Sydney: Biểu tình lên án Trung Cộng xâm chiếm biển đảo Việt Nam

Biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Sydney, Úc Châu nhằm phản đối Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng võ lực, đồng thời lên án Trung Cộng gây hấn tại Biển Đông, do Cơ sở Việt Tân Sydney tổ chức hôm 18/3/2023
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đông đảo người Việt tại Sydney, Úc Châu tham dự cuộc biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Sydney do Cơ sở Việt Tân Sydney tổ chức hôm thứ Bảy 18 tháng 3 năm 2023 nhằm phản đối Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 của Việt Nam bằng võ lực; đồng thời lên án Trung Cộng gây hấn tại Biển Đông.

Sau khi ông Trần Thanh Long, trưởng ban tổ chức phát biểu về ý nghĩa của cuộc biểu tình, nhiều bạn trẻ đã lên phát biểu cảm nghĩ cũng như khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và hô to ”Đã đảo Trung Cộng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.”

Cuộc biểu tình kêu gọi “Trung Cộng Cút Khỏi Biển Đảo Của Việt Nam” cùng lúc lên án thái độ nhu nhược, yếu hèn của đảng Cộng Sản Việt Nam trước các hành vi hung hăng, tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông, và chưa làm đủ để giành lại biển đảo đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm.

Điểm đặc biệt của cuộc biểu tình lần nầy là có một vài bạn trẻ từ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trong quốc nội phát biểu, lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình.

Quang Trường

Các bạn trẻ tham dự và phát biểu trong cuộc biểu tình:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.