LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY NAM BỘ

Người Khmer sinh sống tại vùng đồng bằng sông cửu long hay còn gọi miền tây với số lượng lớn, tập trung các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng. Trải qua những chặng đường lịch sử, ngoài những đóng góp kinh tế xã hội, người Khmer còn để lại nền văn hoá đặc biệt thông qua các lễ hội, tiêu biểu là lễ hội Chol Chnam Thmay tết Khmer của đồng nào nam bộ
Xem thêm các lễ hội tại Việt Nam
 

TẾT CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ THỂ HIỆN QUA LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY

Ở Nam Bộ không có đa dân tộc như một số vùng khác nhưng mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa, những phong tục tập quán rất đặc trưng và nhiều nét văn hóa đã trở thành truyền thống, bản sắc trong cộng đồng. Đặc biệt người Khmer với bề dày lịch sử phát triển lâu đời họ đã tạo ra những nét văn hóa đặc trưng không trộn lẫn vào tộc người nào khác ở Nam Bộ.

Các hoạt động trong lễ hội của người Khmer nam bộ
 

Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa giàu bản sắc, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Giá trị văn hóa ấy được tái hiện qua nhiều lễ hội truyền thống khác nhau như một điểm đặc trưng nổi bật.
Tất cả lễ hội đều có giá trị cốt lõi là hướng về cội nguồn tổ tiên hoặc mong muốn quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, ruộng lúa tốt tươi. Tiêu biểu văn hóa của người dân được tái hiện trong lễ hội mừng năm mới Chol Chnam Thmay với hình ảnh cháu con thành kính trước tổ tiên, ông bà, cha mẹ với cầu mong những điều không lành sẽ được gột rửa và điều tốt lành sẽ đến. Tìm hiểu người Khmer trong Tour Du Lịch Miền Nam

 

LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY TẾT CỦA NGƯỜI KHMER CÓ GÌ

Lễ vào năm mới Chol Chnam Thmay hay còn gọi là “ Lễ chịu tuổi”; Là ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Lễ hội thường tổ chức khoảng giữa tháng 4 dương lịch và diễn ra trong 3 ngày, nếu năm nhuận kéo dài 4 ngày. Tạm gác lại công việc hàng ngày, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do, ai cũng hào hứng chăm lo cho ngày tết

Tết Khmer tại các Chùa Nam Bộ


Sau khi được cơ quan chính quyền địa phương duyệt và cấp phép tổ chức lễ hội hàng năm, Ban quản trị lên kế hoạch, lập chương trình, lên kịch bản tổ chức lễ hội, phân công nội dung, tổ chức tuyên truyền đến người dân trong Phum, Sóc, tổ chức an ninh hậu cận trước khi lễ hội diễn ra và tiến hành thực hiện.

Hoạt động lễ hội Chol Chnam Thmay luôn được sự đồng tình, ủng hộ, quan tâm của Tỉnh ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân, Ủy Ban Mặt Trận. Bên cạnh đó, những người thực hiện chức năng quản lý trực tiếp hoạt động lễ hội truyền thống của Phum, Sóc là A Chà và các vị Sư thầy trong Ban Quản Trị. Nhiệm vụ của Ban Quản trị này là hỗ trợ, giúp việc cho nhà chùa ( quản lý tổ chức các lễ hội) và giúp đở cộng đồng trong Phum, Soc. Ban quản trị sẽ phối hợp với các bên liên quan như chính quyền địa phương và các nhà tài trợ cho lễ hội để đảm bảo lễ hội diễn ra đúng mục tiêu đề ra ban đầu.
Ngoài ra, việc áp dụng các hình thức tự quản của người dân đã góp phần làm cho lễ hội thành công hơn. Qua đó cho thấy tính tự giác và nghiêm túc trong việc tổ chức lễ hội của người dân Khmer là rất cao.
        
         Trong buổi lễ các vị A Chay sẽ là người đứng ra hướng dẫn người dẫn thực hiện các nghi lễ. Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động lễ hội theo đúng chương trình của từng ngày, cụ thể thành lập bộ phận thường trực để giải quyết những công việc cụ thể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc lễ hội như là hậu cần, khánh tiết lễ tân, an ninh trật tự ... Nói về an ninh trật tự trong đại lễ, Ban quản trị có bố trí dân quân, hoặc được chính quyền địa phương điều động đến lễ hội để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người dân, và lễ hội diễn ra tốt đẹp.

            Ban quản trị có con dấu riêng, có trách nhiệm quản lý việc thu-chi trong lễ hội; Đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã sau khi lễ hội kết thúc. 


Tìm hiểu lễ hội của người Khmer Nam Bộ

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý lễ hội, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân Khmer. Ban quản trị nên thực hiện các biện pháp cải thiện sau:
Một là, tiếp tục đào tạo lực lượng kế thừa, để ngày càng duy trì tốt công tác tổ chức. Cụ thể, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý, điều hành Phật sự cho Ban Quản trị chùa, chức việc, sư sãi Khmer, nhất là sư sãi trẻ tuổi bằng nhiều hình thức thích hợp thông qua các khóa tập huấn, các lớp bồi dưỡng...
Hai là, củng cố và hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyên truyền để đảm bảo chất lượng của hệ thống tuyên truyền trong các hoạt động lễ hội.
Ba là, Thiết lập hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống phun nước tự động, vòi phun nước, máy bơm động cơ, bình chữa cháy  nên đặt ở những nơi có thấp nhang, đèn để kịp thời xử lý nếu có sự cố.

Như vậy, hoạt động lễ hội có một ý nghĩa rất to lớn không thể thiếu trong đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Khmer Nam Bộ.
Để hoạt động lễ hội luôn phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và bảo tồn giá trị truyền thống của văn hóa Khmer, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân; Ban quản trị nói riêng và người dân Khmer nói chung hãy cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức lễ hội an toàn, văn minh nhưng phải luôn gìn giữ bản sắc vốn có của thế hệ cha ông.
Chính quyền địa phương nên có những chính sách hổ trợ tuyên truyền quản bá để nhiều người biết đến lễ hội. Nhiều khách du lịch đến trãi nghiệm cũng góp phần tăng nguồn lợi kinh tế cho địa phương và cải thiện đời sống cho người dân Khmer.


Tham khảo thêm TOUR MIỀN TÂY TỪ SÀI GÒN

Tham khảo thêm TOUR MIỀN TÂY TỪ CÁC TỈNH
 
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger