• Triết luận Đông Tây - Từ Maitreya đến Martin Heidegger ( Bìa Cứng)

Triết luận Đông Tây - Từ Maitreya đến Martin Heidegger ( Bìa Cứng)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB Khoa học xã hội
Liên hệ
Số lượng
 
1
 

HẾT HÀNG

ƯU ĐÃI CỦA BẠN
MUAHE10K
MUAHE50K
MUAHE20K
MUAHE5K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: MUAHE10K

Nhập mã MUAHE10K để giảm đơn hàng từ 500k
Điều kiện
NHẬP MÃ: MUAHE10K
Mã khuyến mãi:
MUAHE10K
Điều kiện:
MÙA HÈ ĐỌC SÁCH

NHẬP MÃ: MUAHE50K

Nhập mã MUAHE50K để giảm cho đơn hàng từ 1000k trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: MUAHE50K
Mã khuyến mãi:
MUAHE50K
Điều kiện:
MÙA HÈ ĐỌC SÁCH

NHẬP MÃ: MUAHE20K

Nhập mã MUAHE20K để giảm cho đơn hàng từ 800k trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: MUAHE20K
Mã khuyến mãi:
MUAHE20K
Điều kiện:
MÙA HÈ ĐỌC SÁCH

NHẬP MÃ: MUAHE5K

Nhập mã MUAHE5K để giảm cho đơn hàng từ 250K trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: MUAHE5K
Mã khuyến mãi:
MUAHE5K
Điều kiện:
MÙA HÈ ĐỌC SÁCH

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Triết luận Đông Tây - Từ Maitreya đến Martin Heidegger 

Tác giả: Dương Ngọc Dũng

Nhà xuất bản: Khoa học Xã Hội

Kích thước: 16x24 cm

Số trang: 788

Loại bìa: Bìa cứng

Chi tiết sản phẩm

 

LỜI MỞ ĐẦU

The blood moon is on the rise/

Fire burning in my eyes/

No, no one but me can keep me safe/

And I’m on my way”.

(Trăng máu trên cao/Lửa thiêu đáy mắt/Chỉ riêng tôi thôi mới có thể làm cho tôi cảm thấy an toàn/Và rồi tôi vẫn phải lên đường…). 

ALAN WALKER

ĐỨNG BÊN CẦU TỬ SINH

NẮNG CHIỀU BAY TƠI TẢ

Nguyễn Quốc Thái

Bompu moshi shiraba, sunawachi kore seijin/Seijin moshi e seba, sunawachi kore bompu= phàm phu nhược tri tức thị thánh nhân/thánh nhân nhược hội tức thị phàm phu= người thường có được tri thức thì trở thành thánh nhân/thánh nhân đạt đến hiểu biết thì trở thành người thường. 

ZENRIN KUSHU (Thiền Lâm Cú Tập) do thiền sư Nhật Bản Đông Dương Anh Triều (Toyo Eicho: 1429-1504) biên soạn vào thế kỷ XV.Trong một buổi cà phê sáng cùng với nhà thơ Nguyễn Quốc Thái gần nhà thờ Đức Bà tình cờ gặp lại cô bạn Phan Thị Lệ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc nhà sách Phương Nam khi xưa. Hiện nay cô là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty PhanBooks. Cô có nhắc lại quyển Đường vào triết học của tôi do nhà sách Phương Nam hợp tác xuất bản năm 2006 và đề nghị biên soạn một tác phẩm tương tự nhưng mở rộng hơn. Đây là cơ hội để tôi đọc lại những tác phẩm của chính mình và phát hiện quá nhiều thứ cần phải viết lại và bổ sung thêm. Phần bổ sung đó nằm trong phần TRIẾT LUẬN (20 bài). Tôi gom lại những bài viết có nội dung liên quan mà tôi tâm đắc nhất trong những tác phẩm đã xuất bản trước đây (Kinh Dịch: Cấu hình tư tưởng Trung Quốc, Triết giáo Đông phương, Đường vào triết học, Tạp Văn, Những con đường minh triết phương Đông, Văn học và huyền thoại, kể cả những bài chuyên luận đăng tải trên Tạp chí Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP.HCM) và đưa hết vào phần này. Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, tôi đọc lại Kant và soạn dịch thêm một số phiến đoạn có liên quan đến triết học đạo đức của vị triết gia này, đồng thời làm một bản tóm tắt tư tưởng Kant trong quyển Phê phán lý tính thuần túy. Phần tôi ưng ý nhất là biên soạn tiểu sử Kant một cách chi tiết nhưng không quá dài đến mức khiến người đọc nản chí không muốn đọc. Mục tiêu cơ bản của cuốn sách này vẫn như cũ: cung cấp một số hướng dẫn và nhận xét (đương nhiên là hoàn toàn từ góc độ chủ quan) về triết học, Đông cũng như Tây, để giúp những người hiếu tri muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực gai góc này.

Chính thời gian phải “nhập thất” bất đắc dĩ này tôi có thời gian nghiền ngẫm các tác phẩm hoàn toàn không có liên quan gì đến triết học như Sapiens: Lược sử về loài người của Yuval Noah Harari, Tình dục thuở hồng hoang của Christopher Ryan và Cacilda Jetha, Vượn trần trụi của Desmond Morris, Sociobiology của Edward Wilson, The Clash of Civilations của Samuel Huntington, trọn bộ tác phẩm của Jared Diamond, ba bộ sách về lịch sử chính trị của Francis Fukuyama, và tôi cảm thấy những tác phẩm này còn hay hơn Sein und Zeit của Heidegger hay L’Être et le Néant của J.P. Sartre. Tôi thực sự tin rằng con đường tốt nhất để giúp chúng ta đi vào cảnh giới trừu tượng của triết học phải thông qua cửa ải của khoa học (tự nhiên lẫn xã hội). Muốn học triết, thay vì đọc sách triết (Kant, Hegel, Heidegger), chúng ta nên khởi sự từ những tri thức căn bản do khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cung cấp trước. Theo tôi, thay vì đọc Was ist das- die Philosophie (Triết học là gì?) của Heidegger, sẽ tốt hơn nhiều cho bộ não nếu chúng ta đọc Sociobiology (Sinh học xã hội) của Edward Wilson và tất cả những gì nhà côn trùng học này viết về loài…kiến trước khi bắt đầu đọc bất kỳ tác phẩm triết học nào khác. 

Trước hết, nói về triết học, xin phải đính chính ngay kẻo nhiều bạn hiểu lầm rằng khi viết những dòng này người viết - phán đoán chủ quan của người viết (DND) đã sở hữu được một thứ “thông tuệ” nào đó. Xin khẳng định ngay rằng ngay cả những triết gia lừng danh bậc nhất thế giới cũng chưa bao giờ ngu xuẩn đến mức vỗ ngực tự xưng mình là người “thông tuệ” vì điều đó hoàn toàn trái ngược với bản chất của việc truy cầu triết lý. Triết lý là một nỗ lực đi tìm chân lý, truy cầu sự khôn ngoan, nhưng chưa bao giờ “sở hữu” được chân lý hay sự khôn ngoan. Còn nếu bạn tin rằng bạn đã “sở hữu” chân lý hay sự khôn ngoan, bạn là nhà khoa học hay một người sáng lập ra một tôn giáo (Albert Einstein, Khổng Tử, Mạnh Tử, Đức Phật, các ngôn sứ trong Cựu Ước, Chúa Giêsu, Muhammad, những người tin rằng họ đã sở hữu được chân lý và sẵn lòng rao giảng chân lý mà họ phát hiện được cho người khác) chứ không còn là triết gia. Tôi đã  viết nhiều công trình, cũng như trình bày quan điểm học thuật rằng triết gia là một nghịch lý bất khả thi, một kẻ khùng đấu tranh, cà khịa với tất cả các nhà khoa học, các nhà đạo đức học, những nhà làm luật, những kẻ thông thái, những đấng tiên tri, những nhà kinh tế học, giáo chủ của mọi tôn giáo, những nhà tâm lý học đang tư vấn tình yêu và hôn nhân, kể cả những người đang hô hào bảo vệ môi trường và hợp thức hóa nạn mãi dâm, vì trong con mắt của triết gia, một khi bạn ngừng công cuộc truy cầu chân lý lại, chấp nhận những giáo lý hay tín điều khoa học là chân lý tuyệt đối hay cuối cùng, bạn không còn “làm” triết học nữa. Bạn đã an nghỉ. Bạn đã kết thúc! Và Mọi sự đều chấm hết! [GAME OVER!].

TRIẾT HỌC KHÔNG PHẢI LÀ TRI THỨC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ SỰ KHÔN NGOAN HAY TRÍ TUỆ. NÓ CHỈ LÀ SỰ THAO THỨC, TÌM KIẾM, TRA VẤN, KHẢO SÁT, PHÊ PHÁN TẤT CẢ NHỮNG THỨ ĐƯỢC “SẢN XUẤT”, “ĐÓNG HỘP”, VÀ DÁN NHÃN “CHÂN LÝ”.

Vũ khí duy nhất của triết học là năng lực tư duy của LÝ TÍNH. Như Georges Gusdorf đã viết: “Công việc của lý tính trên hết là một yêusách, yêu cầu, đòi hỏi sự trong sáng minh bạch minh nhiên: phận sự của mỗi một con người là đem lại trật tự cho vũ trụ bằng cách bứt nó ra khỏi sự rối loạn về vật chất, tinh thần, hay đạo đức, để tự mình giải thích cho chính mình, khiến cho cái cõi u minh nguyên thủy này được chuyển dời từ một thế giới hỗn mang mộng mị sang một cảnh giới phân minh trật tự rõ ràng đâu ra đó. Thiên chức của một triết gia cũng chỉ là một trường hợp đặc thù của cái thiên chức chung đó, cái thiên chức kêu gọi ai ai cũng phải hiện thực hóa, phải biến thành hiện thực, cái nhân tính, nhân loại tính, đã có sẵn nơi ta, và đang tồn tại quanh ta”(La tâche de raison est d'abord une exigence de lucidité: il appartient à chaque homme, pour son propre compte, d'ordonner l'univers en l'arrachant à la confusion matérielle, mentale et morale, pour le faire passer du chaos au cosmos. La vocation du philosophe n'est donc qu'un cas privilégié de la vocation qui appelle tout homme à réaliser l'humanité en soi, et autour de soi . 

Mặc dù triết học, thông thường và căn cứ theo ngữ nguyên, vẫn thường được định nghĩa là “yêu mến sự khôn ngoan”, nhưng triết gia lại không phải là một kẻ KHÔN NGOAN chút nào!
Thế nào là một kẻ “KHÔN NGOAN”?

“KHÔN NGOAN” là chân dung trí thức phổ biến của con người thời đại, Đông cũng như Tây, toàn cầu. Về phương diện trí tuệ, họ chẳng có một lập trường gì rõ rệt, cũng chẳng bao giờ hao tốn năng lực suy tư gì cho mất công, mặc dù trên tay lúc nào cũng cầm chặt một cuốn sách triết nào đó. Đó là những kẻ, nói theo ngôn ngữ của Nietzsche, “đào huyệt chôn Thượng đế”, nhưng lại luôn mồm rêu rao “đạo nào cũng tốt” để tránh khỏi công việc nặng nhọc là phải nghiên cứu tôn giáo. Thường thì loại người này chẳng hề làm ai mất lòng, thậm chí được nhiều người yêu mến, các đại học đầy rẫy loại giáo sư “KHÔN NGOAN” này, vì chẳng đụng chạm ai, không bao giờ phê phán bất kỳ cái gì. ĐÂY LÀ PHẢN ĐỀ TOÀN DIỆN, nhưng không phải là đối thủ, của một triết gia, người luôn luôn “cà khịa” với toàn bộ thế giới. Trong khi tôn giáo và khoa học đưa ra câu trả lời, triết gia lại đặt câu hỏi. Khi Marx đưa ra “câu trả lời” ông không còn là một triết gia nữa mà đã biến thành “giáo chủ” cho một “tôn giáo” mới. Cho nên đối thủ của triết gia lại không phải là những con người hết sức KHÔN NGOAN này. Đối thủ thực sự của triết gia chính là:

1- Những người tin rằng mình đã sở hữu, thậm chí độc quyền sản xuất và ban phát chân lý, họ là những người ở những vị trí cao và chuyên quyền. 

2- Những người tin rằng mình khôn ngoan hơn, thông tuệ hơn, đạo đức hơn người khác thường rao giảng những chân lý mang tính tuyệt đối.

KẾT LUẬN: 

1- Triết gia không có “chân lý” hay “sự thông tuệ,” hay sự “khôn ngoan” để trao cho bạn. Thậm chí ông ta còn hoài nghi về sự tồn tại của “chân lý” hay “sự thông tuệ”. Đặc tính của triết gia, theo tôi, nằm ngay trong bản thân chữ PHILOSOPHIA của Hy Lạp mà tôi xin phép được diễn giảng theo ý riêng như sau:

P= PATIENCE & PERSEVERANCE= kiên nhẫn, kiên trì trong việc theo đuổi chân lý, cho dù không hề biết chắc liệu “chân lý” có thực sự tồn tại hay không.

H= HONESTY= trung thực với chính bản thân mình, không sống trong ảo tưởng “thiên tài, ta là thông tuệ đệ nhất thiên hạ”.

I= INTEGRITY= liêm chính về mặt trí thức, biết thì nói, không biết thì im lặng, không diễn kịch “thánh nhân”.

L= LOYALTY= trung thành với truyền thống tư duy khởi nguồn từ Hy Lạp, luôn có thái độ chất vấn, tra hỏi, tinh thần hoài nghi lành mạnh. 

O= OBSERVATION= luôn quan sát thế giới nhân văn xung quanh chúng ta để kiểm nghiệm những điều học được trong sách vở.

S= SOURCES= suối nguồn, kinh điển gốc. Phải nhớ rằng các giải thích hay bình giải, cho dù bắt nguồn từ những quyền uy học thuật, vẫn không thể thay thế tác phẩm gốc.

O= ORDER= trật tự trong tư duy, lập luận, vì hiểu rằng ngay cả trong những gì mà chúng ta thấy là sự hỗn loạn, vẫn tồn tại một thứ trật tự nào đó. Nhiệm vụ của triết gia là tìm kiếm cái trật tự đó.

P= PRUDENCE= thận trọng trong việc diễn dịch, suy luận, không bao giờ khẳng định mình đã nắm được chân lý tối hậu.

H= HISTORY & HISTORICITY= lịch sử, sử tính. Phần lớn những điều chúng ta xem là “chân lý” đều có sử tính của chúng. Phải đi theo gợi ý của BARTHES và FOUCAULT: truy nguyên nguồn gốc lịch sử của các hệ thống diễn ngôn, kể cả diễn ngôn triết học, để phơi bày tính huyền thoại của chúng.

I= INSIGHT= tuệ kiến, cái nhìn sâu vào hiện tượng được quan sát, sự thấu hiểu bằng trực giác, khắc phục các thiếu sót, ngây thơ của LÝ TÍNH (RATIONALITY).

A= ALL-EMBRACING VISION= tầm nhìn bao quát, rộng mở, không sa vào quy  quy giản luận (reductionism) của các ngành chuyên môn hẹp, tự làm đui mù bằng các số liệu cụ thể. 

2- Nếu bạn lại muốn một câu “trả lời” hay một “đáp án” đơn giản, trong sáng, gọn gàng, và ngay ngắn cho những vấn đề trong đời mình, có một số địa chỉ khác, không phải là triết học, rất được ưa chuộng xin được giới thiệu: chính trị, khoa học, tôn giáo, tư vấn tình yêu và hôn nhân. 

3- Trong những lời kết thúc tác phẩm Văn Tâm Điêu Long sau đây của Lưu Hiệp, chỉ cần thay đổi chữ “văn” bằng chữ “triết” thì chúng ta đã có thể nghe được những lời thì thầm thiên cổ của những con người độc hành kỳ đạo, lặng lẽ ngẩng đầu ngắm nhìn vầng trăng máu trên cao: “Đánh giá và thảo luận một tác phẩm văn học [TRIẾT HỌC] là chuyện dễ dàng, nhưng đề cập một cách toàn diện và có phê phán mọi tác phẩm văn học [TRIẾT HỌC] là chuyện khó. Vô số tác phẩm hình thức thì nhẹ nhàng như sợi lông sợi tóc nhưng nội dung thì sâu sắc như xương như tuỷ, hoặc cũng có nhiều tác phẩm ý tưởng tiềm ẩn khuất khúc còn nguồn gốc thì tinh mật ẩn kín, mới nhìn tưởng là gần mà lại hóa ra xa. Một số những đánh giá phê bình trong tác phẩm này cũng giống như của những người đi trước, không phải vì do bắt chước họ, mà vì không thể làm hơn được những gì họ đã làm. Cũng có khi những nhận xét của người viết khác với tiền nhân, không phải chỉ vì muốn tỏ ra khác lạ hơn đời, mà do không thể nào đồng ý được. Nhưng dù là giống hay khác, cũng không chịu ảnh hưởng của người đời xưa hay người đời nay. Chỉ có một mục tiêu là mổ xẻ văn học [TRIẾT HỌC], phân tích các nguyên lý, chỉ cần như thế. Còn về thành tựu của bản thân khi lăn lộn trong rừng văn trận bút, thiết nghĩ rằng tác phẩm này đã nói lên đầy đủ vấn đề. Lời không thể cạn ý, ngay cả thánh nhân cũng biết được điều khó khăn này, nếu tri thức của con người giống như cái hũ, cái ống, thì làm sao có thể đưa ra những nguyên lý tổng quát làm thước đo. Vì bản thân kẻ này trót dấn thân sâu đậm trong ngòi bút, không biết bao nhiêu thế hệ xa xôi miên viễn về sau có xem những lời nói này chỉ là cát bụi thoảng qua?Có lời tán viết rằng: 

Đời người có hạn 

Duy chỉ có trí tuệ là vô hạn 

Theo đuổi ngoại vật là điều khó khăn 

Nhưng hành động theo bản tính của mình thì dễ thành công 

Ngạo nghễ như hòn đá bên bờ suối 

Nghiền ngẫm ý tứ của văn chương 

Và nếu văn chương quả thật là dùng để phô diễn tâm hồn 

Thì trái tim của ta đã có nơi để an nghỉ.

DƯƠNG NGỌC DŨNG
9/2021

 

 

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng