Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng chữa bệnh của cây Kim anh

Thứ hai, 22/04/2024 | 10:08

Thảo dược Kim anh là một cách gọi khác của cây Kim anh tử, cũng được biết đến dưới tên khoa học là Rosa laevigata Michx., thuộc họ Rosaceae. Đây là một loại thảo dược phổ biến được sử dụng trong y học cổ truyền và cũng đã được nghiên cứu về các tiềm năng y tế của nó.

kim anh tử

Cây Kim anh là một loại cây mềm, mọc thành bụi, xen lẫn với những cây khác như sim, tre… Cây có thể mọc cao tới 10m. Đường kính thân cây Kim anh khoảng 2cm, có nhiều gai mọc cúp xuống trên thân và cành như cây hoa hồng. Trên mỗi mấu thân thường mọc 1 - 2 cành, các cành này vươn ra rất dài và có thể lên đến 2 - 3m. Lá Kim anh có lá kèm, gồm 3 lá chét hình trứng, 2 đầu nhọn, mép có răng cưa. Lá chét giữa dài và rộng hơn hai lá còn lại.

Quả đóng có góc, màu vàng nâu nhạt, rất cứng, có nhiều lông tơ. Vị hơi ngọt, chát, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.

Theo Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, bộ phận thường dùng làm dược liệu là quả kim anh (chủ yếu), đôi khi, người ta cũng sử dụng cả rễ và lá.

Vào thời gian mùa hè, khoảng tháng 7-9 hàng năm khi quả đã già. Quả hay phần dược liệu là cuống của hoa sau khi cánh hoa đã rụng hết.

Cách sơ và chế biến như sau: Sau khi thu hái dược liệu, cho dược liệu vào túi vải, xóc thật mạnh và chà xát cho rụng hết gai, rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ phía bên trong của quả. Cuối cùng là phơi hoặc là sấy khô và bảo quản.

bai thuoc quy y hoc co truyen

Dưới đây là công dụng chữa bệnh của cây Kim anh tử, do các bạn sinh viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh sưu tầm, mời bạn đọc tham khảo:

1. Kim anh tử chữa di mộng hoạt tinh, và lưng gối mỏi đau

Dùng quả kim anh 20g, củ súng và cẩu tích mỗi vị 16g, sắc uống, 10 ngày là một liệu trình. Chữa suy nhược thần kinh, di mộng tinh, hoạt tinh, viêm ruột: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen, rồi nấu với 3 lít nước còn chừng 1 lít. Lọc kỹ, để riêng, tiếp tục nấu với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 0,5lít, lọc lấy nước bỏ bã. Trộn hai nước lại, cho thêm đường (1.000g), khuấy tan, cô đặc còn 1 lít là được. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày uống 2 thìa canh, chia làm hai lần.

2. Kim anh tử chữa tiểu són, tiểu rắt

Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày Viên bổ huyết và ích tinh khí: Quả kim anh (bỏ gai, hạt) 160g, sa nhân 80g, tán nhỏ, làm thành viên với mật. Viên bằng hạt ngô, uống lúc đói, mỗi lần 50 viên, uống với rượu nóng.

3. Kim anh tử chữa ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi

Cao quả kim anh 184g, hoàng bá, khiếm thực mỗi vị 180g; sa sâm nam, sơn dược mỗi vị 120g. Hạt sen, tỏa dương, táo nhân, mạch môn, hên tu, tri mẫu, long cốt, mẫu lệ mỗi vị 75g. Tất cả tán bột, trộn đều, làm thành viên. Ngày uống 6g. 10 ngày là một liệu trình.

4. Bài thuốc bổ sinh khí từ quả kim anh tử

Quả kim anh, khiếm thực, hai vị đồng lượng, sấy khô tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10-20 viên (Thủy lục nhị tiên đơn).

5. Kim anh tử trị sa tử cung, sa trực tràng

Kim anh tử 30g, ngũ vị tử 6g, sắc nước uống. Trường hợp sa tử cung lâu ngày có thể kết hợp với bài thuốc bổ trung ích khí uống. Trị trẻ em đái dầm, đái nhiều lần do thận hư: Kim anh tử lượng vừa đủ nấu thành cao cho uống.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Cúc nháp

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Cúc nháp

Cúc nháp hay còn được gọi với tên khác là Sài đất hay Ngổ núi. Đây là một loại cây mọc hoang được biết đến như một cây thuốc quý được áp dụng vào nhiều đơn thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.
Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng chữa bệnh của cỏ ngọt

Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng chữa bệnh của cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt là một loại cây có vị ngọt tự nhiên, ngọt gấp 300 lần so với đường mía được Đông y và Tây y điều chế thành thuốc chữa nhiều căn bệnh khác nhau.
Cùng bác sĩ y học cổ truyền khám phá 10 lợi ích từ tinh dầu hoa anh thảo

Cùng bác sĩ y học cổ truyền khám phá 10 lợi ích từ tinh dầu hoa anh thảo

Dầu hoa anh thảo được sử dụng phổ biến trong sản phẩm chăm sóc da, thực phẩm bổ sung và cả sức khỏe răng miệng.
Lá Sầu vị thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh đau khớp

Lá Sầu vị thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh đau khớp

Cây sầu đâu được xem là một nguồn dược liệu quý, có tên gọi khác như hạt khổ sâm, chù mền, cây cứt chuột, nha đảm tử, khổ luyện tử, san đực, cứt cò
Đăng ký trực tuyến