Khi sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 dẫn luận:

“Vua… thời Hùng Vương thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội”!

(LĐTĐ) Ca dao xưa nhắc nhở con cháu: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”; còn Bác Hồ thì căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bởi thế, dù bất kỳ chân trời nào hễ là người Việt Nam đều tự hào là “Con Lạc, cháu Hồng”, ngày Giỗ Tổ thành ngày Quốc lễ. Ấy vậy, mà trong sách giao khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, ngay trong bài đầu tiên có dẫn luận: “Vua (thời Hùng Vương- PV), lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội”!
Thanh tra, kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, đôi lời muốn nói!
Chuẩn bị tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2

Báo điện tử Lao động Thủ đô ngày 10/7/2020 có bài: “Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, đôi lời muốn nói”!-phản ánh về việc Địa lí mà khi điền tên địa danh khu vực (tỉnh, thành) lại điền tên thành phố- trung tâm hành chính của tỉnh thế mà vẫn được đưa vào sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4. Sau khi bài báo xuất bản đã nhận rất nhiều ý kiến đồng tình của độc giả. Rất tiếc, về phía Bộ Giáo dục- Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục (trực thuộc bộ này) thì vẫn “im hơi, lặng tiếng”!

“Vua… thời Hùng Vương thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội”!
"Vua,lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội" là nội dung trong SGK Lịch sủ và Địa lí lớp 4 của Nhà xuất bản Giáo dục.

Và đêm qua (18/9) khi dạy con môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, cũng chính cuốn sách này ngay trang đầu phần: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN), Bài 1: Nước Văn Lang có nội dụng như sau: “Khoảng năm 700 TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả nơi người Lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang đã ra đời. Đứng đầu Nhà nước có vua, gọi là Hùng Vương. Giúp Vua Hùng cai quản đất nước có lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Dân thường thì được gọi là lạc dân, tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì”.

Mọi điều không có gì đáng bàn, nếu dẫn luận mà các nhà biên soạn ghi: “Lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội’. Tuy nhiên, khi dẫn luận: “Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội” lại trở thành vấn đề đáng bàn, thậm chí theo người viết là sai sót nghiêm trọng về mặt nhãn quan chính trị.

Trải qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, chúng ta luôn luôn tự hào là con Lạc, cháu Hồng và các Vua Hùng chính là những vị Vua đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày nay, đền thờ Hùng Vương ở Phong Châu tỉnh Phú Thọ là địa chỉ cho ngày Quốc Giỗ 10/3 âm lịch hàng năm. Các bậc tiền nhân từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… và chúng ta hiện nay đều suy tôn công lao trời biển của các Vua Hùng. Trong bài thơ “Lịch sử nước ta” sáng tác năm 1942 nhằm ca ngợi những trang sử vẻ vang của dân dộc, Bác Hồ viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam/Kể năm hơn bốn ngàn năm/Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa/Hồng Bàng là tổ nước ta/Nước ta khi ấy gọi là Văn Lang…”. Vậy mà khi các chuyên gia biên soạn sách giao khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, các “nhà” thẩm định sách để cho xuất bản vẫn “xếp hạng”: “Vua (thời Hùng Vương-PV) thuộc “tầng lớp” giàu có trong xã hội” thì sẽ dạy các cháu học sinh về bài học đạo đức thế nào?

Khi nói đến Vua, đặc biệt là các đời Vua Hùng, bao giờ chúng ta cũng nghĩ tới những vị Vua trị vì, đức độ; những vị Vua đã có công dựng nước và giữ nước, chứ không thể xếp Vua nói chung, Vua (thời Hùng Vương-PV” nói riêng thành cái goi là “tầng lớp” được. Sử dụng cụm từ “tầng lớp” đã phạm húy, huống gì dẫn luận “Vua… thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội” thì càng phạm húy hơn!

Sẽ giải thích ra sao, nếu một học sinh thông minh, hỏi cô giáo rằng: “Các Vua Hùng là những người dựng nước và giữ nước, tạo dựng nước non mình, hết lòng vì nhân dân… sao Vua lại cùng với các lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội ạ?”. Chắc chắn giáo viên cũng rất khó trả lời.

Lịch sử không chỉ “chép” lại những gì xảy ra trong quá khứ, mà quan trọng học lịch sử là để gieo vào lòng học sinh lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự tôn dân tộc; đồng thời cũng góp phần giáo dục nhân cách học sinh. Nếu sách giáo khoa viết không chuẩn, biên tập và kiểm duyệt không kỹ hậu quả sẽ khôn lường! Nên chăng, Bộ Giáo dục- Đào tạo cần có cuộc sống rà soát về nội dung sách giáo khoa hiện nay!

L.Hà

Nên xem

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội, Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Đoàn đại biểu “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024” đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên để dâng hoa, dâng hương báo công lên Bác nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

(LĐTĐ) Khoảng 22h15 ngày 17/5, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy tại tại tầng 2 tòa nhà tại số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.

Tin khác

Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

(LĐTĐ) Lường trước được “độ khó” của công tác giải phóng mặt bằng, nên ngay từ khi đầu tư, mở rộng quốc lộ 6 dài 21,7 km đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) với tổng số vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, Thành phố đã phải tính thời gian hoàn thành lên tới trên 5 năm (khởi công tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành năm 2027). Thi công gần 22 km, mà thời gian dự kiến hoàn thành lên tới trên 5 năm, và với đà này, chưa chắc đến năm 2027, dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 6 hoàn thành đúng kế hoạch.
Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” bảo vệ, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh

Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” bảo vệ, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Với thể chế chính trị Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ, những quy định về “những điều đảng viên không được làm” thực sự là “thanh bảo kiếm” để quản lý cán bộ, đảng viên hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo toàn diện đưa đất nước phát triển hùng cường như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đã đề ra.
Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!

Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!

(LĐTĐ) Trong thời đại công nghệ thông tin, với sự lên ngôi của không gian mạng, chỉ cần có một “tì vết” nhỏ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của bất kỳ địa phương nào, cho dù các lĩnh vực khác có tốt đến mấy.
Đừng sướng miệng để rồi nhập viện

Đừng sướng miệng để rồi nhập viện

(LĐTĐ) Không biết từ bao giờ, món tiết canh trở thành khoái khẩu đối với nhiều người dân. Khi một số người ăn tiết canh lợn bị nhập viện hoặc tử vong do nhiễm khuẩn liên cầu lợn, nhiều người đã chuyển hướng sang ăn tiết canh dê, tiết canh vịt cho “an toàn”. An toàn chưa thấy đâu, thì mới đây, một số người dân ở Thái Bình ăn tiết canh dê đã phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, thêm một hồi chuông báo động liên quan đến thói quen ăn tiết canh.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

(LĐTĐ) Trên bao thuốc lá điếu bao giờ nhà sản xuất, nhà phân phối cũng phải ghi dòng chữ cảnh báo về sức khỏe, còn với thuốc lá điện tử, dẫu chưa ghi nhưng ai cũng biết tác hại khôn lường của loại thuốc này đối với sức khỏe con người.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Xem thêm
Phiên bản di động