Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”
Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”
Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Dường như có sự dẫn dắt vô hình trên hành trình theo dòng hồi ký của các đảng viên Xô viết Nghệ Tĩnh. Dẫu người thân của các bậc tiền bối phần lớn chỉ còn thuộc thế hệ cháu, chắt và nhiều người xa quê nhưng những cuộc gặp gỡ rất tự nhiên đã được kết nối. Tại vùng quê Nghi Xuân (Hà Tĩnh), chúng tôi được hòa mình vào hồi ức từ người thân của những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của huyện và câu chuyện đầy cảm xúc của họ như mở ra những “khu vườn cách mạng” với khát vọng xanh tươi.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Chị Phan Thị Thu Thủy (SN 1972), cháu nội của cụ Phan Viết Chiểu (1905-1996), người đảng viên ưu tú ở làng Hoa Vân Hải, xã Cổ Đạm, duyên dáng trong chiếc áo dài đỏ tươi cùng với người em gái - Phan Thị Huy Linh (SN 1974) vui mừng đón chúng tôi từ đầu ngõ số 367, tổ dân phố 5, thị trấn Xuân An. Lối ngõ tít tắp hàng rào xanh rợp bóng cờ dẫn chúng tôi vào ngôi nhà, nơi gia đình các chị đã gắn bó cùng người ông nội kính yêu với những ký ức sâu đậm. Chị Thủy làm kế toán cho một doanh nghiệp ở TP Vinh (Nghệ An), còn chị Linh là cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân. Câu chuyện về cuộc đời và quá trình tham gia cách mạng của ông nội như dòng suối tuôn trào trong miền ký ức của những người cháu gái.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

“Ông chúng tôi, một người thông minh, có tài, đức và luôn tỏa sáng khí chất trong mỗi lời nói, việc làm. Ông giỏi chữ Hán, nói được tiếng Pháp, làm thơ và có cả một kho chuyện kể từ cổ chí kim về đạo lý trong cuộc đời. Tôi còn nhớ, sinh thời, ông không bao giờ nặng lời với ai và thường dạy dỗ cháu con bằng những câu chuyện kể thật thâm thúy để lấy đó làm bài học mà sửa chữa, học tập. Khi chúng tôi lớn khôn hơn, ông thường kể về những ngày cố nội chúng tôi là Phan Công Chính từng tham gia phong trào chống Pháp và ông chú tôi cùng những người đồng đội đã đấu tranh cách mạng trong hiểm nguy, gian khó. Qua chuyện kể của ông, chúng tôi không bao giờ quên được câu chuyện về người ông chú Phan Viết Biểu, bị bắt và bị địch tra tấn vô cùng dã man trong 3 ngày 3 đêm nhưng đã kiên cường, bất khuất đến hơi thở cuối cùng. Thương ông nội từ năm 1925 đã đi theo tiếng gọi ái quốc, 12 năm thanh xuân hoạt động cách mạng bí mật trong hiểm nguy rình rập, 3 lần cưới vợ, đều phải chịu nỗi đau mất vợ con trong những trận khủng bố trắng của địch; 7 năm chịu đựng những cực hình vẫn kiên gan đấu tranh trong lao tù chờ ngày được trở về quê hương tiếp tục con đường cách mạng”.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Bà Phan Thị Kiều Mạch (con gái ông Phan Viết Chiểu) và 2 cháu gái xem lại những kỷ vật của bố.

“Mãi tới năm 1941, sau 6 năm ra tù, ông nội mới ổn định cuộc sống với người vợ cuối cùng là bà nội của chúng tôi (Diệp Thị Trinh, quê xã Bình Lộc, nay là xã Bình An, Lộc Hà) và sinh được 2 người con. Cha chúng tôi - Phan Viết Đan và người cô Phan Thị Kiều Mạch, đều làm giáo viên, sống cuộc đời yên ả, bình dị; thế hệ cháu có 9 người, là cán bộ trong các cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp và đều giữ được phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng, không lùi bước trước thử thách. Cuộc đời cống hiến và hy sinh của ông, truyền thống cách mạng của gia đình luôn là ngọn lửa rực rỡ và ấm nóng truyền cho chúng tôi nguồn nội lực to lớn để vượt qua những khó khăn trên đường đời” - chị Thủy tiếp tục câu chuyện.

Video: Chị Phan Thị Thu Thủy người cháu gái có nhiều năm sống cạnh cụ Phan Viết Chiểu kể lại ký ức về người ông.

Từ Lâm Đồng trở về nhà thờ họ Trần ở thôn Kiều Văn, xã Xuân Phổ để tri ân tổ tiên rằm tháng Bảy, người chắt đích tôn Trần Mạnh Linh (SN 1959, cán bộ Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng đã nghỉ hưu) lại rưng rưng trong khu vườn xưa. Ngôi nhà này, khu vườn này là nơi cố nội ông đã từng cùng đồng đội thắp lửa yêu nước, xây dựng đại gia đình cách mạng và cũng là nơi ông nội Trần Mạnh Táo - người chiến sỹ cách mạng kiên cường những năm 1930 đã chăm sóc, giáo dục con cháu trưởng thành.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Nhà thờ họ Trần, trong khuôn viên nhà cụ Trần Mạnh Táo, nơi từng là cơ sở in ấn tài liệu của Đảng năm 1930-1931.

“Cố nội tôi, cụ Trần Quang Cư là người sớm có chí hướng yêu nước, đậu cử nhân nhưng không làm quan mà ở nhà dạy học tại thôn Kiều Lĩnh, xã Đan Phổ, tổng Đan Hải (nay là thôn Kiều Văn, xã Xuân Phổ). Trong gia đình có 13 người con đều sớm được giáo dục lòng yêu nước, thương dân, trong đó có 6 người con đã tìm đến con đường cách mạng, sau này cả 6 người con ruột và 2 người con rể đều được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Hoạt động cách mạng khá sớm với nhiều công việc khác nhau và đều xả thân vì nước, vì dân, tất cả 8 đảng viên ấy đều lần lượt bị bắt giam tù khổ sai, người nhiều 12 năm, ít thì 5 năm, trong đó có 3 người đã hy sinh vì đất nước. Thế hệ con, cháu, chắt của cụ đều lớn lên trong môi trường giáo dục của nhà nho xứ Nghệ và trong chiếc nôi truyền thống cách mạng, vì vậy, dù làm gì, ở đâu vẫn luôn giữ gia phong, khí chất truyền thống của gia đình. Các cháu của cụ Trần Quang Cư có 40 người đều thoát ly quê hương học tập, công tác và thành danh trên mọi miền đất nước. Trong đó có 1 người nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội (đồng chí Lê Xuân Tùng - cháu ngoại); 1 người nguyên đại biểu Quốc hội 3 khóa của tỉnh Nghệ Tĩnh; 1 người nguyên Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng; 1 người nguyên Giám đốc tài chính Tổng cục Bưu điện; 1 người nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện TP Vinh; 2 người nguyên hiệu trưởng trường cấp 1-2… Thế hệ chắt có 42 người, chủ yếu làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp”.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

“Người mà tôi luôn thương nhớ và mang nhiều ảnh hưởng trong suốt cuộc đời mình, đó là ông nội Trần Mạnh Táo (1902-1980) - con trai trưởng của cố Trần Quang Cư, người thay cha mình dìu dắt các em trên bước đường cách mạng. Ký ức của tôi vẫn vẹn nguyên hình ảnh người ông quắc thước, nghiêm nghị nhưng rất hiền từ, chuẩn mực, có uy tín bậc nhất trong làng. Trong giấc mơ, tôi vẫn thường gặp lại những buổi chiều, ông cùng các nhà nho, nhà cách mạng đàm đạo về cuộc đời, về nghề dạy học, về cuộc đấu tranh một mất một còn. Hoạt động cách mạng từ năm 1927, 2 lần bị địch bắt, 11 năm bị giam cầm, đòn roi tra tấn, ông nội của chúng tôi vẫn kiên cường đấu tranh, chấp nhận khổ cực, hy sinh vì lý tưởng cao cả. Con cháu của ông, vì vậy mà luôn tự lập, mạnh mẽ, giàu ý chí vượt khó và luôn biết giữ gìn chuẩn mực đạo đức như một thứ tài sản vô giá mà ông đã truyền lại” - ông Trần Mạnh Linh trải lòng.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Nhóm PV Báo Hà Tĩnh trò chuyện với con cháu cụ Phan Viết Chiểu tại ngôi nhà cụ từng sinh sống.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Theo chuyện kể của gia đình và các tư liệu lịch sử, ông Phan Viết Chiểu và ông Trần Mạnh Táo - 2 nhà cách mạng của huyện Nghi Xuân còn lưu lại hồi ký tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, là những đảng viên đầu tiên của Đảng Tân Việt ở địa phương này và cũng là 2 trong số 5 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên trên vùng quê tiêu biểu về truyền thống văn hóa, cách mạng này. Lịch sử Đảng bộ huyện Nghi Xuân ghi lại: Đầu tháng 4/1930, tại nhà riêng của thầy giáo Ngô Hữu Yên ở Phú Lạp (tổng Cổ Đạm), hội nghị thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở huyện Nghi Xuân đã được tổ chức… Tại hội nghị lịch sử này, đồng chí Trần Hữu Thiều đã thay mặt Tỉnh ủy lâm thời kết nạp 5 đảng viên Tân Việt vào Đảng Cộng sản Việt Nam (Ngô Hữu Yên, Trần Mạnh Táo, Phan Viết Chiểu, Hồ Văn Ninh và Nguyễn Thị Kim). Và những trang hồi ký của các đảng viên giai đoạn đầu tiên này đã làm rõ thêm chặng đường đấu tranh của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XIX đến khi có Đảng dẫn đường.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Đình Hoa Vân Hải (xã Cổ Đạm) nơi thành lập Đảng bộ huyện Nghi Xuân vào tháng 5-1930.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ khi có con đường sáng rõ để thực hiện lý tưởng và ý chí, trong cuốn hồi ký của mình, cụ Trần Mạnh Táo viết: “Quả thật lúc này nói sao cho hết những nỗi vui mừng phấn khởi của tôi lúc đang tìm con đường cách mạng mà có người dìu dắt, chỉ dẫn”. Còn cụ Phan Viết Chiểu khẳng định: “Tôi sống và thấy được nỗi khổ của người dân mất nước, nhìn sự đàn áp của đế quốc Pháp, sự đè nén bóc lột của cường hào, Nhân dân đói khổ, nay được vào Đảng làm cách mạng, đánh đổ thực dân Pháp, tôi rất phấn khởi, nay đứng trước nơi thiêng liêng, tôi xin thề không ham giàu có, không ham quan sang chức trọng, chỉ mong muốn Việt Nam cách mạng thành công. Tôi không sợ tù đày, tra tấn, chỉ sợ Việt Nam cách mạng lâu thành công”. Cũng từ đây, những đảng viên thế hệ đầu tiên ấy bắt đầu chặng đường hoạt động bí mật giữa muôn vàn hiểm nguy, gian khó để phát triển tổ chức Đảng, tuyên truyền, lãnh đạo Nhân dân vùng dậy đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của cụ Trần Mạnh Táo hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Trong gian khó, thử thách, lòng trung kiên, sự ngoan cường, thông minh và khéo léo đã giúp những đảng viên tiền bối sát cánh cùng nhau trong những tổ chức Đảng cơ sở, tiếp tục gieo mầm những hạt giống cách mạng, phát triển lực lượng của Đảng, dẫn dắt phong trào đấu tranh của Nhân dân cho đến ngày đập tan xiềng xích thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do. Rõ nét nhất trong những dòng hồi ký là những ngày đấu tranh sục sôi trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh: “Trung tuần tháng 4/1930, chủ trương của Tỉnh ủy là tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Chủ trương ấy được Huyện Đảng bộ chúng tôi chịu trách nhiệm thi hành. Cuộc họp được triệu tập bàn mua vải làm cờ, giấy bút mực... và các thứ cần in truyền đơn phân công đi rải. Do hoàn cảnh đất nước bấy giờ ít người biết chữ Quốc ngữ nên truyền đơn phải in hai mặt, một mặt in chữ Nôm, một mặt chữ Quốc ngữ. Đồng chí Phan Viết Chiểu viết mẫu chữ Nôm, đồng chí Trần Bá Đôn viết mẫu chữ Quốc ngữ, còn tôi và anh Ngô Hữu Yên chịu trách nhiệm in và làm cờ búa liềm, khẩu hiệu” (trích Hồi ký đồng chí Trần Mạnh Táo). “Ngày 12/9/1930, hưởng ứng cuộc biểu tình ở Nghệ An, Huyện Đảng bộ tổ chức cuộc biểu tình ở cột số 8… Đoàn tôi, đoàn đồng chí Thành, đồng chí Năm đều chỉ huy đến biểu tình gồm 800 người. Cuộc biểu tình này tuy trời mưa rộng ra, đuốc sáng rực phương trời, cờ búa liềm tung bay trước gió…” (trích Hồi ký đồng chí Phan Viết Chiểu).

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Các thế hệ con cháu cụ Phan Viết Chiểu ôn lại lịch sử cha ông tại cây duối 200 tuổi trong khuôn viên Đình Hoa Vân Hải.

Cùng với nhiều đảng viên thế hệ đầu tiên trong toàn tỉnh, các đồng chí Trần Mạnh Táo và Phan Viết Chiểu đều bị giặc bắt và giam cầm, tra tấn bằng nhiều thủ đoạn. Những năm đấu tranh trong ngục tù cũng chính là môi trường thử thách và rèn luyện ý chí của những nhà cách mạng. Kể cả khi nhận được tin dữ trong tù: “Nhà anh thì bị bọn chúng phá rồi nên vợ anh phải về Đan Phổ, chẳng may lúc sinh con thì mất cả mẹ cả con. Em trai anh là đồng chí Phan Viết Biểu cũng bị bọn đế quốc tra tấn cực hình, nào cho uống nước muối, nước vôi, trói phơi nắng, treo người lên, buộc đá dưới chân. Sau một thời gian tra tấn thì bị chúng bắn tại đồn Cổ Đạm rồi” (trích Hồi ký đồng chí Phan Viết Chiểu), thì những người chiến sỹ kiên trung ấy đã nuốt nước mắt, biến nỗi đau tột cùng thành lòng căm thù giặc vô biên, thành sức mạnh to lớn để tiếp tục đấu tranh cho đến ngày thắng lợi. Những tháng ngày bi tráng ấy, họ đã kiên gan chiến thắng những đòn roi, thủ đoạn tra tấn của kẻ thù, đồng thời, tiến hành ngày càng hiệu quả hơn các cuộc đấu tranh trong tù, tạo thêm sức mạnh cho cao trào cách mạng ở bên ngoài. “Đúng 8 giờ sáng, cuộc biểu tình của Nhân dân 3 huyện chuẩn bị đến thị xã thì trong phòng giam chúng tôi hô khẩu hiệu đấu tranh la hét như sấm dậy, làm cho bọn đội cai lính run sợ. Tiếng reo hò hô khẩu hiệu của đảng viên, quần chúng biểu tình ở ngoài như sấm dậy làm cho bọn quan Tây, quan Nam triều, lính tráng khiếp đảm” (trích Hồi ký đồng chí Trần Mạnh Táo).

