Giải đáp những thuật ngữ liên quan đến kiến thức độ xe máy

Tin tức 07 - 11 - 2022

Những thuật ngữ về kiến thức độ xe máy thú vị không phải ai cũng biết 

Dân độ xe thường có ngôn ngữ riêng của mình, ban đầu nghe có vẻ khá xa lạ nhưng khi đã quen thì sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn cả những thuật ngữ về cơ khí. Liệu bạn đã nắm được bao nhiêu trong số những thuật ngữ trong bài viết này. Cùng KAVAS tìm hiểu những kiến thức độ xe máy thú vị nhé. 

1. Độ kiểng

Độ kiểng là một thuật ngữ chỉ những chiếc xe khi được khoác lên mình những bộ áo sặc sỡ do chủ xe sơn lên ở bên ngoài và không có thay đổi gì về bộ máy ở bên trong động cơ, máy móc của xe. 

Độ kiểng và kiến thức độ xe máy

Độ kiểng

Độ kiểng khiến chiếc xe của bạn trở lên sặc sỡ hơn, nổi bật trong đám đông và cũng nói lên được cá tính đặc biệt của chủ xe. Độ kiểng thường được nhiều người quan tâm vì vẻ ngoài đẹp của chiếc xe cũng như rất dễ thực hiện. 

2. Xe cọp 

Xe cọp chỉ những chiếc xe được độ máy bên trong. Công suất của những chiếc xe này thường được coi là rất khủng. “Xe cọp” giống như một cách ví von, xe chạy nhanh như cọp. Tại Việt Nam, “xe cọp” bị coi là bất hợp pháp vì đa số các quái xế thường dùng để đua xe trên đường có nhiều người tham gia giao thông, rất dễ gây ra tai nạn. 

Xe cọp

Xe cọp

Độ động cơ cũng được xem là một kỹ thuật khá khó trong giới xe độ, đòi hỏi tay nghề của thợ phải ở mức độ khá cao. 

3. Pô tăng giả zin 

Pô tăng giả zin là loại pô có hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống với pô zin nhưng bên trong của pô đã được độ – phù hợp với những người chơi xe thích âm thanh trầm ấm. Các bên thứ 3 sản xuất sẽ thường in nhãn dán của họ lên pô, và xe dùng pô tăng giả zin còn được gọi là “Xe không có ống giảm thanh”.

Pô tăng giả zin

Pô tăng giả zin

Các loại pô này có rất nhiều loại khác nhau cho ra những âm thanh khác nhau, nên mức giá cũng rất đa dạng. Nhược điểm của loại pô này là sau khi sử dụng được một thời gian, âm thanh sẽ không còn được như ban đầu, buộc bạn phải thay nỉ nếu muốn tiếng hay hơn. 

4. Pô xăng lửa 

Đây là một bài độ khá thông dụng của anh em độ xe lâu năm, từ những người mới chơi xe đến dân sành sỏi. Pô xăng lửa là một bài độ nhẹ nhàng giúp tăng công suất cho xe mà không phải thay đổi quá nhiều ở phần động cơ xe. Đúng như tên gọi, chúng ta sẽ độ 3 phần chính đó là: “Pô, xăng và lửa”. 

Pô xăng lửa

Pô xăng lửa

  • Độ pô: Rất đơn giản, chỉ là thay một chiếc pô mới mà bạn yêu thích, giúp máy thoáng hơn và xả thải khí nhanh hơn
  • Độ xăng: Có xả đương nhiên phải có nạp, ám chỉ anh em phải độ xăng, tăng thêm lượng xăng vào cho động cơ
  • Độ lửa: Chính là ECU, độ ECU có tác dụng giúp phát huy được hết tiềm năng của động cơ.

5. Cam xăng nồi

Đây cũng là một bài độ xe khá đơn giản, giống như pô xăng lửa, ta cũng độ 3 bộ phận của xe đó là: “Cam, xăng và nồi”

Cam xăng nồi

Cam xăng nồi

  • Độ cam: Chính là độ trục cam của xe, với mục đích là lấy hơi hoà khí xăng gió vào nhanh hơn 
  • Độ xăng: Thay bình xăng con lớn hơn bình zin. Nổi bật hiện nay đó là bình bông mai vàng với giá cả khá hợp lý và còn dễ điều chỉnh.
  • Độ nồi: Chính là thay bố 3 càng, thay lò xo độ vào. Thường thì sẽ độ bố trước vì giá cả rẻ hơn bố sau.

6. Xe rớt lắp 

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây cũng là một thuật ngữ khá thú vị về kiến thức độ xe máy. Xe rớt lắp là một bài độ ngắn bằng cách bỏ lắp đầu bò để xả cam, canh góc cam. Thường được áp dụng cho các dòng xe thông dụng ở Việt Nam như: Winner, Rider Sonic). 

7. 66zz 

66zz là một thuật ngữ khá lạ, không phải anh em chơi xe độ nào cũng biết. Hai chữ zz là viết tắt của “zên zin”. Thuật ngữ này có nghĩa là độ xy lanh của xe, nâng kích thước của bộ phận này lên để lớn hơn nguyên bản. Số 62 chính là chỉ kích thước của piston hay còn gọi là trái piston. 

Mục đích của việc độ này là giúp cho động cơ của xe hoạt động tốt hơn, hay còn gọi là nâng phân khối của xe. 

8. 65+

Đây là một trào lưu độ xe máy khủng rất hot ở Việt Nam. 65+ ở đây có nghĩa là tăng kích thước của piston lên (VD: 65+4 có nghĩa là kích thước của piston đã tăng thêm 4 mili). Không chỉ thay piston mà còn phải thay các bộ phận đi kèm như nòng xy lanh, tay dên, xéc măng,… nên cách độ này tốn chi phí khá cao. Chi phí bảo dưỡng khi độ xe 65+ cũng khá cao. Đòi hỏi người chơi cũng cần phải có kiến thức độ xe máy ở mức nhất định.

9. Bông nhan đèn  

Đây là một thuật ngữ khá thú vị, không chỉ một bộ phận nào của xe cả. Mà dùng để ám chỉ những người không có kiến thức độ xe máy cũng như trải nghiệm. Họ thường độ những thứ mình thích mà không hề quan tâm đến hiệu năng có hài hoà với chiếc xe của mình hay không. 

10. Kết luận

Qua bài viết ngày hôm nay, KAVAS đã cùng bạn tìm hiểu về những thuật ngữ vô cùng thú vị về kiến thức độ xe máy. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hay muốn mua hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0902 079 288 – 0949 328 588.