Người giữ “hồn” nghề nặn tò he truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Cuộc sống ngày càng hiện đại, song những món đồ chơi dân gian như tò he đối với trẻ em vẫn luôn có sức hút đặc biệt. Trước nhu cầu cuộc sống, anh Phí Quang Mừng (tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực để sáng tạo những sản phẩm tò he độc đáo.

Anh Mừng sinh ra và lớn lên tại làng Xuân La, xã Phượng Dục, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đây được coi là cái nôi của nghề nặn tò he. Từ khi còn nhỏ, anh đã được tiếp xúc với sắc màu rực rỡ và đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng. Qua năm tháng, anh dần say mê, đắm mình vào những hình thù ngộ nghĩnh, đầy cuốn hút ấy.

“Từ những cục bột mà người lớn làm còn dư lại, tôi bắt chước nặn các hình theo những gì mà mình quan sát. Ban đầu, tôi nặn những con vật quen thuộc có hình thù đơn giản. Đến năm 15 tuổi, tôi đã thành thạo kỹ thuật và có thể làm ra nhiều sản phẩm chi tiết phức tạp hơn. Trước đây, mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân làng Xuân La lại đến khắp mọi miền đất nước với gánh tò he màu sắc”-anh Mừng tự hào kể.

Anh Phí Quang Mừng nỗ lực lưu giữ và lan tỏa nghệ thuật tò he-nét đẹp văn hóa dân gian của người Việt trên quê hương thứ 2 của mình. Ảnh: Mai Ka

Anh Phí Quang Mừng nỗ lực lưu giữ và lan tỏa nghệ thuật tò he-nét đẹp văn hóa dân gian của người Việt trên quê hương thứ 2 của mình. Ảnh: Mai Ka

Năm 2012, anh Mừng cùng gia đình vào Gia Lai lập nghiệp. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng với tình yêu nghề truyền thống, anh vẫn ngày đêm tâm huyết, bền bỉ gìn giữ gánh tò he. Thời điểm đó, khi đi qua cổng trường học, chợ hay các điểm du lịch như Công viên Diên Hồng, Khu du lịch Biển Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết… mọi người có thể bắt gặp gánh tò he của anh Mừng. Không quản ngại nắng mưa, anh Mừng vẫn miệt mài sáng tạo tò he trước ánh mắt tò mò của người dân và du khách.

Anh nhớ lại: “Lúc đó, mình không mong bán được hàng mà chỉ mong mọi người dừng chân lại ngắm nghía và hỏi han. Nhiều người tỏ ra bỡ ngỡ vì lần đầu biết tới món đồ chơi dân gian này. Nghề nặn tò he đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết. Mỗi khi nhìn thấy ánh mắt thích thú, hiếu kỳ của các em nhỏ vây quanh, lòng tôi lại dâng lên cảm giác hạnh phúc đến lạ thường. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi kiên trì với nghề”.

Theo anh Mừng, chỉ cần một chiếc lược đầu nhọn, thùng xốp, bột nặn, que tre và trí tưởng tượng phong phú là nghệ nhân có thể sáng tạo hàng trăm tác phẩm từ hoa trái, con vật cho đến nhân vật trong sách, trong phim. Đặc biệt, 2 ngón tay phải cực kỳ khéo léo từ khâu bắt bột, phối trộn màu sắc cho đến khâu kết hợp chúng với nhau trên 1 que tre nhỏ. Có những chi tiết rất nhỏ như đôi mắt cũng phải luyện tập rất lâu mới có thể thuần thục.

Một góc nhỏ khiêm nhường bên đường phố hay các khu vui chơi là nơi anh có thể kể những câu chuyện dân gian, thổi hồn vào các hình tượng, nhân vật bằng đôi bàn tay khéo léo. Không chỉ ở thành phố, anh còn mang gánh tò he của mình đi khắp nơi trong tỉnh. Anh chọn các điểm vui chơi, trường học, công viên, những nơi có nhiều khách du lịch để quảng bá, giới thiệu và bày bán sản phẩm.

Người dân và du khách thích thú với hình thù ngộ nghĩnh của những chiếc tò he do chính tay anh Mừng nhào nặn. Ảnh Mai Ka

Người dân và du khách thích thú với hình thù ngộ nghĩnh của những chiếc tò he do chính tay anh Mừng nhào nặn. Ảnh Mai Ka

Anh Phí Quang Mừng: “Với tôi, nặn tò he không chỉ là một nghề mưu sinh mà qua công việc này, tôi muốn góp sức gìn giữ và lan tỏa nét đẹp văn hóa dân gian, bản sắc văn hóa dân tộc Việt”.

“Ngoài việc gìn giữ thì những người nặn tò he bây giờ phải năng động, sáng tạo để đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Nếu trước đây chủ yếu nặn cây, hoa quả, con vật… thì bây giờ phải biết nặn robot, siêu nhân, siêu anh hùng… Với những nỗ lực không ngừng, gánh tò he của tôi cũng dần được người dân và du khách đón nhận. Mỗi ngày, tôi có thể bán được từ 30 đến 50 sản phẩm với giá 15-25 ngàn đồng/con. Nhiều trường mầm non trong tỉnh cũng đã mời tôi về dạy nặn tò he cho các cháu. Một số cơ quan, đơn vị như Bảo tàng tỉnh, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San… cũng thường xuyên mời tôi đến trình diễn, bày bán nhân các sự kiện văn hóa, ẩm thực, du lịch”-anh Mừng phấn khởi cho hay.

Cuộc sống ngày càng hiện đại song những món đồ chơi dân gian như tò he đối với trẻ em vẫn luôn có sức hút đặc biệt. Em Lương Thị Mỹ Anh (10 tuổi, thôn 5, xã Trà Đa, TP. Pleiku) bày tỏ: “Mỗi lần bắt gặp gánh tò he ở Khu du lịch Biển Hồ hay các khu vui chơi, cháu đều rất thích và đứng xem các chú nặn bột. Bố mẹ cũng thường khuyến khích cháu tìm hiểu về trò chơi này”.

Còn với những bậc phụ huynh như chị Kpuih H'Oanh (làng Mơ Nú, xã Ia Kênh, TP. Pleiku) thì tò he vẫn còn khá xa lạ. “Bên cạnh các đồ chơi hiện đại ngày nay, tò he xuất hiện với màu sắc bắt mắt, hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu đã hấp dẫn mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mỗi lần đưa các con đi chơi vào dịp cuối tuần, tôi đều cho các con tìm tới gánh tò he để trải nghiệm, tìm hiểu”-chị H'Oanh chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.