Trên bản đồ đất nước Việt Nam xinh đẹp, có rất nhiều làng gốm trải dài từ Bắc chí Nam. Một trong những làng gốm vẫn giữ được tinh hoa và lửa nghề chính là Làng gốm Chu Đậu. Hãy cùng chúng mình xách balo lên và du ngoạn Hải Dương để khám phá tinh hoa nghề gốm của Làng Chu Đậu bạn nhé!

Làng gốm Chu Đậu hiện nay tọa lạc trên địa bàn các xã Minh Tân và Thái Tân của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Làng gốm này cách trung tâm Thành phố Hải Dương khoảng 10 km nên được nhiều tín đồ du lịch lựa chọn làm điểm tham quan cuối tuần.

Làng gốm Chu Đậu là địa phương lưu giữ nghề làm gốm cổ truyền với nhiều khu vực sản xuất và chế tác gốm. Ít ai biết được rằng, nghề làm gốm ở Làng Chu Đậu chính là cái nôi cho sự hình thành và phát triển của đất nước trong lĩnh vực này. Có rất nhiều sản phẩm được sản xuất tại Làng gốm Chu Đậu đã vươn xa và xuất hiện trên các bảo tàng gốm nổi tiếng thế giới.

Gốm Chu Đậu được các nhà phê bình đánh giá cao về dáng vẻ, chất men, họa tiết cũng như hoa văn trang trí đẹp hoàn hảo. Loại gốm này được thể hiện qua nhiều hình thức như vẽ, khắc họa, đắp nổi. Đường nét gốm Chu Đậu mang đậm dấu ấn trữ tình, hài hòa và tinh xảo.

Làng gốm Chu Đậu, tinh hoa truyền thống tưởng chừng đã thất truyền 2

Làng gốm Chu Đậu hiện nay tọa lạc trên địa bàn các xã Minh Tân và Thái Tân của huyện Nam Sách

Theo thông tin mà MIA.vn cập nhật, Làng gốm Chu Đậu đã trải qua hơn 600 năm lịch sử. Tương truyền, làng gốm này được hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ ở giai đoạn từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17.

Dù trải qua nhiều giai đoạn biến động và tưởng chừng như đã mất tích, thế nhưng gốm Chu Đậu trong những năm gần đây đã trở lại và hồi sinh một cách mạnh mẽ.

Gốm Chu Đậu đã từng được tìm thấy tại một Viện bảo tàng tại Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ bởi ông Makato Anabuki, nguyên là Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Từ đó, nhiều cuộc khai quật di tích Chu Đậu đã được tiến hành. Nhiều nhà khảo cổ đã tìm thấy các hiện vật ở độ sâu 2 mét so với mặt đất.

Trong cuộc khai quật ở vùng biển Pandanan (Philippines) và Cù Lao Chàm vào những năm 1993 và 1997, hơn 340 nghìn hiện vật gốm Chu Đậu đã được tìm thấy, trong đó có 240 nghìn hiện vật đã được trục vớt, minh chứng cho một thời kỳ hoàng kim của gốm Chu Đậu.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến 46 bảo tàng trên khắp thế giới đã trưng bày các hiện vật từ gốm Chu Đậu. Đã từng có một sản phẩm bình hoa lam tại bảo tàng Topakisaray đã được trả giá tới 1 triệu USD. Đây là minh chứng cho sự tồn tại lẫy lừng của Làng gốm Chu Đậu với nhiều hiện vật quý quá.

Hiện nay, tại Làng gốm Chu Đậu đã hình thành một cơ sở sản xuất gốm với diện tích lên đến 33.250 me được xây dựng bên dòng sông cổ chảy qua làng. Nhiều nghệ nhân từ khắp nơi trên cả nước đã nhận lời hợp tác để tạo những sản phẩm mới, vực dậy nghề gốm truyền thống tại Làng Chu Đậu đã tưởng như thất truyền.

Làng gốm Chu Đậu, tinh hoa truyền thống tưởng chừng đã thất truyền 3

Làng gốm Chu Đậu đã trải qua hơn 600 năm lịch sử

Sở dĩ gốm Chu Đậu đi đến đâu cũng được tìm thấy là bởi hoa văn và họa tiết trên sản phẩm gốm này đều mang dấu ấn văn hóa Việt Nam rõ nét. Trên các sản phẩm gốm, bạn có thể phát hiện những hình ảnh phảng phất đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng.

Các hình ảnh như mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, mái nhà tranh ven sông hay cá bơi dưới nước hầu như đều in sâu vào tâm trí người xem mỗi khi thưởng lãm vẻ đẹp của các bình gốm. Những hình ảnh trang trí được các nghệ nhân tự tay dùng bút vẽ lên nên có ý nghĩa cực lớn về mặt thủ công.

Bên cạnh những họa tiết mang đậm dấu ấn nông thôn, bạn có thể tìm kiếm được những họa tiết mang đậm sắc màu văn hóa như trống đồng, hoa sen, chim lạc được trình bày một cách tỉ mẩn với những đường nét tinh xảo.

Làng gốm Chu Đậu, tinh hoa truyền thống tưởng chừng đã thất truyền 4

Họa tiết được các nghệ nhân trực tiếp vẽ tay trên sản phẩm

Làng gốm Chu Đậu, tinh hoa truyền thống tưởng chừng đã thất truyền 5

Hoa văn và họa tiết trên sản phẩm gốm này đều mang dấu ấn văn hóa Việt Nam rõ nét

Phương thức tạo tác gốm Chu Đậu từ xưa đến nay đều có độ chỉn chu và tinh xảo cao. Trình độ làm gốm dù ở thời xa xưa nhưng đã đạt đến mức trình độ cao với hàng loạt sản phẩm nổi tiếng được cho ra đời. Các sản phẩm gốm được những người thợ lành nghề chuốt dáng trên bàn xoay và ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn, sau đó gia công và ghép lại một cách tỉ mỉ.

Dáng gốm Chu Đậu khá mềm mại nhưng vô cùng vững chãi. Các sản phẩm gốm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc hay men màu tam thái tạo nên mức độ thẩm mỹ cao, thu hút sự chú ý của các tín đồ yêu thích gốm.

Làng gốm Chu Đậu, tinh hoa truyền thống tưởng chừng đã thất truyền 6

Phương thức tạo tác gốm Chu Đậu từ xưa đến nay đều có độ chỉn chu và tinh xảo cao

Làng gốm Chu Đậu, tinh hoa truyền thống tưởng chừng đã thất truyền 7

Dáng gốm Chu Đậu khá mềm mại và vững chãi

Làng gốm Chu Đậu đã trở lại sau bao năm tưởng chừng như thất truyền. Ngày nay, nhiều nghệ nhân trẻ tại Làng Chu Đậu đã tiếp thu tinh hoa của nghề gốm từ những bậc tiền bối và cho ra đời những sản phẩm chất lượng không hề thua kém. Đây cũng là niềm tự hào của người làng Chu Đậu nói riêng và các nghệ nhân gốm Việt nói chung. Sự trở lại của Làng gốm Chu Đậu đã góp phần khắc họa nên bức tranh du lịch Hải Dương mang thêm nhiều màu sắc. Nếu muốn khám phá vùng đất này, hãy truy cập ngay Cẩm nang du lịch Hải Dương để biết thêm chi tiết bạn nhé!