MÔ HÌNH NUÔI HEO RỪNG

Trong các năm gần đây thịt heo rừng đã không còn xa lạ với người tiêu dùng. Chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với thịt heo rừng ở chợ, các hàng quán từ bình dân đến các quán ăn đặc sản núi rừng. Phẩm chất của thịt heo rừng được đánh giá ngon hơn các loại thịt heo thông thường. Muốn ăn được thịt heo rừng không nhất thiết phải săn bắn và điều đó không được cho phép săn bắt tràn lan. Hiện nay heo rừng có thể được thuần hoá để có thể cung cấp nguồn thịt ổn định và chất lượng. Để hiểu rõ hơn phương pháp nuôi heo rừng như thế nào, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết Mô hình nuôi heo rừng dưới đây.

1. Chuồng trại nuôi heo rừng:

Nuôi heo rừng theo kiểu thả rông:

Nuôi heo rừng dưới tán rừng tự nhiên | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Phương pháp nuôi này tạo cho heo rừng có môi trường sống gần giống như môi trường tự nhiên. Bà con có thể tham khảo khu nuôi heo rừng như sau:

Chọn khu đất rộng, cao ráo, gần nguồn nước sạch.

Thông thường bà con thường nuôi heo rừng trong vườn cây lâu năm để heo có nơi nghỉ mát mà cây cũng đủ lớn không bị heo phá.

Không nuôi heo rừng ở những mảnh đất đã từng nuôi heo nhà vì rất có thể còn tồn dư nhiều mầm bệnh.

Heo rừng khá nhạy cảm với tiếng ồn nên tránh những khu dân cư đông đúc, tránh gần chợ, tránh gần các trại heo khác.

Rào chắn xung quanh bằng lưới B40 cao 1,2 – 1,5 m tránh cho heo nhảy ra khỏi khu vực chăn thả. Cũng cần xây dựng các lều trại để heo có chỗ trú mưa, tránh nắng hay các chuồng dành cho heo mẹ và heo con. Diện tích 4 – 6 m2, cao từ 1,2 – 1,5 m, độn chuồng bằng rơm rạ, cỏ khô.

Nuôi nhốt heo rừng trong chuồng trại:

Ảnh: Toán Nguyễn. Nuôi lợn rừng bằng chuối, lãi trăm triệu đồng mỗi năm

Các yêu cầu về vị trí cũng tương tự. Không tái sử dụng chuồng heo đã nuôi heo nhà vì có thể còn mầm bệnh. Hoặc bà con cần vệ sinh sát trùng thật kỹ càng trước khi nuôi.

Thông số xây dựng chuồng nuôi: heo rừng châu Á có trọng lượng khoảng 100 -150kg, dài 1,2 – 1,4 m khi trưởng thành. Heo rừng lai có kích thước lớn hay nhỏ hơn tuỳ giống lai. Bà con có thể tham khảo chuồng trại sau:

Mỗi ô chuồng có từ 4 – 6 m2, mỗi ô nuôi 1 – 2 con hoặc nuôi theo cặp bố mẹ.

Rộng 2 m, dài 3 m, cao 1,2 – 1,5 m. Vật liệu làm bằng xi măng, lát gạch càng tốt. Nền chuồng nghiêng 3 độ để dễ dàng thoát nước. Nền chuồng nên cao hơn các vùng đất xung quanh để tránh bị trũng nước.

2. Giống heo rừng:

Nguồn giống heo rừng hiện nay cũng khá dễ mua. Hiện nay giống heo rừng được chia thành 3 nhóm chính:

Heo rừng Thái Lan:

Sus scrofa – Kaeng Krachan National Park

Heo rừng Thái Lan trưởng thành có thân hình mảnh mai và chân cao. Bộ lông dày và bờm dài thường có màu lông là sự kết hợp giữa màu vàng và xám. Lưng của heo rừng Thái Lan thường phẳng, bụng không sệ. Chúng có tai nhỏ, thẳng, mặt dài và mõm nhọn. Heo già có những chi tiết đặc trưng như răng nanh to. Giống heo này được khuyến khích nuôi vì được thuần tốt hơn giống Việt Nam.

Con đực trưởng thành nặng trung bình 100 – 120 kg. Lợn rừng đực có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh.

Lợn rừng con sinh ra có lông sọc giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa.

Heo rừng Việt Nam:

Heo rừng Việt Nam cũng có những đặc điểm gần như giống với heo rừng của Thái. Nhưng nhìn chung heo rừng nước ta nhìn mảnh mai hơn và tính tình hung tợn hơn. Heo rừng Việt Nam đã được nhiều người đem về thuần nhưng khá khó và dễ chết. Hiện nay heo rừng giống Việt được nuôi để lấy giống là chủ yếu.

Heo rừng lai:

Các giống heo rừng lai khá đa dạng vì có thể thực hiện được rất nhiều phép lai giữa heo rừng Việt Nam, heo rừng Thái Lan, các giống heo bản địa và các giống heo công nghiệp.

Cần phân biệt heo rừng với các giống heo bản địa như heo đen Mường Lay, heo Mường Khương, heo đen vùng Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước) và heo sóc Tây Nguyên.

3. Dinh dưỡng cho heo rừng:

Môi trường hoang dã heo rừng là loài ăn tạp. Thức ăn của chúng khá đa dạng: Thực vật: các loại lá, thân cây, rễ cây, củ quả. Động vật: các loài côn trùng như dế, châu chấu, cào cào, bọ ngựa,…hay các loài động vật nhỏ mà chúng bắt được.

Khẩu phần cho heo rừng có tỷ lệ khoảng 50 – 90% thức ăn thô xanh là các loại rau củ quả, 10 – 50% là các loại thức ăn tinh. Tuỳ vào giống mà bà con tinh chỉnh, ví dụ như các loại heo rừng rặc thì chúng ăn 90% khẩu phần là thức ăn thô xanh vẫn tiêu hoá tốt mà đem lại chất lượng thịt thơm ngon, nhiều nạc. Những con heo có máu heo nhà nhiều thì khả năng tiêu hoá không bằng nên tỷ lệ các loại thức ăn cũng khác.

Heo rừng có hệ tiêu hoá cực kỳ tốt và cơ thể phát triển thích nghi với việc đào bới tìm kiếm thức ăn. Vì ở bên ngoài thức ăn không dồi dào và kém dinh dưỡng nên heo rừng sinh trưởng khá chậm. Thức ăn cho heo rừng không cần quá mềm, quá nhiều chất dinh dưỡng vì heo ăn nhiều dễ tích mỡ không phù hợp với thị hiếu và dễ bị tiêu chảy.

Thức ăn dành cho heo rừng được đánh giá là rẻ, dễ tìm kiếm và rất đa dạng. Đối với mô hình chăn thả cho heo đi trong vườn tới giờ ăn bà con cần tập cho heo có phản xạ với thức ăn như gõ kẽng, gõ thau nồi để heo biết đường về ăn.

Một số nơi có dùng cám công nghiệp làm thức ăn cho heo rừng, việc này tuỳ vào mong muốn của bà con. Thức ăn công nghiệp cần được cho ăn hợp lý vì dễ gây tích mỡ.

4. Phòng bệnh khi nuôi heo rừng:

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học tương tự như đối với heo nhà.

Heo rừng có sức đề kháng khá tốt, tuy nhiên nếu nuôi gần heo nhà thì vẫn có thể mắc bệnh vì đặc điểm sinh lý rất giống nhau. Heo nhà có nguồn gốc cũng từ heo rừng mà ra nên không thể xem thường các bệnh ở heo nhà.

Các bệnh thường gặp ở heo rừng: dịch tả, ỉa chảy, các bệnh ngoài da, ghẻ lỡ, ký sinh trùng.

Xem thêm các sản phẩm kháng sinh điều trị bệnh cho heo: AMOX+TYLOSIN, AMPI COLI, CLAMOX, COLISTIN, COLOAMOX, ENRO+C, FLODOX, GENTAMOX, GENTATYLAN, NANOCOC, NEOLISTIN, OXY 10 LA,…

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho heo rừng ngoài chế độ ăn bình thường, bà con bổ sung thêm các sản phẩm vitamin khoáng thêm vì heo không còn tự đi tìm thức ăn nên rất dễ thiếu các chất này.

Xem thêm các sản phẩm bổ sung vitamin khoáng cho heo thịt: VITAMIN PREMIX, ADE BC COMPLEX C, ĐẠM SIÊU NẠC, VITA-SELEN, VITA THQ, TORA THQ, PREMIX – SUPER FACT, BKC – VITA, VITAMIX PLUS, OTC POLYVIX,…

Vì nguồn thức ăn đa dạng như các loại rau sống, côn trùng chứa nhiều ấu trùng, trứng giun sán nếu chưa qua xử lý thì heo có nguy cơ mắc giun sán rất cao. Bà con nhớ phải thực hiện tẩy giun sán định kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho đàn heo và để heo được tăng trọng tốt.

Xem thêm các sản phẩm tẩy giun sán: ALBENDAZOLE, IVERMECTIN, LEVA 100, DOMEX,…

5. Vệ sinh thú y khi nuôi heo rừng:

Tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn sinh học.

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sát trùng khu vực chuồng nuôi hay bãi chăn thả. Các chất sát trùng cũng tương tự các chất sát trùng chuồng trại đối với heo nhà.

Sau mỗi đợt xuất bán và trước khi tái đàn bà con nên tiến hành vệ sinh, sát trùng kỹ hơn để đảm bảo tốt nhất cho đàn vật nuôi tiếp theo.

Heo mới cần được cách ly trước khi nhập đàn. Hạn chế người lạ, khách tham quan, các loài vật khác đến khu vực chăn nuôi heo.

Khai quang bụi rậm thường xuyên, khai thông cống rãnh và tiêu diệt các loài vật khác như chuột, chim, ruồi muỗi dễ làm vector lây bệnh.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bà con đã dành thời gian để đọc bài viết về mô hình nuôi heo rừng của công ty Thiên Quân. Sự quan tâm và ủng hộ của bạn giúp chúng tôi đưa đến những thông tin về việc nuôi heo rừng một cách bền vững và chất lượng. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại giá trị và thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon