Cà Mau: Nuôi loài heo rậm lông, to sụ, lái chỉ chờ lớn là bắt đi

Bích Lệ (Hội Nông dân tỉnh Cà Mau) Thứ ba, ngày 14/01/2020 06:07 AM (GMT+7)
Với sự nhạy bén, năng động, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, ông Nguyễn Việt Hùng, ở ấp Thạnh Điền, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã thành công nhờ nuôi heo rừng. Mô hình nuôi heo rừng đem lại cho gia đình ông nguồn thu nhập 200 triệu đồng/năm. Mặc dù có thời điểm nuôi hơn 100 con heo rừng, nhưng nhà ông Hùng nuôi ra không đủ bán bởi nhu cầu lớn.
Bình luận 0

Sau 11 năm gắn bó, từ vài cặp heo giống ban đầu đến nay ông đã có hơn 100 con heo rừng gồm: Heo mẹ sinh sản, heo phối giống, heo con. Mô hình chăn nuôi của ông được nhiều bà con nông dân trong tỉnh Cà Mau tham quan, học hỏi và nhân rộng. 

img

Nông dân trong và ngoài tỉnh Cà Mau thường xuyên đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi heo rừng, kỹ thuật nuôi heo rừng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng năm của ông Nguyễn Việt Hùng.

 Ông Nguyễn Việt Hùng chia sẻ về kỹ thuật nuôi heo rừng: Nuôi heo rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Heo rừng vốn là loài động vật có bản năng sống hoang dã nên heo rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động lạ, nhất là khi người lạ đến gần.

Vì đặc tính heo rừng là hoang dã nên nuôi loài heo rừng cần tắm sạch như heo thường.  Môi trường nuôi heo rừng phải gần giống môi trường tự nhiên, chỗ nuôi heo rừng cần có nhiều cây cối, yên tĩnh, chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.  

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi heo rừng, ông Hùng cho hay, ở Cà Mau vào lúc đỉnh điểm nắng nóng như tháng 2 và tháng 3 âm lịch người nuôi heo rừng cần đầu tư hệ thống phun sương tự động. Để heo rừng có chỗ tránh mưa nắng, ông Hùng đã xây nhiều ô chuồng theo hướng bán hoang dã.

Trong chuồng nuôi heo rừng chia thành từng ô nhỏ cho heo rừng nằm lúc mưa, gió hay trong thời kỳ heo rừng mẹ sinh sản. Xây dựng chuồng càng rộng heo rừng đi lại, chạy nhảy nhiều thì chất lượng thịt càng dai và ngon.  Về chế độ ăn, ông Hùng thường cho heo rừng ăn thức ăn thừa trộn với bã đậu hủ nên thịt nhiều nạc, thơm ngon.

Chính vì vậy, thịt heo rừng loại thực phẩm rất được thị trường ưa chuộng, nguồn cung không đủ cầu. Gia đình ông Việt nuôi heo rừng không đủ để bán bởi nhu cầu thị trường còn lớn. Ông Hùng xuất bán heo rừng cho các thương lái, nhà hàng với giá 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, ông còn bán heo rừng giống cho bà con với giá dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.  

Ông Hùng chia sẻ kỹ thuật nuôi heo rừng, heo rừng nuôi khá dễ, heo mẹ tự sinh sản và tự chăm sóc con. Heo rừng từ lúc đẻ, nuôi sau 4 - 5 tháng là có thể xuất chuồng, nuôi heo rừng thu lãi gấp 3 - 4 lần heo thịt bình thường. Lúc đỉnh điểm, đàn heo rừng nhà ông lên đến hàng trăm con, mỗi năm xuất bán heo rừng trừ mọi chi phí ông lãi hơn 200 triệu đồng.

Hiện mô hình nuôi heo rừng tại tỉnh Cà Mau phát triển nhanh ở 9 huyện và thành phố. Khi dịch tả châu Phi tấn công đàn heo nhà, nhiều người chuyển qua nuôi heo rừng. Với thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh Cà Mau có tổng đàn heo rừng lên đến hơn 10.000 con.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem