'Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại'

Khu vực Hoàng thành trong Kinh thành Huế năm 1932. (Ảnh: AAVHj.c)
Khu vực Hoàng thành trong Kinh thành Huế năm 1932. (Ảnh: AAVHj.c)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế là công trình đồ sộ và quy mô bậc nhất. Nơi đây ghi dấu một thuở vàng son của vương triều Nguyễn cũng như chứng kiến những hưng vong của triều đại này. Hơn 100 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu cùng những dấu ấn, câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế đang được công bố tại triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại” tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế.

Dấu ấn một thuở vàng son

Kinh thành Huế, một trong công trình quan trọng bậc nhất của triều đình nhà Nguyễn, nơi lưu giữ ký ức về một thời phong kiến của Việt Nam. Với quan điểm: “Bậc vương giả dựng nước đặt Kinh đô, tất lấy thành trì làm chắc”, sau khi thống nhất thiên hạ, năm 1803 Vua Gia Long đã sai người đi khảo sát, chọn địa điểm để xây dựng mở rộng Kinh thành làm nơi bốn phương về chầu hội.

Từ năm 1803, việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính Vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận. Tháng 4 năm Ất Sửu (1805), sau khi sắc cho Bộ Lễ chọn ngày tốt làm lễ tế trời đất và nhận thấy mọi sự chuẩn bị xong, Vua Gia Long đã cho khởi công xây đắp Kinh thành. Hơn 3 vạn lính và dân phu chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quy Nhơn đã được huy động đến Huế làm việc.

Vua Gia Long thực hiện công việc xây dựng Kinh thành dang dở thì lâm bệnh nặng mà mất (năm 1820), Vua Minh Mạng lên nối ngôi tiếp tục sứ mệnh vua cha để lại. Ông cho tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh thêm các hạng mục lớn nhỏ trong, ngoài Kinh thành.

So với cố đô thành Phú Xuân, Kinh thành Huế xưa được mở rộng hơn rất nhiều. Đợt thi công vào năm 1805, triều đình phải huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ cho việc ngăn sông, đào hào. 10 cửa xung quanh kinh thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1809. Đến năm 1818, số người huy động xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông - Tây - Nam - Bắc. Đến năm 1831 - 1832, Vua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của vòng thành, hoàn thiện kiến trúc của Kinh thành.

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế - hay còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một toà thành cổ. Di tích nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Huế, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo. Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vauban, có hình gần như vuông, diện tích 520ha, chu vi trên 10.500m. Hệ thống thành quách gồm: Kinh thành (thành ngoài), Hoàng thành và Tử cấm thành (thành trong) đều nằm trên một trục, quay mặt về hướng nam - đông nam, được xây dựa vào địa thế của núi Ngự, sông Hương. Trục chính của hệ thống này chạy qua giữa đỉnh núi Ngự Bình.

Kinh thành được xây dựng với 24 pháo đài quanh thành, bố trí cách đều nhau. Phía bên ngoài thành có một hệ thống hào, sông bao quanh vừa có chức năng bảo vệ Kinh thành vừa có chức năng giao thông đường thủy. Đồng thời, phía bên trong có sông Ngự Hà là đường thủy duy nhất vắt ngang Kinh thành. Cùng với đó là hệ thống cửa của Kinh thành với 10 cửa chính thông ra ngoài thành, một cửa thông tới Trấn Bình đài và 2 cửa thủy quan ở phía đông và tây trên dòng Ngự Hà.

Kinh thành Huế là công trình kiến trúc quan trọng nhất của nhà Nguyễn, là chứng tích tiêu biểu cho sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của mỹ thuật Nguyễn trên mảnh đất Cố đô trong thế kỷ XIX.

Dấu xưa thành cũ

Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế có lẽ là một công trình đồ sộ, bề thế và quy mô bậc nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu khối mét đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ đắp thành; ngay cả Vua Gia Long cũng thừa nhận rằng: “Việc xây thành là quan trọng lớn lao, của công tiêu tốn rất nhiều”.

Như vậy, công cuộc xây dựng Kinh thành được bắt đầu từ mùa hè năm 1805 và hoàn thành cơ bản vào năm 1832; trải dài suốt gần 30 năm dưới 2 triều đại vua, với hàng trăm công trình kiến trúc lớn. Sau hàng trăm năm, khu Kinh thành hiện nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Kinh thành Huế là địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn ở Huế. Khi đi du lịch Huế, du khách không chỉ chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh mộng mơ, cổ kính mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc Cố đô.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, với mong muốn giúp người dân và du khách biết thêm những dấu xưa thành cũ trên đất Cố đô Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại” bắt đầu từ ngày 17/1/2024.

Tại triển lãm, lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được công bố. Đặc biệt, những tài liệu, tư liệu và hình ảnh này được tái hiện chân thực và sinh động qua triển lãm trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế để du khách đến với Huế biết thêm những câu chuyện lịch sử, giá trị văn hoá và những thông tin giá trị về một nét xưa thành cũ trên đất Cố đô.

Năm 1945, sau sự kiện Vua Bảo Đại thoái vị, lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, Kinh thành Huế cũng khép lại vai trò là một kinh đô. Sau những thăng trầm của lịch sử và sự biến thiên của thời gian, Kinh thành Huế chịu sự tàn phá, hư hại nên có những công trình đến nay chỉ còn lại dấu tích. Năm 1993, Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Những dấu xưa thành cũ và cả những công trình còn hiện hữu của Kinh thành Huế vẫn còn in dấu trong từng trang Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.

Đầu tháng 1/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học để nghe các chuyên gia, nhà nghiên cứu góp ý cho Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh”. Đây là bước đi cần thiết để đơn vị tư vấn và chủ đầu tư hoàn thiện dự án trước khi trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt để có thể khởi công công trình trong năm 2024. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính nhìn nhận, sự nghiệp bảo tồn di sản Huế đã đi qua các giai đoạn “cứu nguy”, “bảo tồn bền vững” và giờ đây bước vào giai đoạn “phục hồi” các công trình đã mất; tiếp nối dự án phục hồi điện Kiến Trung, dự án phục hồi điện Cần Chánh sẽ là một trong những ví dụ tiêu biểu trong việc khảo sát, nghiên cứu rất công phu.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vinh danh 'Y thánh Việt Nam' giữa lòng Hà Nội

Phố Lãn Ông tập trung nhiều cửa hàng đông y, buôn bán thuốc nam với lịch sử hàng trăm năm. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO phê chuẩn trong danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024” với công lao đóng góp, cống hiến cho nền y học của dân tộc Việt Nam. Tại phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông, người dân và du khách sẽ được tìm hiểu nghề đông y truyền thống, các bài thuốc quý.

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) - Tối 12/5, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định của UBND thành phố công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và khai mạc Lễ hội truyền thống làng Keo năm 2024.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Bảo tồn và phát huy diễn xướng then Bình Liêu

Trình diễn then cổ trong Ngày hội Then Tày Bình Liêu.
(PLVN) -Sáng 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024
(PLVN) - Sáng ngày 8/5/2024 (tức ngày 1/4 âm lịch), Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024 được khai mạc long trọng tại đền Đồng Xâm - Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ khai mạc thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân đến tham gia.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.