Gợi Ý Bạn 5 Cách Nấu Mì Ramen Chuẩn Nhật Bản Tại Nhà

Gợi Ý Bạn 5 Cách Nấu Mì Ramen Chuẩn Nhật Bản Tại Nhà

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nấu mì ramen - món ăn đặc trưng của Nhật Bản và được coi là “quốc hồn quốc túy” của đất nước này. Nếu bạn đặt chân đến Nhật mà chưa thưởng thức món ăn này thì thật là một thiếu sót lớn. 

Tuy nhiên, bạn không cần phải đến Nhật để thưởng thức món ăn này, vì bây giờ bạn có thể tìm hiểu cách nấu mì ramen chuẩn vị ngay tại Việt Nam. Hãy cùng xem bước đầu tiên trong quá trình nấu mì ramen như thế nào nhé.

Mì ramen là gì?

Sợi mì ramen ( ラーメン) được làm từ lúa mì, muối, nước và kansui - một loại nước khoáng có tính kiềm, giúp sợi mì có màu vàng và kết cấu vững chắc, dai ngon khi được nấu chín. Ramen có nhiều hình dạng và độ dài khác nhau, có dày, mỏng, thậm chí rất mỏng như sợi ruy băng.

mì ramen 01

Nguồn gốc của mì ramen đến nay vẫn là một dấu hỏi. Nhiều người cho rằng nó có xuất xứ từ Trung Quốc và được các nho sĩ giới thiệu đến lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni năm 1665. Một số ý kiến khác cho rằng món mì ramen được phát minh tại Nhật Bản vào thế kỷ 20. Dù thế nào thì từ thập niên 1980, mì ramen đã cực kỳ phổ biến và trở thành một biểu tượng ẩm thực của Nhật.

mì ramen 02

5 Cách nấu mì ramen phổ biến nhất

Mì ramen nhìn chung được ăn kèm với thịt heo, hành lá, trứng,... Tuy nhiên, sự khác biệt ở nước dùng khiến món mì hấp dẫn theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây sẽ là 5 cách chế biến mì ramen hấp dẫn và nổi tiếng nhất.

1. Cách nấu Mì Tonkotsu Ramen

Nguyên liệu: xương heo, thịt heo, gừng muối chua, trứng gà, hành lá, rong biển, một số rau củ khác,...

Tonkotsu ( 豚骨) trong tiếng Nhật nghĩa là xương heo. Đặc trưng của loại mì này là nước dùng sánh đục nhờ ninh xương heo trong nhiều giờ. Nhờ đó món ăn sẽ có vị ngọt dịu từ xương heo và chút béo ngậy của mỡ.

mì tonkosu ramen 03

Sử dụng mì ramen dạng sợi mảnh là thích hợp nhất để cảm nhận được độ ngon của mì lẫn nước dùng. Tonkotsu ramen thường ăn kèm thịt heo xắt lát, hành lá, gừng muối chua, ít rau cải, và có thể thêm một quả trứng luộc lòng đào lên trên.

2. Cách làm Mì Miso Ramen

Nguyên liệu cần có: sốt miso, thịt gà, cá, thịt xá xíu, chả cá, trứng gà,....

Nếu Tonkatsu dùng xương heo để hầm lấy vị ngọt, thì Miso ramen lấy vị ngọt từ thịt gà, cá và sốt miso. Kết hợp từ 3 nguyên liệu cho ra hương vị dịu nhẹ đặc trưng và mùi hương hấp dẫn.

mì miso ramen 04

Sợi ramen trong miso ramen là loại dày và xoắn. Ngoài thịt gà và cá có sẵn trong nước dùng, đầu bếp thường cho thêm thịt xá xíu, chả cá và trứng luộc lòng đào.

3. Cách chế biến Shoyu Ramen

Chuẩn bị nguyên liệu: nước tương Nhật (shoyu), thịt gà, rau củ, hành lá, rong biển, măng khô, chả cá, trứng gà,...

Shoyu ( 醤油) có nghĩa là nước tương, tuy nhiên đây là loại nước tương Nhật có vị đậm và nồng hơn so với nước tương thường dùng trong nước. Vì thế để nấu mì ramen chuẩn vị, các bạn hãy tìm mua nước tương Nhật shoyu tại các cửa hàng hoặc siêu thị nhé.

mì ramen shoyu 05

Để làm nước dùng cho shoyu ramen, đầu tiên hãy ninh thịt gà và rau củ, cùng thật nhiều thật nhiều shoyu. Nước dùng sẽ có màu nâu đẹp mắt cùng hương thơm nhẹ.

Sợi mì ramen cũng dùng loại sợi mảnh và xoăn, dễ thấm nước dùng vào trong để khi ăn, thực khách cảm nhận được vị đậm đà của nước dùng.

Shoyu ramen cực kỳ phổ biến không chỉ ở Tokyo mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Các món topping để ăn kèm cũng đa dạng như hành lá, rong biển, măng khô, chả cá, và đặc biệt không thể thiếu trứng luộc lòng đào.

4. Cách nấu Mì Shio Ramen

Trong tiếng Nhật, Shio ( 塩) nghĩa là muối. Điểm đặc biệt ở đây là khi chế biến, người ta không chỉ dùng một mà là nhiều loại muối. Vì thế đây là loại ramen có vị mặn nhất.

mì ramen shio 06

Ngoài muối ra, nước dùng cũng được nấu với thịt gà hoặc xương heo. Nhưng khác với tonkotsu ramen, xương heo không được hầm quá lâu nhằm giữ cho nước dùng có màu nhạt và trong.

Thịt gà dùng để nấu mì được cắt thành từng khối vuông vừa ăn. Shio ramen thường được ăn kèm cùng thịt xá xíu, chả cá, măng khô, giá, rau củ, trứng lòng đào. Nếu thích ăn cay bạn có thể thêm chút ớt nhé.

5. Cách chế biến mì Tsukemen Ramen

Tsukemen Ramen ( つけ麺) được gọi là ramen nhúng hoặc mì lạnh, được dùng rộng rãi khi thời tiết vào hạ, tiết trời đặc biệt oi bức ở Nhật. Đúng như tên gọi, tsukemen sẽ không được chan nước dùng vào tô mì, mà được trưng bày riêng 1 bên mì và 1 bên nước dùng.

mì ramen tsukemen 07

Nước dùng của Tsukemen sẽ được hầm nhiều giờ với hải sản, xương heo hoặc rau củ, tùy vào mỗi địa phương khác nhau sẽ có thêm hương liệu đặc trưng. Nhưng nhìn chung, nước dùng tsukemen sẽ sánh đặc, có màu sẫm và hương vị đậm đà hơn so với các loại ramen khác.

Khi thưởng thức, thực khách sẽ nhúng mì vào nước dùng trước rồi cho vào miệng. Topping đi kèm không quá khác biệt, vẫn là rong biển, thịt heo, rau xanh, trứng luộc.

Ngoài 5 hình thức chế biến kể trên, ngày càng có nhiều cách nấu mì ramen mới mẻ phù hợp với khẩu vị từng nơi và theo thế hệ. Tuy nhiên, vị thế của mì ramen nhìn chung vẫn là bất biến và sẽ là biểu trưng lâu bền của ẩm thực Nhật Bản.