Tò he nét đẹp xưa

(LĐTĐ) Những ký ức về tuổi thơ của đa số người dân Việt Nam đều gắn liền với món đồ chơi mang tên tò he. Đến nay, tuy món đồ chơi dân gian này đã không còn thịnh hành, những vẫn có những nghệ nhân đang miệt mài lưu giữ và bảo tồn nét đẹp ấy ngay trong lòng Hà Nội.
Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ… Tái hiện Hà Nội văn hiến qua nghệ thuật dân gian tò he

“Tò he xanh đỏ tím vàng/ Mẹ mua mỗi độ chợ làng vào phiên/ Chim cò ngũ quả cô tiên/ Nhỏ xinh đánh đổi nỗi niềm tuổi thơ” (Trích Tò he, Hoàng Anh Tuấn (II)). Tò he, hay còn gọi là con giống bột, là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam. Nhắc đến tò he, là người ta nghĩ ngay đến món đồ chơi mang đậm ký ức tuổi thơ, với những tạo hình quen thuộc và đầy màu sắc. Không ai biết chính xác tò he có từ bao giờ, nhưng trong tiềm thức của các bậc cao niên, tò he đã có từ rất lâu và là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt.

Tò he nét đẹp xưa
Tò he - món đồ chơi mang đậm ký ức của tuổi thơ

Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột để cúng lễ nên chúng thường được tạo hình thành các con vật như công, gà, trâu, bò,..nên ngoài cái tên tò he hay con giống bột, nó còn được gọi với cái tên “bánh chim cò”. Cũng có nơi lại gọi là “con bánh” bởi những tạo hình đĩa xôi, nải chuối,.. để mang đi lễ chùa. Con giống bột gồm có ba loại là con giống của Đồng Xuân, của Phố Khách và của Phú Xuyên. Tuy nhiên, vào đầu năm 90, con giống bột của Đồng Xuân và Phố Khách gần như đã thất truyền, còn con giống Phú Xuyên thì chỉ thịnh hành nặn các nhân vật trong phim và được gắn vào que tre.

Nguyên liệu làm ra tò he cũng vô cùng đặc biệt. Tò he thường được làm bằng bột tẻ pha chút nếp, đem xay nhuyễn, luộc chín, pha thêm chút đường để có thể ăn được, tò he không phải là món đồ chơi sản xuất máy móc rồi mới mang ra bán. Mọi nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn ở nhà, sau đó đến nơi, nghệ nhân mới luộc bột, pha màu (ngày xưa thường sử dụng màu từ các nguyên liệu tự nhiên như dầu gấc, lá trầu,…nhưng hiện nay dùng phẩm màu để tiện hơn cho việc tạo hình) để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm…

Những năm gần đây, món đồ chơi dân gian này dường như đã ít xuất hiện, cũng gần như bị bỏ quên giữa muôn vàn các loại trò chơi hiện đại, nhưng những con tò he nhỏ xinh vẫn luôn thu hút ánh nhìn của trẻ em. Và ngay giữa Hà Nội, cũng có một làng nghề truyền thống lưu giữ nét đẹp này.

Cách trung tâm Hà Nội 30km, làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên là làng nghề tò he duy nhất ở Việt Nam. Với tuổi đời lên đến 300 năm, làng Xuân La cũng đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu, góp phần lưu giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Cùng đất nước đi qua bao lần chuyển mình, tưởng chừng như nghề làm tò he rồi sẽ không còn được bền vững, nhưng những người dân làng Xuân La vẫn quyết tâm bám trụ với nghề. Ở Xuân La, không ai là không biết làm tò he, từ các cụ già cho tới các em nhỏ.

Và nhắc đến làng nghề này, không ai là không biết đến anh Đặng Văn Hậu - nghệ nhân 34 tuổi với 16 năm gắn bó với nghề nặn tò he. Trong quá trình giữ gìn nghề nặn tò he truyền thống, tuy gặp phải không ít khó khăn, nhưng anh may mắn được gặp nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh - người duy nhất còn làm được con giống Đồng Xuân.

Kết hợp từ kỹ thuật của nghệ nhân Nguyệt Ánh cùng những ký ức và phác họa của nhà nghiên cứu Trịnh Bách, anh Hậu đã học và phục hồi được những con giống cổ như ngày xưa. Từ con giống chợ Đồng Xuân đến con giống Phố Khách, con giống Phú Xuyên đều đã được phục hồi từ năm 2017. Và thế là từ đó đến nay, những người dân Hà Nội lại được nhìn thấy những con nghê hý châu, sư tử hý cầu, con cá vàng, bộ lục súc và cả con giống ở Huế cũng được phục hồi lại gần như đầy đủ.

Không chỉ cố gắng mang nét đẹp về món đồ chơi tuổi thơ này quay lại, các nghệ nhân làng Xuân La còn mong muốn được mang tò he ra nước ngoài, để khẳng định với bạn bè quốc tế một nét văn hóa lâu đời và đặc sắc của người dân Việt Nam.

Mốc đánh dấu mang tò he đi “xuất ngoại” là ngày nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận nhận được giấy mời sang Nhật Bản tham dự hội chợ Quốc tế Expo - Aichi năm 2005 và sang Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Hay vào năm 2012, nghệ nhân Nguyễn Văn Định được Hội di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Việt nam tại Nhật Bản mời tham gia biểu diễn nặn tò he trong chương trình “Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản”.

Và ngày nay, để tiếp tục giữ lửa cho một làng nghề truyền thống, không chỉ anh Hậu mà các nghệ nhân tại làng Xuân La vẫn đang từng ngày đổi mới trong cách nặn tò he, đồng thời tìm ra nguồn nguyên liệu có thể bảo quản tò he trong thời hạn vài năm, cập nhật các nhân vật hoạt hình cho phù hợp với thị hiếu của lớp trẻ Việt Nam, thổi hồn vào món đồ chơi mang đậm những ký ức tuổi thơ này. Cũng với mục tiêu ấy, mà những nghệ nhân làng Xuân La đã biến tấu sản phẩm mới lạ như: Tò he trên tranh, tò he trong hộp gỗ, tò he trong cốc thủy tinh, tò he khổng lồ…

Đối với người dân Việt Nam, tò he không chỉ là một món đồ chơi dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mà đó còn là món ăn tinh thần gần gũi, tích lũy trí tuệ nhân dân qua nhiều đời./.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

(LĐTĐ) Sau 5 ngày diễn ra kịch tính, sôi nổi, Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” đã hoàn thành các chặng và tổng kết, trao giải vào chiều ngày 5/5.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Cuộc đua xe đạp chặng thứ 5 - chặng cuối cùng của cuộc đua xe “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”. Trong chặng đua này diễn ra nhiều pha ganh đua bứt tốc nghẹt thở giữa các cua-rơ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Xem thêm
Phiên bản di động