1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Hành lộ nan 4 lần. 4. Tĩnh dạ tứ 3 lần . Vọng Lư sơn Bộc Bố 3 lần. 6. Thái liên khúc 2 lần. Thu phố ca 1 lần. 8. Song yến ly 1 lần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.99 KB, 105 trang )


Tiểu kết: Qua khảo sát, chúng ta thấy bộ SGK phổ thông từ lớp 6 - 12 từ năm
1989 -2006: Trước năm 2001, chương trình THCS dạy Đường thi ở lớp 9, sau đó đến năm 2001 thay sách, chương trình THCS chuyển xuống dạy
Đường thi ở lớp 7 và giảm bớt số bài thơ của Lý Bạch; chương trình THPT vẫn dạy Đường thi ở lớp 10.
Số lượng các tác phẩm thơ Lý Bạch được chọn vào giảng dạy và số lần được chọn vào SGK ở trường phổ thông từ năm 1989 -2006:
1. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng 9 lần 2. Tảo phát Bạch Đế thành 4 lần.

3. Hành lộ nan 4 lần. 4. Tĩnh dạ tứ 3 lần .


5. Vọng Lư sơn Bộc Bố 3 lần. 6. Thái liên khúc 2 lần.


7. Thu phố ca 1 lần. 8. Song yến ly 1 lần


Qua khảo sát chúng tôi thấy trong 24 dịch phẩm Đường thi thì có 8 dịch
phẩm của Lý Bạch được tuyển chọn vào giảng dạy ở trường phổ thông. Sau mỗi đợt thay đổi SGK chúng tơi thấy, chương trình vẫn giữ lại các tác phẩm
tiêu biểu để giảng thông qua tần xuất xuất hiện của các tác phẩm rất cao: Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, tảo phát Bạch Đế
thành, hành lộ nan. Có tác phẩm chỉ xuất hiện một lần không thấy lặp lại ở những năm thay sách sau đó là Song yến ly. Việc thay đổi bản dịch khi thay
đổi SGK không nằm ngồi mục đích là giới thiệu những bản dịch đạt tiêu chuẩn hơn, hay hơn theo quan điểm của người biên soạn SGK.
Trong số 12 dịch giả Đường thi thì có 5 dịch giả thơ Lý Bạch đó là:
Tương Như dịch 3 bài Vọng Lư sơn Bộc Bố, Tĩnh dạ tứ, Tảo phát Bạch Đế thành; Nguyễn Khắc Phi dịch 3 bài Hành lộ nan, Tảo phát Bạch Đế
thành, Thu phố ca; Tản Đà dịch 2 bài Thái liên khúc, Song yến ly; Ngơ Tất Tố dịch: Hồng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng;
Hoàng Tạo dịch: Hành lộ nan.
1. 6. Thơ Lý Bạch ở trong sách giáo trình đại học Hầu hết các bộ văn học Trung Quốc phần nói về thơ đời nhà Đường
trong đó có thơ Lý Bạch đều trích dẫn thơ và các bản dịch được rút ra từ các tạp chí, các tuyển tập thơ Đường. Qua khảo sát, chúng tơi tìm được một vài
bộ văn học sử Trung Quốc có tuyển chọn thơ Lý Bạch vào giảng dạy. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi cũng sẽ thống kê tên tác phẩm nguyên
tác,dịch giả và thể loại chuyển dịch thơ Lý Bạch trong các sách giáo trình dưới đây:
• Đại cương văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, NXB trẻ,
năm 1997. Bộ sách gồm 6 phần chia theo các thời đại của văn học Trung quốc,
trong đó văn học đời Đường là quan trọng nhất và dài nhất. Trong các thi sĩ đời Đường đặc biệt là thời Thịnh Đường thì Lý Bạch được Nguyễn Hiến Lê
tuyển chọn và đánh giá là “ ngôi sao Bắc đẩu trên thi đàn muôn thuở của Trung Quốc”. Mỗi bài thơ trong phần trích dẫn đều có ngun văn chữ Hán,
phiên âm, chú giải và dịch thơ. Dưới đây chúng tôi sẽ thống kê tên tác tác phẩm nguyên tác, thể loại nguyên tác, thể loại chuyển dịch có kèm theo dịch
giả trong phần trích dẫn thơ Lý Bạch:
STT Tên tác phẩm nguyên tác
Thể loại nguyên tác
Dịch giả thể loại chuyển dịch
1 Sơn trung vấn đáp
Thất ngôn tuyệt cú
Nguyễn Hiến Lê Nguyên thể
2 Tương tiến tửu
Thất ngôn cổ thể Vô Danh Nguyên thể
3 Xuân nhật túy khởi
ngơn chí Ngũ ngơn luật
Trần Trọng Kim Lục bát
4 Dạ tứ
Ngũ ngôn tuyệt cú
Nguyễn Hiến Lê Nguyên thể
5 Ức Đông Sơn
Ngũ ngôn tuyệt cú
Ngô Tất Tố Lục bát
6 Trường tương tư
Ngũ ngôn luật Nguyễn Hiến Lê
Nguyên thể
7 Hạ Giang lăng
Thất ngôn tuyệt cú
Vô Danh Nguyên thể
8 Há chung Nam Sơn
Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh Nguyên thể
9 Kim Lăng tửu tứ lưu
biệt Thất ngôn cổ thể
Vô Danh Nguyên thể
10 Phỏng đái Thiên sơn
đạo sĩ bất ngộ Ngũ ngôn luật
Trần Trọng Kim Lục bát
11 Kinh Hạ Bì dĩ Kiều
Hoài Trương Tử Phòng
Ngũ ngơn cổ thể Vơ danh Ngun thể
12 Nguyệt hạ độc chước
Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh Nguyên thể
13 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngơn tuyệt
cú Nguyễn Hiến Lê
Nguyên thể
14 Xuân tứ
Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh Nguyên thể
15 Thục đạo nan
Thất ngôn cổ thể Ngô Tất Tố Nguyên
thể
16 Hoàng hạc lâu tống
Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Thất ngôn tuyệt cú
Nguyễn Hiến Lê Nguyên thể
17 Tặng Mạnh Hạo
Nhiên Ngũ ngôn luật
Trần Trọng Kim Lục bát
18 Xuân nhật độc chước
Ngũ ngôn cổ thể Trần Trọng Kim Lục
bát
19 Đăng Kim Lăng
phượng hồng đài Thất ngơn luật
Vơ Danh ngun thể
• Lịch sử văn học Trung Quốc tập 1 do Lê Huy Tiêu chủ biên, NXB
giáo dục, năm 2003.
Bộ sách giới thiệu sự phát triển của văn học Trung Quốc từ Thượng cổ đến đời Đường. Trong phần văn học đời Đường, ngoài phần giới thiệu các
thi nhân đời Đường, các soạn giả đã giới thiệu ba thi hào đời Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, mỗi thi hào được giới thiệu trong một chương
riêng Lý Bạch được giới thiệu ở chương thứ IV. So với bộ sách của Nguyễn Hiến Lê, khi nói về tư tưởng, nội dung nghệ thuật của Lý Bạch, các
soạn giả chỉ trích đăng bản dịch thơ Lý Bạch của các dịch giả. Vì vậy, bảng thống kê dưới đây chúng tôi chỉ thống kê tên tác phẩm nguyên tác, dịch giả
và thể loại chuyển dịch thơ Lý Bạch:
STT Tên tác phẩm nguyên tác
Dịch giả Thể loại chuyển dịch
1 Hiệp khách hành
Hoàng Tạo thơ 5 chữ 2
Cổ phong bài 18 Nguyễn Khắc Phi Thơ 5
chữ
3 Cổ phong, bài 24
Nguyển Khắc Phi Thơ 5 chữ
4 Hành lộ nan, bài 2
Nguyễn Khắc Phi Thơ 7 chữ
5 Tương tiến tửu
Ngô Tất tố song thất lục bát 6
Tuyên châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt hiệu thư Thúc Vân
Khương Hữu Dụng Thơ 7 chữ
7 Mộng du thiên mụ ngâm lưu biệt Khương hữu Dụng thơ 7
chữ 8
Vọng Lư sơn bộc bố Tương Như Thất ngôn luật
9 Tĩnh dạ tứ
Tương như thất ngôn luật 10
Tái hạ khúc, bài 1 Tương Như Ngũ ngơn luật
11 Chiến thành nam
Hồng Tạo và Tương Như Ngũ ngôn luật
12 Cổ phong, bài bài 34
Nguyễn Khắc Phi Thơ 5
chữ 13
Đinh đô hộ Khương Hữu Dụng Thơ 5
chữ
14 Xuân tứ
Khương Hữu Dụng Lục bát 15
Ơ dạ đề Tản Đà Lục bát
16 Hồng hạc lâu tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng Ngô Tất Tố Lục bát
17 Độc tọa Kính Đình sơn
Phạm Lê Duyện Ngũ ngơn tuyệt cú
18 Tí dạ ngơn ca
Tương Như Thơ 5 chữ 19
Trường can hành Trúc Khê Thơ 5 chữ
20 Tặng Uông Luân
Tản Đà Lục bát 21
Cổ phong, bài19 Nguyễn Khắc Phi Lục bát
• Hợp tuyển văn học Châu Á tập 1 - văn học Trung Quốc, do Lưu Đức
Trung chủ biên, NXB đại học quốc gia Hà Nội, năm 1999. Nếu như hai bộ văn học sử Trung Quốc trên trích đăng phần thơ dịch để
làm rõ nội dung, tư tưởng nghệ thuật của Lý Bạch, thì trong bộ sách này chỉ trích đăng các bài thơ Đường nói chung, thơ Lý Bạch nói riềng gồm phần
phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích, dịch thơ. Các soạn giả trích các bài thơ lấy từ các tuyển tập thơ Đường, trong đó Lý Bạch có 5 tác phẩm
được trích dịch dưới đây:
STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên
tác Dịch giả Thể loại
chuyển dịch
1 Hoàng Hạc lâu tống
Mạnh hạo nhiên chi Quảng Lăng
Thất ngôn tuyệt cú
Ngô Tất Tố Lục bát
2 Tương tiến tửu
Thất ngơn cổ thể Hồng Tạo và
Tương Như
Nguyên thể 3
Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Trúc Khê Nguyên
thể 4
Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt
cú Tương
Như Nguyên thể
5 Nguyệt hạ độc chước
Ngũ ngôn cổ thể Tương
Như nguyên thể
Tiểu kết: Qua việc thống kê thơ Lý Bạch trong các sách giáo trình đại học, chúng
tôi thấy hầu hết các bộ văn học sử Trung Quốc đều trích dẫn những bản dịch hay, đáng tin cậy của những dịch giả nổi tiếng trên các tạp chí hoặc trong
các tuyển tập thơ Đường: Ngơ Tất Tố, Trúc Khê, Tản Đà, Khương Hữu dụng, Tương Như v. v. Cũng có những bài thơ trong phần trích dẫn soạn giả
tự dịch lấy hay tìm những bản dịch mới chưa được cơng bố trước đó trong bộ Văn học sử Trung Quốc có thêm 5 bản dịch của Nguyễn Hiến Lê; trong
bộ Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1 do Lê Huy Tiêu chủ biên có thêm 6 bản dịch của Nguyễn Khắc Phi.
1. 7. Thơ Lý Bạch ở trên báo chí khảo sát trên báo văn nghệ từ năm 1990 đến nay
Do sự hạn chế về nguồn tài liệu và trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ thống kê thơ Lý Bạch trên báo văn nghệ từ năm
1990 đến nay. Qua quá trình khảo sát, chúng tơi thấy khơng có mục nào giới thiệu các bản dịch thơ Đường nói chung trong đó có thơ Lý Bạch nói riêng
trên báo văn nghệ, mà chỉ có các bài nghiên cứu rải rác về tác giả cũng như tác phẩm thơ Lý Bạch trên các số báo:
• Báo văn nghệ, số 32,trang 5, năm 1995 có bài: Về một bài thơ của Lý
Bạch trong SGK của Hà Thị Bích Thủy, lớp 11C1, Trường THPT Ngô Quyền.
Đây là một bài thơ của một học sinh cấp ba về bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên do Ngô Tất Tố dịch. Bài viết đã đưa ra những nhận
xét về hai câu thơ cuối mà bản dịch thơ chưa thật sát so với nguyên tác, sau đó dịch lại bài thơ này gồm 8 câu theo thể lục bát.
• Báo văn nghệ số 14, trang 6 -7, năm 2004 có bài: Nhân Thánh Thán
phê bình thơ Đường của Lê Đạt Lê Đạt đã chọn hai bài thơ . Đường tương đối quen thuộc với độc giả
Việt Nam mà Thánh thán phê bình đó là bài: Hồng hạc lâu của Thơi Hiệu và Đăng Kim Lăng phượng hoàng đài của Lý Bạch. Tác giả đã trích dẫn
phần phê bình của Thánh Thán đối với hai bài thơ ấy. Sau đó, tác giả lạm bàn về cách đánh giá của Thánh Thán cho rằng: Thánh Thán lấy một bài thơ
trong số ngàn bài thơ của Lý Bạch để so sánh với Hoàng Hạc lâu - kiệt tác của Thôi Hiệu e rằng không cơng bằng vì làm lại một bài thơ của người khác
không phải là chuyện lạ, vấn đề là biến cái của người khác thành cái của mình như thế nào. Và Lê Đạt đi giải thích sự khác nhau giữa hai phong cách
của hai nhà thơ ấy theo hướng phê bình mở.
• Báo văn nghệ trên mục tìm hiểu thơ cổ Trung Quốc số 15, trang 23,
năm 2004 có bài: Tại sao nói Đường thi, Tống từ, Nhạc khúc đại biểu cho văn học cổ điển Trung Quốc của Vương Quốc Dũng.
Bài viết tập trung nói về việc các thi sĩ đời Đường đã kế thừa thành tựu của thơ ca Nam triều, nghiên cứu các hình thức thơ hình thành nên các luật
thể thơ thất ngơn, ngũ ngơn. Sau đó bài viết trích những câu tho nổi tiếng của các thi nhân trong đó có những câu thơ trong bài Vọng Thiên mơn sơn
của Lý Bạch.

Báo văn nghệ số 23, trang 13, năm 2008 có bài: Lý Bạch trong tôi của
Đỗ Trung Lai. Bài nghiên cứu thể hiện sự yêu mến của Đỗ Trung Lai đối với Lý Bạch.
Tác giả đã dựa vào một loạt các bài thơ của Lý Bạch để giải thích sự buồn vui, triết lí sống, lẽ xuất xử của Lý Bạch thể hiện trong những bài thơ ấy:
Nghĩ cổ thứ sáu, Cổ phong thứ ba, Cổ phong thứ năm, Đối tửu, Tương tiến tửu, Thu phố ca, Xn nhật túy khởi ngơn chí, Tặng Mạnh hạo Nhiên. v.
v. Tác giả khẳng định rằng Lý Bạch cũng như các hiền nhân Phương đơng có con mắt nhìn đời tinh tường, hiểu mọi kiếp nhân sinh nên luôn ôm mối
sầu vạn cổ và Lý Bạch đã chọn cách sống ung dung tự tại ưa Đạo lão, thích tiêu dao giống như một bậc tao nhân mặc khách, một vị Tiên thi.
• Báo văn nghệ số 23, trang 14, năm 2008 có bài: Mười bài thơ lịch sử
của Trung Hoa do Nguyễn Tiến Cử dịch từ báo văn nghệ Trung Quốc. Theo tác giả trên báo văn nghệ Trung Quốc đã cho công bố 10 bài thơ
được bình chọn là có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với lịch sử văn học Trung Quốc. Trong 10 bài thơ ấy thì bài Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch được xếp ở vị trí
thứ nhất. Bởi đây là bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc, lại diễn tả được tình cảm nhớ quê hương mà trong mỗi người đều có. Vì vậy trải qua hàng ngàn năm, bài
thơ đã được lưu truyền rộng rãi và trở thành bài thơ cổ điển được mọi người u thích nhất.

Báo văn nghệ số 3+4+5, trang 51, năm 2009 có bài: Tĩnh dạ tứ bí ẩn
Lý Bạch của Nguyễn Tiến Cử. Bài viết đã đưa ra những bí ẩn trong bài thơ này mà độc giả thắc mắc về
các từ trong nguyên tác và các cách hiểu khác nhau mà các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc đưa ra. Qua đó tác giả khẳng định rằng những thi nhân
vĩ đại, tác phẩm vĩ đại bất hủ với thời gian luôn chứa đựng nhiều bí ẩn.
• Báo văn nghệ số 9, trang 15, năm 2010 có bài: Đường thi danh bất hư
truyền của Song Quế. Bài viết đề cập đến thể loai thơ tứ tuyệt chỉ có 20, 24, 28 chữ Hán mà
vô cùng linh diệu, biến ảo, hàm súc thực là danh bất hư truyền. Thông qua các bài của các thi nhân đời Đường, tác giả đã chứng minh điều ấy trong đó
có thơ Lý Bạch. Tác giả đã trích dẫn một số bài thơ của Lý Bạch như: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tĩnh dạ tứ, Việt
Trung lãm cổ, Tặng nội, Việt nữ từ, Thu phố ca, Sơn trung vấn đáp. v. v.
Tiểu kết: Qua q trình khảo sát chúng tơi thấy, từ những năm 2000 trở lại đây
có nhiều bài phê bình về Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng. Các bài này mang tính chất nghiên cứu, phê bình về tư tưởng cũng như nghệ
thuật thẩm mỹ của các thi nhân trong đó Lý Bạch. Qua đó khẳng định sức sống tiềm tàng của Đường thi trong đời sống văn học.
1. 8. Thơ Lý Bạch ở trên tạp chí từ những năm 1960 đến nay Nhiệm vụ nghiên cứu thơ Đường, trong đó có thơ Lý Bạch về tác giả
cũng như tác phẩm trên các tạp chí được chuyển giao cho giai đoạn từ những năm 1960 đến nay. Qua khảo sát, chúng tơi đã tìm được những bài nghiên
cứu về Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng trên các tạp chí dưới đây:
• Tạp chí văn học:
Năm 1964: Trên tạp chí văn học số 5 có bài nghiên cứu về tác giả Lý Bạch của Bùi Thanh Ba, có tên : Lý Bạch nhà thơ lãng mạn thiên tài.
Bài viết nghiên cứu bốn nội dung về nội dung cũng như tư tưởng nghệ thuật của Lý Bạch được thể hiện trong thơ: Tính chất lãng mạn trong thơ Lý
Bạch qua các bài như Tương tiến tửu, Mộng du thiên mụ ngâm lưu biệt, Bạch đầu ngâm …; Tính hiện thực trong thơ Lý Bạch qua các bài như
Tương tiến tửu, Tây thượng liên hoa sơn; Hoài bão và ước mơ của Lý Bạch qua các bài như Thu phố ca, Ngọc hồ ngâm, Tặng Vi Bi tứ xn và bút
pháp nghệ thuật phóng khống, khoa trương, tài hoa, lãng mạn trữ tình. Qua đó tác giả khẳng định Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại, là một trong hai nhà thơ
chói lọi nhất đời Đường.
Năm 2001: Trên tạp chí văn học số 6 có bài Quan niệm thơ của Lý Bạch của nhà nghiên cứu Trần Trung Hỷ.
Bài viết cho rằng, qua một số bài thơ có tính lí luận tương đối độc lập
như Cổ phong 1, Cổ phong 35 và một số câu thơ khác trong các bài thơ khác Lý bạch đã trình bày nhiều ý kiến có giá trị, đặc biệt có sự thống nhất cao
giữa quan niệm và thực tiễn sáng tác. Tác giả đã đề cập đến các phương diện quan niệm thơ của Lý Bạch cụ thể là: Cái đẹp tự nhiên Cổ phong 35, Tống
bùi thập bát Đồ nam quy Tung Sơn; Khôi phục đạo xưa Cổ phong sồ 1; Đề cao phong cốt Tuyên châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt hiệu thư Thúc Vân,
Tặng xá đệ….
Năm 2002: Trên tạp chí văn học số 3 có bài Quan niệm về con người trong thơ Lý Bạch của nhà nghiên cứu Trần Trung Hỷ.
Tác giả khẳng định sáng tác của Lý Bạch có thể xem là đại biểu sáng giá nhất với những biểu hiện đa dạng và phức tạp của một kiểu con người
thời đại. Đó là: Con người cá nhân tự ý thức Tiếu hành ca, Hành lộ nan, Tống bùi thập bát Đồ Nam qui Tung Sơn…; Con người thị tài Vị tống
Trương thừa tự tiến biểu, tặng Trương tướng cảo, thư hoài tặng Năm lăng thường tán phủ; Con người hành lạc Tương dương ca, Tương tiến tửu,
Tặng nội, Nguyệt hạ độc chước; Con người cô độc Bất kiến, Thướng Lý Ung, Tặng Vương phán quan thời Dư quy ẩn Lư Sơn.
• Tạp chí văn học nước ngồi:
Năm 2010: Trên tạp chí văn học nước ngồi số 3 có bài: Vì sao tôi lại dịch thơ Đường của tác giả Đỗ Trung Lai.
Bài viết đưa ra những lí do muốn dịch thơ Đường là vì muốn tiếp nối truyền thống thơ ca của cha ông, truyền bá thơ Đường thật gần với ngày nay
để không làm mất bản sắc Việt, không mất gốc Phương Đơng. Tác giả đã trích dẫn ba thi hào đời Đường trong đó có Lý Bạch. Đỗ Trung Lai đã nhận
xét về Lý Bạch thật chân xác: “ Quả thật, một thi sĩ viết về lẽ trời, lẽ đời, về mối sầu vạn cổ bất di bất dịch kia sâu sắc như vậy, cảm động như vậy, tài
hoa như vậy để cả ngàn năm sau vẫn còn vằng vặc những lời thơ, để cả ngàn đời sau đọc lại vẫn hệt bây giờ - thi sĩ ấy chỉ có thể là Lý bạch”[;129 -140].
• Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc:
Năm 1998: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3, trang 67 có bài Lý Bạch làm thơ ca ngợi hoa mẫu đơn, Cao lực sĩ tháo ủng, Dương Quốc Trung
mài mực do Dương Quốc Anh sưu tập.
Tác giả đã sưu tầm được một giai thoại về Lý Bạch khi say rượu dưới chỉ dụ của vua Huyền Tôn, Cao lực sĩ phải tháo ủng, Dương Quốc Trung
phải mài mực cho Lý Bạch và Lý Bạch đã làm một lúc ba bài Thanh bình điệu.
Năm 2002: Tạp chí nghiên cứu Trung quốc số 1, trang 57, có bài Bàn về cái tơi trữ tình trong thơ từ của Lý Bạch và Tô Đông Pha của Nguyễn Thị
Thu Phương.
Bài viết đề cập đến hai đại diện cho hai thời kì đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, một Đường thi, một Tống từ. Bài viết khẳng định cái tôi của Lý
Bạch trong thơ được miêu tả với đầy cá tính, ngang tàn, phóng túng, cuồng phóng như khơng hề biết đến mọi vòng cương tỏa qua các bài thơ như:
Quan san nguyệt, Tặng nội, Mộng du thiên mụ ngâm lưu biệt, Tương tiến tửu, Công vô độ. v. v. Còn cái tơi của Tơ Đơng Pha cũng hào mại, phóng
túng nhưng lại đi về giữa đời thực và trăng sao.
Năm 2005: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2, trang 56, có bài Ý cảnh nghệ thuật trong thơ cổ Trung Quốc của Trần Lê Bảo.
Bài viết đề cập đến vấn đề ý cảnh là một phạm trù thẩm mĩ qn trọng, trong đó tính hồn chỉnh và liên tục của khơng gian là cơ sở của ý cảnh. Tác
giả đã lấy bài Tý dạ ngơ ca của Lý Bạch để chứng minh điều đó. Với các ý tượng là Trường An, trăng - một khơng gian hồn chỉnh đến một khơng gian
mở rộng là làn gió thu, âm vang của tiếng chày đập áo mà ba câu thơ đầu hài hòa thống nhất tạo nên một ý cảnh hồn chỉnh.
Năm 2007: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2, trang 54, có bài Nỗi sầu thiên cổ trong thơ Đường của Đinh Thị Hương.
Bài viết cho rằng nỗi sầu lớn nhất, chung nhất của các thi nhân đời Đường là nỗi sầu về cảnh đầu bạc, bởi họ ý thức được sự hữu hạn của kiếp
người trước cái vô hạn của vũ trụ. Bài viết cũng khẳng định rằng Lý Bạch là nhà thơ nói đến nỗi sầu nhiều nhất, khơng chỉ sầu về sự ngắn ngủi của kiếp
người mà còn sầu về nỗi sinh li, tử biệt qua các bài: Tương tiến tửu, Lao lao đình, Thu phố ca . v. v.
Năm 2008: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1, trang 73, có bài Xuân trong thơ Đường của Nguyễn Thu Phương.
Tác giả đã thơng kê và chứng minh có rất nhiều bài thơ Đường nói về chủ đề này như: Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên; Xuân vọng của Đỗ
Phủ,;Thương xuân khúc của Bạch Cư Dị…trong đó có Xuân tứ của Lý Bạch.
Tác giả khẳng định thông qua bài thơ này, Lý Bạch muốn thể hiện những khát vọng yêu đương nồng nàn qua lời nhắn nhủ của người vợ trẻ gửi tới
chồng ở nơi xa.
Năm 2009: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5, trang 65, có bài Cái bi trong thơ chinh phụ đời Đường của Lương Huyền Thanh.
Bài viết nghiên cứu cái bi thể hiện trước nhất qua nỗi sầu của người chinh phụ và khẳng định Lý Bạch có nhiều bài nói về nỗi sầu của người
thiếu phụ phải xa chồng như bài: Xuân tứ, Độc bất kiến, Tư biên, Thu tứ, Khuê tình, Đảo y thiên…
Năm 2009: Trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 8, trang 54, có bài Tư duy nghệ thuật của thơ Đường của Trần Lê Bảo.
Cấu tứ nghệ thuật là một trong những khía cạnh của tư duy nghệ thuật thơ Đường. Tác giả cho rằng cấu tứ nghệ thuật là phạm trù quan trọng của
tác phẩm và lấy bài Xuân tứ, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch để chứng minh: Xuân tứ là kiểu cấu tứ đồng nhất
giữa các mặt đối lập - thời gian mùa xuân và không gian xa cách giữa đất Yên, đất tần; Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng dùng
cảnh để nói tình.
Năm 2009: Trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 11, trang 71, có bài Cái “kỳ” trong thơ Lý Hạ và Lý Bạch của Phạm Thị Xuân Châu.
Bài viết đã đưa ra sự khác nhau về cái “kỳ” trong thơ của Lý Hạ và Lý Bạch. Nếu như cái “kỳ” trong thơ của Lý Hạ khiến người ta kinh ngạc trước
những điều hư huyễn, kì dị, siêu hiện thực, thì cái “kỳ” trong thơ của Lý Bạch làm cho người đọc ngỡ ngàng trước sự khuếch chương của cái đẹp
chất phác tự nhiên, thanh thốt, tráng lệ nhưng khơng xa lạ qua các bài: Vọng Lư sơn Bộc Bố, Thu phố ca, Tương tiến tửu…
Tiểu kết: Thông qua các tạp chí này, chúng tơi thấy xu hướng nghiên cứu văn
học cổ điển Trung quốc nói chung và thơ Đường nói riêng, trong đó có thơ Lý Bạch ở Việt Nam đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc đối với các
nhà nghiên cứu, các độc giả, đặc biệt là từ những năm 2000 trở lại đây. Các nhà nghiên cứu dựa vào các bản dịch trong các tuyển tập Đường thi đã mở
rộng hướng tiếp cận thơ Đường, trong đó có thơ Lý Bạch ở mọi khía cạnh như tìm hiểu về tác giả, tìm hiểu quan niệm của nhà thơ, tìm hiểu những tư
tưởng thẩm mĩ nghệ thuật của nhà thơ. v. v. Có thể khẳng định rằng các bài nghiên cứu Đường thi đều có trích dẫn thơ của Lý Bạch, bên cạnh đó cũng
có nhiều bài nghiên cứu trực tiếp về nội dung cũng như tư tưởng nghệ thuật của Lý Bạch. Qua đó chúng ta thấy, Lý Bạch thực sự là một trong hai thi
nhân lớn nhất đời Đường, có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với sự tiếp nhận của độc giả Việt Nam.

CHƯƠNG 2 DỊCH PHẨM VÀ DỊCH GIẢ THƠ LÝ BẠCH


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

×