KIM ANH TỬ

( Fructus Rosac Laevigatae)

Kim anh tử ccòn gọi là Thích Lê tử, Đường quân tử là quả gỉa hoặc đế hoa chín phơi hay sấy khô của cây Kim anh ( Rosa Laevigata Michx) thuộc họ Hoa Hồng ( Rosaceae). Kim anh tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Thục bản thảo. Có tên Kim anh vì quả giả giống cái chén màu vàng.

Ở nước ta cây mọc hoang ở đồi núi và là đặc sản của các tỉnh Cao bằng, Lạng sơn. Ở Trung quốc cây mọc ở các tỉnh Quảng đông, Quảng tây, Phúc kiến, Hà nam, Giang tô, Triết giang , Hồ nam , Hồ bắc, Tứ xuyên.

Quả thu hái vào mùa thu. Cạo sạch,bổ đôi, nạo hết hạt và lông trắng ở trong, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Tính vị qui kinh:

Kim anh tử vị chua sáp, tính bình. Qui kinh Thận, Bàng quang, Đại tràng.

Theo các sách thuốc cổ:

Thành phần chủ yếu:

Quả có saponin, citric acid, malic acid, frutose, sucrose, tanin, resin, vitamin C, glucosid.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Kim anh tử có tác dụng: cố tinh súc niệu, sáp trường chỉ tả. Chủ trị các chứng: hoạt tinh, tiểu nhiều lần ( niệu lần), bạch đới quá nhiều, cửu tả cửu lî.

Trích đoạn Y văn cổ:

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Tác dụng giảm xơ mỡ động mạch: trên thực nghiệm gây xơ mỡ mạch thỏ bằng chế độ ăn nhiều cholesterol được điều trị bằng Kim anh tử trong 2 - 3 tuần. Trong tất cả các ca đều có gỉam cholesterol máu và beta-lipoprotein có ý nghĩa so với lô chứng. Mỡ ở tim và gan cũng như xơ mỡ mạch ở nhóm điều trị là ít hơn.
  2. Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Kim anh tử có tác dụng ức chế mạnh in vitro đối với tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus) và E.Coli. Nước của thuốc cũng có tác dụng ức chế virus cúm.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị hoạt tinh, di tinh, khí hư bạch đới:

2.Trị sa tử cung, sa trực tràng:

3.Trị chứng tả lî lâu ngày:

4.Trị trẻ em đái dầm, đái nhiều lần do thận hư: Kim anh tử lượng vừa đủ nấu thành cao cho uống.

Liều lượng thường dùng và chú ý: