một nghĩa chỉ tiếng Phạn một thứ ngôn ngữ cổ Ấn Độ, lại vì kinh Phật - kinh sách của thứ tôn giáo ra đời trên đất nước Ấn Độ - được viết bằng Phạn ngữ, về sau những sự vật có liên quan đến nhà Phật thường dùng ghép với chữ “phạm”. X. phạm vương cung ɸ̩ʼn 1.01 ▫ Phạm vương cung ɸ̩ʼn (1) “Phạm vương cung” là chỉ cung điện của “phạm vương” hay còn gọi là “đại phạm thiên vương”. Phật giáo cho rằng tất cả thế giới chia ba, bao gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới; vị thần cai quản B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 “sắc giới” chính là “đại phạm thiên vương”. Sau, “phạm vương cung” cũng chỉ chùa chiền nói chung. 1.01 ! phan ˮ (1) X. Phan giang Lục hải ˮʲԘː 7.04 ▫ Phan giang Lục hải ˮʲԘː (1) Sông Phan biển Lục. Thời Tấn, có Phan Nhạc ˮŮ và Lục Cơ Ԙʏ đều là những văn nhân tài hoa. Sau thường gọi chung là Phan Lục để chỉ văn nhân tài tử cùng xuất hiện. Chung Vinh (người nước Lương thời Nam triều) trong tác phẩm Thi phẩm có viết: “Lục tài như hải, Phan tài như giang” ԘdzĨː, ˮ dzĨʲ - Tài năng của Lục Cơ như biển, tài năng của Phan Nhạc như sông. Về sau thường dùng chữ Phan giang Lục hải để nói về tài văn uyên bác. 7.04 ! phản Á (1) Quay trở lại. X. phản bộ Áà. 35.11 ▫ phản bộ Áà (1) Vốn chỉ con quạ sau khi trưởng thành, biết ngậm thức ăn về mớm cho mẹ nó ăn. Như trong sách Sơ học kí có bài Ô phú (Thành Công Tuy, người đời Tấn) viết: "Sô kí tráng nhi năng phi hề, Nãi hàm thực nhi phản bộ" ռȴ̟ϡϰՌ yӯՍϡÁà- Con chim non đã lớn có thể bay này, Còn biết ngậm thức ăn về mớm cho mẹ. Sau dùng chữ phản bộ để chỉ việc con cái báo hiếu cha mẹ. Lòng con cái báo hiếu cha mẹ gọi là phản bộ tâm Áàƴ 35.11 ! phạn Տ (1) Cơm. 6.09 ! p - q 54 phao ǿ (2) Vứt đi, vứt bỏ. X. uổng phao tâm lực ɦ ǿƴ›. 15.03, 51.02 ! pháp ˃ (2) Qui định, nguyên tắc. X. bát pháp v˃, ước pháp duy tam ή˃ǎ 40.04, 48.01 ! phạt F (1) Chặt. X. phạt mộc đinh đinh Fɛ. 37.02 ▫ phạt mộc đinh đinh (1) Fɛ Bổ củi chát chát. Chữ dùng của Kinh Thi, phần Tiểu nhã, thiên Phạt mộc. 37.02 ! phẩm Þ (1) X. Thi phẩm ѫÞ. 27.06 ! phân Š (5) 1. Chia cắt thành từng phần. X. ỷ phân ρŠ, tam phân cát cứ Š˜Ȝ <2> : 22.03, 26.06 2. Phân biệt, biện biệt. X. bất phân  Š. <1> : 5.03 3. Từng phần, một bộ phần trong chỉnh thể. X. thập phân ªŠ. <2> : 16.08, 18.04 ! phất ǽ (1) Lướt, lướt qua (Tả cái thế di chuyển rất nhanh mà sát trên bề mặt). 40.05 ! phật M (1) Là dịch âm tiếng Phạm, nói tắt của từ Phật đà. Chỉ bậc tu hành đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hoá cho người được giác ngộ. 31.14 ! phẩu Ц (1) X. phẩu ốc ЦŨ B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 40.23 ▫ phẩu ốc ЦŨ (1) Dùng cỏ lợp mái nhà, ý chỉ nơi ở của người nghèo. Vương An Thạch, Kí Đạo Quang đại sư: "Thu vũ mạn mạn dạ phục triêu, Khả ta phẩu ốc vọng trùng tiêu" ͽԪ˫˫ĘưəËëЦŨɘ ӧԮ - Mưa thu day dứt từ đêm tới sáng, Cảm thán nhà tranh ngưỡng cửu trùng. 40.23 ! phế Ɨ (1) Bỏ đi, vứt bỏ. 22.05 ! phi ĩ (1) X. Minh phi ȼĩ. 6.07 ! phi ǹ (1) Xé toác, phá rách. 40.10 ! phi Ը (3) (Từ chỉ phủ định) Không. X. phi thường Ըƅ. 31.1, 40.12, 51.05 ▫ phi thường Ըƅ (1) Vượt hơn, vượt quá mức bình thường, khác thường. 40.12 ! phi Ռ (3) Bay, bay lượn. X. phi vũ ՌϘ. 3.04, 40.06, 43.04 ▫ phi vũ ՌϘ (1) Vốn chỉ lông cánh của con chim, sau chỉ chung cho loài chim. 3.04 ! phi Й (2) X. phương phi ЈЙ. 14.03, 15.02 ! phiếm ʰ (1) Nổi lên, nổi trôi. 3.04 ! p - q 55 phiên Ϝ (2) X. phiên phiên ϜϜ. 7.02, 7.02 ▫ phiên phiên ϜϜ (1) Vốn là chữ dùng của bài Tứ mẫu, phần Tiểu Nhã, Kinh Thi: "Phiên phiên giả truy, Tái phi tái hạ" ϜϜϠշҭՌ ҭ - Chim chuy bay đi vun vút, lúc bay lên lúc bay thấp xuống. "Phiên phiên" tức là tả cái dáng chim bay mải miết, bay rất nhanh, về sau, nó phái sinh nhiều nghĩa. Một nghĩa phái sinh là chỉ cái vẻ đẹp của phong thái, chỉ dáng điệu thướt tha. 7.02 ! phiến ̘ (3) Mảnh, chỉ cái vật mỏng mà phẳng. 34.02, 36.03, 45.01 ! phiến DZ (1) Cái quạt. Mùa hè buộc cái quạt phiến lên trần nhà, lợi dụng gió thổi tới, đẩy quạt đi tạo ra khí mát. 25.04 ! phiêu ˨ (1) Khiến giọt nước vung ra, tức là rảy nước. 6.10 ! phọc τ (1) Buộc lại. 3.03 ! phong ű (3) Đỉnh núi, ngọn núi. X. tam thập lục phong ªxű. 4.01, 31.09, 37.04 ! phong ҉ (1) Tên đất, là quê hương của Hán Cao tổ. 48.05 ! phong ӱ (1) Đầu mũi nhọn của vũ khí, về sau chỉ phần nhọn, đầu nhọn của đồ vật. X. phong mang ӱӳ. B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 40.08 ▫ phong mang ӱӳ (1) Mũi nhọn của dao kiếm, nhân đó chỉ phần sắc, nhọn của vật. 40.08 ! phong Չ (18) 1. Gió. X. đông phong ɤՉ. <14> : 1.04, 2.01, 4.06, 6.01, 6.02, 8.04, 9.03, 14.05, 24.04, 25.04, 37.03, 38.06, 43.03, 48.03 2. Phong tục, phong hoá. X. thuần phong ˖Չ. <1> : 51.07 3. Phong độ, cốt cách. X. phong lưu Չ ˋ, Kiến An phong cốt ƛłՉգ. <2> : 33.02, 46.08 4. Từ chung chỉ khúc nhạc. X. Mân phong ҌՉ. <1> : 22.02 ▫ phong lôi Չԭ (1) Chỉ mưa gió sấm sét nói chung, cũng chỉ khí thế như mưa bão. 48.03 ▫ phong lưu Չˋ (1) Phong lưu, phong độ, tả cuộc sống khá giả, nhàn tản dễ chịu. 33.02 ▫ phong phàm Չƀ (1) Cánh buồm no gió. 9.03 ▫ phong vân ՉԬ (1) Mây và gió. 4.06 ▫ phong vũ ՉԪ (2) Mưa gió. 8.04, 38.06 ! phòng ԍ (1) Đề phòng. X. phòng thu ԍͽ. 32.01 ▫ phòng thu ԍͽ (1) p - q 56 Thời xưa, ở Trung Quốc cứ đến mùa thu thì biên thùy phía bắc hay xảy ra chiến sự, cho nên đến thu thì việc phòng bị ở biên giới phía bắc càng phải nâng cao cảnh giác, cho nên gọi là phòng thu (đề phòng vào mùa thu). 32.01 ! phỏng ѥ (1) Thăm hỏi. X. phỏng Đái ѥǭ 9.04 ▫ phỏng Đái ѥǭ (1) Vương Huy Chi đời Tấn sống ở Sơn Âm, một đêm mưa tuyết, nửa đêm sực tỉnh, mở cửa uống rượu, bỗng nhớ người bạn tên là Đái Quì, lúc ấy Quì đang ở Diệm Khê. Ông bèn lên thuyền đi suốt đêm đến chỗ Đái. Sáng hôm sau, khi vừa tới nơi, ông liền quay về luôn. Có người hỏi ông, ông đáp: “Ta nhân hứng mà đi, hứng đã tận thì về, cớ gì phải gặp Đái Quì?”. Về sau, chữ “phỏng Đái” thường được dùng để chỉ việc đi thăm bè bạn. 9.04 ! phố ˍ (2) X. Nam Phố ²ˍ. 7.01, 14.13 ! phù ˏ (4) 1. Trôi nổi. X. phù ai ˏÿ, phù vân ˏ Ԭ. <3> : 23.08, 37.07, 37.08 2. Vượt hơn lên, vượt quá. X. phù thực ˏՍ. <1> : 22.07 ▫ phù ai ˏÿ (1) Bụi nổi, cũng như phù trần - thứ bụi nhỏ li ti trong không khí. 23.08 ▫ phù thực ˏՍ (2) Chữ dùng của Kinh Lễ. Thiên Phường kí üѣ có câu: Quân tử từ phú bất từ B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 tiện, từ phú bất từ bần, tắc loạn ích vong. Cố quân tử dữ kì sử thực phù ư nhân dã, ninh sử nhân phù ư thực. Õ ĹҵҒҵҘҵœҵҐ’'͘ 0ȣÕĹϺ}PՍˏȱ7%ŗ P7ˏȱՍ- Quân tử chối sang mà không chối hèn, chối giàu mà không chối nghèo thì loạn sẽ dần tiêu biến. Cho nên quân tử thà để người ta được ăn nhiều hơn mình còn hơn mình tranh ăn nhiều hơn người. 22.07 ▫ phù vân ˏԬ (2) Mây nổi. Cũng chỉ những gì không đáng coi trọng, không đáng bận tâm trong cuộc đời. 37.07, 37.08 ! phú œ (3) Giàu có. X. phú quí œҒ. 30.04, 35.02, 37.08 ▫ phú quí œҒ (2) Giàu sang. 30.04, 37.08 ! phú ҙ (1) Kể lể, kể ra. 39.08 ! phủ ւ (1) X. phủ toạ ւý. 40.03 ▫ phủ toạ ւý (1) Vốn viết là ւƔ. "Phủ" tức cái "phủ ỷ ւǰ" - tức bức bình phong có hình hoa văn đặt sau chỗ ngồi của nhà vua. Vì thế "phủ toạ" là chỉ chỗ ngồi của nhà vua. 40.03 ! phủ ̕ (1) X. Lương Phủ thiên ɴ̕Π. 26.08 ! phúc ј (2) Lật úp xuống, úp chụp xuống. 12.01, 28.01 ! p - q 57 phục ư (5) Lại, lại một lần nữa. 2.05, 19.04, 38.05, 45.14, 47.04 ! phùng Ӆ (1) Gặp lúc, gặp. 41.07 ! phùng ՚ (1) X. Phùng Huyên ՚ՠ. 33.05 ▫ Phùng Huyên ՚ՠ (1) Là môn khách trong nhà Mạnh Thường Quân thời Chiến Quốc. Khi Mạnh Thường Quân cần tiền, muốn thu hết khoán nợ của người ở đất Tiết, Phùng Huyên xin đi thay. Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho đốt hết khoán nợ. Mới đầu, Mạnh Thường Quân không bằng lòng về việc làm đó của Phùng Huyên. Ngày sau, khi Mạnh Thường Quân gặp nạn, lánh đến đất Tiết, người đất Tiết cảm ân xưa Mạnh Thường Quân xoá nợ cho họ nên đã che chở cho Mạnh Thường Quân. Chiến quốc sách chép lời của Mạnh Thường Quân nói với Phùng Huyên lúc ấy rằng: “Tiên sinh sở vị Văn thị nghĩa giả, nãi kim nhật kiến chi” o̻Ǯ́ȪžϗϠ ;ȵљ - Ngày trước, tiên sinh mua nghĩa cho ta, đến nay ta mới hiểu vậy. 33.05 ! phụng ġ (2) Phụng dưỡng, phụng mệnh. 35.07, 51.08 ! phương Ȱ (1) Đang, đang lúc. 39.01 ! phương Ј (5) Cỏ thơm. X. tàn phương ʣЈ. 6.04, 14.03, 15.02, 24.01, 29.04 ▫ phương phi ЈЙ (2) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Cỏ hoa, cũng chỉ hương thơm của cỏ hoa. 14.03, 15.02 ▫ phương kì Јɚ (1) Như cách nói "phương niên", chỉ thời tuổi trẻ. 24.01 ! phượng ղ (1) Chim phượng hoàng, một loài chim tượng trưng cho điều tốt lành trong truyền thuyết. Cùng với long (rồng), li (lân), qui (rùa), chim phượng được xếp vào "tứ linh" (bốn con vật linh thiêng). 10.04 ! qua Ǩ (2) 1. Cái qua, một thứ vũ khí thời cổ. X. chẩm qua ɧǨ. <1> : 32.01 2. Nét móc (Một trong những nét cơ bản cấu tạo chữ Hán). <1> : 40.11 ! qua ӊ (4) 1. Vượt qua, đi qua. <2> : 3.08, 25.04 2. X. đắc qua thả qua ƭӊӊ. <2> : 13.03, 13.03 ! quan Ԋ (1) Then cửa, cũng chỉ việc cài cửa. 2.05 ! quản Μ (2) Ống sáo nhỏ. X. huyền quản θΜ, lô quản йΜ. 33.04, 38.04 ! quang p (6) 1. Ánh, sáng, chiếu sáng, chiếu rọi. X. thanh quang ˙p. <4> : 19.02, 34.02, 39.03, 45.08 2. Quang cảnh, phong cảnh. X. xuân quang Ɂp, thiên quang ěp. <2> : 3.01, 40.24 ! quảng Ƙ (1) Rộng khắp. p - q 58 22.02 ! quân Õ (6) 1. Chỉ vua. X. ngư thủy quân thần խʭ Õϵ. <2> : 26.04, 30.03 2. Cách gọi người đối diện với ý tôn trọng. <4> : 21.03, 35.05, 41.05, 44.03 ▫ quân hầu ÕT (1) Từ tôn xưng, để gọi những người có địa vị tôn quí. 35.05 ! quật Ί (1) Cái hang. 4.03 ! qui ʠ (7) 1. Trở về, quay về. <6> : 6.08, 6.16, 13.04, 14.12, 36.05, 38.03 2. Ý nói chết, qua đời, như nói "sinh thác tử qui" (sống gửi chết về). <1> : 35.14 ▫ Qui khứ lai ʠ¼Q (1) Tên bài từ nổi tiếng của Đào Uyên Minh. Tác giả tự có lời đề trước bài từ là: Tôi nhà nghèo, lòng sợ đi làm việc ở xa, huyện Bành Trạch cách nhà trăm dặm, cho nên muốn về đó. Ở Bành Trạch được ít ngày, lòng quyến luyến tự nhiên muốn về nhà, bèn cáo quan trở về, việc thuận tâm can, nhân đây viết bài từ “Về đi thôi” (Qui khứ lai từ). Nhắc đến “Qui khứ lai” để nói cái ý hướng về cuộc sống điền viên sơn thủy. 13.04 ! qui њ (1) X. qui mô њʋ. 40.05 ▫ qui mô њʋ (1) Bố cục, ý tưởng bố cục (của một bức thư pháp). 40.05 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! quĩ Ǘ (1) Thẹn thùng, xấu hổ. 46.08 ! quí Ғ (2) X. phú quí œҒ. 30.04, 37.08 ! quyển Ȋ (4) Vén lên. 2.01, 10.05 ! 25.03, 42.03 quyến ́ (1) X. quyến mẫu ́̈́. 51.04 ▫ quyến mẫu ́̈́ (1) p - q 59 Ruộng đất, khoảnh ruộng. 51.04 ! quyết ʵ (1) Phá vỡ, rách. 6.11 ! quyết մ (1) X. đề quyết ոմ 13.02 ! quýnh һ (1) Khác hẳn với những thứ khác, như nói “quýnh nhiên bất đồng ”һ̅Ò là hoàn toàn khác biệt. 31.06 s ! sa ʺ (2) Bãi cát. 9.02, 45.11 ! sa α (3) Lụa mỏng. X. bích sa lung ͱαΨ. 1.08, 5.06, 46.06 ! sạ ! (5) Đột nhiên. 2.03, 10.06, 25.03, 41.03, 45.02 ! sách ɯ (1) Cái hàng rào. 3.03 ! sách δ (1) X. sách tiếu δΒ. 29.03 ▫ sách tiếu δΒ (1) Lục Du (người đời Tống) trong bài Mai hoa có câu thơ rằng: “Bất sầu sách tiếu vô đa tử, Duy hận tương tư thái sấu sinh” ǏδΒ̄ėĹ, ǎǃ͟ƽĜ͍ ̻ - Chẳng buồn vì lẽ không đông con mà phải gượng cười, chỉ hận lo nhớ quá mà người gầy xác gầy sơ. 29.03 ! sai ӫ (1) Cái thoa, vật trang sức trên tóc của người phụ nữ thời trước. 51.05 ! sái ˿ (1) Vẩy nước, nước bắn toé ra. 6.12 ! sàn Ŀ (1) X. sàn nhan ĿՅ. 50.08 ▫ sàn nhan ĿՅ (1) Tả dáng núi cao vời vợi. 50.08 ! sản ̼ (1) Gia tài, của cải, sản nghiệp. 30.02 ! sạn ɺ (1) Cầu treo. X. sạn đạo ɺӋ B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 26.01 ▫ sạn đạo ɺӋ (1) Những chỗ núi non hiểm trở phải đục hai bên sườn núi đá mà bắc ván gỗ làm đường đi gọi là sạn đạo. 26.01 ! sàng Ƒ (1) Lòng (sông), lòng (nước), cũng như nói “hà sàng ʼƑ”. X. chi sàng ȠƑ. 18.02 ! sảng ̖ (1) Sáng sủa. 39.03 ! sao ɶ (1) Ngọn cây. 37.01 ! sào Ź (1) Cái tổ 4.04 ! sảo ΂ (1) Rất. 1.05 ! sáp Ȓ (1) Cắm vào, trồng ghép vào. 11.02 ! sáp ˴ (1) (Nói về sự hành văn, làm văn chương) ý tứ không được trơn tru, cứng nhắc. 16.07 ! sát ʤ (3) Giết hại. 26.05, 37.06, 48.02 ▫ sát khí ʤʬ (1) Như âm khí, cái không khí như xảy ra việc đánh giết người. 26.05 ▫ sát nhân ʤ7 (2) Giết người. Xt. sầu sát nhân Ǐʤ7. 37.06, 48.02 ! sắc Ά (1) s 60 Cày cấy, gặt hái, cũng chỉ chung là việc nhà nông. 22.01 ! sắc Ѓ (6) 1. Cảnh sắc, thần sắc, tả dáng vẻ. X. nhất sắc Ѓ. <5> : 3.02, 14.04, 16.01, 19.01, 49.03 2. Thuật ngữ Phật giáo. X. không sắc · Ѓ. <1> : 31.12 ! sầu Ǐ (7) Buồn rầu, ảm đảm, ảo não. 5.06, 7.01, 8.01, 14.07, 37.06, 39.01, 49.07 ▫ sầu sát nhân Ǐʤ7 (1) Nỗi sầu muốn chết người, ý nói trạng thái hết sức buồn nản. 37.06 ! sĩ Ē (2) 1. Kẻ sĩ. <1> : 35.06 2. X. đại sĩ ĚĒ. <1> : 36.08 ! siêu Ң (1) Vượt quá, vượt lên. 40.13 ! sinh ̻ (4) 1. Sinh sôi, nảy nở, phát sinh ra. <3> : 14.01, 16.04, 20.05 2. Cuộc đời. X. bán sinh ®̻. <1> : 44.02 ▫ sinh thái ̻ǚ (1) Vẻ sinh sôi nảy nở, nói cái dáng vẻ rất có sức sống. 14.01 ! song Ή (6) Song cửa, cửa sổ. 1.03, 18.03, 27.02, 34.07, 39.04, 41.01 ! song ԧ (2) Cả hai, cả đôi. 45.03, 49.04 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! sồ Ԥ (1) Con chim non, con gà con gọi là sồ. 47.02 ! sổ ȩ (2) 1. Đếm (xem số lượng là bao nhiêu). <1> : 33.03 2. Một vài. <1> : 42.04 ! sơ Œ (4) Mới, vừa mới. 19.03, 21.05, 27.07, 45.01 ! sơ ͉ (1) Thưa thớt. 41.03 ! sở Ǯ (1) Từ đặt trước động từ biểu thị bị động. 48.01 ! sở ɿ (2) Tên nước, tức nước Sở. 40.10, 46.03 ▫ Sở ca ɿʛ (1) Khúc ca nước Sở. Sử kí, Hạng Vũ bản kỉ kể rằng: “Hạng Vương đóng quân ở Cai Hạ, binh ít, lương hết! Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng Vương nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở (Sở ca), Hạng Vương liền kinh hoảng nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở đông như thế?” Đang đêm, Hạng Vương thức dậy, uống rượu trong trướng (ẩm trướng). Có mĩ nhân thường đi theo tên là Ngu, có con ngựa thường cưỡi tên là Chuy, Hạng Vương đau đớn cảm khái (khẳng khái) làm bài thơ: “Sức nhổ núi, khí trùm đời. Ngựa Chuy chùn lại bởi thời không may! Ngựa sao chùn lại thế này? Nàng Ngu, biết tính sao đây hỡi nàng?” ý¿Aea?yĀz« AQå7?]%—ñiõ«A[ü Â¥§ý¿$jŠž «Â|†¥ '3¥.%h)ý¿Gié s 61 ā€! Ô.Wà‚/ăĂ WąĄ%˜ý¿$‰§Œ ‹Ú"ãž J‘{=ªÄš H=ąîąî=S£3à =à=£Ü3 46.03 ▫ Sở trạch ɿ˸ (1) Đầm Sở (ở vùng nước Sở). Đỗ Mục, Lí Cam thi ɠ̺҄ viết: “U lan tư Sở trạch, Hận thủy đề Tương chử” Əzƽɿ ˆǃʭåˠ˚- Hoa lan nhớ đầm Sở, Dòng nước uất hận rên rỉ bến Tương. 40.10 ! sơn ŭ (8) 1. Núi. <5> : 2.06, 2.06, 6.16, 37.07, 50.02 2. X. Sơn Âm ŭԔ, Lư Sơn ƙŭ, Côn Sơn ȹŭ. <3> : 9.04, 31.04, 40.09 ▫ Sơn Âm ŭԔ (1) Địa danh. Chỉ chỗ ở của Vương Huy Chi đời Tấn. Xt. Phỏng Đái ѥǭ 9.04 ! sư Ƃ (1) Quân đội. 48.04 ! sử Ì (1) X. nội sử tÌ 20.04 ! sự * (3) Việc, sự việc. 22.01, 26.03, 51.02 ▫ sự nghiệp *ʂ (1) Công tích, công trạng. 26.03 ! sương Ν (1) X. thương sương ZΝ. 23.05 ! sương Ա (1) Sương sa. 43.01 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 s 62 t ! tà Ȭ (2) Nghiêng lệch, xế về một bên. X. tà dương Ȭԙ 5.02, 9.01 ▫ tà dương Ȭԙ (1) Mặt trời xế bóng, ánh mặt trời lúc chạng vạng tối. 9.01 ! tả Ř (1) Viết. 10.08 ! tá _ (2) Mượn. 8.02, 40.11 ! tá · (1) Hoa tàn, hoa rụng gọi là tá. 36.06 ! tạ ʄ (1) X. ca đài vũ tạ ʛϹϾʄ. 33.02 ! tạ е (1) Nhờ đến, dựa vào. 24.04 ! tạ ѽ (1) X. tạ báo ѽҍ 9.02 ▫ tạ báo ѽҍ (1) Tức chim đỗ quyên. Lục Du (người đời Tống) viết trong Lão Học am bút kí 3 có đoạn viết: “Ngô nhân vị đỗ vũ vi tạ báo. Đỗ vũ sơ đề thời, ngư nhân đắc hà viết tạ báo hà, thị trung mại duẩn viết tạ báo duẩn. Đường Cố Huống Tống Trương Vệ Úy thi viết: “Lục thụ thôn trung tạ báo đề”. Nhược phi Ngô nhân, đãi bất tri tạ báo vi hà vật dã.” Ø7ѻ ɣŁ́ѽҍɣŁåɄ˧7ƭтɍ ѽҍтžҗΖɍѽҍΖáՇˀ ҿơъŞѫɍ ‘νʍɢӧѽҍå’ ЊԸØ7ʢͪѽҍ́L̛Người Ngô gọi chim đỗ quyên là chim tạ báo. Khi chim đỗ quyên kêu thì ngư dân bắt được tôm gọi tôm là tôm tạ báo, trong chợ bày bán măng gọi măng là măng tạ báo. Nhà thơ Cố Huống đời Đường viết trong bài Tiễn Trương Vệ Úy có câu thơ rằng: “Cây xanh, trong thôn, chim tạ báo kêu”. Nếu chẳng phải là người Ngô thì sẽ không biết tạ báo là con gì. 9.02 ! tác N (3) Làm, làm thành, sáng tác. 23.03, 30.07, 51.08 ! tạc ɂ (1) Buổi tối. 7.03 ! tài dz (2) 1.Tài năng. <1> : 32.06 2. Mới, vừa mới. <1> : 40.18 ! tài ώ (1) Mới, vừa mới. 42.04 ! tài ѐ (1) Cắt ra, rời ra, giãn ra. 14.10 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! tái ҭ (1) Bèn, nên, dùng như chữ nãi . 22.08 ▫ tái ca ҭʛ (1) Bèn hát thành bài, hát lên thành khúc. 22.08 ! tái € (1) Lại. 12.01 ! tái ċ (1) Nơi biên tái. X. tuyệt tái κċ. 32.01 ! tái Ҝ (1) Dâng rượu tế thần gọi là tái. X. tái thần Ҝʹ. 4.08 ▫ tái thần Ҝʹ (1) Cúng tế để báo ơn thần linh. 4.08 ! tại ú (4) Ở, ở chỗ. 12.04, 22.06, 35.02, 37.02 ▫ tại ứ tư cơ úՎƽՕ (1) Lúc no thì nhớ khi đói 22.06 ! tam  (13) (Số đếm) Ba. X. đạt tôn tam ӌş, ước pháp duy tam ή˃ǎ. 5.03, 17.05, 18.03, 23.01, 26.06, 27.01, 33.03, 34.03, 35.03, 37.04, 40.19, 41.05, 48.01 ▫ tam kính ƫ (2) Cuối thời Tây Hán, Vương Mãng chuyên quyền, Thứ sử Duyện châu là Tưởng Hủ cáo bệnh từ quan, ẩn cư ở quê nhà. Trong khu nhà của ông, có ba lối tắt (tam kính), là đường ông chỉ giao thiệp với Cầu Trọng và Dương Trọng. Về sau chữ “tam kính” thường dùng để t 63 chỉ nhà vườn, cũng chỉ về cuộc sống điền viên sơn thủy, nhàn tản ẩn dật. 5.03, 34.03 ▫ tam nông Ҹ (1) Chỉ nông dân cư trú ở ba địa vực khác nhau. “Tam nông” vốn là chữ trong phần Thiên quan, sách Chu lễ; chú giải của Trịnh Huyền nói “tam nông” là nơi đất cao (nguyên -¹), đất bằng (bình Ɖ) và đất trũng (thấp - Ԡ). 23.01 ▫ tam phân cát cứ Š˜Ȝ (1) Chỉ thời Tam quốc, Ngụy - Thục - Ngô chia thiên hạ làm ba, giữ thế chân vạc. 26.06 ▫ tam thập lục phong ªxű (1) Vốn chỉ núi Thiếu Thất (nay thuộc tỉnh Hà Nam), núi có ba mươi sáu ngọn. Lý Bạch trong bài Tặng Tung sơn tiều luyện sư tự có câu: “Dư phỏng đạo Thiếu Thất, Tận đăng tam thập lục phong” )ѥӋţň, ͎͛ªxű Ta đến chơi núi Thiếu Thất, đã trèo qua hết ba mươi sáu ngọn rồi. Mượn hình ảnh ba mươi sáu ngọn núi để tả sự hùng vĩ của núi. 37.04 ▫ tam tuyệt bút κΕ (1) Ba tài nghệ siêu việt có ở cùng một người hoặc cùng một thời gọi là "tam tuyệt". 40.19 ! tàn ʣ (5) Tàn lụy, tàn rụi, sắp kết thúc. 6.04, 25.03, 28.02, 36.03, 41.02 ▫ tàn hà ʣԲ (1) Ráng mây lúc chiều tàn. 36.03 ▫ tàn phương ʣЈ (1) Cỏ bị dập nát, tả cái dáng của cỏ ngày "đạp thanh". B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 6.04 ▫ tàn trích ʣ˥ (1) Tả từng giọt từng giọt rơi lúc mưa sắp tạnh. 41.02 ! tán ȧ (2) 1. Tán phát. <1> : 15.02 2. X. tán kị lang ȧ՜ӛ. <1> : 40.18 ▫ tán kị lang ȧ՜ӛ. (1) Tên một chức quan hầu cận bên vua. 40.18 ! tàng ж (2) Cất giấu. X. cung tàng cao điểu tận ƞ жեձ͛. 40.22, 48.07 ! tao Ȗ (1) Gãi. X. tao thủ Ȗ՘. 26.08 ▫ tao thủ Ȗ՘ (1) Vò đầu bứt tóc, tả cái dáng vẻ suy nghĩ trầm ngâm. Kinh Thi, Bội phong, Tĩnh nữ có câu: "Ái nhi bất kiến, Tao thủ trì trù" ǕϡљȖ՘ҧҫ - Yêu nàng chẳng thấy nàng đâu, Bâng khuâng ta cứ gãi đầu giậm chân. 26.08 ! tảo ȋ (1) Quét. 6.07 ! tảo ȶ (1) Buổi sớm. 2.04 ! tạo ӄ (1) Sáng tạo, tạo ra. 31.10 ! táp Պ (1) X. tiêu táp ЬՊ. 41.08 ! t 64 tăng Ď (1) Càng thêm. 45.05 ! tằng ɑ (1) X. hà tằng Lɑ. 30.02 ! tâm ƴ (12) 1. Lòng, lòng dạ, biểu trưng cho tinh thần, tình cảm, tâm lí. X. cam tâm ̺ƴ, uổng phao tâm lực ɦǿƴ› <9> : 15.03, 21.04, 29.02, 30.04, 31.01, 35.11, 36.07, 47.04, 51.04 2. Phần ở giữa, phần bên trong một số vật. <2> : 19.01, 44.03 3. Nhụy hoa. X. tâm hoa ý nhị ƴЇǓ Щ. <1> : 20.02 ▫ tâm đầu ƴՂ (1) Trong lòng. 29.02 ! tầm Š (3) Tìm kiếm. 17.02, 30.08, 44.04 ! tẩm ˑ (1) Nước thấm vào dần dần gọi là tẩm. 49.04 ! tân Ȯ (1) X. Tân Thành ȮĀ. 48.04 ▫ Tân Thành ȮĀ (1) Tên huyện, nay thuộc tỉnh Hà Bắc. Tháng hai năm thứ hai nhà Hán (206TCN), Lưu Bang đến Tân Thành, các bô lão ở Tân Thành báo tin Nghĩa Đế chết. Tại đây, Lưu Bang đã nhân cớ báo tang trả thù cho Nghĩa đế, để triệu tập chư hầu đánh Hạng Vũ. (Xem thêm Sử kí, Cao Tổ bản kỉ) 48.04 ! tân ҕ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Khách khứa. 35.10 ! tân ҳ (1) Vất vả. X. tân cần ҳ£ 51.01 Ẩn, Ôn Đình Quân, văn từ cầu kì, thích dùng nhiều điển cố nhưng nói chung ý nông nghĩa nhạt. Thơ làm theo lối này gọi là “thể Tây Côn”. 15.03 ▫ tân cần ҳ£ (1) ▫ tây đường іă (1) Cần cù chịu khó, tần tảo. 51.01 Chỉ mái hiên nhà phía Tây. 14.14 ! Tần ; (1) Nước Tần thời Chiến Quốc. Xt. cẩu đạo ̢͙. 33.06 ! tần л (1) Cỏ tần. 16.03 ! tẫn ̐ (1) Lửa tàn. 28.04 ! tận ͛ (1) Hết. X. cung tàng cao điểu tận ƞжե ձ͛. 48.07 ! tất Ƶ (3) Nhất định. X. hà tất LƵ. 30.01, 33.08, 35.01 ! tẩu Ҡ (1) Chạy. 43.02 ! tây і (5) 1. Phía tây, hướng tây. <4> : 10.02, 14.14, 26.01, 38.05 2. X. Tây Côn thể іŲդ. <1> : 15.03 ▫ Tây Côn thể іŲդ (1) Là một thể thơ. Thời đầu Bắc Tống, các nhà thơ như Dương Ức, Lưu Quân, Tiền Duy Diễn… mang các bài thơ dạng xướng hoạ biên tập thành một quyển, đặt tên là Tây Côn thù xướng tập. Loại thơ này tôn sùng thơ Lý Thương t 65 ! tế ζ (3) Mảnh, nhỏ, chi tiết. 16.02, 27.06, 41.04 ! tế ԝ (1) Gặp gỡ. X. tế ngộ ԝӇ. 26.04 ▫ tế ngộ ԝӇ (1) Gặp gỡ, gặp nhau. 26.04 ! tha = (1) Khác, chỉ cái khác. X. tha triều =ə. 15.04 ▫ tha triều =ə (1) Đời sau. 15.04 ! thả  (1) X. đắc qua thả qua ƭӊӊ. 13.03 ! thác ǵ (1) Gửi, kí thác. X. tương thác ͟ǵ. 24.05 ! thạch ͬ (1) Đá, hòn đá. 18.01 ! thai Ϯ (1) X. bạng thai пϮ. 19.06 ! thái Ĝ (1) X. Thái Bạch Ĝ͐ 26.01 ▫ Thái Bạch Ĝ͐ (1) t 66 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Tên một ngọn núi ở phía nam huyện Mi, tỉnh Thiểm Tây, xưa ở phía tây kinh đô Hàm Dương của nhà Tần. 26.01 ! thái ǚ (2) Dáng vẻ, phong thái. X. sinh thái ̻ǚ. 14.01, 20.05 ! thái ӥ (1) Hái được, thu về được. 36.05 ! tham ½ (1) Tham dự vào. 40.19 ! tham Ȏ (1) Thăm dò, thường quen đọc âm “thám”. X. Tham li Ȏա 19.08 ▫ tham li Ȏա (1) Tức “tham li đắc châu” Ȏ ա ƭ ̬ , người xưa cho rằng dưới vực sâu có con li long, cổ của nó đeo ngọc châu, lấy được ngọc châu ấy thực là khó. Sau dùng chữ này để chỉ sáng tạo được một tứ hay, một ý tinh tế trong thơ văn cũng rất khó. 19.08 ! thanh ˙ (8) 1. Trong suốt. <3> : 14.02, 45.04, 49.04 2. Thanh khiết, thanh tao. X. thanh tĩnh ˙Է. <3> : 1.06, 16.08, 34.06 3. Sáng sủa, sáng rõ. X. thanh quang ˙ p. <1> : 34.02 4. X. thanh minh ˙ȼ. <1> : 6.03 ▫ thanh hoà ˙Ü (1) Chỉ thời tiết thanh tĩnh, ôn hoà, dễ chịu lúc cuối xuân sang hè. Về sau hai chữ này được dùng riêng chỉ thời tiết tháng tư âm lịch. 14.02 ▫ thanh minh ˙ȼ (1) Tiết Thanh minh nhằm vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch. Trong tiết Thanh minh, vẫn thường có tập tục tảo mộ đạp thanh. 6.03 ▫ thanh quang ˙p (1) Tả ánh sáng, sáng bạch. 34.02 ▫ thanh tĩnh ˙Է (1) Trong lòng thanh khiết yên tĩnh, không bị ngoại vật tác động. 1.06 ! thanh Ϩ (9) Âm thanh, tiếng động phát ra. 2.04, 13.01, 16.02, 17.07, 18.06, 32.04, 37.03, 41.02, 41.02 ! thanh Զ (4) Màu xanh. 6.07, 36.01, 37.04, 42.02 ! thành Ā (1) X. Tân Thành ȮĀ. 48.04 ! thành ǩ (2) Tạo nên. 23.04, 45.02 ! thảo Џ (4) Cỏ. X. trì đường xuân thảo ʳĊɁЏ. 1.07, 14.01, 20.07, 50.01 ! tháp ʆ (1) Cái giường hẹp mà dài. 1.04 ! thăng ¬ (1) Lên. 19.02 ! thắng Hơn, vượt hơn. 33.07, 46.02 (2) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! thặng – (1) Dư ra, còn thừa lại. 48.08 ! thâm ˕ (9) 1. Nước sâu, chỉ chiều sâu của sự vật. <1> : 4.03 2. Chỉ sự gì sâu sắc, sâu xa, kín đáo. X. thâm trầm ˕ʸ, thâm tình ˕nj. <3> : 10.01, 20.04, 30.01 3. Chỉ sự lâu dài. X. dạ thâm Ę˕. <2> : 2.07, 44.01 4. Lắm, rất, cũng chỉ mức độ dày đặc. <3> : 35.14, 36.04, 40.16 ▫ thâm tình ˕nj (1) Tình cảm sâu nặng. 20.04 ▫ thâm trầm ˕ʸ (1) Sâu kín tĩnh lặng, im lìm. 10.01 ! Thấm ʶ (1) X. Thấm Thủy ʶʭ 35.10 ▫ Thấm Thủy ʶʭ (1) (Chưa rõ) Có lẽ là một địa danh của Huế ngày trước. 35.10 ! thân Ҭ (1) Thân thể, ý nói bản thân mình. 38.08 ! thần ʹ (1) Thần linh. X. tái thần Ҝʹ. 4.08 ! thần ϵ (3) Bề tôi. X. ngư thủy quân thần խʭÕ ϵ 22.07, 26.04, 40.23 ! thấp ˹ (1) Ướt, thấm ướt. 6.04 ! thập ª (5) t 67 (Số đếm) Mười. X. tam thập lục phong ªxű. 16.08, 23.02, 33.04, 37.04, 38.04 ▫ thập nhị lâu ª+ʊ (1) Chỉ mười hai tầng lầu của Dao Đài, cốt để tả sự xa hoa, phong lưu tột độ. Tương truyền Dao Đài là nơi tiên ở, Dao Đài có 12 tầng lầu, mỗi tầng lầu rộng tới mấy nghìn bộ, tầng lầu nào cũng gắn ngọc ngũ sắc. Lý Thương Ẩn có câu thơ: “Như hà tuyết nguyệt giao quang dạ, Cánh tại Dao Đài thập nhị tầng” ĨLԫɔ1pĘɏú̴Ϲª +Ū - Trăng tuyết thế nào mà giao hoà thành ánh sáng trong đêm? [Đó là trăng tuyết] ở mười hai tầng lầu của Dao Đài (Vô đề). 33.04 ▫ thập phân ªŠ (1) Mười phần, ý nói hoàn toàn. 16.08 ! thất  (1) (Số đếm) Bảy. 35.08 ! thất Ğ (1) Mất đi. 45.12 ! thê ɻ (2) Nghỉ ngơi, náu đậu. X. thê tức ɻDž. 10.04, 31.18 ▫ thê tức ɻDž (1) Nghỉ ngơi. 31.18 ! thể դ (2) Qui mô, cách thức nhất định của sự vật gọi là thể. X. Tây Côn thể іŲդ. 15.03, 40.06 ! thế  (1) Đời, đời này qua đời khác. 30.07 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! thế ¢ (1) Hình trạng, hình thể biểu hiện ra ngoài của sự vật. 40.06 ! thi ѫ (8) Thơ ca. X. đề thi Մѫ, thôi thi hѫ. 3.06, 16.06, 19.07, 24.08, 27.06, 34.06, 35.13, 41.08 ▫ Thi phẩm ѫÞ (1) Tên một tác phẩm mang tính lí luận về thơ ca của tác giả Tư Không Đồ. Tác phẩm gồm 24 phần, viết theo thể tứ ngôn, bàn về 24 phong cách của thi ca là: ø³ Hùng hồnC´ Xung đạm ÎÊ Tiêm nùng¬Ç Trầm trứĆ R Cao cổ@ù Điển nh㯸 Tẩy luyệnL8 Kính kiệnÐ# Ỷ lệ Úº Tự nhiênYÞ Hàm súcç” Hào phóngÍÉ Tinh thầnÒw Chẩn mậtÁò Sơ dã˙Ġ Thanh kìoŸ Ủy khúctc Thực cảnh ‰‹ Bi khái v Hình dungêä Siêu nghệ  ÿ ï Phiêu dật  › ì Khoáng đạt±K Lưu động. - Đây thực sự là một tác phẩm mang tính lí luận về thơ ca rất có ảnh hưởng đối với người đời sau. Xt. Tư Không Đồ η÷ 27.06 ! thí Ѫ (1) Thử, thử làm. 44.03 ! thị ê (1) Thích, ham thích. 48.02 ! thị ž (1) X. hải thị ːž 19.05 ! thị Ƀ (4) t 68 Ấy này, có khi là đại từ, có khi để gia tăng ngữ khí của câu. X. tự thị ϷɃ. 30.03, 35.12, 37.07, 48.07 ! thị ќ (1) Nhìn. 37.05 ! thích Ӑ (1) Ưa thích. 12.04 ! thiêm ˘ (1) Thêm, thêm nữa. 46.01 ! thiên b (2) 1. Nghiêng lệch. <1> : 18.02 2. Lại (chỉ sự việc diễn ra khác bình thường hoặc không như dự đoán). <1> : 14.06 ! thiên « (5) (Số đếm) Nghìn, một nghìn. 2.06, 22.03, 33.03, 40.03, 48.08 ▫ thiên thu «ͽ (1) Nghìn thu, chỉ muôn thuở, muôn đời. 48.08 ! thiên ě (18) 1. Bầu trời. X. dao thiên Ӎě, thủy diện thiên tâm ʭԹěƴ <8> : 3.02, 5.01, 6.06, 19.01, 28.02, 37.03, 40.24, 49.03 2. (Thuộc về) trời, có liên quan đến trời. X. bổ thiên ѓě, Nghiêu thiên ćě <6> : 22.08, 23.02, 31.13, 30.05, 35.06, 48.05 3. Ông trời, giống như chúa tể của vạn vật, cũng có ý nghĩa chỉ quyền năng tối thượng. X. thiên ý ěǓ, hồi thiên Ҽě, <2> : 26.02, 32.05 4. Thời tiết, khí hậu. X. thiên khí ěʬ. <2> : 2.03, 14.02 ▫ thiên địa ěû (1) Trời đất. 30.05 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ▫ thiên hạ ě (2) Chỉ xã hội nói chung. 35.06, 48.05 ▫ thiên khí ěʬ (1) Khí trời, cũng như nói không khí, khí hậu. 2.03 ▫ thiên quang ěp (1) Màn trời, bầu trời, quang cảnh trên trời. 40.24 ▫ thiên ý ěǓ (1) Ý trời, cũng chỉ ý của nhà vua. 32.05 ! thiên Π (2) Bài thơ, khúc ngâm, khúc nhạc đều có thể gọi là thiên. 14.16, 26.08 ! thiên Є (2) X. thiên thiên ЄЄ. 14.12, 14.12 ▫ thiên thiên ЄЄ (1) Xanh um, tả cỏ cây xanh tốt. 14.12 ! thiền ͹ (2) (Phạn ngữ) Nói đầy đủ là "thiền na ͹ Ӛ", ý nghĩa là lặng nghĩ suy xét. X. thiền tâm ͹ƴ. 1.04, 31.01 ▫ thiền tâm ͹ƴ (1) Chỉ lòng yên định, tĩnh lặng. 31.01 ! thiến Ў (1) Tên của một loại cỏ, thân cỏ này màu đỏ có thể dùng làm thuốc nhuộm, nên về sau thường dùng chữ này để chỉ màu đỏ rực rỡ. X. thiến tụ Ўю. 36.02 ▫ thiến tụ Ўю (1) Cánh tay áo đỏ, biểu trưng cho người con gái đẹp. Thơ Lý Thương Ẩn đời t 69 Đường có câu: “Thiến tụ phủng quỳnh tư, Hiệu nhật đan hà khởi” ЎюȈ̶IJ, ͔ȵԲҡ - Tay áo hồng hồng đỡ dáng quỳnh, ánh trời sáng sáng ráng mây đỏ hồng lên (Hoạ Trịnh ngu tặng nhữ dương vương tôn gia tranh kĩ nhị thập vận). 36.02 ! thiến П (1) X. thông thiến ШП. 38.02 ! thiện Ț (1) Hết mực, khéo, giỏi về. 33.02 ! thiết ӽ (1) Sắt. 32.04 ! thiêu ̍ (1) Thiêu, đốt. 33.05 ! thiểu ţ (1) Ít. X. đa thiểu ėţ. 26.07 ! thỉnh ѷ (1) Xin, mời. 44.03 ! thính (thinh) Ϫ (3) Nghe. 10.03, 41.02, 45.14 ! thọ Ĕ (2) 1. Sống lâu. <1> : 35.01 2. X. Thọ Dương Mai Ĕԙɵ <1> : 34.08 ▫ Thọ Dương mai Ĕԙɵ (1) Thọ Dương là công chúa, con vua Tống Vũ Đế thời Nam triều. Tương truyền, một lần công chúa Thọ Dương nằm ngủ ở dưới mái điện Hàm Chương, hoa mai rơi xuống mặt, thành hoa năm cánh, gạt B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 đi không gạt được. Từ đó về sau, thành có kiểu trang điểm hoa mai (“Mai hoa trang ɵЇĭ”) 34.08 ! thoại Ѭ (1) Nói chuyện. 8.04 ! thoát ϲ (1) Thoát khỏi. X. thố thoát rϲ. 45.13 ! thố r (1) Con thỏ. X. thố thoát rϲ. 45.13 ▫ thố thoát rϲ (1) Những con thỏ nhanh chân lẩn trốn, ý nói lẩn trốn rất nhanh. Tô Bá Hành (người đời Minh) trong bài Huyền đàm cổ kiếm ca có câu thơ: “Thần quang thố thoát phi tuyết sương, Bảo khí long đằng quán tiêu hán” ʹprϲՌԫԱ, řʬև՝ґԮ˪ - Ánh sáng thần diệu như thỏ nhanh chân lẩn trốn bay qua tuyết sương, Bảo khí như rồng bay vút xuyên lên trời cao. 45.13 ! thôi h (2) Giục giã. X. thôi thi hѫ. 16.06, 41.08 ▫ thôi thi hѫ (2) Giục giã làm thơ. Vốn là nói "kích bát thôi thi". Xt. kích bát țϐ. 16.06, 41.08 ! thôn ɢ (2) Thôn xóm. 6.05, 17.02 ! thốn Ś (1) Tấc (Đơn vị đo lường thời trước, 1 tấc ≈ 3,33cm). 51.06 ! thông Ш (1) t 70 Chỉ màu xanh lục của cỏ cây. X. thông thiến ШП. 38.02 ▫ thông thiến ШП (1) Tả màu xanh mơn mởn của cỏ cây. 38.02 ! thông Ӄ (1) Thông với, nối liền với. 45.09 ! thời Ҷ (1) Viết kiêng huý chữ Ʉ, nghĩa chỉ việc đã quen thuộc, thường xuyên làm. 2.07 ! thu æ (2) X. thu thu ææ. 6.13 ▫ thu thu ææ (1) (Từ tượng thanh) Tả tiếng kêu ti tỉ. 6.13 ! thu (thâu) ȡ (1) Thu hồi lại, lấy lại. 12.01 ! thu ͽ (7) 1. Mùa thu. X. cao thu եͽ, phòng thu ԍͽ. <6> : 32.01, 39.02, 39.07, 41.06, 49.01, 50.02 2. Từ đại diện chỉ cho một năm. X. thiên thu «ͽ. <1> : 48.08 ▫ thu dung ͽō (1) Nét thu, dung nhan của mùa thu. 50.02 ! thủ  (2) Được, lấy được. 1.07, 33.06 ! thủ Dz (4) Tay. X. ác thủ ȔDz, huy thủ ȕDz. 21.07, 24.08, 25.01, 31.18 ! thủ ՘ (3) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 1. Đầu (Bộ phận thân thể). <2> : 20.04, 26.08 2. X. tụ thủ Ϧ՘. <1> : 44.02 ! thụ ʍ (4) 1. Cây, cây cối. <3> : 6.02, 31.08, 34.07 2. Dựng lên. <1> : 46.04 ! thuần ˖ (1) Không tạp, không lẫn các chất khác. X. thuần phong ˖Չ. 51.07 ▫ thuần phong ˖Չ (1) Phong tục tốt đẹp. 51.07 ! thục ̉ (1) Chín, nấu chín. 27.07 ! thùy ѵ (5) (Đại từ nghi vấn) Ai, ai mà chẳng. 6.09, 18.08, 21.04, 45.15, 50.07 ! thủy Į (1) Đương, vừa được. 35.08 ! thủy ʭ (18) Nước, cũng chỉ sông nước. X. lưu thủy ˋʭ, ngư thủy quân thần խʭÕϵ. 6.12, 7.02, 8.01, 12.01, 16.01, 17.02, 18.03, 19.01, 26.04, 27.03, 33.01, 35.1, 36.03, 41.05, 42.02, 46.05, 49.01, 49.07 ▫ Thủy Trúc ʭΑ (1) Tên một loại cây sống ven sông nước, thường lấy tên này để đặt cho tên của đình, nhà dựng bên khe suối lạch sông. 7.02 ▫ thủy diện thiên tâm ʭԹěƴ (1) Mặt nước lòng trời. 19.01 ! thúy ϛ (2) t 71 Sắc biếc, xanh biếc. X. thúy trúc ϛΑ. 14.09, 31.11 ▫ thúy trúc ϛΑ (1) Trúc xanh. Hình ảnh biểu trưng của Thiền. Một giảng sư hỏi thiền sư Huệ Hải (đồ đệ của Mã Tổ Đạo Nhất) về câu: “Thanh thanh thúy trúc tận thị pháp thân, Uất uất hoàng hoa vô phi Bát nhã.” ԶԶϛΑ͛Ƀ˃ҬըըտЇ ̄ԸЀЊ Trúc biếc xanh đều là pháp thân, Hoa vàng rực rỡ chẳng sai Bát nhã. Huệ Hải đáp rằng: “Pháp thân vô tượng ứng thúy trúc dĩ thành hình, Bát nhã vô tri đối hoàng hoa nhi hiển tướng” ˃Ҭ ̄ҊǤϛΑ@ǩƢЀЊ̄ͪšտЗ ϡՈ͟- Pháp thân không là hình thể, hợp trúc biếc để thành hình. Bát nhã nào biết, đối với hoa vàng mà hiển tướng. 31.11 ! thụy ͦ (2) Ngủ. 2.02, 50.05 ! thuyền Ё (1) Con thuyền. 9.01 ! thư ɐ (3) Ghi chép, cũng chỉ văn tự, sách vở. X. kiểm thư ʔɐ. 17.07, 25.05, 40.02 ! thứ ʗ (1) X. thứ tỉ ʗʧ. 45.16 ▫ thứ tỉ ʗʧ (1) Có thứ tự, ý nói không còn bị xáo động nữa. 45.16 ! thử ʟ (13) Này, ấy (Đại từ phiếm chỉ). X. như thử Ĩʟ, tòng thử Ʈʟ. B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 3.01, 17.08, 18.07, 19.07, 23.08, 31.18, 33.07, 35.09, 37.08, 38.08, 40.21, 44.04, 48.08 ▫ thử nhật ʟȵ (2) Ngày này, ngày hôm đó. 3.01, 35.09 ▫ thử ngoại ʟĖ (2) Ở ngoài chỗ này ra. 17.08, 44.04 ! thử ϓ (1) Nóng, nóng bức. 28.02 ! thừa # (1) Cưỡi, ngồi xe. X. thừa long khách #և ņ 35.05 ▫ thừa long khách #ևņ (1) Nghệ văn loại tụ, quyển 40, dẫn Sở quốc tiên hiền truyện có chuyện rằng: Tôn Tuấn tự là Văn Anh và Lý Nguyên Lễ cùng lấy con gái thái thú. Người đời bảo rằng thái thú Hoàn Thúc Nguyên được con rể quí như được cưỡi rồng. Sau chữ “thừa long” trở thành mĩ tự chỉ con rể. Đỗ Phủ có câu thơ rằng: “Môn lan đa hỉ sắc, Nữ tế cận thừa long” ԁԈėç Ѓĥĵҹ#և - Bên cửa tràn đầy sắc vui vẻ, Có con rể quí giống như được cưỡi rồng. (Lí Lam trạch) 35.05 ! thức Ɲ (1) Qui định, phép thức. 51.03 ! thức ѿ (1) Biết, để cho người khác biết rằng. 48.04 ! thực ɼ (1) Trồng cây. 11.04 ! t 72 thực Ս (4) 1. Ăn, thức ăn. X. phù thực ˏՍ, y bồ thực CРՍ. <2> : 22.07, 31.16 2. X. hàn thực ŔՍ. <2> : 4.07, 8.03 ! thương Z (1) X. thương sương ZΝ. 23.05 ▫ thương sương ZΝ (1) Chữ dùng của thiên Phủ điền, Kinh Thi: “Nãi cầu thiên tư thương, nãi cầu vạn tư sương” ʯ«ȭZ, ʯКȭΝ - Bèn tìm ngàn cái vựa mà chứa thóc, bèn tìm vạn cái xe mà chở gạo. Sau, chữ “thương sương” được dùng để chỉ mùa bội thu. 23.05 ! thương ˤ (1) X. Thương Lang ˤˎ 18.07 ▫ Thương Lang ˤˎ (1) Tên cái đình do Tô Thuấn Khâm dựng lên khi ông về ẩn cư ở Tô Châu. Tô Thuấn Khâm к Ͻ ʚ (1008-1048), người đời Tống, tự là Tử Mĩ. Xây đình Thương Lang, Tô Thuấn Khâm tự xưng mình là “Thương Lang ông”. 18.07 ! thương Ѡ (1) Một loại cốc uống rượu, chỉ việc uống rượu. 3.08 ! thường ƅ (2) Bình thường, tầm thường. X. phi thường Ըƅ 40.12, 46.02 ! thường є (1) Cái xiêm. X. y thường ыє. 51.03 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! thượng / thướng  (8) thượng: Trên, ở trên. <7> : 1.03, 17.02, 25.02, 28.03, 33.01, 42.01, 45.04 thướng: Lên trên. <1> : 45.10 ! thượng Ť (2) Còn. 32.01, 40.13 ! ti λ (3) Sợi tơ, chỉ vật mảnh mà nhỏ. X. ô ti ̂ λ, lũ ti ψλ 10.08, 29.02, 41.04 ! tỉ ʧ (1) X. thứ tỉ ʗʧ. 45.16 ! tích Ǎ (3) Tiếc, tiếc nuối. 19.08, 24.01, 30.02 ! tích ΅ (2) 1. Chất chồng lên nhau thành đống. <1> : 18.01 2. Tích tụ lại, dồn ứ lại. <1> : 49.07 ! tích ӵ (1) Thiếc (Chất kim loại) 28.04 ! tịch ĕ (2) Đêm, đêm khuya. 14.07, 25.07 ! tịch ŏ (1) Tịch mịch, không có tiếng động. 17.08 ! tiềm ˯ (1) Ẩn náu. 47.02 ! tiệm ˭ (1) Dần dần. 50.01 ! tiên o (2) Trước tiên, trước hết. t 73 22.01, 50.02 ! tiên կ (2) Tươi rói, tươi tắn. 9.02, 14.10 ! tiền ” (3) Trước, trái với "sau" (hậu Ʃ). Trước mặt. 6.16, 36.08, 40.13 ▫ tiền cổ ”Æ (1) Thời cổ, thời trước, đời trước. 40.13 ! tiễn — (2) Cắt, cắt rời. X. Tinh Châu khoái tiễn ƌ Ÿƹ—. 6.14, 36.01 ! tiếp ʁ (1) Cái mái chèo. 9.03 ! tiết Ο (1) Ngày tết, lễ tiết. 4.07 ! tiết б (1) Tên một nước thời Chiến Quốc. Xt. Phùng Huyên ՚ՠ. 33.05 ! tiêu ŋ (4) Đêm, buổi đêm. X. tiêu cán ŋȸ. 1.02, 8.04, 32.02, 46.02 ▫ tiêu cán ŋȸ (1) Nói tắt của tiêu y cán thực ŋыȸՍ, nghĩa là trời chưa sáng đã dậy mặc áo, tối bảng lảng mới ăn cơm. Là mĩ từ ca ngợi ông vua chăm chỉ lo việc nước. 32.02 ! tiêu Ƽ (1) X. tiêu trướng ƼNj 5.08 ▫ tiêu trướng ƼNj (1) Rầu rĩ. 5.08 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! tiêu Υ (1) Ống tiêu (tên một nhạc cụ). 4.08 ! tiêu Ь (1) X. tiêu táp ЬՊ. 41.08 ▫ tiêu táp ЬՊ (1) Tả âm thanh của gió. 41.08 ! tiêu Ӱ (2) 1. Nấu chảy. X. dong tiêu ӷӰ. <1> : 21.06 2. Chỉ sự gì tan tành, tiêu ma. <1> : 48.03 ! tiểu Ţ (6) 1. Nhỏ, nhỏ bé. <3> : 10.03, 17.05, 38.05 2. Chỉ sự ít ỏi. <1> : 3.05 2. Tạm thời, chỉ thời gian rất ngắn. <1> : 9.01 3. X. Tiểu Ngọc Ţ̨. <1> : 6.08 ▫ Tiểu Ngọc Ţ̨ (1) Còn gọi là Tử Ngọc ε̨, là con gái của Ngô vương Phù Sai thời Xuân Thu. Tương truyền, Tiểu Ngọc yêu Hàn Trọng Ժӧ nhưng không thành, uất hận mà qua đời. Hàn Trọng đi học ở xa về, biết Tiểu Ngọc chết, đến bên mộ nàng khóc thương. Tiểu Ngọc hiện hồn về, tặng cho Hàn Trọng ngọc minh châu, Hàn Trọng định ôm lấy nàng nhưng nàng đã biến thành khói bay đi mất. 6.08 ! tiếu Β (4) Cười, vui cười. X. sách tiếu δΒ. 11.03, 25.01, 29.03, 31.17 ! tinh ɀ (3) Sao, ngôi sao. X. chiêm tinh ´ɀ. 25.08, 28.02, 42.04 ! t 74 tinh ̠ (1) X. tinh ngô ̠ք. 6.05 ▫ tinh ngô ̠ք (1) Chỉ con chuột. 6.05 ! tinh ƌ (1) X. Tinh Châu khoái tiễn ƌŸƹ— 6.14 ▫ Tinh Châu khoái tiễn ƌŸƹ— (1) Vốn là đất Tinh Châu có một loại dao rất sắc nhọn, như thơ Lục Du (đời Tống), bài Đối tửu I có câu: “Nhàn sầu tiễn bất đoạn, Thặng dục tá Tinh đao” ԄǏ—ȯ, –ʘ_Ƌ‰ - Nỗi sầu day mãi không dứt, chỉ muốn mượn lưỡi dao ở Tinh Châu. 6.14 ! tình nj (6) Tình cảm. 14.13, 16.06, 19.07, 20.04, 29.04, 39.08 ! tình Ɇ (1) Tạnh, trời tạnh mưa. 39.02 ! tĩnh Է (2) Yên tĩnh, tĩnh lặng. X. thanh tĩnh ˙Է. 1.06, 10.04 ! tỉnh ͠ (1) Xem xét, quan sát. 2.07 ! tịnh  (2) Gồm cả, gộp cả. 45.03, 30.06 ! tịnh ˔ (2) Sạch, tinh sạch. 23.08, 45.07 ! toả Ӹ (1) Khoá lại, ràng buộc lại. 5.06 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! toạ ý (7) 1. Ngồi, chỉ chỗ ngồi. X. phủ toạ ւý <6> : 3.05, 28.03, 31.04, 39.03, 40.03, 46.05 2. Toạ lạc (chiếm cứ trên một phần đất). <1> : 18.04 ! toạ Ɣ (1) Chỗ ngồi. X. toạ hữu (minh) ƔÍ(Ӯ). 51.04 ▫ toạ hữu (minh) ƔÍ(Ӯ) (1) Người xưa thường khắc bài minh lên chỗ ngồi bên phải, bài minh thường có nội dung răn dè, khuyến chừng, nhắc nhở, nhân đó gọi là toạ hữu minh. 51.04 ! toái Ͱ (1) Vỡ vụn ra. 36.01 ! tòng Ʈ (5) 1. Theo vào, đi theo. <1> : 31.03 2. Từ, từ lúc. <4> : 23.08, 30.04, 32.08, 44.04 ▫ tòng kim Ʈ; (1) Từ nay về sau. 32.08 ▫ tòng lai ƮQ (1) Từ trước đến nay. 30.04 ▫ tòng thử Ʈʟ (2) Từ đây về sau. 23.08, 44.04 ! tô к (1) X. Tô Tử кĹ 18.08 ▫ Tô Tử кĹ (1) Tức Thuấn Khâm кϽʚ (1008-1048), người đời Tống, tự là Tử Mĩ. Xt. Thương Lang ˤˎ. 18.08 ! t 75 tồ Ʀ (1) Đi hết, tàn rụi hết. 27.01 ! tố γ (3) 1. Lụa trắng. <1> : 40.05 2. Sắc trắng. X. cảo tố υγ. <2> : 20.08, 48.04 ! tôn ş (1) Tôn quí. X. đạt tôn tam ӌş. 35.03 ! tồn ļ (1) Còn, tồn tại. 17.06 ! tổng ω (1) (Phó từ) Coi như, tóm lại là. 26.06 ! tra ʇ (1) Cái bè. 45.09 ! trác ° (2) Thẳng đứng. X. trác lập °Ό, trác ngọ °­. 5.01, 38.06 ▫ trác lập °Ό (1) Đứng sừng sững, đứng lù lù. 38.06 ▫ trác ngọ °­ (1) Chính ngọ, đúng giữa trưa. 5.01 ! trác ã (1) X. bác trác •ã 27.08 ! trạc ˼ (1) Nước đục. 42.02 ! trách Ɔ (1) Mào gà. 47.01 ! trạch ˸ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 t 76 X. Sở trạch ɿ˸ 40.10 ▫ Trầm Hương đình tử ʸՙ4Ĺ (1) trản ͚ (1) Đình Trầm Hương, một đình trong cung nhà Đường. Theo Nhạc phủ thi tập dẫn Tùng song lục chép rằng: Trong những năm Khai Nguyên, hoa lá cây cối trong cung đâm chồi nảy lộc rất rực rỡ. Vua [Đường Huyền Tông] cưỡi con ngựa Chiếu Dạ Bạch, Thái Chân phi [Dương Quí Phi] ngồi xe đi theo sau. Lí Qui Niên lúc ấy là nhạc sĩ ngự dụng rất giỏi. Vua mới hỏi: “Thưởng thức loài hoa danh tiếng, bên cạnh có ái phi, nên dùng loại ca từ gì cho xứng đáng?” Vua mới mệnh cho Lý Bạch làm ba chương Thanh bình điệu… Còn như Đường thư nói rõ hơn: “Vua Huyền Tông ngồi ở đình Trầm Hương, cảm thấy hứng thú, muốn Lý Bạch làm thơ, bèn triệu vào. Lý Bạch lúc ấy đang say, tả hữu bèn lấy nước rửa mặt cho tỉnh, đưa bút cho làm thơ. Thơ làm ra uyển chuyển, có tinh lực mà tự nhiên như không phải suy nghĩ”. Khúc thứ ba của Thanh bình điệu (Lí Bạch) nói đến hình ảnh “Trầm Hương đình bắc”: “Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan, Trường đắc quân vương đái tiếu khan. Giải thức xuân phong vô hạn hận, Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.” ÓЇjôu͟ʜ, ӿƭ Õ̩ƄΒ͢џѿɁՉ̄ԏǃ, ʸՙ 4¨^Ԉƈ- Hoa đẹp lừng danh, sắc đẹp nghiêng thành, đôi đường đều vui vẻ, Mãi được nhà vua tươi cười ngắm trông. Cởi bỏ được nỗi hận vô hạn của gió xuân, là khi dựa lan can ở phía bắc đình Trầm Hương. 24.07 ! Ngọn (đèn). 44.01 ! trang ĭ (2) Trang điểm. X. hồng trang ίĭ. 19.03, 36.02 ! trang В (1) X. trang điền В̿ 39.06 ▫ trang điền В̿ (1) Trang viên, ruộng đất của hoàng thất, quan lại thuê người cày cấy hoặc cho nông dân thuề rồi thu tô. 39.06 ! tranh ̓ (1) Ganh đua. 14.09 ! trảo ̒ (1) Móng vuốt. X. long trảo և̒. 40.08 ! trắc 9 (1) Nghiêng lệch. X. khi trắc ʙ9 31.08 ! trắc e (1) Bên cạnh. 31.04 ! trâm Τ (1) Cái trâm gài đầu. 51.02 ! trầm ʸ (4) 1. Chìm đắm, trầm mình. X. thâm trầm ˕ʸ, trầm ngâm ʸÖ. <2> : 10.01, 44.02 2. Màu sẫm mà bóng bảy. <1> : 47.01 3. X. Trầm Hương đình tử ʸՙ4Ĺ. <1> : 24.07 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ▫ trầm ngâm ʸÖ (1) Tả dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì. 44.02 ! trân ̫ (1) Quí giá, coi là quí giá. 40.22 ! trấn ӹ (1) Mãi mãi. Lý Thương Ẩn trong bài Độc cư hữu hoài có câu thơ: "Lạp hoa trường đệ lệ, Tranh trú trấn di tâm" ч Їӿӎ˓, Κɭӹ΀ƴ - ??? 20.02 ! trần Č (2) Bụi. X. hồng trần ίČ, trần ai Čÿ. 31.03, 37.05 ▫ trần ai Čÿ (1) Bụi trần, thường chỉ cõi đời hoặc xã hội ô trọc. 31.03 ! trần Ԗ (2) 1. Trình bày ra, tỏ bày. <1> : 46.08 2. X. Trần vương Ԗ̩. <1> : 40.03 ▫ Trần vương Ԗ̩ (1) Tức Tào Thực (192 - 232), được phong tước Trần vương. Tào Thực từng viết trong bài Danh đô thiên hai câu thơ: “Qui lai yến Bình Lạc, Mĩ tửu đấu thập thiên” ʠ Q Ŋ Ɖ ʈ  ϕ ӡ ȫ ª « Đến yến tiệc ở Bình Lạc, rượu ngon đáng giá vạn tiền. Sau, Lí Bạch cũng nhắc lại nhân vật Trần vương và cuộc tiệc Bình Lạc trong bài Tương tiến tửu: “Trần sinh tích thời yến Bình Lạc, Đấu tửu thập thiên tứ hoan hước” Ԗ̻ȿɄ Ŋ Ɖ ʈ  ȫ ӡ ª « ǂ ʜ Ѽ - Thuở trước, Trần vương mở yến ở Bình Lạc, Rượu vạn đồng một đấu mặc sức vui uống nô đùa. t 77 46.08 ! trận ԓ (1) Trận đánh. X. bát trận vԓ. <1> : 26.05 ! tri ͪ (4) Biết. 25.07, 29.04, 35.02, 36.04 ▫ tri chỉ ͪʝ (1) "Chỉ" là chỗ dừng, dùng chữ của Lão Tử ϟ Ĺ , Đạo Đức kinh Ӌ Ʋ μ . Chương 44 có câu: “Cố tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu ȣͪ ңҷͪʝʢË@Ԁ- Cho nên biết đủ thì không nhục, biết dừng lại thì không mất, mà có thể trường cửu. 35.02 ! trì ȃ (1) Bảo vệ. X. hộ trì Ҁȃ. 4.06 ! trì ʳ (1) Ao nước. Ngày trước, ao nước hình tròn gọi là trì ʳ, ao nước hình vuông gọi là đường Ċ. X. trì đường xuân thảo ʳĊ ɁЏ 1.07 ▫ trì đường xuân thảo ʳĊɁЏ (1) Chỉ câu thơ của Tạ Linh Vận - nhà thơ nước Tống, thời Nam triều: “Trì đường sinh xuân thảo, Viên liễu biến minh cầm” ʳĊ̻ɁЏ, õɮ҂ճͻ - Hồ nước nảy cỏ xuân, Liễu trong vườn chuyển tiếng chim hót (Đăng trì thượng lâu). Tương truyền, Tạ Linh Vận rất sùng thượng tài văn chương của người em tên là Tạ Huệ Liên. Hồi ông làm Thái thú ở Vĩnh Gia (nay là Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang), có lần ngồi nghĩ tứ thơ, mãi cả ngày trời vẫn không làm được câu thơ nào. Trong lúc thiu thiu B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ngủ, ông nằm mộng thấy Huệ Liên, tỉnh dậy làm nên hai câu thơ ấy, cho rằng đó là thơ có thần giúp. Về sau nhắc tới câu “trì đường sinh xuân thảo” là ý chỉ làm được câu thơ tuyệt tác. Nhân chuyện anh em họ Tạ, câu “trì đường xuân thảo” cũng biểu trưng cho tình anh em gắn bó. 1.07 ! trì ӑ (2) Chậm, chậm chạp. 29.01, 41.01 ! trị ` (2) Gặp được, gặp lúc. 12.02, 39.02 ! trích ˥ (3) Nhỏ giọt, từng giọt từng giọt gọi là trích. X. nghiễn trích ͯ˥, tàn trích ʣ ˥. 6.1, 7.03, 41.02 ! triêm ԰ (1) Thấm ướt, thấm nhuần. 23.06 ! triệt Ƴ (1) Suốt, hết. X. triệt để Ƴƒ. 45.05 ▫ triệt để Ƴƒ (1) Tận đáy (hồ). 45.05 ! triều / triêu ə (3) triều: Đời, thời. X. tha triều =ə. <1> : 15.04 triêu: Buổi sớm <2> : 14.08, 38.03 ! triều ˳ (1) Nước thủy triều. 19.02 ! triệu n (1) Biểu hiện, hiển hiện. 23.05 ! t 78 trọng / trùng ӧ (4) trọng: Coi trọng. <1> : 48.06 trùng: 1. Lại, thêm một lần nữa. 2. X. cửu trùng $ӧ. <3> : 1.08, 32.02, 40.20 ! trù ҫ (1) X. trù trừ ҫҪ. 6.15 ▫ trù trừ ҫҪ (1) Tả cái dáng lưu luyến, chần chừ chưa muốn rời đi. 6.15 ! trú ՛ (1) Ngưng lại, dừng lại. 10.05 ! trụ K (1) Chỗ bám víu, chỗ chống đỡ. 31.01 ! trụ ń (1) X. vũ trụ Łń. 23.06 ! trúc Α (8) Cây trúc, cây tre. X. thủy trúc ʭΑ, tu trúc XΑ. 2.01, 5.03, 7.02, 17.03, 27.02, 31.11, 34.01, 39.03 ▫ trúc liêm ΑΦ (1) Rèm trúc. 2.01 ! trúc Ρ (1) Xây dựng, xây nhà. X. bốc trúc ³Ρ 17.05 ! trục Ӏ (2) Đuổi, xô đuổi. 19.02, 34.02 ! trực ͞ (1) Thẳng. 22.04 ! trung  (10) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 trung: 1/. Ở giữa hoặc bên trong một sự vật gì. X. không trung ·. <8> : 6.14, 15.02, 31.03, 32.04, 34.03, 37.07, 38.06, 51.03 2/. Một nửa. X. trung tiêu ŋ. <1> : 8.04 trúng: Nhằm về, hướng về. <1> : 5.08 ▫ trung tiêu ŋ (1) Nửa đêm. 8.04 ! trung Ƹ (1) Trung thành. X. trung lương ƸЂ. 40.16 ▫ trung lương ƸЂ (1) Trung thành, tốt đẹp, thường chỉ phẩm chất của kẻ bề tôi đối với nhà vua. 40.16 ! trủng  (1) Ngôi mộ, nấm mồ. 6.07 ! truy Ҿ (1) Nhớ lại, hồi tưởng. 46.07 ! trùy ɽ (1) Cây chùy (Tên một loại vũ khí). 30.05 ! truyền i (1) Truyền tới, lan truyền tới. 18.08 ! trừ Ҫ (1) X. trù trừ ҫҪ. 6.15 ! trữ I (1) Sững lại, dừng lại hồi lâu. X. trữ khan I͢. 32.07 ▫ trữ khan I͢ (1) Nhìn trân trân, nhìn hồi lâu. 32.07 ! trứ Н (2) t 79 Nổi, được (Từ đứng sau động từ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa động tác của động từ). 2.08, 27.03 ! trừng ˵ (2) Nước lặng mà trong. 19.01, 49.04 ! trương ơ (1) Họ (tên họ). 27.07 ! trướng ƃ (1) Cái màn, màn trướng. X. ẩm trướng Ր ƃ. 46.03 ! trướng Nj (1) X. tiêu trướng ƼNj 5.08 ! trường ĉ (1) X. chuyên trường ŝĉ. 47.04 ! trường ϳ (2) Lòng ruột. 6.14, 21.02 ! trường ӿ (6) 1. Dài, chiều dài. <5> : 5.04, 9.04, 26.08, 49.01 2. Mãi (chỉ thời gian dài) <1> : 24.05 3. X. Lí Trường Cát ɠӿÑ. <1> : 27.05 ! trượng  (1) Thước (Đơn vị tính chiều dài thời trước, 1 trượng ≈ 3,3m) 37.01 ! trừu Ǽ (1) Rút ra. 51.02 ! tu X (3) Dài, cao cao, cũng để tả cái dáng thanh mảnh, xinh đẹp. Kinh Thi, phần Tiểu nhã, thiên Lục nguyệt dùng chữ này: B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 "Tứ mẫu tu quảng, Kì đại hữu ngung." ñ̚XƘ}ĚɕՆ - Bốn con ngựa đực dài và to, Dáng chúng to lớn dềnh dàng. X. tu trúc XΑ. 20.01, 27.02, 34.01 ▫ tu trúc XΑ (2) Tả thân cây trúc mảnh khảnh, vươn cao. 27.02, 34.01 ! tu Ծ (2) Nên. 1.08, 34.05 ! tú ͼ (1) Xinh đẹp, tú lệ. 14.04 ! tụ Ϧ (1) Tụ họp. X. tụ thủ Ϧ՘. 20.04 ▫ tụ thủ Ϧ՘ (1) Tụ họp, tụ hội. 20.04 ! tụ ю (2) Cánh tay áo. X. thiến tụ Ўю, hoài tụ ǥю 24.05, 36.02 ! tuân Ӓ (1) Tuân theo, tuân thủ. 22.05 ! tuần ȷ (1) (Đơn vị tính thời gian ngày trước) 1 tuần = 10 ngày. Người xưa cho rằng 1 năm dưới trần bằng 1 ngày trên trời, cho nên sự chúc thọ mười năm gọi là một tuần. 35.08 ! túc Ŏ (1) Chỗ trú ngụ. 45.11 ! túc Ϊ (1) Qua đêm, trú ngụ qua đêm. 23.04 ! t 80 túc ң (3) 1. Chân, bước chân. <1> : 8.03 2. Đủ, đủ để. <2> : 30.05, 31.16 ! tục V (1) Phong tục. X. kiêu tục ˶V. 51.07 ! tục ύ (1) Tiếp nối, tiếp tục. 20.06 ! tung χ (1) Chiều dọc. X. tung hoành χʐ. 38.01 ▫ tung hoành χʐ (1) Ngang dọc. 38.01 ! tùng Ä (1) Khóm, bụi (cây). 34.04 ! tùng ɥ (6) 1. (Tên một loài cây) Cây tùng. <5> : 1.03, 2.02, 4.04, 6.05, 37.01 2. X. Xích Tùng ҟɥ. <1> : 30.08 ▫ tùng âm ɥԔ (1) Tán cây tùng rợp bóng. 2.02 ▫ tùng bách ɥɬ (1) Cây tùng và cây bách, những loại cây to, tán rộng, không tàn rụi trong cả mùa đông lạnh giá. Thường trồng cây này ở phần mộ để tượng trưng cho sự trường cửu. 6.05 ! tủng ϩ (1) Cao vút. 4.01 ! tuy Ԧ (1) Tuy nhiên. B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 36.06 ! tùy Ԟ (4) 1. Đi theo. <2> : 14.05, 24.03 2. Men theo. <1> : 18.01 3. Thuận theo. X. tùy bút ԞΕ. <1> : 39.08 ▫ tùy bút ԞΕ (1) Tùy lúc mà biên chép ra, sẵn bút thì viết ra. 39.08 ! túy Ӣ (2) Say, say rượu. 12.03, 16.05 ▫ Túy Ông ý ӢϙǓ (1) Âu Dương Tu (1007-1072) khi làm thái thú Trừ Châu tự gọi mình là Túy Ông (lão say rượu). Trong núi Lang Tà (thuộc Trừ Châu) có một cái đình thường là nơi Âu Dương Tu đến cùng bè bạn yến ẩm, ông gọi cái đình đó là Túy Ông đình, và viết bài kí về đình Túy Ông (Túy Ông đình kí). Trong bài kí có câu viết: “Túy Ông chi ý bất tại tửu, tại hồ sơn thủy chi gian dã” Ӣϙ Ǔúӡ, ú"ŭĮ ԅ% - Túy Ông đâu để tâm ở rượu, mà để lòng say với sơn thủy nước non. 12.03 ! tuyên Ň (1) Tuyên bố ra. 22.02 ! tuyền ˁ (1) Suối, khe nước, cũng chỉ những thứ giống như có khe. X. nhãn tuyền ͤˁ. 6.11 ! tuyết ԫ (1) Tuyết (Tinh thể băng nhỏ và trắng kết thành khối xốp nhẹ, rơi ở vùng có khí hậu lạnh). t 81 45.08 ! tuyệt κ (2) 1. Tận cùng (về giới hạn không gian). X. tuyệt tái κċ. <1> : 32.01 2. Tuyệt đỉnh, tột cùng. X. tam tuyệt bút κΕ. <1> : 40.19 ▫ tuyệt tái κċ (1) Chỉ miền biên giới 32.01 ! tư Î (1) X. Tư Không Đồ η÷ 27.06 ▫ Tư Không Đồ η÷ (1) Người thời Đường, tên tự là Biểu Thánh. Ông là tác giả của Thi phẩm một tác phẩm mang tính lí luận về thơ ca rất có ảnh hưởng đối với người đời sau. 27.06 ! tư / tứ ƽ (9) tư: Suy nghĩ. X. tại ứ tư cơ úՎƽՕ <4> : 1.05, 22.06, 31.14, 48.06 tứ: Ý niệm, sự suy nghĩ. X. tương tư ͟ ƽ, văn tứ Ȫƽ, ý tứ Ǔƽ <5> : 11.04, 14.15, 15.01, 16.07, 40.01 ! từ Ǚ (2) Hiền từ, hiền lành. 35.07, 36.08 ▫ từ mẫu Ǚʦ (1) Mẹ hiền. 35.07 ▫ từ vân ǙԬ (1) (Thuật ngữ Phật giáo) Mây lành. Phật giáo nói lòng từ bi như đám mây lớn che phủ ôm ấp cả trời đất. 36.08 ! từ ͵ (1) Ngôi đền. 4.08 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! từ Ѩ (1) Lời nói. 46.04 ! từ ҵ (2) 1. Từ chối. <1> : 16.05 2. Lời, lời nói. X. vi từ Ʊҵ. <1> : 48.08 ! tử Ĺ (3) 1. Người con. X. hiếu tử ĽĹ. <1> : 35.12 2. (Từ vĩ) X. Tô Tử кĹ, Trầm Hương đình tử ʸՙ4Ĺ. <2> : 18.08, 24.07 ! tử ε (1) Màu tía. 47.01 ! tứ ñ (6) (Số đếm) Bốn. <6> : 14.02, 17.06, 30.06, 32.08, 34.04, 51.06 ▫ tứ hải ñː (2) Bốn bể, chỉ xã hội (về mặt địa lí) nói chung. 17.06, 32.08 ▫ tứ hạo ñ͕ (1) Tức là Thương Sơn tứ hạo, chỉ bốn vị đạo sĩ ẩn dật ở Thương Sơn thời Hán Cao tổ. Đó là Đông Viên công \<, Ỷ Lí Quí Ððr, Hạ Hoàng công gĈ <, Giác Lí tiên sinh áð9À. Vì cả bốn vị râu tóc đều bạc trắng như cước nên gọi họ là “tứ hạo” (“hạo” nghĩa là sáng, màu trắng). Bấy giờ, Hán Cao tổ có ý phế Thái tử, Lã hậu lo sợ, chưa biết nên làm thế nào thì có người mách cho rằng nên hỏi kế ở Lưu Hầu Trương Lương. Trương Lương mới bầy cho cách, bảo Thái tử đi mời bốn vị đạo sĩ ở Thương Sơn về dạy dỗ, lúc vào triều yết kiến Hán Cao tổ thì đem cả họ theo. t 82 Vốn là Hán Cao tổ rất mến mộ Thương Sơn tứ hạo, đã từng vời họ đến với nhà Hán nhưng không được. Lã hậu và Thái tử theo kế của Trương Lương, quả nhiên, nhờ có sự giúp đỡ của bốn vị đạo sĩ, Hán Cao tổ đã bỏ ý định phế Thái tử. Sử kí, Lưu Hầu thế gia viết: “Kính bất dịch thái tử giả, Lưu Hầu bản chiêu thử tứ nhân chi lực dã” ΍ȾĜĹϠ͂ TɞȀʟñ7 ›% - Cuối cùng vua không thay đổi thái tử, đó là nhờ công Lưu hầu mời bốn người kia. 30.06 ▫ tứ môn ñԁ (1) Cửa tiếp đón khách bốn phương tới. Kinh Thư, thiên Thuấn điển: “Tân ư tứ môn, tứ môn mục mục” ҕȱñԁñ ԁ΄΄- [Vua Nghiêu sai Thuấn] đón khách ở cửa bốn phương, việc tiếp đón khách bốn phương rất long trọng, kính cẩn. Về sau, chữ “tứ môn” thường để chỉ việc tiếp đón khách khứa. 34.04 ! tứ Җ (1) Ban tặng. 40.21 ! tự H (6) Tựa như, giống như. X. hà tự LH. 14.13, 19.06, 22.03, 23.03, 41.03, 49.02 ! tự Ļ (2) Chữ. 21.08, 40.15 ! tự ˬ (1) Bến nước. 49.05 ! tự Ϸ (10) Tự mình, tự nhiên không miễn cưỡng. 14.03, 15.02, 16.06, 20.01, 21.02, 27.05, 30.03, 32.06, 34.06, 51.07 ▫ tự thị ϷɃ (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Từ đây, từ nay. 30.03 ▫ tự giác Ϸѝ (1) Tự cảm thấy, tự nhận biết được. 14.03 ! tức Dž (1) Nghỉ ngơi. X. thê tức ɻDž. 31.18 ! từng Ū (1) Tầng, tầng lớp. 45.02 ! tước “ (1) Bóc tước ra. 40.09 ! tước ̔ (1) Ngôi tước, chức tước. 35.04 ! tước Ԣ (1) Chim sẻ. 13.01 ! tương / tướng Ŝ (3) tương: Sắp, đương (phó từ). <2> : 11.0, 41.04 tướng: Tướng võ. <1> : 32.06 ! tương ͟ (7) Cùng, cùng nhau. X. tương thác ͟ǵ. 11.04, 20.02, 24.05, 27.08, 30.08, 31.17 ▫ tương thác ͟ǵ (1) Gửi gắm. 24.05 ▫ tương tư ͟ƽ (1) Tức cây tương tư. Quyển Thuật dị kí, phần thượng (Nhiệm Phưởng BȺ người nước Lương thời Nam Triều) có chép chuyện: Thời Chiến Quốc, nước Ngụy khổ vì chiến tranh liên miên với Tần. Có người dân nước Ngụy đi tòng quân đánh Tần, đi mãi không về, người vợ ở nhà thương nhớ quá thành bệnh, ốm rồi qua đời. Sau, người ta thấy trên t 83 mộ của người vợ đó có mọc lên một loại cây, cành lá của nó hướng về phía người chồng đi đánh trận kia, nhân đó gọi cây là cây tương tư. 11.04 ! tương ӣ (1) Đồ uống. 12.02 ! tường ď (1) Bức tường. X. môn tường ԁď. 33.03 ! tường Ͷ (1) X. Vương Tường ̩Ͷ. 19.04 ! tường а (1) X. tường vi аЯ. 21.07 ▫ tường vi аЯ (1) Tức “tường vi lộ” (nước thơm tường vi). Phùng Chí ՚ҝ (người đời Đường) viết trong bài Đại Nhã chi văn: “Liễu Tông Nguyên đắc Hàn Dũ sở kí thi, tiên dĩ tường vi lộ quán thủ, huân ngọc nhuy hương hậu phát độc.” ɮŃmƭԺǑǮ Őѫo@аЯԳ˾Dzд̨ЪՙƩ ͏ҁ- Liễu Tông Nguyên nhận được bài thơ Hàn Dũ gửi tặng, ông rửa tay bằng nước tường vi cho thơm tho tinh sạch rồi mới mở thơ ra đọc. 21.07 ! tường Ѯ (1) Rõ ràng, hiển hiện rõ ràng. 40.06 ! tửu ӡ (9) Rượu. X. khuyến tửu ¤ӡ 7.03, 8.02, 10.07, 12.02, 16.05, 25.06, 27.07, 43.03, 46.01 ▫ tửu lan ӡԈ (1) Cuộc rượu sắp tàn. 10.07 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 t 84 u-ư ! u Ə (3) Âm thầm, lặng lẽ, tĩnh lặng. 14.01, 20.05, 25.06 ! uất ̊ (1) Là cho phẳng đi gọi là uất. 49.02 ▫ uất bình ̊Ɖ (1) Bằng phẳng. 49.02 ! uổng ɦ (1) Lãng phí. X. uổng phao tâm lực ɦǿƴ ›. 15.03 ▫ uổng phao tâm lực ɦǿƴ› (1) Cũng như nói "uổng phí tâm lực", tức là lãng phí tâm trí, sức lực vào việc vô ích. 15.03 ! uy ij (1) Quyền lực, có uy thế. X. uy linh ijԵ 26.05 ▫ uy linh ijԵ (1) Quyền lực, uy quyền thần thánh. 26.05 ! ủy Ǟ (1) Yên ủi, an ủi. 1.05 ! ư ȱ (2) Hơn (Đứng trước tính từ, biểu thị so sánh). 27.03, 40.22 ! ứ Վ (1) No, no bụng. X. tại ứ tư cơ úՎƽՕ. 22.06 ! ức ǣ (2) Nhớ, nhớ lại. 7.03, 32.06 ! ưng Ǥ (5) Nên, nên thế (Biểu thị ý có dự báo trước sự việc sẽ diễn ra). 19.07, 24.03, 32.05, 44.04, 45.1 ! ước ή (2) Ước hẹn, giao hẹn. X. ước pháp duy tam ή˃ǎ. 36.07, 48.01 ▫ ước pháp duy tam ή˃ǎ (1) Tức chỉ ước pháp tam chương. Sử kí, thiên Cao Tổ bản kỉ chép: Tháng 10 năm thứ nhất nhà Hán (207TCN), Bái Công (tức Hán Cao Tổ) đã tiêu diệt được Tần. Khi đến đóng quân ở Bá Thượng, Bái Công triệu tập các vị phụ lão và những người thân hào ở các huyện đến nói: “Zå7Ï9;> Ö¿%Z„¿>!»ÕÏ® Ìס.Ö©1.QŐÓ (Ngô dữ chư hầu ước, tiên nhập Quan giả vương chi, ngô đáng vương Quan Trung. Dữ phụ lão ước, pháp tam chương nhĩ: Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội)  Ta cùng chư hầu giao ước ai vào Quan Trung trước thì người ấy làm vua. Vậy ta phải làm vua ở Quan Trung. Ta cam kết với các vị phụ lão giản lược pháp luật và ba điều mà thôi: Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì theo tội mà xử.” 48.01 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ! ương ĝ (1) X. vị cự ương ɜ˛ĝ 46.01 ! ưu ǡ (2) Lo lắng, ưu phiền. X. ưu lao ǡ¡. 11.03, 22.01 ▫ ưu lao ǡ¡ (1) u - 85 Lo lắng, lao tâm khổ tứ. Sử kí, Lỗ Chu công thế gia: "Tam vương (tức Thái Vương, Vương Quí, Văn Vương) chi ưu lao thiên hạ cửu hĩ, ư kim nhi hậu thành" ̩ ǡ¡ěͩȱ;ϡ Ʃǩ- Tam vương bao lâu lao tâm khổ tứ vì thiên hạ, đến hôm nay mà thành tựu cho đời sau. 22.01 v ! vãn Ʌ (1) Muộn. 3.02 ! vạn К (3) (Số đếm) Vạn, một vạn, hàng vạn. 2.06, 30.02, 34.04 ! văn Ȫ (1) X. văn tứ Ȫƽ. 40.01 ▫ văn tứ Ȫƽ (1) Sách Kinh Thư, thiên Nghiêu điển có câu: “Đế Nghiêu viết Phóng Huân, khâm, minh, văn, tứ, an an” ƁćɍȢ ŸʚȼȪƽłł- Đế Nghiêu tên gọi là Phóng Huân, nói về đức của ngài thì cung kính (khâm), thông minh (minh), văn chương sáng rỡ (văn) mà mưu lược sâu xa (tứ); ngài tự nhiên thư thái mà chẳng gì phải gắng gượng (an an). 40.01 ! văn ϧ (1) Nghe, nghe chừng. 3.07 ! vân Ԭ (15) Mây. X. bạch vân ͐Ԭ, điêu nguyệt lũ vân ԥɔӻԬ, đình vân cԬ, phong vân ՉԬ, phù vân ˏԬ, từ vân ǙԬ. 4.06, 5.07, 6.06, 14.1, 15.01, 16.01, 17.03, 27.04, 31.12, 36.08, 37.07, 37.08, 42.03, 46.06, 51.02 ▫ vân mấn Ԭզ (1) Tóc mây. 51.02 ! vấn ä (1) Hỏi. 1.08 ! vận Ի (1) Thanh nhã, phong nhã. 10.03 ! vật ̛ (1) Sự vật. 37.07 ! vi Ʊ (6) 1. Nhỏ bé, ít ỏi. X. hi vi ΁Ʊ. <3> : 16.03, 42.04, 43.02 2. Ẩn, vi diệu, chỗ sâu xa. <3> : 15.01, 47.03, 48.08 ▫ vi ý ƱǓ (1) Cái ý sâu xa, ẩn ý. 47.03 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 ▫ vi từ Ʊҵ (1) Lời nói ngầm, có ý ngấm ngầm. 48.08 ! vi Я (1) X. tường vi аЯ. 21.07 ! vĩ Ŧ (1) Đuôi, cái đuôi. 38.02 ! vị ́ (6) Vì. 22.01, 32.02, 40.16, 41.08, 44.02, 51.05 ▫ vị dân ́ʫ (2) Vì dân (làm gì cho dân). 22.01, 32.02 ! vị ɜ (9) Chưa, chưa thể. 3.06, 5.02, 14.05, 19.08, 21.04, 27.01, 28.02, 37.04, 46.01 ▫ vị cự ương ɜ˛ĝ (1) Có bệnh nhưng chưa thể chết ngay được thì nói là vị cự ương. Bài Tạp thi III của Đào Tiềm (đời Tấn) có câu: “Nghiêm sương kết dã thảo, Khô tụy vị cự ương” ïԱιӨЏ, ɪNJɜӕĝ. (ɜӕĝ = ɜѧĝ) - Sương lạnh bám lấy cỏ nội, Cỏ nội tuy khô héo nhưng cũng chưa hẳn đã chết ngay được. 46.01 ! viên õ (2) Cái vườn, khu vườn. 33.01, 34.03 ! viên ö (3) Tròn đầy, đầy đặn. 14.14, 20.03, 21.05 ! viễn ӏ (8) 1. Xa, cách xa, tránh xa. <7> : 5.05, 14.07, 16.01, 30.07, 45.11, 49.03, 50.03 2. X. Viễn công ӏw. <1> : 1.06 v 86 ▫ Viễn công ӏw (1) Đời Tấn, Thích Huệ Viễn (334TCN 416TCN) ở chùa Đông Lâm, núi Lư (Lư Sơn). Ông vào núi tu hành hơn 30 năm, người đời thường gọi là “Viễn công”, phái Tịnh độ tông suy tôn ông là vị tổ đầu tiên. Mạnh Hạo Nhiên có câu thơ rằng: “Thường độc Viễn công truyện, Vĩnh hoài trần ngoại tung” ìҁ ӏwi, ʮǥČĖҩ - Từng đọc truyện ông Viễn (Viễn công), nhớ mãi dấu chân vượt ngoài cõi trần ai. 1.06 ▫ viễn hiềm ӏķ (1) Tránh sự hiềm nghi. 30.07 ! viện Ԓ (2) Nhà ở có tường thấp bao xung quanh gọi là viện. 2.02, 10.04 ! vinh ʅ (2) Vẻ vang. 24.06, 40.14 ▫ vinh huy ʅұ (1) Vẻ vang, vinh quang. 40.14 ▫ vinh khô ʅɪ (1) Vốn chỉ sự tươi héo của cỏ cây, sau chỉ cuộc đời sướng khổ, khi đắc ý lúc thất ý. 24.06 ! vịnh ѩ (2) Ngâm vịnh (thơ phú). 3.08, 14.16 ! vong 0 (1) Mất. X. hưng vong ϻ0. 26.03 ! vong Ʒ (2) Quên, quên mất. 11.03, 44.01 ! vọng ɘ (3) 1. Ngóng trông, nhìn ra xa. <2> : 5.08, 49.07 B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 2. Mong mỏi. <1> : 23.01 ! vô ̄ (16) Không, không có. 2.05, 2.05, 5.07, 9.03, 17.08, 22.05, 26.02, 27.04, 30.04, 31.01, 31.1, 33.06, 39.07, 47.04, 49.01, 50.04 ▫ vô hạn ̄ԏ (2) Không có giới hạn (thường dùng để nhấn mạnh mức độ lớn lao của cái thuộc phạm vi tình cảm, tinh thần). 5.07, 39.07 ▫ vô trụ ̄K (1) Tức là không có chỗ bám víu, ý nói “tâm” không chấp trước vào bất kể đối tượng cụ thể nào, để bảo toàn sự tự do, không trở ngại của “tâm”. Cho nên có câu nói: “Nhất thiết chư pháp vô tự tính, cố vi vô sở trụ” F宙ڈ• "™Ž2 (Đại khái ý rằng mọi sự vật đều không ngưng tụ với một tính chất bất biến tự thân, cho nên nhận thức của con người cũng chớ có vin vào một khái niệm hay một đối tượng cụ thể nào). 31.01 ! vu ͖ (1) (Lượng từ) [một] bát [cơm]. 6.09 ! vũ ĸ (1) X. vũ mị ĸĶ. 20.05 ▫ vũ mị ĸĶ (1) Vẻ đẹp kiều diễm. 20.05 ! vũ Ł (1) X. vũ trụ Łń. 23.06 ! vũ Ϙ (2) Lông cánh. X. phi vũ ՌϘ. 3.04, 47.01 ! vũ Ԫ (9) Mưa. X. phong vũ ՉԪ. 6.03, 8.04, 16.02, 17.04, 23.01, 25.03, 27.01, 38.06, 39.01 ! vũ Ͼ (1) Nhảy múa. X. ca đài vũ tạ ʛϹϾʄ. 33.02 ! vương ̩ (6) 1. Vua, chỉ người đứng đầu X. Phạm vương cung ɸ ̩ ʼn , cũng chỉ tước "vương" X. Trần vương Ԗ̩. <5> : 1.01, 19.04, 30.03, 46.08, 48.04 2. Họ (tên). <1> : 40.17 x-y ! xa Ҕ (1) Nơi xa xăm. 5.08 ! xà р (2) Con rắn. X. long xà ևр. 26.03, 43.02 ! xả ȉ (1) v 87 Bỏ, vứt bỏ. 38.07 ! xã ͳ (1) X. Bạch liên xã ͐Фͳ. 31.15 ! xạ ś (2) Phản chiếu. B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 43.02, 45.08 ! xảo Ż (1) Khéo léo, tinh xảo. 34.05 ! xâm U (2) Xâm đến, lấn đến. 39.03, 46.05 ! xỉ ֆ (2) 1. Răng. <1> : 21.03 2. Chỉ tuổi tác. <1> : 35.04 ! xí Ƈ (1) Lá cờ, cái cờ. 46.04 ! xích ҟ (3) 1. Màu đỏ. <2> : 6.12, 47.01 2. X. Xích Tùng ҟɥ. <1> : 30.08 ▫ Xích Tùng ҟɥ (1) Tức Xích Tùng Tử, vị tiên nhân theo truyền thuyết. Liệt truyện chép: “[Xích Tùng Tử], Thần Nông thời vũ sư dã, năng nhập hoả tự thiêu, Côn Lôn sơn thượng tùy phong vũ thượng hạ dã” É Bšû)Ø;¶Ú¹œ0{ ÷þû) - Xích Tùng Tử là vũ sư thời Thần Nông, có thể bước vào lửa tự thiêu mà không cháy, có thể theo mưa theo gió lên núi Côn Sơn. 30.08 ! xuân Ɂ (8) Mùa xuân. X. trì đường xuân thảo ʳĊ ɁЏ 1.07, 2.02, 3.01, 6.07, 8.01, 16.01, 27.01, 29.01 ▫ xuân lan ɁԈ (1) Mùa xuân sắp tàn. 29.01 ▫ xuân quang Ɂp (1) Phong cảnh mùa xuân. x - y 88 3.01 ! xuất ˆ (1) Xuất hiện. 31.04 ! xuy Ù (3) Thổi. 6.01, 24.04, 37.03 ! xuyến  (1) Chuỗi, xâu lại thành chuỗi. 23.03 ! xứ о (5) Chốn, nơi, chỗ. X. hà xứ Lо, diệu xứ Ĭо. 25.08, 30.08, 31.01, 36.04, 44.04 ! y C (1) X. y bồ thực CРՍ 31.16 ▫ y bồ thực CРՍ (1) Tức “y bồ soạn CРՔ”, chỉ cỗ chay. Sách Danh sơn kí Ó ŭ ѣ có chép: “Sơn chi tuyệt đỉnh nhất tăng, Lạc Dương nhân, lưu cúng thực, sở cụ giai giai phẩm. Dư vị Dã Đình viết: Thử y bồ soạn dã” ŭ κ Խ k  ˉ ԙ 7͂RՍǮ~͒OÞ)ѻӨ4 ɍ: ʟCРՔ%- Ở chỗ chót vót trên đỉnh núi có một vị tăng người Lạc Dương, giữ lại mời cơm, cỗ bàn đều là các món ngon. Tôi bảo Dã Đình rằng: Đây là cỗ chay. 31.16 ! y S (3) 1. Thân ái. X. y y SS <2> : 34.08, 34.08 2. Vẫn như cũ, y như cũ. X. y nhiên S ̅. <1> : 33.04 ▫ y nhiên S̅ (1) Vẫn như cũ. 33.04 ▫ y y SS (1) B¶ng tra tõ ng÷ “TuÇn Cai biÖt thù thi sao” - QuyÓn 10 Quyến luyến chẳng rời. 34.08 ! y ̣ (2) X. y y ̣̣. 34.01, 34.01 ▫ y y ̣̣ (1) Tả vẻ phồn thịnh, vẻ tươi tốt, xum xuê. 34.01 ! y ы (1) Áo. X. y thường ыє. 51.03 ▫ y thường ыє (1) Xiêm áo, chỉ trang phục nói chung. 51.03 ! ỷ ^ (1) Cậy, dựa vào. 14.09 ! ỷ ρ (3) 1. Có thêu hoa văn, chỉ sự thêu dệt. X. ỷ phân ρŠ, ỷ ngữ ρѲ <2> : 15.04, 22.03 2. Đẹp đẽ, diễm lệ (thường đóng vai trò là mĩ từ) <1> : 10.05 ▫ ỷ ngữ ρѲ (1) Chỉ những lời lẽ, văn từ quá cầu kì, giả tạo, không chân thực 15.04 ▫ ỷ phân ρŠ (1) Chia ngang cắt dọc gọi là “ỷ”. Đông Đô phú (Ban Cố) có câu: “Cương trường ỷ phân” ͇ĉρŠ - Chiến trường bị chia ngang xẻ dọc. 22.03 ! ý Ǔ (7) Ý niệm, suy nghĩ, ý nghĩ. X. tâm hoa ý nhị ƴЇǓЩ, thiên ý ěǓ, vi ý ƱǓ 5.07, 12.03, 14.15, 18.08, 20.02, 32.05, 47.03 ▫ ý tứ Ǔƽ (1) x - y 89 Suy nghĩ, ý niệm. 14.15 ! yểm Ȑ (1) Úp, chụp lấy. 45.13 ! yếm » (1) Chán, ngấy. 3.06 ! yên ̆ (7) Khói. X. lô yên ̑̆, hàn yên Ŕ̆ 2.01, 14.08, 26.06, 28.04, 38.04, 46.05, 49.05 ! Yên ̎ (1) X. Yên cơ ̎ı. 20.03 ▫ Yên cơ ̎ı (1) Chỉ nàng Yên Cật. Theo truyền thuyết, Trịnh Văn Công ӞȪw thời Xuân Thu lấy nàng Yên Cật ̎İ. Nàng Yên Cật nằm mộng thấy thiên sứ trao cho mình cành hoa lan, rồi sau đó sinh ra Mục Công ΄w. (Xin xem thêm Tả truyện, Tuyên công năm thứ 3) 20.03 ! yển a (2) Nép mình, rạp xuống. 14.05, 24.03 ! yến Ŋ (2) Tiệc, cuộc tiệc. X. yến diên ŊΙ 32.07, 35.09 ▫ yến diên ŊΙ (1) Cuộc tiệc, tiệc rượu. 35.09 ! yến ҃ (1) Yến tiệc. 46.07 ! yêu Ӗ (1) Mời, vẫy gọi. 39.05