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Cũng trong những ngày gian lao mà hùng tráng, nhiều bài học về đấu tranh cách mạng, về nhiệm vụ xây dựng Đảng đã được các đảng viên thời kỳ ấy đúc kết: “Chúng tôi sống với nhau trong tình cảm thương yêu đồng đội, đồng chí, đoàn kết nhất trí, tôn trọng kỷ luật của tổ chức. Thời gian sống ở đây chúng tôi có tài liệu nghiên cứu thêm, bồi dưỡng thêm lý luận, giác ngộ thêm tinh thần cách mạng, tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin”. “Phải nói rằng nhà lao đã trở thành trường học tổng hợp toàn diện, từ tư cách, đạo đức đến tác phong sinh hoạt, phẩm chất cách mạng, làm cho bọn cai đội, lính gác khâm phục. Chúng tôi đã gây tình cảm ngày càng sâu bền nên được đội lao coi như người nhà, đội cai khố xanh gác lao vào gặp anh em bắt tay chuyện trò thân mật…” (trích Hồi ký đồng chí Trần Mạnh Táo).

Sau khi ra tù, các đảng viên Phan Viết Chiểu và Trần Mạnh Táo cùng những tù nhân chính trị nhanh chóng trở về quê hương, hoạt động sôi nổi trong các đảng bộ, chi bộ địa phương, tích cực vận động, lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành chính quyền, góp phần vào thắng lợi chung của huyện Nghi Xuân cũng như toàn tỉnh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các đồng chí cũng đã được tổ chức Đảng, Nhân dân tín nhiệm bầu giữ các vị trí chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương giai đoạn đầu xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Những năm tháng tuổi già, họ trở thành những cây cao bóng cả trong gia đình, thôn xóm, địa phương, là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo để rèn luyện, chiến đấu, sản xuất, góp phần đánh đuổi thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và bắt tay kiến thiết, xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm mạnh giàu.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Một góc NTM xã Xuân Phổ (Nghi Xuân).

Ông Trần Xuân Trực - Bí thư Đảng ủy xã Xuân Phổ khẳng định: “Truyền thống văn hóa và cách mạng đậm nét đã giúp địa phương chúng tôi có được nguồn nội lực mạnh mẽ để vượt khó vươn lên sớm đạt chuẩn xã NTM, NTM nâng cao. Xác định thế mạnh nổi trội của địa phương trong xây dựng NTM là bề dày truyền thống văn hóa, Đảng bộ và Nhân dân Xuân Phổ đã đoàn kết thực hiện đúng hướng các mục tiêu đề ra, đó là hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu trên nền tảng lấy văn hóa làm mục tiêu và động lực; tập trung thực hiện có chiều sâu các nội dung xây dựng con người, vùng quê văn hóa điển hình”.

.

Cuộc đời tranh đấu sôi nổi, kiên cường của những bậc tiền bối cách mạng trên quê hương Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung đã góp phần làm nên Xô viết Nghệ Tĩnh đỏ nổi tiếng trong cả nước giai đoạn đấu tranh cách mạng 1930-1931. Những thành quả cách mạng, những tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước, thương dân, của lòng trung kiên với Đảng mãi là dòng suối nguồn nuôi dưỡng những mầm xanh đất nước và là nguồn nội lực to lớn, góp sức đưa Hà Tĩnh tiến nhanh trong dòng chảy đổi mới và hội nhập hôm nay.

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

THIẾT KẾ - KỸ THUẬT: HUY TÙNG - KHÔI NGUYỄN

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

Hồi ký của chiến sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh - những “đốm lửa hồng” (bài 4): Khát vọng xanh trong những “vườn ươm cách mạng”

(CÒN NỮA)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast