Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ IV

Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ IV

 

* PGS, TS, Nhà Văn, Nhà báo Nguyễn Thế Kỷ
* Ngày, tháng, năm sinh: 25/8/1960
* Quá trình công tác: Phóng viên, Biên tập viên, Phó ban, Trưởng ban Ban Biên tập Đài PTTH Nghệ Tĩnh; Phó Giám đốc Đài PTTH Nghệ An; Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Nghệ An, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; Vụ trưởng Vụ Báo chí-Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ III); Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ IV); Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Kịch, sân khấu: Chuyện tình Khau Vai (cải lương, 2013); Mai Hắc Đế (cải lương, 2014); Hừng Đông (cải lương, 2016 và dân ca Nghệ Tĩnh, 2017); Thầy Ba Đợi (cải lương 2017); Hoa lửa Truông Bồn (kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh, 2017); Huyền thoại Gò Rồng Ấp (kịch nói, 2019); Ngàn năm mây trắng (kịch hát, gồm: chèo, cải lương, xẩm, ca Huế, 2019); Nợ nước non (cải lương-dân ca, 2022);
 + Tiểu thuyết: Chuyện tình Khau Vai (NXB Văn học, 2019); Hừng Đông (NXB Văn học, 2020); Nợ nước non (tập 1, NXB Văn học, 2022) và Lênh đênh bốn biển (tập 2, NXB Văn học, 2023) của bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm.
 + Thơ: Trở lại triền sông (NXB Văn học, 2017); Nhớ thương ở lại (NXB Kim Đồng, 2019);
 + Lý luận, phê bình: Lý luận văn hóa, văn nghệ Việt Nam - Nền tảng và phát triển (2 tập, NXB Văn học 2017 và 2019);
 + Báo chí và Truyền thông: Nói năng, giao tiếp trên đài truyền hình (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010); Báo chí và truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ( 02 tập, NXB Thông tin và Truyền thông, 2016 và 2020... 

 - Huân chương Độc lập hạng Ba; các giải thưởng VHNT: Giải Vàng kịch bản, Liên hoan Sân khấu quốc tế Trung Quốc-ASEAN (2018); Giải thưởng Văn học nghệ thuật (2015) cho vở diễn Mai Hắc Đế của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Giải A cho vở diễn Hừng Đông (2015) của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Giải C cho kịch bản Hoa lửa Truông Bồn (2017) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Giải Mai Vàng (2019) của Báo Người Lao Động và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.

* PGS, TS Phan Trọng Thưởng
* Ngày, tháng, năm sinh: 4/5/1951
* Quá trình công tác: Học Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội; Nhập ngũ tại E568 - Quân khu Tả Ngạn, làm trợ lý quân lực trung đoàn; Học tiếp tại Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; công tác tại Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - Ủy ban KHXH Việt Nam; công tác tại Viện Văn học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Ủy viên Hội đồng; Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Kiêm nhiệm nhiều chức danh tại Hội Nhà văn Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Văn chương tự lực văn đoàn (3 tập); Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (5 tập); Văn học Việt Nam thế kỉ XXNhững vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (nửa đầu thế kỷ XX) (chuyên luận); Văn chương - Tiến trình - Tác giả - Tác phẩm (tiểu luận); Thẩm định các giá trị văn học (tiểu luận); Tham gia và làm Chủ nhiệm, chủ biên nhiều công trình tập thể; Đã công bố gần 200 bài tạp chí trên các tập chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế;
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (2022). 

* TS, Nhà báo Bùi Thế Đức
* Ngày, tháng, năm sinh: 28/3/1958
* Quá trình công tác: công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên M. V. Lomonosov;: công tác tại Ban Khoa giáo Trung ương; công tác tại Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; công tác tại Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương; công tác tại Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: 40 năm hợp tác và phát triển (viết chung, NXB Khoa học xã hội, 1993); Công tác tuyên giáo trước yêu cầu mới (NXB Giáo dục, 2016); Ô cửa nhỏ nhìn ra đại dương (NXB Giáo dục, 2016); Công tác tuyên giáo trong sự nghiệp đổi mới (NXB Giáo dục, 2017); Hương vị thời gian (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2022).

* PGS, TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân
* Ngày, tháng, năm sinh: 1/8/1956
* Quá trình công tác: Biên chế chính thức tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Quyền Trưởng phòng Nghệ thuật; Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ; Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận-Sáng tác - Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội,Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V; Phó Tổng thư thứ Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V, Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận – Sáng  tác-Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội; Trưởng Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Bí thư Chi bộ Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI; Đại biểu Quốc hội khóa XI; Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII, được bầu là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Bí thư Chi Bộ Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VIII, Bí thư Chi Bộ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam khóa VIII, Phó Bí thư Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Đảng Đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2015-2020), Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa IX; Được tiếp tục bầu là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Ủy viên Ban Chấp hành khóa III (2020-2025) Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa X; Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Được bầu vào Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025); Ban Bí thư Trung ương Đảng công bố Quyết định về việc chỉ định Bí thư Đảng đoàn, và bầu chức danh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025).

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Rhapsody Việt Nam cho Dàn nhạc Giao hưởng (1985), Tác phẩm khai mạc “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên Xô” tháng 6-1985. Đã được biểu diễn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tokyo (Nhật Bản), Bonn, Berlin (CHLB Đức), Matxcơva (Nga), Taskent (Uzbekistan)…; “Hồng hoang” Ballet, giải A Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1993; “Mở đất” Symphony fantasy, giải Nhì (không có nhất) Hội Nhạc sĩ Việt Nam. (Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Gia Định) (1698 – 1998); “Trổ một” cho Dàn nhạc giao hưởng, giải Nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2008; “Dáng rồng lên” cho Dàn nhạc Giao hưởng, 2010; “Đối thoại” (Dialogue) cho Đàn Bầu và Dàn nhạc Giao hưởng (2013); Ballet “Khoảnh khắc bất tử” (2013); Giao hưởng thơ: “Ký ức 46 – 54” (2014); Vở Nhạc kịch “Lá Đỏ” (2017), giải Xuất sắc về thể loại Opera, tại “Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh - 2019”.
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2010; Các giải Nhất, Nhì và nhiều giải thưởng khác của tổ chức nghề nghiệp chuyên ngành và quốc tế; Nhiều lần đoạt giải thưởng nhạc phim trong liên hoan phim quốc gia; Các tác phẩm giao hưởng đã được dàn dựng bởi các nhạc trưởng: Nhật Bản, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc và Việt Nam; Các tác phẩm đã được biểu diễn tại Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, Tatarstan, Đức, Pháp, Colombia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và các thành phố của Việt Nam; Đã dàn dựng và chỉ huy các vở Opera: “Madam Butterfly” của Puccini, “Ruồi trâu” của Maskevich, nhạc kịch “Cô Sao”, “Người tạc tượng” của Đỗ Nhuận. Dàn dựng nhiều chương trình giao hưởng, hợp xướng khác.
 

* Tiến sĩ khoa học Phan Đình Tân 
* Bút danh: Nam Vinh, Vân Trang
* Ngày, tháng, năm sinh: 3/4/1961 
* Quá trình công tác: Học tại Nhạc viện Hà Nội; Sinh viên Nhạc viện Hà Nội, Phó Bí thư Chi đoàn, UV BCH Đoàn TN; Sinh viên Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, P.Bí thư Liên chi đoàn Trường; Sinh viên Nhạc viện Tchaikovsky Matxcơva.
 + 1987-1992: Sinh viên Viện Hàn lâm ÂN QG Tchaicovsky Kiev, Ukraina, Phó Chủ tịch, Quyền CT Hội đồng hương Việt Nam TP Kiev, Đơn vị Trưởng Đơn vị Văn hóa-Nhạc-Họa TP Kiev; Cộng tác viên khoa học, Nghiên cứu sinh, NCS cao cấp tại Viện Hàn lâm ÂN QG Tchaikovsky Kiev, Chi bộ Lưu học sinh TP Kiev; Cộng tác viên khoa học, Hàm Phó Giáo sư tại Viện Hàn lâm ÂN QG Tchaikovsky Kiev, Ukraina; Năm 2013 – Phó GS Học viện ÂN QG VN; Phòng Khoa học Trường VHNT QĐ, Tổng Cục Chính trị; Giảng viên Trường Đại học KHXH và NV Đại học QG TP HCM; Chuyên viên, Thư ký Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; Thư ký Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Tổng cục trưởng thường trực Tổng cục Du lịch; Thư ký Bộ trưởng Bộ VHTTDL (UVBCHTƯ Đảng); Phó Chánh VP Bộ, Thư ký Bộ trưởng Bộ VHTTDL (UVBCHTƯ Đảng); Chánh Văn phòng Bộ. Ủy viên Ban TV, Bí thư Đảng ủy VP Bộ nhiệm kỳ 2010-2015 đến 8.2016; Vụ trưởng Vụ Đào tạo; Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng LPBVHNT Trung ương.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Проблема "Восток-Запад" и Дальневосточная художественная культура. - 310 с.: илл. (Vấn đề “Đông-Tây” và văn hoá nghệ thuật Viễn Đông) - К.: Национальная музыкальная Академия Украины им. П.И.Чайковского, 1998; Проблема  "Восток-Запад”:   Рефлексия   и синкретизм. - 113 с.: илл.(Vấn đề “Đông-Tây”- Tích hợp và Chiêm nghiệm nghệ thuật) - К.: Национальная Академия Наук Украины (Национальная музыкальная Академия Украины имени П.И.Чайковского), 1998; СПРАВОЧНИК ГИТАРИСТА (DICTIONARY OF  GUITARS). 246 с.: илл. Kiev. - Издательство "FAN’S COMPANY 1998; Гитарное искусство Вьетнама (Историия и современность). 61 с. (Nghệ thuật Ghita Việt Nam: Lịch sử và đương đại) Национальная музыкальная Академия Украины им. П.И.Чайковского. Kiev. 1996; Национальные черты гитарного искусства Вьетнама. - с. 61-71.(Những nét dân tộc đặc trưng trong nghệ thuật Ghita), Науковий вiсник. Випуск 1. - К.: Национальная музыкальная Академия Украины им. П.И.Чайковского, 1999; Гитарное искусство Вьетнама как синтез взаимосвязи "Восток-Запад" - с. 28-46.(Nghệ thuật Ghita là sự tổng hợp quan hệ “Đông-Tây”, Науковий вiсник. Випуск 2. - К.: Национальная музыкальная Академия Украины им. П.И.Чайковского, 1999; Гитара в современной музыкальной жизни.- с. 154-162(Ghita trong đời sống âm nhạc đương đại), Науковий вiсник. Випуск 3. - К.: Национальная музыкальная Академия Украины им. П.И.Чайковского, 1999; “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thới kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2013; Особенности образа мышления в художественной картинке мира Дальнего Востока / Науковий вiсник. Випуск 5. - К.: Национальная музыкальная Академия Украины им. П.И.Чайковского, 2000. - с. 17-38.(Đặc trưng hình tượng tư duy trong bức tranh nghệ thuật thế giới Viễn Đông), 2000; Культура Запада и Востока - Общечеловеческая ценность / Международный семинар: Музыкальная культура: Восток-Запад. - К.: Одесская государственная консерватория им. А.В. Неждановой, 01-02.02.2001 (Văn hoá Đông-Tây – Giá trị chung nhân loại), 2001; Восток-Запад: История культуры и религия / Международный семинар: Музыкальная культура: Восток-Запад:Культура и цивилизация. - Одесская государственная консерватория им. А.В. Неждановой, 03-04.02.2001,(Đông-Tây: Văn hoá và văn minh), 2001; Орієнталістика як фактор формування неосинкретизму (до проблеми "Схід-Захід" / Україна на порози трьетого тисячоліття: Духовність і художньо-естетична культура. - К.: Науково-дослидний институт "Проблеми людини" Уряду України. Том 14. Київ - 1999. с. 558-565 (Đông phương học như là cơ sở hình thành xu hướng tích hợp nghệ thuật mới),1999; Восточные пути к освоению западного художественого опыта / Проблеми сучасного мистецтв і культури. Професійна підготовка фахівців вищої школи в умовах оновленої парадигми освіти. Збірник наукових праць. Харківська обласна державна адміністрація Управління культури. Обласний методичний кабінет учбових закладів мистецтв і культури. Міністерство культури і мистецтв України. Збірник наукових праць. - Харків - 1999. с. 128-134 (Con đường phương Đông tiếp cận kinh nghiệm nghệ thuật phương Tây), 1999; Đàn ghita ngày đầu du nhập Việt Nam Tạp chí Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam tr. 32-33, 1996; Lễ hội - Nhận thức và quản lý. Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật. Số 56/4/2017, 2017.

* Nhà báo Hoàng Vĩnh Bảo
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/5/1961
* Quá trình công tác: Phóng viên, Biên tập viên, Phó Trưởng Ban Biên tập Báo Phú Thọ; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo-văn xã, Văn phòng Chính phủ; Giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
* Giải thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhì; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng; Huân chương Lao động hạng Nhất.

* NSND Vương Duy Biên 
* Ngày, tháng, năm sinh: 22/8/1958
* Quá trình công tác: thành viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, công tác tại Nhà hát Múa rối, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Triển lãm tại tư gia trưng bày gần 80 tác phẩm, trong đó có hơn 40 bức tranh (tranh lụa, sơn mài, sơn dầu) và 30 tác phẩm tượng, một số các tác phẩm điêu khắc (2017).
* Giải thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất; Giải Nhất cuộc thi mẫu tượng Trần Hưng Đạo, tỉnh Nam Định.

* Nhạc sĩ Nông Quốc Bình (dân tộc Tày), sinh 1956, quê quán xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.Ông là con trai của cố Nhà thơ Nông Quốc Chấn, từng tham gia Mặt trận Việt Minh và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Nhà thơ Nông Quốc Chấn từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình đảm nhiệm các cương vị Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam nhiều nhiệm kỷ.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Châu  

* Nhà báo, Thiếu tướng Nguyễn Phương Diện
* Bút danh: Phương Diện, Nguyễn Phương, N.P.D...
* Ngày, tháng, năm sinh: 24/11/1957
* Quá trình công tác: Chiến sĩ Đại đội cơ động xã đội Hồng Quỳnh, Thái Thụy, Thái Bình; Nhập ngũ, chiến sĩ d961/e51, Quân khu Tả ngạn; học viên Hạ sĩ quan; Tiểu đội trưởng; học viên Trường sĩ quan Không quân; Trung đội trưởng c11/d3/e282 Không quân; Trợ lý Ban cán bộ Cục kỹ thuật Không quân; Trợ lý Phòng Cán bộ Quân chủng Không quân; học viên tiếng Nga Đoàn 871/Bộ Quốc phòng; học viên Chính trị cấp Chiến thuật-Chiến dịnh Học viện Không quân; Phó đại đội trưởng, Phó Tiểu đoàn trưởng về Chính trị Tiểu đoàn Thông tin-Ra đa Nội Bài/Trung đoàn 921/Sư đoàn 371/Quân chủng Không quân; Chủ nhiệm Chính trị Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam (nay là Binh đoàn 18); Cán bộ Cục Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân; Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Tuyên huấn Cục Chính trị Quân chủng Phòng không-Không quân; Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn/TCCT QĐND Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT TƯ (02 nhiệm kỳ).

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tập truyện ký "Bầu trời và đôi cánh", Nxb QĐND; Tập truyện ký "Điện Biên Phủ trên không - Bản hùng ca bất tử", Nxb QĐND, xuất bản 2012, tái bản năm 2012 và 2017. Năm 2012 Tập truyện ký "Điện Biên Phủ trên không - Bản hùng ca bất tử" được Ban chỉ đạo Quốc gia các hoạt động kỷ niệm 40 năm “Hà Nội - Điện Biện Phủ trên không” tặng Giải Nhất toàn quốc về văn học trong Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; Truyện ký "Về nguồn", viết về Thủ tướng Cam-pu-chia Hun-xen; truyện ký "Ra đi từ bóng tối", viết về Đại tướng Miasavon, Tổng cục trưởng Tổng cục dịch vụ Quân đội Hoàng gia Căm-pu-chia được tặng giải Nhì về văn học trong cuộc vận động sáng tác các tác phẩm VHNTcủa ba nước Việt Nam, Lào và Căm pu chia trong cuộc vận động sáng tác phẩm VHNT của Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Lào và  Quân đội Hoàng gia Căm-pu-chia năm 2017; Là trưởng đoàn làm phim "Hành trình cứu nước" (Phim về Thủ tướng Cam-pu-chia Hun-xen), đã trực tiếp tham gia xây dựng kịch bản, tổ chức các hoạt động làm phim, trực tiếp báo cáo duyệt phim với các cơ quan chức năng của hai nước, góp phần hoàn thành bộ phim đúng thời hạn, có nội dung và nghệ thuật tốt, được các cơ quan chức năng, đặc biệt là Thủ tướng Cam-pu-chia Hun-sen đánh giá cao. Bộ phim được chiếu rộng rãi không chỉ ở Việt Nam và Cam-pu-chia mà còn được chiếu ở nhiều nước trên thế giới; Đã tham gia nhiều cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, ngành và viết nhiều tham luận khoa học trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật... Tham gia và viết tham luận 100% trong các cuộc hội thảo khoa học do Hội đồng lý luận, phê bình VHNT Trung ương tổ chức. Trong đó có nhiều lần được báo cáo tham luận tại hội thảo và đạt kết quả tốt; Đã đề xuất và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn thực hiện một số công trình, đề án về VHNT trong quân đội giai đoạn 2010-2007,  như đề án Xây dựng các đơn vị nghệ thuật biểu diễn trong quân đội; đề án Củng cố, xây dựng các đội chiếu phim trong quân đội, đề án Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa trong quân đội; Đề án xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam... Hầu hết các đề án đó đến thời điểm hiện tại vẫn đang được thực hiện và phát huy hiệu quả; Tham gia và làm chủ nhiệm một số đề tài khoa học xã hội nhân văn cấp bộ, ngành, được các hội đồng nghiệm thu đúng thời hạn, đều được đánh giá khá và xuất sắc; Nhiều lần làm Đoàn trưởng các đoàn nghệ thuật biểu diễn của Quân đội nhân dân Việt Nam sang các nước Lào, Cam-pu-chia, Hàn quốc... giao lưu, biểu diễn, được bạn bè đánh giá cao; Đã chủ biên một số cuốn sách như: Sách chuyên khảo Phòng chống “Diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực Văn học, nghệ thuật (tôi viết 3 bài trong tập sách này (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2016, 432 trang); sách Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tập XVII, (Nxb QĐND, năm 2017, 340 trang); sách Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tập XVIII, (Nxb QĐND, năm 2017, 298 trang); sách kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội “Ký ức từ Tây Nguyên”, (Nxb QĐND, năm 2017, 300 trang); biên soạn tập truyện ký 65 năm Không quân nhân dân Việt Nam, (tôi viết 5 bài trong tập sách này) (Nxb QĐND, năm 2020, 604 trang); biên tập sách ảnh Sức mạnh niềm tin (Nxb QĐND, năm 2020). Làm cố vấn phim Tài liệu Sức mạnh niềm tin của Điện ảnh Quân đội nhân dân (2016).
* Giải thưởng: Nhà nước dân chủ nhân dân Lào tặng Huy chương Hữu nghị của bạn vì có thành tích xuất sắc trong phối hợp các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Giải C về văn học, nghệ thuật giai đoạn 5 năm 2010-2015; Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Hội Nhà văn Việt Nam tặng Giải B toàn quốc về văn học cho tập truyện ký “Điện Biên Phủ trên không - Bản hùng ca bất tử”; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật về tình đoàn kết, chiến đấu ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia” tặng Giải Nhì về văn học cho hai truyện ký: “Về nguồn” và “Ra đi từ bóng tối”; tặng Giải Giải Ba về nhiếp ảnh cho hai bộ ảnh nghệ thuật về Lào và Campuchia; Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Hữu nghị hạng Nhất vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình phối hợp với Quân đội Hoàng gia Campuchia triển khai, thực hiện và điều hành cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật về “Tình đoàn kết, chiến đấu ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia”. Đặc biệt, tôi được giao làm Trưởng đoàn làm phim “Hành trình cứu nước” đã có nhiều đóng góp trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện bộ phim. Phim “Hành trình cứu nước” đã được Campuchia và thế giới đánh giá cao; Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Ba vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” kết hợp với Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú” trong quân đội, giai đoạn 1992-2017.

Tiến sĩ Trịnh Bá Đĩnh  
* PGS, TS, NGƯT Đoàn Lê Giang
* Bút danh: 
Đoàn Lê Giang
* Ngày, tháng, năm sinh: 1961
* Quá trình công tác: Giảng viên, Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tác phẩm Nguyễn Thông (viết chung, 1983); Nguyễn Lộ Trạch - điều trần và thơ văn (viết chung, 1995); Đại cương văn hóa phương Đông (viết chung, 2000); SGK Ngữ văn 10 (viết chung, 2003); Văn học VN TK.X-XIX: những vấn đề lý luận và lịch sử (viết chung, 2006); Văn học Đông Á từ góc nhìn so sánh (Chủ biên; 2011); Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á (đồng Chủ biên, 2013); Huyền thoại lập quốc của các nước Đông Á (viết chung, 2014); Những kỳ nữ trong thơ ca Đông Á (viết chung, 2014); Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (đồng Chủ biên, 2015); Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du (đồng Chủ biên, 2015); Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (viết chung, 2017); Việt Nam - giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông (đồng Chủ biên, 2017).
Thiếu tướng Phạm Văn Huấn  
 Tiến sĩ Hồ Thế Hà  

* Thạc sĩ báo chí Nguyễn Thị Thu Hiền
* Bút danh: Thu Hiền
* Ngày, tháng, năm sinh: 11/8/1967
* Quá trình công tác: Phó Trưởng tiểu ban thời sự quốc tế, Ban biên tập Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Trưởng tiểu Ban Thời sự quốc tế, Ban biên tập Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Phó Trưởng Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Trưởng Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
 

* Thiếu tướng, Nhà văn, Nhà báo Phạm Quang Khải
* Bút danh: 
Phạm Khải
* Ngày, tháng, năm sinh: 20/3/1968  
* Quá trình công tác: Biên tập viên sách văn học tại Nhà xuất bản Công an Nhân dân; Phóng viên Báo An ninh thế giới; Thư ký Đoàn Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an Nhân dân; Phó Tổng biên tập Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học Hội Nhà văn Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ IV, V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Cánh chuồn tuổi thơ (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 1991); Giấc mơ ban ngày (tập thơ, NXB Văn hóa, 1992); Người gặp trong ngày, thơ đọc trong đêm (1992); Sự sống thật (1992); Người về từ chân trời cũ (2013); Trang sách, mạch đời (2017); Giai thoại và đời thực (2017); Quyền phản biện không của riêng ai (2013); Đã vì dân đâu cần danh lợi (2015); Một người đâu phải nhân gian (2016); Thêm một lần biển gọi (2016).
* Giải thưởng: Giải Nhì Giải báo chí về đề tài an ninh trật tự (giai đoạn 2009-2010) do Bộ Công an và Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng; Giải thưởng Văn học, nghệ thuật Thủ đô 2013-2014 do Hội Liên hiệp Văn học, nghệ thuật Hà Nội trao tặng; Giải Nhì Giải Báo chí về đề tài an ninh trật tự (giai đoạn 2013-2015) do Bộ Công an và Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng; Giải C Giải Báo chí Quốc gia (2014); Tặng thưởng loại B do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trao tặng (cho tập chính luận Quyền phản biện không của riêng ai).
Đồng chí Trần Đăng Khoa  
* Tiến sĩ Ngô Phương Lan
Sinh năm 1963 tại Hà Nội, từng là sinh viên khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó theo học khoa Lý luận phê bình trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên Xô ở Matxcơva (VGIK). TS Ngô Phương Lan sinh trong một gia đình có truyền thống về văn nghệ. Cha bà là PGS,TS, NSND, Họa sỹ, Đạo diễn phim hoạt hình Ngô Mạnh Lân, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Mẹ bà là NSND, Diễn viên điện ảnh Ngọc Lan. Bà từng là từng là Trưởng phòng Nghệ thuật, Cục Điện ảnh; Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Điện ảnh - Bộ VH TT DL, Giám đốc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF), là Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2,4. Bà hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 5; Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VDFA), Giám đốc Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng (DANAFF), Ủy viên BCH Mạng lưới Xúc tiến Điện ảnh Châu Á (NETPAC). Bà đã tham gia Chủ tịch hoặc thành viên Ban giám khảo nhiều liên hoan phim quốc tế và trong nước. Bắt đầu viết lý luận, phê bình từ năm 1987, bà đã có nhiều bài báo, tiểu luận in ở các báo và tạp chỉ Việt Nam và nước ngoài. Là đồng tác giả một số cuốn sách về điện ảnh xuất bản ở Việt Nam và các nước khác. Bà là tác giả của các tác phẩm: Sách “Đồng hành với màn ảnh” (Giải thưởng Chính của Hội Điện ảnh Việt Nam, 1998), sách “Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam” (Giải Cánh Diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam, 2005), sách tiếng Anh “Modernnity and Nationality in Vietnamese Cinema” (2007). Bà được tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2017); Giải thưởng “Người có nhiều đóng góp về tác quyền của khu vực châu Á Thái Bình Dương” (2022).
Đồng chí Ngô Ngọc Ngũ Long  

* PSG, TS Phạm Quang Long
* Bút danh: Lương Phong, Trịnh Lê Dân
* Quá trình công tác: Cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội; Nghiên cứu sinh khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Quốc gia Leningrad (nay là St. Pertexburg) Liên bang Nga; Cán bộ trường đại học Tổng hợp, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Cán bộ Sở Văn hóa Thông tin, sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội; Cán bộ khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Một số vấn đề văn học hiện thực Việt Nam ( sách nghiên cứu, viết riêng); Lý luận văn học (giáo trình đại học, viết chung); Văn hóa như là sức mạnh nội sinh của sự phát triển (sách nghiên cứu, viết chung); Chuyện quanh ta (sách nghiên cứu, viết riêng); Nợ non sông (tập Kịch bản văn học); Lạc giữa cõi người (tiểu thuyết); Bạn bè một thuở (tiểu thuyết); Cuộc cờ (tiểu thuyết); Chuyện làng (tiểu thuyết); Mùa rươi (tiểu thuyết).
 

Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị  

* Nhà văn, TS Lê Thành Nghi 
* Ngày, tháng, năm sinh: 31/12/1946  
* Quá trình công tác: Học tại Khoa Ngữ Văn ĐHTH Hà Nội; Công tác tại Viện Văn học, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Nhập ngũ thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc - Bộ QP; Công tác tại Tạp chí VNQĐ; Nghiên cứu sinh tại Khoa Ngữ Văn ĐHTH Quốc gia Matxcơva (Lomonoxop); Công tác tại Tạp chí VNQĐ, Phó Tổng biên tập.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 
+ Thơ: 
  - Rừng tràm cuối mùa đông (Thơ, 1986).
  - Mưa trong thành phố (Thơ, 1999).
  - Mùa không gió (Thơ, 2003).
  - Sông trôi không lời (Thơ, 2010).
  - Khoảng giữa những giọt sương (Thơ, 2016).
  - Trong tĩnh tại & 100 sát na (Thơ 2018).
  - Hoa muồng vàng mấy độ (Thơ).
 + Công trình nghiên cứu tiêu biểu:
  - Văn học-sáng tạo và tiếp nhận (Tiểu luận-phê bình, 1997).
  - Trước đèn… thơ (Tiểu luận, 2005).
  - Còn lại sau ngôn từ (Tiểu luận-phê bình, 2014).
  - Bóng người trong bóng núi (Tiểu luận, 2017).
  - Cây vườn thức với gió (Tiểu luận-phê bình).
 

* GS, TS Trần Đăng Xuyền 
* Bút danh: Trần Đăng Suyền 
* Ngày, tháng, năm sinh: 10/3/1953  
* Quá trình công tác: 
 Vào học trường ĐHSP Hà Nội 1 (nay là trường ĐHSP Hà Nội). Đến 8/1/1972, khi đang họa Đại học năm thứ 2, nhập ngũ. Là chiến sĩ đơn vị C 2, D 61, E 236 (đoàn tên lửa Sông Đà), sư đoàn 361, binh chủng Phòng không không quân; được xuất ngũ, về tiếp tục học ở trường ĐHSP Hà Nội. Năm 1978, tốt nghiệp đại học, được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở Khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội cho đến nay; Nghiên cứu sinh Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Năm 1990, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ; Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ văn. Từ 1995 đến 2003, là Chủ nhiệm khoa Ngữ văn. Từ 2007 đến 2012, là Phó Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tập I, (Chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008; Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tập II, (Chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005; Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, (Chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016; in lần thứ sáu, 2023; Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Chuyên luận), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, 2002, 2004, 2009; NXB Giáo dục Việt Nam, 2014; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2022; Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo (Tiểu luận-phê bình), NXB Văn học, Hà Nội, 2002, 2003, 2004; NXB Giáo dục Việt Nam, 2016; Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, (Chuyên luận),NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010; Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013; Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học (Chuyên luận), NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, 2014, 2016, 2018; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2020, 2022, 2023; Tư tưởng và phong cách nhà văn – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Chuyên khảo), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2019 (in 2 lần), 2020, 2022; Những tượng đài và hiện tượng văn chương Việt Nam hiện đại (Tiểu luận-phê bình), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2022.

Đồng chí Vũ Đức Tân  
Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch  

* NSND Lê Tiến Thọ
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/5/1951
* Quá trình công tác: công tác Nhà hát Tuồng; công tác tại Cục Nghệ thuật biểu diễn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nghệ thuật biểu diễn Tuồng truyền thống, Dưới ánh đèn sân khấu và Những vai diễn của NSND Lê Tiến Thọ nhân nửa thể kỷ gắn với sân khấu (1964-2014),…
* Giải thưởng: Huy chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Hai; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (2008); Giải thưởng VHNT của Thành phố Hồ Chí Minh (1989); Giải thưởng Đào Tấn (2 lần: 2005, 2009); Được nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động Hạng 2; Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật (2012).  

PGS, TS Nguyễn Ngọc Thiện
* Bút danh: Thế Uẩn, Thy Yên, Thiên Năng, Nguyễn Thiện.
* Ngày, tháng, năm sinh: 06/3/1947 
 + Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành Lý luận văn học bậc 5 (2007).
 + Tổng Biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam (từ 6/2006-12/2021)
 + Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1997)
 + Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (từ 1997)
 + Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 11/1997) 
* Quá trình công tác: Sau khi tốt nghiệp Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa VIII (1963-1967) về Viện Văn học công tác từ 12/1967 đến 6/2006 lần lượt đảm nhiệm các cương vị: nghiên cứu viên, Trưởng phòng nghiên cứu, nghiên cứu viên cao cấp, Phó Giáo sư Ngữ văn, Giảng viên thỉnh giảng Sau Đại học thuộc chuyên ngành: Lý luận văn học; Xen kẽ trong thời gian 39 năm nói trên, từ Viện Văn học đã: Nhập ngũ, tham gia quân đội nhân dân Việt Nam, từ 6/1968-12/1973; Là đảng viên, cán bộ tăng cường thuộc cơ quan Trung ương cho Huyện ủy Sông Mã, tỉnh Sơn La, từ 6/1978-9/1980; Là nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận tại Cộng hòa Dân chủ Đức, từ 9/1983-9/1987; Từ 6/2006 chuyển công tác sang Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, đảm nhiệm cương vị Tổng Biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, từ 6/2006-12/2021; Là ủy viên kiêm nhiệm thuộc Hội đồng Lý luận-Phê bình VHNT Trung ương, các nhiệm kỳ 2003-2006; 2011-2016; 2016-2021.
 + Khen thưởng:
   - Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba (1973)
   - Huân chương Lao động hạng Ba (2010)
   - Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng (2022)
   - Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất (1984)
   - Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương (2020, 2022)

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Văn chương và tác giả (Tiểu luận-Phê bình, 1995)
 + Lý luận - Phê bình và Đời sống văn chương (Phê bình - Tiểu luận, 2010)
  - Tặng thưởng của Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung ương năm 2013
 + Văn chương nghệ thuật và Thẩm mỹ tiếp nhận (Phê bình-Tiểu luận, 2015)
  - Tặng thưởng của Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung ương năm 2016
  - Giải Bạc, sách Hay của Hội xuất bản Sách Việt Nam năm 2016
 + Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Lý luận, thực tiễn nghệ thuật (chuyên khảo, 2020)
  - Tặng thưởng của Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung ương năm 2021
 + Thăng hoa sáng tạo và Thẩm mỹ tiếp nhận văn chương [Tuyển tập (1974-2017), 2018]
 + Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Lý luận - Phê bình thế kỷ XX (Chủ biên, 13 tập, 2005-2010).

* Đại tá, PGS,TS, NSND Ứng Duy Thịnh sinh năm 1952, tại Hà Nội. Ông từng tu nghiệp chuyên ngành Biên đạo múa tại Học viện Leningrat (Nga), từng giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc quân đội, Phó Hiệu trưởng Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội; từng tham gia đạo diễn nhiều sự kiện lớn của đất nước, như Lễ khai mạc SEA Games 22, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; viết những công trình nghiên cứu, lý luận về múa. Từ năm 1969 - 1975, ông tích cực tham gia các chuyến đi phục vụ bộ đội và nhân dân ở các mặt trận, các vùng chiến tranh ác liệt ở Vĩnh Linh, Quảng Bình. Các vở kịch múa nổi tiếng do ông sáng tác và đạo diễn: "Đất nước", "Ngọn lửa", “Con đường ra chiến dịch”, "Đất nước trọn niềm vui", "Thư nhà", "Pho tượng cổ", "Bầu trời và lời ru", "Bông lan trắng", “Bài ca ra trận”..; tác giả cuốn sách “Con đường dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp”. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2023.

* PGS, TS Trần Mạnh Tiến
* Bút danh: Đinh Lăng
* Ngày, tháng, năm sinh: 5/1/1957   
* Quá trình công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm Cấp II Tuyên Quang; Nghiên cứu sinh Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Sách: 
  - Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, NXB. Giáo dục, 2001.
  - Lan Khai-Tác phẩm nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học. NXB. Văn hóa Thông tin, 2002.
  - Lan Khai-Lầm than (Chuyên khảo), NXB. Văn hóa Thông tin, 2002.
  - Lan Khai-Nhà văn hiện thực xuất sắc. NXB. Hội Nhà văn, 2006.
  - Nguồn xưa xư lâm tuyền (Chuyên khảo). NXB. Hội Nhà văn, 2017.
  - Thơ Việt trên hành trình đổi mới. NXB Hội Nhà văn, 2019.
  - Văn học dân gian miền núi phía Bắc từ góc nhìn Phê bình sinh thái. NXB. Đai học Quốc gia Hà Nội, 2020.
 + Công trình nghiên cứu tiêu biểu:
  - Đạo Phật với văn chương vùng phên dậu thứ ba của đất nước. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế. Ngày 3/2011.
  - Triết học Trần Đức Thảo và vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo Quốc té, ngày 7/5/2013.
  - Tục thờ Mẫu ở một xứ Lâm tuyền. Văn hóa thờ nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và Chấu Á-Bản sắc và giá trị, Hội thảo Quốc tế, NXB. Thế giới, 2013.
  - Mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế. Phê bình sinh thái, Tiếng nói bản địa, Tiếng nói toàn cầu. Ngày 14.12.2017.

* Tiến sĩ, Nhà báo Nguyễn Anh Vũ
* Ngày, tháng, năm sinh: 4/4/1978
* Quá trình công tác: Cán bộ biên tập Nhà xuất bản Công an Nhân dân-Bộ Công an; Chuyên viên, biên tập viên phòng Tổng hợp-Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Phó Trưởng Ban Văn học Việt Nam-Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Trưởng Ban Văn học Việt Nam-Nhà xuất bản Văn học-Bộ VHTTDL; Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Văn học-Bộ VHTTDL; Phụ trách Hội đồng thành viên-Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Chủ tịch Hội đồng thành viên- Giám đốc- Tổng biên tập Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Tổng Biên tập báo Văn hóa- Bộ VHTTDL.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tự sự về một cuộc chiến tranh qua Dấu chân người lính, Đất trắng Nỗi buồn chiến tranh - Chuyên luận -Nxb Văn học, 2021.

* Nhà thơ, Nhà báo Trần Hữu Việt
* Bút danh: Hữu Việt
* Ngày, tháng, năm sinh: 17/8/1963
* Quá trình công tác: Vụ trưởng, Trưởng Ban Văn hóa-Văn nghệ Báo Nhân Dân; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa X), Trưởng Ban Nhà văn trẻ; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương các khóa IV (2016-2021), khóa V (2021-2026).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Thơ: Phố lạc tiên (1994), Đếm mùa (1998), Thơ bốn người (in chung, 2000), Mắt bò (2018); Văn xuôi: Email lúc 0 giờ;  Dịch văn học: Khúc hát trái tim (2006, Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2007), Chuyện của Ana (2009). 
 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận